Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Virus Herpes Và Tác Hại Của Bệnh Herpes được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Virus này ảnh hưởng không quá trầm trọng nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh tái phát và thường xuất hiện tại vị trí cũ hoặc gần đó.
Herpes có 2 dạng: HSV tuýp 1 và HSV tuýp 2.
HSV tuýp 1 còn được gọi là mụn rộp miệng, có thể gây ra vết loét lạnh và mụn nước xung quanh miệng và trên mặt ngược lại.
HSV tuýp 2 bùng phát herpes ở cơ quan sinh dục.
Nguy cơ và biểu hiện bệnh Herpes
Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước, sau đó nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ.
Vị trí thường gặp: quanh môi, vùng quy đầu, bao quy đầu, môi lớn, môi bé và vùng da xung quanh sinh dục. Chúng thường tiến triển thành mụn mủ hoặc loét và phủ vảy tiết lên trên. Bệnh nhiễm thứ phát thường xuất hiện lại tại vị trí cũ hoặc gần đó.
Nhiễm Herpes ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS, đang dùng corticoid kéo dài…) mụn nước lớn hơn hoặc loét hoại tử, lan rộng và tổn thương có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể.
Ðiều trị bệnh Herpes thế nào?
HSV là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát. Hiện có các loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir và viêm da Bảo Phương.
Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau. Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người.
Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt. Nếu có bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn…) thì uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với thuốc kháng virut. Nếu tổn thương đau nhiều thì nên kết hợp với thuốc giảm đau.
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát.
Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính.
Chú ý :
– Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục…
– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”…
– Rửa tay sau khi thoa thuốc. Không sờ lên mắt.
– Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.
– Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang.
– Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
– Phụ nữ đang mang thai và bị nhiễm bệnh có thể phải dùng thuốc để ngăn chặn virus lây nhiễm cho thai nhi.
– Bệnh nhân nhiễm Herpes tuýp 2 nên tránh quan hệ tình dục trong một đợt bùng phát. Nếu một người không có triệu chứng nhưng trước đây đã được chẩn đoán dương tính với virus HSV, trong quá trình giao hợp nên sử dụng bao cao su.
– Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.
– Người bệnh phải có chế độ ăn uống khoẻ mạnh, tập luyện đều đặn và nghỉ ngơi đủ giúp giảm stress vì lo lắng, căng thẳng nhiều cũng có thể gây bệnh.
Tìm Hiểu Về Bệnh Béo Phì Cũng Như Các Tác Hại Của Bệnh Béo Phì.
Cách định nghĩa béo phì chính xác nhất là dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI.
– Công thức tính BMI: BMI = Cân nặng (kg) / [chiều cao (mét) x chiều cao (mét)]
Như vậy những người có chỉ số BMI trên 25 được coi là béo phì.
Béo phì có thể xuất phát từ những bệnh lí trong cơ thể, chẳng hạn như hội chứng Prader-Willi, hội chứng Cushing, và các bệnh khác. Tuy nhiên, những hội chứng này rất hiếm.
Các nguyên nhân gây ra bệnh béo phì:
– Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống không lành mạnh: việc tăng cân là không thể tránh khỏi nếu bạn thường xuyên ăn nhiều calo hơn bạn đốt cháy.
* Các yếu tố khác: Béo phì, thừa cân là thường là kết quả của nhiều yếu tố và các nguyên nhân khác nhau mà thành, bao gồm:
Thậm chí nếu bạn có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ, nó không có nghĩa là bạn đang định để trở nên béo phì. Bạn có thể chống lại hầu hết các yếu tố nguy cơ thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục, và thay đổi hành vi.
3.Các biện pháp có thể giúp giảm cân:
– Thay đổi chế độ ăn uống
– Tập thể dục và các hoạt động thể thao.
– Thay đổi hành vi, lối sống
– Sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân, thuốc giảm cân
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống:
Giảm calo và tập thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để khắc phục béo phì, thừa cân..
Thiết lập một quy trình giảm cân toàn diện ít nhất sáu tháng và duy trì quy trình đó trong ít nhất một năm để tăng tỉ lệ thành công của việc giảm cân.
Rau củ quả chứa năng lượng thấp hơn nhưng lại gây cảm giác no hơn vì những chất xơ giúp ta lấp đầy những khoảng trống.
Nếu không thể có chế độ ăn uống giảm cân tốt nhất. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để điều trị béo phì, thừa cân bao gồm:
Chìa khóa để giảm cân là cắt giảm lượng calo nạp vào. Bạn có thể xem lại thói quen ăn uống hằng ngày để xem bình thường bạn tiêu thụ bao nhiêu calo và chỗ nào bạn có thể cắt giảm lượng calo đó. Bạn và bác sĩ có thể quyết định lượng calo bạn cần có trong mỗi ngày nhưng một lượng phổ biến là 1.200 đến 1.500 calo cho phụ nữ và 1.500 đến 1.800 nam giới.
Một số loại thức ăn gây cảm giác đói mặc dù chứa nhiều năng lượng như bánh kẹo, chất béo, socola,… ngược lại một số loại thức ăn chứa ít năng lượng nhưng lại gây cảm giác no hơn như rau củ quả, những thực phẩm này gây cảm giác no cho bạn, khiến bạn hài lòng hơn về bữa ăn.
hạn chế ăn một số nhóm thực phẩm chứa carbohydrate năng lượng cao hoặc các thức ăn chứa chất béo no. Uống đồ uống không đường, và hạn chế những thức uống có đường.
3.2 Tăng cường tập luyện, vận động thể lực để đốt cháy năng lượng
– Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.
– Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c.
– Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.
– Thời gian tập luyện-vận động thể lực khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…
Tăng cường vận động để tăng đốt cháy năng lượng
3.3. Thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng giảm cân
* Thuốc giảm cân:
Thuốc giảm cân, thuốc điều trị béo phì ít có kết quả nếu không phối hợp với chế độ ăn uống hợp lí (ăn kiêng) và tăng cường vận động thể lực để tăng tiêu hao năng lượng.
Mặt khác dùng thuốc phải áp dụng liệu trình lâu dài vì sự tăng cân trở lại khi ngừng thuốc.
Một số người bệnh không thích ứng với thuốc giảm cân: sau 4 tuần điều trị, cân không giảm, hoặc sự giảm cân dừng lại sau 6 tháng điều trị, hoặc sau một năm điều trị có sự tăng cân trở lại mặc dù vẫn tiếp tục dùng thuốc.
Vì vậy, phần lớn các trường hợp béo phì không nên dùng thuốc để điều trị do nhiều tác dụng phụ. Một số thuốc có thể dùng phối hợp với tiết thực giảm cân và tăng cường vận động thể lực để tăng sử dụng năng lượng: (theo United States Food and Drug Aministration, một số thuốc được dùng để điều trị béo phì dựa trên các tác dụng gây chán ăn, ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được).
+ Thuốc điều trị béo phì Sibutramine (meridia): ức chế tái hấp thụ Norepinephrine, serotonin, dopamine vào hệ thần kinh, dẫn đến tăng nồng độ của chúng trong máu gây chán ăn. + Thuốc điều trị béo phì Orlistat (Xenical), Orlistat (Stada): ức chế men lipase làm cho mỡ không hấp thu được tại hệ tiêu hóa.+ Lưu ý, không bao giờ giảm cân bằng các thuốc lợi tiểu, hormon giáp, riêng thuốc làm giảm lipide nói chung không nên cho ngay lúc đầu.
Giúp giảm mỡ thừa trong cơ thể, ngăn chặn lượng mỡ thừa đi vào cơ thể, hỗ trợ cải thiện cân nặng.
3.4. Một số phương pháp điều trị béo phì đặc biệt
– Đặt bóng vào dạ dày, gây cảm giác đầy dạ dày, cảm giác no và hạn chế ăn.
– Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày làm giảm hấp thu thức ăn.
– Khâu nhỏ dạ dày
– Phẫu thuật lấy mỡ ở bụng.
Các điều trị này chỉ dành cho người quá béo, hay béo phì làm hạn chế mọi sinh hoạt, béo phì gây tàn phế cho người bệnh sau khi đã tiết thực đầy đủ, tăng cường vận động thể lực, thay đổi hành vi không hiệu quả.
Nhìn chung việc điều trị béo phì ít hiệu quả như mong muốn, tốt nhất là phòng ngừa béo phì dựa tiết thực giảm cân và tăng cường vận động thể lực khi mới phát hiện vượt trọng lượng lý tưởng.
3.5. Điều trị bằng phương pháp Đông Y
Bài thuốc: Phòng kỷ 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 15g, cam thảo và đại táo mỗi vị 8g, sinh khương 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tác dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh béo phì thể hóa thấp pháp do tỳ hư. Biểu hiện của bệnh: mệt mỏi, ăn không ngon, tức ngực, mạch trầm tế, rêu lưỡi bẩn.
Bài thuốc: chỉ thực và phục linh 12g, bán hạ và quất bì mỗi vị 10g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tác dụng: Hỗ trợ chữa trị bệnh béo phì do đàm trọc; với các triệu chứng như: Căng tức ngực, nặng đầu, thích ngủ, lười vận động, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.
Bài thuốc: mạch môn đông và bạch truật mỗi vị 12g; xích linh, trạch tả, mộc qua và tang bạch bì mỗi vị 10g; binh lang, đại phúc bì, trần bì và sa nhân mỗi vị 8g; tử tô và mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Tác dụng: Điều trị béo phì cho những trường hợp xuất hiện các triệu chứng như: người béo, mặt và chân phù lên, tiểu tiện ít, trướng bụng, mạch trầm tế…
Điều trị béo phì bằng các bài thuốc Đông Y
3.6. Điều trị bằng phương pháp Nam Y
Công dụng: Theo nhiều nghiên cứu, khổ qua rừng có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành mỡ mới và đốt cháy lượng mỡ tồn đọng trong cơ thể an toàn, hiệu quả.
Do đó khổ qua rừng được xem là một vị thuốc chữa bệnh béo phì và giảm cân hiệu quả.
Cách thực hiện: Bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày, chỉ nên nấu canh, luộc, ăn sống hoặc ép lấy nước uống, ngoài ra có thể pha như trà để uống.
Công dụng: Trà chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, thường xuyên uống trà sẽ giúp cơ thể tăng sự sinh nhiệt oxy hóa chất béo. Nhờ đó sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị bệnh béo phì hiệu quả.
Cách thực hiện: Pha trà và uống 2 tách trà mỗi ngày, nên uống khi trà còn ấm.
Công dụng: Giúp cơ thể giảm hấp thụ carbohydrate và chất béo, cải thiện hiệu quả trình trạng béo phì.
Cách thực hiện: rất đơn giản, bạn chỉ cần ăn 2 – 5 tép tỏi trong các bữa ăn hàng ngày là được.
Bệnh Viêm Não Do Virus Herpes Simplex
BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS HERPES SIMPLEX
ĐẠI CƯƠNG
Viêm não do virus Herpes là bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xuất hiện tản phát không mang tính chất mùa. Virus Herpes xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, gây hoại tử nhu mô não kèm xuất huyết. Bệnh thường khởi phát cấp tính. Biểu hiện bằng sốt, rối loạn ý thức, diễn biến nặng và có nguy cơ gây tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đặc hiệu bằng Acyclovir tĩnh mạch và chăm sóc tích cực, người bệnh có tiên lượng tốt.
NGUYÊN NHÂN
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
Khởi phát đột ngột
Sốt, đau đầu
Dấu hiệu thần kinh khu trú
Gợi ý tổn thương thùy thái dương và thùy trán não như thay đổi cảm nhận mùi hoặc mất cảm giác mùi, thay đổi tính cách, mất trí nhớ; các biểu hiện tổn thương não khác như: co giật, hôn mê, v.v…
Viêm não có thể đi kèm với viêm màng não và người bệnh có các biểu hiện cứng gáy, dấu Kernig dương tính.
Cận lâm sàng
Công thức máu
Không có biến đổi đặc hiệu.
Dịch não tủy
Chẩn đoán hình ảnh
Tổn thương não có thể phát hiện sau khởi phát triệu chứng 2-4 ngày; chụp cộng hưởng từ (MRI) có độ nhạy cao hơn chụp cắt lớp vi tính trong việc phát hiện sớm những tổn thương trên não do HSV và cần được chỉ định trong giai đoạn đầu của bệnh.
Tổn thương gợi ý viêm não do HSV bao gồm giảm tín hiệu thì T1 và tăng tín hiệu thì T2 ở chất xám thùy thái dương trong và thùy trán, có thể có xuất huyết kèm theo; tổn thương thường không đối xứng, có thể lan đến thùy đảo và góc hồi hải mã. MRI bình thường trong khoảng 10% số bệnh nhân có HSV-PCR (+).
Điện não đồ (EEG)
Có hoạt động sóng chậm không đặc hiệu trong 5-7 ngày đầu của bệnh, tiếp theo là sóng nhọn kịch phát hoặc phức hợp pha ưu thế ở vùng thái dương; có thể gặp biểu hiện phóng điện dạng động kinh bên từng đợt ở thùy thái dương, thường ở ngày thứ 2-14 của bệnh.
Chẩn đoán xác định
Cần nghĩ tới viêm não do HSV ở bất cứ người bệnh có biểu hiện viêm não cấp tính nào, nhất là trong những trường hợp bệnh lẻ tẻ không mang tính chất mùa có các biểu hiện gợi ý tổn thương thùy thái dương hoặc thùy trán não ở một bên.
Chẩn đoán xác định viêm não do HSV: xét nghiệm PCR ADN HSV dịch não tủy. Xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. PCR HSV có thể âm tính giả khi xét nghiệm trong vòng 1-3 ngày sau khởi bệnh.
Chẩn đoán phân biệt
Viêm não do HSV cần được chẩn đoán phân biệt với viêm màng não mủ, viêm não – màng não do các căn nguyên virus khác.
Viêm màng não mủ
Soi và cấy DNT cho phép xác định vi khuẩn gây bệnh.
Viêm não do các virus khác (viêm não Nhật Bản, các loại Enterovirus, v.v…)
Có thể có diễn biến tương tự như viêm não do HSV; biến loạn DNT không khác biệt so với viêm não do HSV.
Tổn thương não lan tỏa trên phim cộng hưởng từ thường gặp trong các viêm não do các virus khác, trong khi tổn thương trong viêm não do HSV có ưu thế ở thùy trán và thùy thái dương.
Xét nghiệm PCR đặc hiệu cho các virus viêm não Nhật Bản, Enterovirus có giá trị chẩn đoán các căn nguyên này.
ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu và nguyên tắc điều trị
Điều trị viêm não do HSV bao gồm điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virus acyclovir tĩnh mạch và điều trị hỗ trợ. Cần chỉ định sớm acyclovir ngay khi nghi ngờ viêm não do HSV đồng thời với việc tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán (MRI sọ não và PCR Herpes dịch não tủy). Điều trị đặc hiệu muộn đi kèm với nguy cơ tử vong cao và di chứng thần kinh nặng nề trong trường hợp người bệnh sống sót.
Điều trị thuốc kháng virus acyclovir
Liều dùng:
Acyclovir 10 mg/kg truyền tĩnh mạch 8 giờ một lần. Acyclovir phải được pha tới nồng độ ≤ 7 mg/ml (tối thiểu 50 ml dung môi cho 250 mg thuốc hoặc 100 ml cho 500 mg) và truyền trong thời gian trên 1 giờ để hạn chế ảnh hưởng lên chức năng thận.
Bù đủ nước trước và sau khi truyền acyclovir (dịch vào 2-3 lít/ngày), thay đổi vị trí truyền để tránh viêm mạch; thận trọng khi dùng phối hợp với các thuốc gây độc cho thận và giảm liều khi người bệnh có suy thận.
Thời gian điều trị:
Điều trị acyclovir tĩnh mạch trong 10-14 ngày đối với người bệnh viêm não do HSV không suy giảm miễn dịch.
Trong những trường hợp viêm não do HSV nặng hoặc người bệnh suy giảm miễn dịch, thời gian điều trị acyclovir có thể kéo dài đến 21 ngày.
Xét nghiệm lại PCR Herpes DNT sau thời điểm này và dừng acyclovir khi không còn phát hiện được ADN của virus trong dịch não tủy. Trong trường hợp PCR còn dương tính, tiếp tục điều trị acyclovir và xét nghiệm lại PCR sau 1 tuần; dừng điều trị khi xét nghiệm âm tính.
Không khuyến cáo acyclovir uống do khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột thấp và nồng độ trong máu/dịch não tủy không bảo đảm.
Trong trường hợp người bệnh được bắt đầu điều trị acyclovir tĩnh mạch do nghi ngờ viêm não do HSV nhưng sau đó chẩn đoán được loại trừ (xác định một bệnh lý khác, hoặc không có tổn thương đặc trưng trên phim MRI sọ não và PCR Herpes dịch não tủy âm tính), ngừng điều trị acyclovir.
Điều trị hỗ trợ
Người bệnh viêm não do HSV trong giai đoạn đầu cần được điều trị và chăm sóc tại khoa điều trị tích cực; các chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn cần được theo dõi chặt chẽ và can thiệp khi cần thiết.
Các điều trị hỗ trợ bao gồm:
Hạ nhiệt bằng paracetamol uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Điều trị tăng áp lực nội sọ.
Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.
Điều trị chống co giật nếu xảy ra.
Điều trị corticoid đồng thời với acyclovir được thấy là có hiệu quả trong viêm não do HSV do có tác dụng làm giảm phù não và giảm phản ứng viêm trong nhu mô não.
Kháng sinh chống bội nhiễm nếu có chỉ định.
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Người bệnh viêm não do HSV được điều trị sớm acyclovir tĩnh mạch thường tiến triển tốt dần, sốt giảm dần và nhiệt độ trở về bình thường trong 3-5 ngày, ý thức cải thiện dần. Các yếu tố tiên lượng tốt bao gồm điều trị đặc hiệu acyclovir sớm, người bệnh trẻ tuổi, tình trạng tinh thần theo thang điểm Glasgow lúc bắt đầu điều trị không quá thấp.
PHÒNG BỆNH
Hiện chưa có biện pháp có hiệu quả để dự phòng viêm não do HSV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aksamit A.J. Herpes simplex encephalitis in adult and older children. Current treatment options in neurology (2005) Vol 5, March; pp 53-57.
Corey L. Herpes simplex viruses. Harrison’s principles of internal medicine 16th edition, 2004; pp 1070-1074.
Solomon T., Michael B.D., Smith P.E., Sanderson F., Davies N.W.S.,
Hart I.J., et al. Management of suspected viral encephalitis in adults. Association of British Neurologists and British Infection Association National Guidelines. Journal of Infection (2012) 64, 347e373.
Khám Viêm Da Rộp Nước Do Virus Herpes Ở Đâu
kiến thức về bệnh
VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES
VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES
1. ĐẠI CƯƠNG VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:
– Viêm giác mạc Herpes simplex là nguyên nhân thông thường nhất gây mù do giác mạc ở Tây bán cầu. Tỷ lệ từ 0,5 – 1 trường hợp trong 1000 người. Có 12,0% trường hợp bị cả hai mắt. Ở người lớn có 85% những trường hợp phân lập được virus Herpes nhóm 1.
– Bệnh biểu hiện lâm sàng bắt đầu từ ngày thứ 3 đến 9 sau khi nhiễm.
– Nhiễm virus herpes tái phát ở giác mạc có thể biểu hiện 4 hình thái: Viêm giác mạc biểu mô, viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa, viêm giác mạc nhu mô hoại tử và viêm giác mạc màng bồ đào.
2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:
2.1. Bệnh sử: trước đây đã có những lúc bị bệnh.
2.2. Khám lâm sàng:
– Cộm xốn, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cương tụ rìa, giảm thị lực. Giảm cảm giác giác mạc.
– Trong viêm giác mạc biểu mô có hình cành cây bắt màu Fluoresceine, bờ chỗ mất biểu mô gồ lên bắt màu hồng Bengal. Phù lớp nhu mô và thâm nhiễm dưới biểu mô có thể xuất hiện sau một tuần.
– Trong viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa: phù nhu mô, viêm khía, tủa sau giác mạc, Tyndall ở tiền phòng dương tính. Viêm giác mạc hình cành cây kèm theo đồng thời hoặc có trước.
– Viêm giác mạc nhu mô hoại tử: thâm nhiễm nặng ở nhu mô, trắng đục, hoại tử. Giác mạc bị mỏng, đôi khi thủng, tân mạch giác mạc.
– Viêm giác mạc – màng bồ đào: viêm mống mắt khu trú với phù giác mạc khu trú, tủa sau giác mạc, Tyndall dương tính, mống mắt sưng nề. Dính sau hoặc viêm mống mắt lan tỏa với mủ tiền phòng, fibrin ở tiền phòng, tăng nhãn áp.
3. CHẨN ĐOÁN VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:
3.1. Chẩn đoán xác định:
– Dựa vào bệnh sử đã có những lúc bị bệnh.
– Chủ yếu dựa vào lâm sàng.
3.2. Chẩn đoán nguyên nhân:
Do virus Herpes simplex nhóm 1
3.3. Chẩn đoán phân biệt
– Viêm loét giác mạc do vi khuẩn.
– Viêm loét giác mạc do nấm.
– Viêm loét giác mạc do Acantheoba.
3.4. Chẩn đoán biến chứng:
– Tăng nhãn áp.
– Thủng giác mạc
4. ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:
4.1. Mục đích điều trị:
– Điều trị kháng virus hiệu quả, giảm tổn hại giác mạc.
– Chống biến chứng tăng nhãn áp, thủng giác mạc.
4.2. Nguyên tắc điều trị:
– Giảm tổn hại giác mạc thứ phát của hiện tượng nhiễm virus phân giải tế bào và đáp ứng miễn dịch đối với virus.
– Thuốc kháng virus có thể là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị viêm giác mạc biểu mô.
– Các thể lâm sàng khác có thể kết hợp điều trị corticoid. Chỉ dùng thuốc corticoid nhỏ tại chỗ khi biểu mô không khiếm khuyết.
– Ghép giác mạc chỉ định khi giác mạc bị thủng.
4.3. Điều trị cụ thể:
4.3.1. Viêm giác mạc biểu mô:
– Nạo nhẹ biểu mô để lấy bỏ tổ chức ngoại tử.
– Thuốc kháng virus tại chỗ: TriAuridine 1 giọt/lần x 5 lần/ngày. Hoặc mỡ IDU 5 lần/ngày. Hoặc dung dịch IDU mỗi giờ/lần vào ban ngày, còn tối thì dùng thuốc mỡ.
4.3.2. Viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa:
– Corticoid được chỉ định để ngăn ngừa sự viêm và phù: Dung dịch
Fluorometholone 1% , Prednisolone acetate 1%.
– Trifluridine 1% 1 giọt/lần x 3 – 4 lần/ngày.
– Acyclovir uống 200mg đến 400 mg/lần x 5 lần/ngày.
4.3.3. Viêm giác mạc nhu mô ngoại tử:
– Thuốc điều trị giống viêm giác mạc nhu mô dạng đĩa.
– Ghép giác mạc khi giác mạc bị thủng.
4.3.4. Viêm giác mạc – màng bồ đào:
– Thuốc dãn đồng tử: dung dịch atropine 1%, Mydrin – P x 2 lần/ngày.
– Nếu tiến trình viêm không kiểm soát được thì dùng corticoid tại chỗ: dung dịch Fluorometholone, Prednisolone acetate 1%.
– Acyclovir uống 200mg đến 400 mg/lần x 5 lần/ngày trong 2 -3 tuần.
4.4. Điều trị hỗ trợ:
– Thuốc liệt điều tiết: Scopolamine, Atropine 1%.
– Các thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc, thúc đẩy quá trình tái tạo biểu mô : Như vitamin A, nước mắt nhân tạo.
5. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM VIÊM GIÁC MẠC DO VIRUT HERPES:
5.1. Tiêu chuẩn nhập viện:
– Bệnh đe dọa nghiêm trọng đến thị lực.
– Có biến chứng tăng nhãn áp, dọa thủng giác mạc.
5.2. Theo dõi:
Đánh giá kích thước tổn thương biểu mô và ổ loét, chiều dầy giác mạc, phản ứng tiền phòng và nhãn áp.
5 .3. Tiêu chuẩn xuất viện:
Mắt giảm kích thích, tổn thương biểu mô và ổ loét thu nhỏ, phản ứng viêm thuyên giảm rõ rệt.
5.3. Tái khám:
Tái khám 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh tái phát.
1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013, Nhà xuất bản Y học, tr. 611-686.
2. American academy of Ophthalmology, (2010 – 2011), External disease and cornea, American academy of Ophthalmology, pp 165 -170.
3. Jack J. Kanski, (2003), Clinical Ophthalmology, Butterworth Heinemann, New York, Fifth edition, PP 207 – 214.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Virus Herpes Và Tác Hại Của Bệnh Herpes trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!