Xu Hướng 9/2023 # Phương Pháp Điều Trị Bệnh Sán Chó Ở Người # Top 18 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phương Pháp Điều Trị Bệnh Sán Chó Ở Người # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Điều Trị Bệnh Sán Chó Ở Người được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xin chào bác sĩ. Em có triệu chứng ngứa và đi làm xét nghiệm bị nhiễm sán chó. Bác sĩ có kê toa thuốc để uống. Em uống theo phác đồ điều trị là 28 ngày. Nhưng hết thuốc em vẫn còn dấu hiệu bị ngứa. Bác sĩ cho em hỏi? Có phải em vẫn chưa hết bệnh sán chó không? Em có cần điều trị thêm đợt hai không ạ?

Sán chó (Toxocara canis) một bệnh thường hay nhiễm ở người do ký sinh trùng. Đây là bệnh do ký sinh trùng ký sinh lạc chủ gây ra, vì vật chủ chính ký sinh của chúng là chó chứ không phải người. Người nhiễm phải bệnh là do nuốt phải trứng sán chó nhiễm trong thức ăn.

Khi vào cơ thể người nó sẽ nở ra ấu trùng nhưng lại không thích nghi với cơ thể nên không phát triển thành giun trưởng thành, do đó không thể sản sinh được. Ấu trùng sán chó sẽ theo đường tiêu hóa và được hấp thu vào máu, sau đó chu du khắp nơi trong cơ thể như gan, phổi, tim, mắt, não và các bộ phận khác,…

Đi đến đâu chúng gây bệnh đến đó, ở gan thì gây nên u gan, ở não gây nên u não, ở da thì gây nên nổi mề đay, ngứa,… chất thải tiết của sán chó chính là kháng nguyên lạ ở trong máu, khiến cơ thể tiết ra các histamin chống lại kháng nguyên đó dẫn tới nguyên nhân gây ngứa, mề đay, dị ứng.

Sán chó có sức đề kháng rất tốt, một số loại thuốc điều trị giun sán thông thường không tiêu diệt được mà cần phải phối hợp với các thuốc có tác dụng hiệp đồng cũng như bảo vệ gan và thận.

Bệnh sán chó sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu như bạn uống thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Bên cạnh đó bác sĩ cần phải phối hợp thuốc tốt với mỗi giai đoạn bệnh qua các lần xét nghiệm.

Thời gian điều trị bệnh sán chó tùy thuộc vào từng người có người 10 ngày khỏi, nhưng lại có người 21 ngày thậm chí tới 42 ngày. Điều trị bệnh sán chó ở người cần phải được bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng tư vấn và điều trị.

Trường hợp của bạn nên bình tĩnh và đừng lo lắng quá. Bạn làm xét nghiệm được chẩn đoán là nhiễm bệnh sán chó đã uống thuốc và điều trị nhưng vẫn ngứa như vậy có thể là bạn còn bị nhiễm bệnh sán chó.

Ngoài ra tình trạng ngứa cũng không hẳn là do còn nhiễm bệnh sán chó mà có thể là dị ứng kết hợp với nhiễm giun khác. Tốt nhất bạn nên đến tái khám và làm thêm xét nghiệm để tìm các tác nhân gây ngứa khác, để loại trừ hoặc điều trị triệt để nguyên nhân dị ứng.

Liên hệ khám và điều trị bệnh giun sán. Mời bạn tới Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5. Là phòng khám bệnh giun sán uy tín tại TP. HCM, do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng thành lập, trực tiếp khám và điều trị bệnh giun sán và các bệnh mẩn ngứa da, dị ứng do giun sán gây ra. Đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.

Bác sĩ: Nguyễn Mỹ Hạnh PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

Sán Chó: Cách Trị Sán Chó Ở Người

Chào bác sĩ ạ, em bị ngứa da dị ứng tầm 4 tháng nay do có quen với anh bác sĩ nên được hướng dẫn đi xét nghiệm và phát hiện ra bị nhiễm sán chó và bác sĩ có cho em thuốc điều trị bệnh sán chó là em uống 2 viên thuốc Ivermectin 6mg. Em đã uống được tầm 3 tháng rồi mà triệu chứng ngứa không bớt. Bác sĩ cho em hỏi là em uống thuốc điều trị bệnh sán chó như vậy đã đúng chưa ạ? Mà sao em đã điều trị bệnh sán chó rồi mà chưa hết ngứa? Liệu em có cần điều trị bệnh sán chó thêm không ạ? Mong được bác sĩ tư vấn giúp ạ. Tr.T.T.M. Lâm Đồng

Trả lời: Chào bạn, trước khi trả lời bạn xin chia sẻ với bạn lý do tại sao lại nhiễm sán chó? Nguồn bệnh sán chó có từ đâu?

Nguồn bệnh sán chó có ở thị bò, thịt heo, thịt gà và các loại gan động vật, sán chó có ở trong đất, trong kẽ lá một số loại rau, sán chó có da và lông chó, mèo, có trên bề mặt các vật dụng đồ chơi,…

Người bị nhiễm sán chó qua đường nào?

Bạn có thể bị nhiễm qua ăn uống thực phẩm râu không rửa kỹ, thịt, gan không được nấu kỹ, do làm vườn, chơi thể thao ấu trùng sán chó có thể nhiễm qua vết trầy xước trên da. Con bạn có thể nhiễm sán chó khi chơi đồ chơi, hoặc nghịch đất nhiễm ấu trùng sán chó từ tay rồi qua đường miệng khi bé ngậm mút tay.

Bệnh sán chó có nhiều tên gọi và thường gây ngứa da

Có thể thấy việc bạn bị ngứa đã làm cho bạn rất khó chịu mệt mỏi và có nhiều hoang mang khi biết là bạn có nhiễm sán chó Toxocara (dân gian thường gọi là Giun đũa chó hoặc sán lãi chó). Bệnh sán chó ở một bệnh nhân có một biểu hiện bệnh khác nhau. Chỉ riêng với ngứa da dị ứng cũng vô vàn triệu chứng bệnh: Nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, nổi vạch, có trường hợp chỉ ngứa mà không nổi đỏ trên da…ngoài ngứa da ra thì có bệnh nhân đau bụng, đau đầu, mờ mắt,…Phần lớn mọi người phát hiện bệnh sán chó sau khi điều trị da liễu không hiệu quả.

Thời gian trị bệnh sán chó nhanh nhất là bao lâu?

Thời gian điều trị bệnh sán chó tùy thuốc vào cơ địa từng người, mỗi đợt điều trị có thể từ 7-21 ngày tùy vào mức độ nhiễm bệnh, có người thì chỉ cần 1 đợt điều trị là khỏe mạnh nhưng cũng có trường hợp cần uống 2-3 đợt điều trị mới có thể giải quyết dứt điểm bệnh sán chó.

Những trường hợp mẩn ngứa da lâu ngày điều trị da liễu không hiệu quả, nên xét nghiệm bệnh sán chó vì rất có thể nguyên nhân ngứa do nhiễm giun sán từ trong cơ thể chứ không đơn thuần là bệnh ngoài da thông thường.

Nhiễm sán chó ngứa gãy lâu ngày nếu không được chữa trị có thể gây tổn thương da nghiêm trọng

Phương pháp nào điều trị bệnh sán chó tốt nhất

Mỗi bệnh nhân cần có phương pháp điều trị sán chó khác nhau. Ngoài việc sử dụng các thuốc đặc trị bệnh sán chó thì cần phối hợp các loại thuốc điều trị triệu chứng thì mới đảm bảo điều trị hết bệnh dứt điểm.

Bác sĩ đã điều trị bệnh sán chó cho bạn đúng thuốc. Tuy nhiên, thuốc bạn đã sử dụng chưa phải là thuốc tốt nhất để trị bệnh sán chó, với liều lượng và thời gian uống như vậy thì cũng chưa khẳng định được chắc chắn là bạn đã được điều trị khỏi bệnh sán chó cùng với việc bạn chưa được uống thuốc điều trị triệu chứng đi kèm.

Những trường mẩn ngứa do nhiễm sán chó sau điều trị 1 đến 2 liệu trình tình trạng ngứa sẽ cải thiện

Hiện nay cũng có rất nhiều tài liệu hướng dẫn về việc điều trị nhiễm sán chó cũng như trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và biệt dược khác nhau để điều trị sán chó, mỗi loại thuốc lại có liều lượng và thời gian sử dụng thuốc khác nhau, nếu không gặp được bác sĩ chuyên khoa chuyên điều trị về giun sán ký sinh trùng thì có thể sẽ không được uống đúng thuốc đặc trị dành riêng cho người bệnh.

Điều trị sán cần kiêng cữ hay lưu ý gì không?

Đối với bệnh nhân khi điều trị bệnh sán chó phải tuân thủ liệu trình theo hướng dẫn trong toa, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không quên thuốc, tái khám đúng hẹn.

Sán chó có thể di chuyển trú ngụ dưới da tạo đường hầm ngoằn nghèo

Đối với bác sĩ và nhân viên y tế: dặn dò chu đáo, nhiệt tình, đặc biệt là trẻ em và người già, người tai kém, mắt kém cần dặn dò kỹ hơn. Bệnh sán chó Toxocara là bệnh ký sinh trùng nhiễm ở trong máu chứ không chỉ đơn thuần là nhiễm ở trong ruột. Dùng một, hai viên thuốc để trị bệnh thường không hiệu quả. Bác sĩ cần có năng lực chuyên môn, nắm rõ những dấu hiệu lâm sàng của bệnh sán chó, biết kết hợp triệu chứng và xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Biết cách chẩn đoán phân biệt bệnh giun sán khác với nhau để sử dụng đúng thuốc, tránh điều trị sai.

Nhưng cũng có thể di chuyển đến não gây biến chứng nguy hiểm

Trị bệnh sán chó cần phối hợp một số thuốc chuyên khoa để tăng tác dụng hiệp đồng, giúp tăng khả năng hấp thụ thuốc vào con ký sinh trùng, qua đó sẽ tiêu diệt được ấu trùng trong mô, trong máu. Bác sĩ cần phải khai thác kỹ tiền sử của người bệnh, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc chuyên khoa. Ở những người bệnh có tiền sử bệnh gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị bệnh sán chó riêng.

Bác sĩ cần có lịch tái khám cụ thể cho từng người bệnh và lưu hồ sơ theo File riêng cho mỗi người bệnh,…Hẹn ngày tái khám cụ thể? Khi tái khám cần xét nghiệm lại những nội dung gì? Mục đích của xét nghiệm đó là để làm gì? Kết quả xét nghiệm lần này bệnh sán chó đã bớt chưa, cần điều trị bao lâu nữa? Giúp người bệnh yên tâm.

Hình ảnh viêm thùy trên tại phổi ở bệnh nhân xét nghiệm máu nhiễm sán chó Toxocara

Bác sĩ nên giải thích cụ thể thuốc A có tác dụng gì? Thuốc B uống kèm để làm gì? Tại sao thuốc C lại uống khi đói? Tại sao có thuốc hết trước, có thuốc hết sau? Để người bệnh hiểu và sử dụng đúng thuốc, không quên thuốc.

Mong là câu trả lời trên đã giải đáp được những lo lắng của bạn, nếu muốn điều trị bệnh dứt điểm bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa về ký sinh trùng giun sán để việc điều trị được nhanh chóng và bảo đảm nhất.

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

Bác sĩ: Nguyễn Ánh PHÒNG KHÁM CK KÝ SINH TRÙNG CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5,TP.HCM

Tư vấn: 0947232062 – Hotline: 02838302345 Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày

Dấu Hiệu Bị Bệnh Sán Chó Và Phương Pháp Chữa Trị

Dấu hiệu bị bệnh sán chó biểu hiện qua triệu chứng ngứa, mẩn ngứa là biểu hiện thường thấy khi nhiễm kí sinh trùng, khiến cho người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, đôi khi ngứa nhiều về đêm làm người bệnh mất ngủ thường xuyên. Nguyên nhân ngứa là do ấu trùng sán chó Toxocara trong máu tiết ra độc tố, gây mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng.

Khi ngứa, người bệnh thường có xu hướng gãi là dấu hiệu bị bệnh sán chó thường thấy, tuy nhiên, chính việc gãi lại là một kích thích đối với cơ thể, làm cơ thể phản ứng lại, và gây ngứa nhiều hơn, càng gãi càng ngứa, đó là trong máu. Hơn nữa, khi gãi mạnh có thể làm trầy xướt da, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

Dấu hiệu bị bệnh sán chó gây tổn thương da với các hình thái như nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa là phản ứng của cơ thể khi có dị nguyên lạ xâm nhập. Biểu hiện là những vùng da tổn thương màu hồng hoặc đỏ, kích thước thay đổi, bằng phẳng hoặc gồ lên mặt da, rải rác hoặc tập trung lại thành từng đám, sờ vào vùng da ngứa có cảm giác nóng trong lòng bàn tay.

Mề đay do bị bệnh sán chó có thể nổi một phần hay khắp người và rất ngứa, có thể nhẹ và nặng, nhưng không tự hết khi uống thuốc dị ứng thông thường, cần phải điều trị sán chó bằng thuốc diệt kí sinh trùng để chấm dứt nguyên nhân gây bệnh ngứa, loại trừ những dấu hiệu khó chịu do bệnh sán chó gây ra.

Dấu hiệu bị bệnh sán chó qua biểu hiện đầy bụng, khó tiêu

Dấu hiệu bị bệnh sán chó qua biểu hiện đầy bụng khó tiêu, có thể gặp ở giai đoạn sớm khi ấu trùng mới di chuyển đến đường tiêu hóa, cũng có thể gặp ở giai đoạn muộn khi ấu trùng gây tổn thương gan. Gan, mật là tạng quan trọng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

Dấu hiệu bị bệnh sán chó gây rối loạn tiêu hóa, được cho là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Thực ra triệu chứng lâm sàng bệnh sán chó Toxocara ở người, phần lớn gây nên do sự di chuyển của ấu trùng Toxocara trong máu, đến các mô, cơ, các tạng tim, gan, thận, phổi, mắt, não trong cơ thể. Tùy nơi ấu trùng di chuyển đến sẽ gây ra các dấu hiệu bệnh sán chó khác nhau.

Gan là cơ quan thường bị xâm nhiễm nặng nhất và gan to là biểu hiện thường gặp dù bất kỳ cơ quan nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Dấu hiệu bị bệnh sán chó tại gan các triệu chứng thường khởi phát từ từ. Bệnh nhân có thể đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, cảm giác tức vùng bụng bên phải, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, có thể kèm sốt nhẹ thoáng qua.

Dấu hiệu bị bệnh sán chó qua hiện tượng tâm lý

Diễn biến tâm lý thất thường khi nhiễm bệnh sán chó là dấu hiệu bị bệnh sán chó nhiễm độc tố, tổn thương thần kinh, người bệnh bị nhiễm sán chó thường thay đổi tính tình, dễ cáu gắt. Làm việc kém tập trung, hay quên, mất ngủ, thay đổi thói quen, sở thích. Dấu hiệu bị bệnh sán chó tổn thương thần kinh là một trong những thể bệnh đặc biệt của ấu trùng di chuyển nội tạng, thường gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Dấu hiệu bị bệnh sán chó lên não

Bị nhiễm sán chó Toxocara lên não, người bệnh thường nhức đầu, sung đau cơ, yếu nửa người hoặt liệt, liệt khu trú một phần hoặc nửa người, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não – màng não. Có thể phát hiện dấu hiệu bị bệnh sán chó ở não qua chụp phim MRI.

Đau đầu có thể là triệu chứng đầu tiên, có thể là đau một phần đầu hoặc đau khắp đầu, đau nhiều như búa bổ, từng cơn hoặc đau âm ỉ cả ngày. Ngoài đau đầu có thể có các triệu chứng khác như buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, lú lẫn, yếu tay chân.

Dấu hiệu bị bệnh sán chó ở não hiếm gặp hơn, nhưng có thể gây các biến chứng trầm trọng và không hồi phục, có thể gây tử vong.

Dấu hiệu bị bệnh sán chó ở mắt

Mắt đột ngột mờ đi nhanh chóng, thường một bên mắt, kèm theo cảm giác ngứa, khó chịu, đỏ mắt, nhìn mây, mờ, chảy nước mắt, cảm giác cộm trong mắt. Trước đó, người bệnh không bị chấn thương mắt hoặc bệnh lý gì về mắt.

Nguyên nhân mờ mắt do ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển vào mắt. Ấu trùng di chuyển vào mắt thường xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi. Mức độ nặng của bệnh tùy thuộc vào nơi kí sinh của ấu trùng trong mắt, có thể gây viêm màng bồ đào, viêm võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Phương pháp chữa trị bệnh sán chó

Trước khi chữa trị cần thăm khám và xét nghiệm máu, kiểm tra kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm. Chữa trị các dấu hiệu sán chó gây ra thì rễ những chẩn đoán ra bệnh mới khó. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu bị bệnh sán chó nêu trên, người bệnh nên thăm khám sớm và chữa trị sớm bệnh sán chó Toxocara trong máu.

Thời gian chữa trị bệnh sán chó từ 1 đến 3 đợt, mỗi đợt dùng thuốc 5 đến 15 ngày. Tái khám kiểm tra lại sau 2 đến 3 tháng. Thuốc trị bệnh sán chó là các chế phẩm Albendazole, Thiabendazole, Ivermectin, kết hợp kháng viếm, kháng H2 để tăng tác dụng hiệp đồng, giúp thuốc thấm nhanh vào ấu trùng trong máu để tiêu diệt chúng. Sau khi điều trị khoảng 5 ngày, các dấu hiệu do bệnh sán chó gây ra sẽ được cải thiện.

Tôi muốn biết địa chỉ và thời gian khám bệnh của phòng khám ký sinh trùng?

Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Ánh Nga chúng tôi hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày Chủ nhật và ngày Lễ, Tết. Mở của từ 7 sáng đến 5 giờ chiều. Xét nghiệm các bệnh giun sán trong máu cho người lớn và trẻ em. Điều trị bệnh sán chó Toxocara với bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng và các bệnh mẩn ngứa da do giun sán, bệnh nhiễm giun sán trong máu gây ngứa. Xét nghiệm tổng quát – Trị bệnh ngứa da.

Liên hệ khám và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán tại phòng khám Chuyên khoa Nội Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM, hoặc liên hệ bác sĩ Đặng Thị Nga qua số điện thoại: 0947232062 để được tư vấn.

Bác sĩ. Lê Thị Hương Giang Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga

Thuốc Trị Sán Chó: Những Điều Nên Biết Về Trị Bệnh Sán Chó Ở Người

Thuốc trị sán chó loại nào tốt nhất?

Câu hỏi: Vừa rồi em có đi xét nghiệm ở Đồng Nai bị nhiễm sán chó Toxocara. Chỗ em chỉ làm xét nghiệm chứ không bán thuốc điều trị sán chó. Bác sĩ cho em hỏi là em có thể ra quầy thuốc để mua thuốc trị sán chó có được không? Nên mua loại thuốc nào tốt nhất ạ! Em cảm ơn. Ng.T.T.Huyền. Đồng Nai

Trả lời: Chào chị Huyền. Những gì chị chia sẻ thì chưa thể khẳng định là chị đang bị nhiễm bệnh sán chó Toxocara. Chỉ sử dụng thuốc trị sán chó khi chẩn đoán xác định là bị bệnh sán chó. Kết quả xét nghiệm sán chó Toxocara của chị chỉ có ý nghĩa sàng lọc cho một quần thể, kết quả dương tính nói lên nhiễm bệnh trong quá khứ chứ không phải là nhiễm bệnh sán chó gần đây.

Để chẩn đoán xác định bệnh sán chó Toxocara cần dựa vào các yếu tố sau:

Yếu tố lâm sàng: dựa vào triệu chứng sán chó, có thể có một trong các dấu hiệu, nổi mẩn ngứa ở da, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau nhức đầu, mắt nhìn mờ,…

Yếu tố dịch tễ: gia đình hoặc hàng xóm nuôi chó, mèo thả rông sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Phân của chó và mèo nhiễm ký sinh trùng phóng uế ra môi trường, sau 10 đến 20 ngày ấu trùng nhiễm vào đất, cát và tồn tại trong môi trường đất, cát nhiều tháng. Nguồn bệnh trong đất, cát,…chính là ổ dịch có nguy cơ nhiễm bệnh cho người dân sống gần đó, đặc biệt là trẻ nhỏ có thói quen chơi với đất, cát.

Chị không nên tự mua thuốc trị sán chó vì sán chó có nhiều thể bệnh khác nhau cần phải sử dụng các liệu trình khác nhau cho từng thể bệnh. Chị nên gặp bác sĩ có kinh nghiệm để được khám, chẩn đoán xác định rồi mới điều trị bệnh sán chó. Sử dụng thuốc trị sán chó đúng liệu trình sẽ sớm khỏi bệnh.

Uống thuốc trị sán chó sau sáu tháng vẫn còn dương tính tôi phải làm sao?

Câu hỏi: tôi đã uống thuốc trị sán chó Toxocara sáu tháng trước. Hiện tôi không còn mẩn ngứa như trước nhưng cách đây hai ngày xét nghiệm lại vẫn còn dương tính? Bác sĩ nói tôi đã khỏi bệnh nhưng tôi không yên tâm và muốn biết tại sao lại như vậy? Mong bác sĩ tư vấn. Tr.V.Quyết. Bình Dương.

Trả lời: Chào anh, câu hỏi của anh cũng được nhiều người quan tâm, muốn được giải đáp sau khi điều trị bệnh sán chó.

Khi nhiễm sán chó Toxocara ấu trùng sẽ vào máu và tiết ra độc tố trong cơ thể, sau đó, cơ thể sinh kháng thể để chống lại bệnh sán chó. Nồng độ kháng thể IgG có thể tồn tại trong cơ thể sau khi ấu trùng Toxocara đã bị tiêu diệt bởi thuốc trị sán chó.

Một số chỉ số máu cũng tăng bởi độc tố của sán chó Toxocara gây ra như: tăng bạch cầu toan tính máu ngoại biên trên 7%, tăng nồng độ IgE toàn phần trong máu, tăng tốc độ lắng máu.

Sau khi sử dụng đúng phác đồ, đủ liệu trình, ấu trùng sán chó Toxocara sẽ bị tiêu diệt và những chỉ số này sẽ trở về bình thường, trong khi nồng độ kháng thể IgG trong máu có thể tồn tại trong cơ thể sau sáu tháng đến một năm. Qua đó, lý giải tại sao sau khi sử dụng thuốc trị sán chó sáu tháng mà vẫn còn dương tính.

Trường hợp của anh không còn dấu hiệu mẩn ngứa da, rất có thể anh đã sử dụng thuốc điều trị bệnh sán chó đúng liệu trình và bệnh đã khỏi. Tuy nhiên để yên tâm anh nên khám lại một lần nữa để kiểm tra lại các chỉ số máu, đặc biệt là tỷ lệ bạch cầu toan tính.

Cám ơn anh đã gửi câu hỏi.

Bác sĩ: Lê Thị Hương Giang

Uống thuốc trị sán chó bao lâu hết ngứa?

Câu hỏi: Da em bị ngứa và điều trị da liễu nhiều đợt không dứt. Sáu đó em đi xét nghiệm là bệnh sán chó mà bệnh viện đó cho 2 ngày thuốc, họ hẹn ba tháng tái khám lại. Nhưng da em không hết ngứa mà còn nổi mẩn nhiều không biết có sao không? Bác sĩ tư vấn cho em nên uống thuốc trị sán chó như thế nào cho hết ngứa? Em cảm ơn bác sĩ. Tr.T.Hồng Liễu. An Giang.

Mẩn ngứa da do sán chó sẽ được cải thiện rất nhanh nếu sử dụng thuốc trị sán chó hiệu quả

Trả lời: Chào chị Hồng Liễu. Tháng 4 năm 2013, tôi tham gia đề tài nghiên cứu về thực trạng nhiễm ký sinh trùng giun sán khu vực Tiểu vùng Sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam, Lào và Campuchia, địa điểm nghiên cứu tại An Giang là các xã An Phú, An Nông, Thới Sơn, huyện Tịnh Biên.

Qua điều tra cắt ngang quần thể dân số cho thấy tỷ lệ kháng thể kháng ấu trùng giun đũa chó (sán chó) Toxocara dương tính là rất cao, ước tính là trên 30%. Đa số người dân ở đây làm nông nghiệp tiếp xúc với đất và nuôi chó thả rông. Môi trường đất bị ô nhiễm và ý thức người dân còn hạn chế nên tỷ lệ nhiễm bệnh giun sán còn cao.

Trở lại trường hợp của chị đã điều trị bệnh da liễu và uống hai ngày thuốc trị sán chó nhưng còn ngứa, rất có thể bệnh sán chó của chị chưa dứt và cần điều trị thêm. Da nổi mẩn ngứa không đáng lo vì khi trị dứt bệnh sán chó cũng là trị căn nguyên gây tình trạng ngứa.

Đáng ngại nhất là trường hợp nhiễm sán chó kèm theo đau nhức đầu, hay quên, mắt nhìn mờ, đau tức vùng hạ sườn phải, là dấu hiệu nguy hiểm có thể do ấu trùng Toxocara gây tổn thương gan, mắt và não.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh sán chó.

Bác sĩ điều trị cần xác định thể bệnh sán chó Toxocara là gì, thể thông thường, thể ấu trùng di chuyển nội, hay thể ấu trùng di chuyển tới mắt, để có hướng sử dụng thuốc trị sán chó phù hợp.

Một điểm chung cho việc điều trị sán chó hiệu quả cải thiện mẩn ngứa da là: sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng, phối hợp thuốc kháng viêm, kháng H2, thuốc ngứa, thuốc bảo vệ gan, nâng cao hệ miễn dịch.

Toa thuốc trị sán chó cần ghi rõ ràng, hướng dẫn, giải thích cho người bệnh nắm rõ: thuốc nào uống trước ăn, thuốc nào uống sau ăn, thuốc nào hết trước, thuốc nào hết sau. Thuốc A có tác dụng gì? Thuốc B có phản ứng phụ gì không? Khi uống thuốc trị sán chó thì kiêng cữ những gì? Giúp người bệnh yên tâm, chủ động và nhớ thời gian uống thuốc.

Sau khi sử dụng thuốc trị sán chó một tháng tình trạng ngứa da được cải thiện nhiều

Hẹn người bệnh tái khám xét nghiệm lại sau 1 đến 3 tháng, khi tái khám cần giải thích rõ cho người bệnh biết mục đích của xét nghiệm A để làm gì? Xét nghiệm B để là gì? Kết quả xét nghiệm lần này so với lần trước có cải thiện hay không, bệnh tăng hay giảm? Cần uống thuốc nữa hay không, dự kiến bao lâu có thể dứt bệnh? Để bệnh nhân yên tâm chữa trị, vì yếu tố tâm lý rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh giun sán và bệnh ngứa.

Thông thường sau một đợt điều trị 5 đến 15 ngày, tình trạng ngứa giảm đáng kể và sau một tháng các tổn thương da sẽ được cải thiện.

Chúc chị sớm khởi bệnh.

Uống hai viên thuốc trị sán chó liều duy nhất có dứt bệnh không?

Chào bác sĩ. Tôi đi khám và xét nghiệm máu và biết được là bị nhiễm giun sán chó, bác sĩ ở đây cho tôi uống 2 viên thuốc hàm lượng 6mg sau ăn 2 giờ. Vậy xin hỏi uống hai viên thuốc liều duy nhất để trị sán chó liệu có dứt bệnh không? Hiện tôi có cảm giác như có con gì châm chích ở da nên rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn. Tr.Văn Sơn. Gia lai.

Ấu trùng di chuyển dươi da ở bệnh nhân xét nghiệm máu nhiễm sán chó Toxocara

Uống hai viên thuốc trị sán chó không thể diệt được ấu trùng Toxocara trong mô, trong máu mà chỉ có tác dụng trị giun sán trong ruột như: Giun đũa Ascaris, giun móc Ancylostoma, giun tóc Trichuris trichiura. Đôi khi có tác dụng trên giun lươn Strongyloides. Đa số bệnh nhân sau khi được điều trị bệnh sán chó với hai viên thuốc phàn nàn rằng các dấu hiệu lâm sàng chỉ bớt chứ không dứt.

Cảm giác châm chích ở da có thể do ấu trùng sán chó Toxocara trú ngụ trong da, mô mềm gây nên. Để điều trị dứt bệnh sán chó Toxocara cải thiện các dấu hiệu khó chịu, anh cần phải sử dụng thuốc trị sán chó theo liệu trình 5 đến 15 ngày và có thể lặp lại liều tương tự. Nên xét nghiệm lại sau hai hoặc ba tháng để đánh giá quá trình điều trị cũng như điều chỉnh thuốc, giảm thuốc trị sán chó khi đã bớt bệnh.

Mẹ em bị sán chó nên mua thuốc gì để uống?

Câu hỏi: Mẹ em bị sán chó giờ em không biết uống loại thuốc nào la tốt nhất. Em thấy trên thị trường nói về Detoxic cũng rất tốt. Vậy thuốc đó mẹ em uống có trị được sán chó không ạ? T.T.Hoài Thương, Q.3, TP.HCM.

Cám ơn em đã gửi câu hỏi

Bé 4 tuổi bị ngứa xét nghiệm giun sán và dị ứng được không?

Câu hỏi. Bé nhà em 4 tuổi bị ngứa da gần một tháng, em muốn đăng ký khám bệnh giun sán cho bé. Vậy phòng khám mình có khám Chủ nhật không? Ngoài giun sán ra em muốn xét nghiệm dị ứng cho bé có được không? Em cảm ơn bác sĩ. Ng.T.Thanh An. Quận Thủ Đức, TP.HCM.

Chúc bé sớm khỏi bệnh.

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG BS ÁNH-NGA CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

Địa chỉ: Số 74, Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, chúng tôi Tư vấn: 0947232062 – Hotline: 02838302345 Hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 17h. Nghỉ ngày CN Xét nghiệm và trị bệnh chuyên khoa ký sinh trùng

Bệnh Parvo Ở Chó: Phòng Bệnh Và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh Parvo ở chó là nguyên nhân gây ra cái chết cho rất nhiều chú cún. Qua 2 bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về bệnh Parvo ở chó, nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán. Bài viết này sẽ chỉ ra cách phòng bệnh và phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó.

Cách phòng bệnh Parvo ở chó

Thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: chế độ ăn, vệ sinh, chế độ nghỉ ngơi, đi chơi……… Tiêm phòng vaccine định kì: bắt đầu từ khi chó được 6 -7 tuần tuổi tiêm mũi lần 1. Nhắc lại sau khoảng 21 ngày sau và định kỳ tái chủng mỗi năm 1 hoặc 2 lần tùy thuộc và điều kiện kinh tế, mùa vụ… Vaccine thường có 3 loại:

Vaccine 2 bệnh: Bệnh care +

Vaccine 5 bệnh: Bệnh parvo + bệnh care + hoi cũi chó + viêm gan…

Vaccine 7 bệnh: Bệnh parvo + bệnh care + bệnh leptospira + cúm chó + ho cũi chó + viêm gan…..

TIÊM VACXIN PHÒNG BỆNH PARVO Ở CHÓ LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế chủ nuôi lựa chọn loại vaccine để phòng bệnh Parvo ở chó.

Phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó

Hiện nay bệnh Parvo ở chó chưa có thuốc đặc trị. Để đảm bảo cho sự an toàn của chó cưng, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đưa chó tới ngay bệnh viện thú y để được khám chữa kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc cũng như điều trị tại nhà.

Chăm sóc, hộ lý

Là khâu quan trọng nhất trong điều trị bệnh Parvo ở chó. Dựa vào đặc điểm tính chất bệnh Parvo ở chó ta tiến hành chăm sóc hộ lý như sau:

Luôn luôn giữ khô ráo cho con vật : chuồng nhốt kê cao hơn khoảng 10 cm so với mặt đất. Trong chuồng để các tấm khay nhựa có lỗ thoát nước, đặt nên khăn hoặc tã thấm nước tiểukos.edu.vn

Trường hợp vì lí do nào đó con vật bị ẩm hoặc ướt thân thể cần làm khô ngay bằng cách dùng máy sấy hoặc dùng khăn khô mềm lau thật sạch

Luôn luôn giữ sạch sẽ: tính chất bệnh Parvo ở chó gây cho con vật nôn và tiêu chảy nhiều. Nên mỗi khi con vật nôn hoặc tiêu chảy ta tiến hành lau dọn và làm sạch ngay. Tránh để dịch nôn hoặc phân vấy bẩn vào thân thể con vật

Vào mùa đông hoặc thời tiết lạnh bắt buộc phải giữ ấm cho con vật. Dùng đèn sưởi, thắp bóng sáng, che đậy khăn, cho khăn sạch lót vào chuồng nơi nằm của con vật

Vào mùa hè, thời tiết oi bức cần phải tạo bầu tiểu khí hậu nơi điều trị phải thật thoáng mát. Dùng quạt, điều hòa, che cửa tránh nắng chiếu trực tiếp vào con vật..

Chú ý trong quá trình điều trị bệnh Parvo ở chó

Dù mùa đông hay mùa hè, gió nồm ẩm… thì đều phải giữ nhiệt độ phòng điều trị ổn định. Tránh để con vật bị sốc nhiệt do môi trường.

Thường xuyên lau dọn, dọn dẹp vệ sinh nơi điều trị: dùng cloramin B sát trùng phòng, dụng cụ chăm sóc, khăn….. khi điều trị xong mỗi ngày khi không có bác sĩ trong phòng có thể bật tia cực tím. Tắt tia cực tím trước khoảng 30p khi bác sĩ vào

Dụng cụ chăm sóc, nuôi nhốt phải để riêng, cách ly với các phòng khác. Tránh để bệnh Parvo ở chó lây lan thành dịch

Trong phòng chỉ có 1 hoặc 2 bác sĩ trực tiếp điều trị. Không tự ý đi lại từ phòng này sang phòng khác. Trường hợp cần thiết thì phải sát trùng tay chân, thay quần áo rồi mới được di chuyển đến nơi cần thiết

Chủ vật nuôi đến thăm phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được phép vào phòng và tuân thủ mọi yêu cầu, nội quy phòng điều trị.

Biện pháp can thiệp

Bệnh Parvo ở chó không có thuốc đặc trị mà ta tiến hành nâng cao sức đề kháng cho con vật để giúp con vật tạo kháng thể đào thải mầm bệnh ra khỏi cơ thể, bên cạnh đó tiến hành điều trị triệu chứng do căn bệnh gây nên

Bệnh Parvo ở chó có tính hướng niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra tiêu chảy với tần số nhiều, tiêu chảy ra máu nên cơ thể mất nước, mất máu , mất chất cân bằng điện giải rất nhanh, con vật mệt mỏi. Ta tiến hành bổ sung nước, cân bằng điện giải cho con vật bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactate, nước muối sinh lý 0,9% , kaliclorid 10%, đường glucose 5 %..

Khi số lượng virus nhân lên đủ mạnh, đủ độc lực làm cho hệ miễn dịch cơ thể suy giảm từ đó hệ vi sinh vật gây hại đặc biệt đường ruột như E. coli, salmonella, clostridium,…phát triển nhân lên làm niêm mạc đường tiêu hóa càng bị tổn thương. Tiến hành dùng kháng sinh: ampixilin….để phòng bội nhiễm kế phát

Niêm mạc ruột bị kích ứng bởi các yếu tố gây hại nên gây ra hiện tượng nôn: tiến hành cầm nôn bằng atropin sulphat, chú ý tới việc hạ sốt cho con vật.

Khi niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương gây nên bong tróc niêm mạc dẫn đến chảy máu gây ra hiện tượng con vật tiêu chảy ra máu hoặc phân lẫn máu. Tiến hành cầm máu bằng vitamin k, transamin,…..

Trong quá trình chữa trị bệnh Parvo ở chó, ta kết hợp song song với việc điều trị triệu chứng thì việc nâng cao sức đề kháng cho con vật quan trọng hàng đầu. Nâng cao bằng cách sử dụng các thuốc trợ sức, trợ lực: natri benzoat, cafein, catosal, vitamin…..

Một số chú ý cần thiết khi can thiệp vào bệnh Parvo ở chó:

Để con vật nơi yên tĩnh

Thường xuyên kiểm tra diễn biến nhiệt độ, mức độ tiến triển của con vật để kịp thời có hướng can thiệp mới

Vệ sinh, chăm sóc tốt cho con vật.

Tùy vào điều kiện kinh tế bác sĩ nên tư vấn cho chủ vật nuôi về các biện pháp can thiệp như: truyền máu, tiêm kháng huyết thanh.

Sau 3 bài viết vừa qua, chúng tôi hi vọng bạn đã hiểu rõ phần nào về mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó, triệu chứng, cách phòng bệnh và điều trị.

Để phục vụ hơn 10.000 khách hàng mỗi năm, ngay từ những ngày đầu làm dịch vụ (2004) bệnh viện thú y PetHealth đã đầu tư những trang bị hiện đại và một đội ngũ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ được cập nhật mọi thông tin, được sử dụng dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý, được những bác sĩ giỏi khám chữa cho thú cưng của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Điều Trị Bệnh Ghẻ Ở Chó Và Phương Pháp Phòng Tránh

sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào từng loại ghẻ và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nghi ngờ chó của mình bị ghẻ, bạn hãy đưa chó tới bác sĩ thú y để thăm khám.

Bài viết này của đội ngũ PetHealth sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách trị ghẻ cho chó. Cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ ở chó

Để bắt đầu trị ghẻ cho chó thì bạn cần biết chính xác chó bị loại ghẻ gì và mức độ của nặng nhẹ của bệnh. Chó thường bị 2 loại ghẻ Sarcoptes và Demodex.

Đưa chó đến bác sĩ thú y để xác định tình trạng bệnh

Với chủ nuôi chỉ có thể xác định được chó bị ghẻ chứ hầu như không phân biệt được cụ thể thú cưng của mình đang mắc bệnh ghẻ gì. Vì vậy cần nhờ đến đội ngũ có chuyên môn.

Quy trình chẩn đoán ghẻ sẽ khác nhau tùy từng trường hợp. Nhưng thông thường bác sĩ sẽ lấy mẫu da của chó để phân tích dưới kính hiển vi.

Đồng thời, cũng sẽ khám sức khỏe tổng thể của chó cưng và các tiền sử bệnh.

Còn trong trường hợp nếu bạn không thể đưa chó tới bác sĩ thú y. Hãy chú ý quan sát triệu chứng của chó. Ghẻ demodex và ghẻ sarcoptes có biểu hiện khá giống nhau. Quan sát thật kỹ các dấu hiệu này để không bị nhầm lẫn.

Nếu chó bị ghẻ Sarcoptes, bạn cần cách ly khỏi những vật nuôi khác ngay để tránh bị nhiễm bệnh. Không được để chó ăn ngủ hoặc chơi chung với những vật nuôi khác. Bởi cái ghẻ có khả năng lây lan rất cao. Nhưng cách ly không có nghĩa là bạn xích chú chó ra 1 góc vườn và để mặc nó.

Hãy tìm kiếm 1 góc ở sân vườn hoặc 1 phòng trống trong nhà để xích chó lại. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống và đồ chơi cho chó. Thỉnh thoảng bạn hãy dắt chó đi dạo để nó không cảm thấy hoảng sợ khi bị cách ly.

Tuy nhiên, có thể lây nhiễm sang người. Nên bạn hãy chú ý bảo vệ mình bằng cách đeo găng tay khi tiếp xúc với chó.

Đối với ghẻ Demodex thì chưa có 1 trường hợp nào có thể lây lan từ chó sang người. Kể cả lây lan từ chú chó này sang chú chó khác cũng là điều rất hiếm gặp. Vì vậy cách ly chó khi bị là điều không cần thiết. Kể cả khi bệnh có tiến triển nặng.

Không nên tự ý điều trị ghẻ cho chó khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Việc xác định loại bệnh và kê đơn cách trị ghẻ cho chó chỉ có thể được thực hiện bởi những bác sĩ thú y có chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm.

Bệnh ghẻ thường khá dễ dàng điều trị khi chưa có những chuyển biến xấu. Việc điều trị cũng tùy thuộc vào từng chú chó. Có chó cần phải tắm trong bồn tắm đặc biệt, có chú thì chỉ cần uống thuốc.

Nhưng cũng có những trường hợp cần phải tiêm thuốc điều trị ghẻ lở thì mới khỏi được. Vậy nên bạn hãy tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ thú y cũng như các cách trị ghẻ cho chó. Và liên hệ với bác sĩ nếu có thắc mắc và lo lắng trong quá trình điều trị.

Để ngăn cái ghẻ ẩn nấp cho trong ổ nằm hoặc bất cứ vật dụng nào khác đã từng tiếp xúc với da, lông của chó khi bị ghẻ, bạn cần phải vệ sinh hoặc thay mới ngay. Đây là một trong những cách rất cần thiết hỗ trợ trị ghẻ cho chó. Nhất là khi trong nhà bạn còn đang nuôi các vật nuôi khác.

Đặc biệt là ghẻ Sarcoptes rất dễ lây lan sang người nên cần phải vệ sinh thật tốt. Đối với các vật dụng bằng vải, bạn hãy dùng thuốc tẩy và sấy khô ở nhiệt độ cao.

Còn với các vật dụng cứng bạn nên dùng thuốc khử trùng dùng trong bệnh viện. Thực hiện hàng ngày cho đến khi bệnh ghẻ hết hoàn toàn.

Trong quá trình trị ghẻ cho chó, chúng sẽ rất căng thẳng, stress do bị ngứa, phải đi bác sĩ, bị cách ly. Nên bạn hãy giúp chó bình tĩnh trở lại bằng 1 vài cái vuốt ve, đến thăm chó thường xuyên. Hoặc dắt chó đi dạo.

Cách trị ghẻ cho chó bằng phương pháp dân gian

Tất nhiên trong cách trị ghẻ cho chó tốt nhất nếu bạn đưa chó tới khám bác sĩ thú y. Nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều đó. Có thể là chi phí khám quá đắt hoặc gần nơi bạn sống không có cơ sở nào.

Bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh ghẻ ở chó theo các phương pháp dân gian sau đây. Tuy nhiên không phải chú chó nào cũng khỏi hoàn toàn khi làm theo các phương pháp này.

Đây là một trong những cách trị ghẻ cho chó khá hiệu quả. Bạc hà có tính sát khuẩn cao, lành tính và mát cho da được con người sử dụng khá rộng rãi. Bạn có thể lấy tinh dầu bạc hà bôi lên những khu vực bị ghẻ. Bôi 3 lần/ngày vào những vùng da bị ghẻ.

Kiên trì khoảng 3-4 tuần thì chó sẽ hết và lông mọc dần trở lại. Khi bôi cần chú ý tới khu vực niêm mạc mắt, mũi để tránh tổn thương cho chó. Hiện tượng nôn ra dịch vàng cũng cần được quan tâm.

Lá đào có vị chát, có tính sát khuẩn cao và lành tính với chó mèo. Vị chát của lá đào sẽ khiến bọ chó và ký sinh trùng không còn phát triển được trên da. Vì thế sử dụng lá đào trong cách trị ghẻ cho chó rất hiệu quả.

Có 2 cách sử dụng lá đào cho việc điều trị bệnh ghẻ ở chó. Kiên trì thực hiện từ 3-4 tuần chó sẽ khỏi bệnh.

Đun sôi lá đào và bỏ thêm vào đó 1 ít muối trắng. Dùng nước đó và tắm cho chó.

Giã nhỏ lá đào và đắp lên vùng da bị ghẻ.

Bạn chỉ cần đun sôi nước với lá xà cừ. Rồi dùng nước đó tắm cho chó trong khoảng 3-4 tuần là bệnh sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.

Khi chó mắc ghẻ Demodex nặng có thể bị suy giảm hệ miễn dịch do di truyền từ bố/mẹ. Do vậy, bạn không nên gây giống khi chó đang trong quá trình điều trị ghẻ Demodex.

Đối với nhưng chú chó bị ghẻ demodex nhẹ hoặc bị lúc còn nhỏ và đã khỏi thì việc gây giống có thể chấp nhận được. Nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trong trường hợp này.

Cách phòng tránh bệnh ghẻ

Nếu thấy 1 chú chó hoặc mèo gần nhà bạn bị ghẻ, tuyệt đối không cho chó của bạn tiếp xúc với chúng.

Tắm cho chó thường xuyên bằng các loại sữa tắm được khuyến khích. Tránh tắm bằng xà phòng của người.

Vệ sinh ổ nằm, chuồng trại của chó thật tốt

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Điều Trị Bệnh Sán Chó Ở Người trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!