Xu Hướng 10/2023 # Phải Làm Sao Hiểu Đúng Về Bệnh Tiểu Đường # Top 16 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Phải Làm Sao Hiểu Đúng Về Bệnh Tiểu Đường # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phải Làm Sao Hiểu Đúng Về Bệnh Tiểu Đường được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh tiểu đường – kẻ giết người thầm lặng đang là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy tỷ lệ tử vong cao chỉ đứng sau các bệnh ung thư và tim mạch nhưng nhiều người không hề biết mình đang mắc bệnh. Và nếu không có sự nhận thức và can thiệp kịp thời, bệnh tiểu đường sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chết người vào năm 2030.

Bệnh tiểu đường là gì

Tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi lượng đường huyết (glucose máu) trong cơ thể tăng cao kèm theo các rối loạn chuyển hóa lipid, protid và glucid. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như ảnh hưởng đến: mắt, thận, thần kinh và tim mạch… nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường có những loại nào Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 5-10% tổng số người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi, thể trạng gầy. Đây là chứng rối loạn tự miễn, khi đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài gây ra sự thiếu hụt insulin làm tăng lượng đường huyết.

Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 sẽ sống suốt đời với căn bệnh này và phải tiêm insulin thường xuyên để kiểm soát bệnh.

Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ tuổi

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay tiểu đường không phụ thuộc insulin, chiếm 90 – 95% tổng số ca mắc bệnh tiểu đường, là loại tiểu đường phổ biến nhất. Bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành trên 40 tuổi, nhưng do tỷ lệ béo phì tăng cao nên hiện nay ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh. Là tình trạng đề kháng insulin của cơ thể và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này.

Người lớn tuổi, béo phì dễ bị bệnh tiểu đường tuýp 2

Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường lại tích tụ trong máu làm tăng đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường.

Phụ nữ mang thai dễ bị tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Thường gặp ở phụ nữ mang thai ba tháng giữa thai kỳ, bệnh chiếm khoảng 4% trong tổng số phụ nữ mang thai. Bệnh gây ra nhiều vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời. Phụ nữ lớn tuổi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn những người khác. Tuy nguy hiểm nhưng bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường các loại Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Do di truyền: yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1. Một số biến thể của đoạn gen hay vài nhóm gen tạo ra những protein cần thiết cho hoạt động tế bào khi tương tác với nhau sẽ tạo ra nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường.

Do hệ thống miễn dịch: tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch tấn công vào tế bào beta của đảo tụy làm cho tuyến tụy bị suy giảm và mất đi chức năng sản xuất insulin.

Do yếu tố môi trường, các loại thực phẩm hàng ngày, vi khuẩn, virus hay các độc tố gây phá hủy tế bào beta trong tuyến tụy.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Do thể trạng: cơ thể trở nên đề kháng với insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào.

Do tuổi tác: tỷ lệ mắc bệnh đái đường tuýp 2 tăng theo độ tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây, những người trẻ tuổi thuộc mọi chủng tộc đều có nguy cơ mắc bệnh.

Do thừa cân, béo phì và lười vận động: đây là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi thừa cân và ít vận động, lượng calo dư thừa trong cơ thể sẽ gây tình trạng kháng insulin. Theo thời gian, tuyến tụy suy yếu dần và mất khả năng sản xuất insulin để ổn định lượng đường trong máu.

Do stress: tình trạng căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị bệnh thần kinh, đặc biệt là stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tiểu đường.

Do hút thuốc lá: làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người bình thường 14%. Khói thuốc cũng ảnh hưởng đến tình trạng đề kháng insulin và làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Do nội tiết: hormone tiết ra bởi nhau thai giúp cho thai nhi phát triển sẽ đề kháng với insulin làm rối loạn mức đường huyết. Nếu tuyến tụy không thể sản sinh đủ lượng insulin cơ thể cần sẽ gây bệnh tiểu đường thai kỳ.

Do di truyền: gia đình có gen di truyền hoặc tiền sử mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến cho phụ nữ dễ bị tiểu đường thai kỳ hơn.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Đi tiểu nhiều: thường xuyên đi tiểu hoặc lượng nước tiểu nhiều hơn người bình thường. Do glucose niệu thẩm thấu làm tăng lượng nước tiểu ở người bệnh.

Uống nước nhiều: khi lượng đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi, làm cho bệnh nhân luôn có cảm giác khát và uống nước liên tục.

Cảm thấy đói và ăn nhiều:do cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng làm cho bệnh nhân nhanh đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.

Sụt cân nhanh: dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng không sử dụng glucose để tạo năng lượng nên cơ thể buộc phải tăng cường thoái hóa protid và lipid để bù vào làm cho bệnh nhân sụt cân nhanh chóng.

Ngứa ran hoặc tê bì tay chân: cảm giác như kiến bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân là dấu hiệu tổn thương thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, triệu chứng nặng có thể gây sưng, đau.

Tổn thương lâu lành: do bệnh tác động đến hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch, máu lưu thông khó, làm người bệnh lâu lành các vết thương hoặc nhiễm trùng.

nhòe, thấy chớp sáng hoặc vật bay qua: do lượng đường trong máu tăng cao gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt, khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường hiện tượng này sẽ hết nếu được điều trị sớm.

Bệnh về da: bị khô, ngứa ở vị trí các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn… là một dấu hiệu của sự đề kháng insulin ở bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh nhân còn dễ bị nhiễm nấm candida và các loại nấm khác.

Mệt mỏi và cáu gắt: do phải thường xuyên thức giấc và vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt nên bạn dễ nổi cáu và mệt mỏi.

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Tổn thương võng mạc mắt: các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc mắt bị tổn thương do đường máu tăng cao kéo dài gây biến chứng có thể dẫn đến mù lòa.

Tổn thương thần kinh: bệnh gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên gồm bàn chân, cẳng chân, bàn tay và thần kinh tự chủ kiểm soát nhịp tim, tiêu hóa, chức năng tình dục…

Loét bàn chân: nếu tổn thương thần kinh ngoại biên không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, kết hợp tuần hoàn máu kém làm chậm lành tổn thương, dẫn đến hoại tử và phải cắt cụt chi.

Bệnh thận: đường huyết cao có thể làm tổn hại đến hệ thống mao mạch lọc cầu thận gây suy thận.

Trên tim và mạch máu: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, huyết áp cao…

Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu không được điều trị hoặc không kiểm soát có thể gây ra các vấn đề sau:

Thai nhi phát triển lớn hơn so với tuổi buộc mẹ phải sinh mổ. Do lượng đường dư trong cơ thể người mẹ có thể đi qua nhau thai, làm cho tuyến tụy của trẻ tăng tiết insulin.

Trẻ bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh vì quá trình sản xuất insulin của trẻ tăng cao. Tuy nhiên, chỉ cần cho trẻ bú và tiêm truyền glucose, mức đường huyết sẽ trở lại bình thường.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trẻ lớn lên.

Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng mẹ và con.

Dễ mắc tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo và có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường Điều trị bằng insulin và thuốc kết hợp:

Bệnh tiểu đường tuýp 1 cần tiêm insulin suốt đời thì tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ cũng cần sử dụng insulin nếu ở mức độ nặng.

Thuốc tiêm Insulin

Dựa vào nồng độ đường huyết, cân nặng của người bệnh mà dùng loại, liều lượng, số lần tiêm insulin trong ngày sẽ khác nhau. Một số dạng insulin thông dụng:

Insulin tác dụng nhanh (Rapid-acting insulin): có tác dụng ngay sau khi tiêm 5 phút, kéo dài trong 4 giờ.

Insulin tác dụng dài hạn (Long-acting insulin): có tác dụng trong vòng 24 giờ sau khi tiêm.

Insulin tác dụng trung bình (Intermediate insulin): có tác dụng sau 30-60 phút và duy trì hiệu quả trong 12 giờ sau khi tiêm.

Tiêm insulin là giải pháp điều trị cho người bệnh tiểu đường

Nhóm thuốc điều trị khác

Người bệnh tiểu đường type 1 có thể cần phối hợp các thuốc sau để ngăn ngừa biến chứng:

Thuốc điều trị tăng huyết áp: thường sử dụng cho người bệnh tiểu đường có huyết áp cao hơn 140/80 mmHg.

Thuốc Aspirin: giúp ngăn ngừa huyết khối ở những người bệnh có nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch.

Thuốc hạ cholesterol máu: sử dụng khi người bệnh bị rối loạn mỡ máu.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc uống đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều loại sau:

Metformin (Glucophage) – giúp gan giảm sản xuất đường.

Nhóm thuốc Sulfonyureas (sulfamid hạ đường huyết) – kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và phóng thích insulin.

Nhóm Acarbose (nhóm ức chế men alphaglucosidase) – ức chế men phân giải carbohydrates và làm giảm lượng đường huyết sau ăn.

Nhóm thuốc khác: aspirin liều thấp, thuốc hạ huyết áp, giảm lipid máu như tiểu đường tuýp 1 để phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả tươi, ít thực phẩm giàu carbohydrate. Những thức ăn giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp.

Hạn chế thức ăn ngọt và những thức ăn chế biến từ bột, gạo.

Kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện thể thao hợp lý giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên:

Hoạt động thể lực đều đặn sẽ giúp hạ đường huyết và tốt cho tuyến tụy. Bạn có thể bắt đầu tập nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần cường độ tập luyện và lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội…

Nên ăn nhẹ trước khi tập để tránh hạ tình trạng hạ đường huyết đột ngột nếu bạn đang uống thuốc hạ đường huyết hoặc đang tiêm insulin.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời.

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, bệnh nhân nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý để kiểm soát lượng đường trong máu và giảm thiểu các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

【Tư Vấn】Hiểu Đúng Về Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em Việt Nam đang ngày càng tăng cao. Việc điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em lại trở nên cực kỳ khó khăn bởi vì đối tượng này đang trong độ tuổi cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

1. Hiểu chính xác về bệnh tiểu đường ở trẻ em

Bệnh tiểu đường khởi phát không phải do lỗi tại ai.

Nếu có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách chính xác với kiến thức phù hợp, trẻ có thể chơi và học tập giống như những người bạn khác.

Ngoài việc được giảng dạy bởi các bác sĩ, y tá,…, những thông tin về bệnh tiểu đường có thể được lấy từ nhiều nơi khác nhau.

Hoàn toàn không sao cả. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng và tuổi vị thành niên, điều quan trọng là phải bổ sung đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Và nếu trường hợp trẻ cần tiêm insulin, tiêm một liều insulin thích hợp với lượng ăn uống.

Bữa ăn thông thường

Không có giới hạn cụ thể nào.

Ăn bình thường giống như những trẻ em xung quanh cũng không sao

Thực hiện chế độ ăn uống thích hợp theo độ tuổi.

Xem lại và điều chỉnh các thói quen ăn uống như không ăn sáng, ăn muộn vào ban đêm.

3. Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ không?

Nếu trẻ có thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách tốt và phòng ngừa biến chứng tiểu đường, trẻ có thể phát triển giống như bạn bè cùng lứa tuổi.

Và thậm chí sau khi trưởng thành, trẻ có thể khỏe hơn mỗi ngày.

4. Trẻ bị bệnh tiểu đường có thể chơi thể thao không?

Trẻ bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể chơi thể thao. Thậm chí, việc tập thể dục cần được tích cực thực hiện bởi tập luyện giúp làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện hiệu quả của insulin.

Trường hợp trẻ có lượng vận động lớn như giờ học thể dục gồm marathon sáng sớm, hoạt động câu lạc bộ thể thao,…nên sắp xếp thời gian phù hợp, dự đoán khoảng thời gian hạ đường huyết dễ xảy ra, điều chỉnh lượng insulin tiêm và chuẩn bị glucose phòng trường hợp hạ đường huyết.

Đồ ăn nhẹ sau khi tập luyện – Bệnh tiểu đường tuýp 1

Nên ăn để bổ sung lượng đường

– Bệnh tiểu đường tuýp 2

Nên uống nước giải khát và chú ý đến lượng calo hơn.

5. Khi trẻ không ăn thì không tiêm insulin cũng không sao? (Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1)

Ngay cả khi không ăn bất cứ thứ gì, các hormon làm tăng lượng đường trong máu (hormon đối kháng insulin※) vẫn luôn được tiết ra.

Nếu không tiêm insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng dần dần.

Đặc biệt là khi bệnh nhân bị các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường (sick day) như bệnh cảm, hormon đối kháng insulin được tiết ra nhiều hơn bình thường, vì vậy nếu bệnh nhân không ăn và cũng không tiêm insulin thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên.

Ngay cả khi không ăn, cũng không nên ngừng việc tiêm insulin.

※ Các hormon đối kháng Insulin bao gồm hormone tăng trưởng, glucagon, adrenaline, hormon tuyến giáp, glucocorticoid,…

Trường hợp ngày sick day

+ Ngay cả khi trẻ không ăn, cũng không nên ngừng việc tiêm insulin

+ Bổ sung nước với lượng nhỏ và trong nhiều lần.

+ Đo lượng đường trong máu, ketone trong nước tiểu và cần theo dõi các triệu chứng

+ Vẫn duy trì tiêm insulin dù xuất hiện các tình trạng như chán ăn, sốt, nôn mửa, tiêu chảy,…

+ Nếu có chỉ định của bác sĩ, việc tiêm bổ sung insulin loại tác dụng nhanh (hoặc loại tác dụng cực nhanh) sẽ được thực hiện.

+ Trường hợp trẻ nôn mửa liên tục và không biết phương pháp xử lý, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

6. Phải làm thế nào khi trẻ bị hạ đường huyết?

Hãy cho trẻ ăn ngay những thứ ngọt ngào như glucose khi thấy trẻ có dấu hiệu hạ đường huyết.

Ngoài ra, để khiến tình trạng hạ đường huyết ở trẻ không quá đáng sợ, hãy hiểu rõ các triệu chứng hạ đường huyết.

Vì các triệu chứng như lạnh, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau đầu,…là các triệu chứng do sự tiết hormon đối kháng insulin, nên điều quan trọng cần phải biết là sau khi các triệu chứng này phát triển, đường huyết sẽ tăng và dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu cao.

Hiểu về tình trạng hạ đường huyết

(1) Tình trạng hạ đường huyết sẽ không đáng sợ

Hãy ghi chép lại tình trạng, hành vi của trẻ, lượng insulin và thời điểm tình trạng hạ đường huyết xảy ra. Dựa trên những ghi chép này để điều chỉnh việc kiểm soát đường huyết trong thời gian tới.

Khi trẻ đã quen với việc kiểm soát đường huyết thì sẽ có thể đánh giá việc nên chờ một thời gian để trẻ hồi phục hay nên bổ sung thêm đường ngay. Do đó tình trạng hạ đường huyết sẽ không đáng sợ.

(2) Các trường hợp mà trẻ cũng có thể bị hạ đường huyết

– Tức giận, hờn dỗi – Không nghe lời – Ngáp nhiều – Đột nhiên trở nên yên tĩnh

7. Giáo viên ở trường học và nhà trẻ nên làm những gì?

Không có nhiều giáo viên ở các trường học hiểu kiến thức về bệnh tiểu đường một cách chính xác.

Giáo viên chủ nhiệm lớp cần chú ý theo dõi trong khoảng thời gian trẻ dễ bị hạ đường huyết, trẻ có các triệu chứng hạ đường huyết không và nếu thấy trẻ có biểu hiện lạ phải có biện pháp ứng phó ngay lập tức. Giáo viên cần hướng dẫn cho tất cả trẻ cùng lớp khác rằng nếu thấy bạn học có biểu hiện lạ cần phải nói với giáo viên ngay.

Và không được đối xử đặc biệt với trẻ bị bệnh tiểu đường hơn những trẻ khác, hãy đối xử với trẻ em đái tháo đường như bình thường.

Trẻ bị bệnh tiểu đường có được ăn bữa giống với mọi người không?

Dù trẻ bị bệnh tiểu đường nhưng điều này không có nghĩa là trẻ phải cần có một hộp cơm trưa đặc biệt. Điều rất quan trọng là trẻ phải có một bữa ăn ngon với những bạn khác.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Không cần phải hạn chế lượng thức ăn và thành phần bữa ăn. Trẻ có thể ăn tất cả mọi thứ như bình thường. Khi trẻ muốn ăn thêm thì vẫn có thể ăn tiếp.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Về cơ bản, trẻ bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác.

8. Nên tiêm insulin cho trẻ ở đâu?

Điều quan trọng trong chữa trị bệnh tiểu đường ở trẻ em là thực hiện tiêm dựa vào tính cách, nguyện vọng của trẻ, môi trường lớp học.

Thời gian tiêm

Việc tiêm trước khi ăn có lẽ sẽ có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng insulin tác dụng cực nhanh, trẻ nên được ăn ngay sau khi tiêm.

Địa điểm tiến hành tiêm

Tiến hành tiêm ở địa điểm nào cũng được. Dù ở phòng y tế hay tại lớp học đều không có vấn đề gì.

Vị trí bảo quản

Để phòng trường hợp trẻ quên, hãy để thuốc tiêm insulin dự phòng ở trường. Gia đình có thể yêu cầu nhà trường đặt thuốc vào chỗ thích hợp. ※

※ Tránh để insulin trước khi sử dụng bị đông lạnh, hãy bảo quản ở 2~8°C tránh ánh nắng mặt trời.

Trẻ bị bệnh tiểu đường có thể tham gia nhiều trải nghiệm như bất kỳ đứa trẻ nào khác và tận hưởng nhiều niềm vui.

Trước khi cho trẻ tham gia, gia đình hãy kiểm tra lịch trình chuyến đi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước để lên kế hoạch cho lượng thuốc tiêm và thời gian tiêm insulin trước để trẻ có thể tự quản lý tốt.

Kiểm tra/ lên danh sách những đồ cần mang theo (có thể mang nhiều hơn so với bình thường)

Insulin dùng hàng ngày (bút tiêm insulin)

Máy đo đường huyết (mang đi nếu cần thiết)

Thực phẩm bổ sung dùng trong trường hợp hạ đường huyết (glucose,…)

Xin việc

Hiện nay ở Nhật Bản, những người bị bệnh tiểu đường dường như rất khó để có được giấy phép phi công, tuy nhiên một số quốc gia khác không như vậy. Ngoài ra trừ nghề phi công thì không có giới hạn đặc biệt trong vấn đề xin việc đối với bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường có thể làm bất kỳ nghề nghiệp nào.

Vì vậy, cần hướng dẫn trẻ khả năng đối phó với hạ đường huyết bằng cách duy trì kiểm soát đường huyết tốt hơn và hướng đến tăng khả năng độc lập của trẻ.

Ngoài ra, cũng có trường hợp đơn xin việc bị từ chối dù không phải là do bệnh tiểu đường.

Ngay cả khi bị từ chối, đừng quá bận tâm, hãy tự nâng cao khả năng của bản thân để chuẩn bị tốt hơn cho bước tiếp theo.

Kết hôn, mang thai/ sinh con

Nếu bệnh nhân tiểu đường nhận được sự thấu hiểu từ đối phương, họ đều có thể kết hôn, mang thai và sinh con mà không gặp vấn đề gì.

Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý.

Hãy giải quyết những vấn đề này với sự giúp đỡ của bác sĩ.

Nên lập kế hoạch mang thai và sinh con sau khi kiểm tra các biến chứng và xem xét các ảnh hưởng đối với mẹ và trẻ được sinh ra.

Điều này được gọi là “mang thai có kế hoạch”.

Để thực hiện việc này chính xác nên tham khảo ý kiến và nghe hướng dẫn từ bác sĩ.

Điểm lưu ý trong nuôi dạy trẻ đối với cha mẹ

Cha mẹ không nên tự trách mình. Bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ không phải do cha mẹ.

Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 2 là do trẻ được di truyền thể trạng của cha mẹ, nhưng sự tiến triển bệnh tiểu đường ở trẻ em không hẳn là chi do yếu tố này.

Đối với tương lai của trẻ, điều quan trọng là cha mẹ cần hướng trẻ tự độc lập và không nuông chiều trẻ vì lý do bệnh tiểu đường dù là bệnh tiểu đường tuýp 1 hay bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cách đối xử với trẻ

Cha mẹ không nên bao bọc trẻ và đối xử tách biệt giữa trẻ với các anh chị em khác do bệnh tiểu đường, hãy đối xử bình đẳng như nhau.

Trong mọi trường hợp, mọi người đối xử với trẻ bị bệnh tiểu đường giống như bất kỳ đứa trẻ nào khác.

Đối với ông bà, khi muốn cho cháu đồ ăn cũng nên nói với bố mẹ của cháu trước.

Các bậc phụ huynh cần hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em để phòng tránh cũng như lên kế hoạch chăm sóc khoa học cho các bé. Trong trường hợp bé đã bị tiểu đường thì phụ huynh phải áp dụng chế độ ăn uống cho người tiểu đường trong thực đơn cho bé thật kiên trì.

Bạn đang xem bài viết: Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em tại chuyên mục Kiểm soát bệnh tổng thể

https://kienthuctieuduong.vn/(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Hạ Đường Huyết Đột Ngột Ở Bệnh Nhân Tiểu Đường Phải Làm Sao?

Hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường phải làm sao?

Nguyên nhân gây hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường

Hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường là tình trạng nồng độ glucose trong máu xuống quá thấp, thường dưới 4 mmol/l (72mg/dL). Nguyên nhân là do:

Sử dụng insulin và thuốc hạ đường huyết

Hạ đường huyết đột ngột là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường điều trị bằng insulin và các thuốc hạ đường huyết. Bởi một trong những tác dụng phụ rất phổ biến của chúng chính là tụt đường huyết.

Ngoài ra, việc thay đổi vị trí tiêm insulin, tăng liều insulin hay các thuốc hạ đường huyết hoặc thêm thuốc mới cũng là những tác nhân gây ra hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường.

Sử dụng insulin là một nguyên nhân phổ biến gây hạ đường huyết đột ngột

Một chế độ tập thể dục khoa học có tác dụng đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nó giúp tăng tác dụng của insulin, giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể.

Thế nhưng khi bệnh nhân tiểu đường vận động quá nhiều hoặc làm việc gắng sức sẽ dẫn đến tiêu hao năng lượng. Mà năng lượng lại được sinh ra từ glucose khiến cơ thể người bệnh thiếu hụt glucose gây hạ đường huyết đột ngột.

Tập thể dục quá mức gây hạ đường huyết đột ngột

Thực tế hiện nay, nhiều bệnh nhân tiểu đường đang áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem quá mức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng hạ đường huyết đột ngột. Bởi vì nếu người bệnh nhịn ăn hoặc ăn kiêng quá mức, sau 24 giờ, lượng đường trong máu giảm xuống, lượng glucose dự trữ sẽ bị cạn kiệt. Đồng thời, khi đó cơ thể buộc phải sử dụng con đường khác để duy trì đường huyết bằng cách tạo ra đường mới từ mỡ, từ protein của cơ thể.

Điều này có nghĩa là khi thức ăn đưa vào không đủ thì cơ thể đang “tự xẻ thịt mình” để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, người tiểu đường ăn kiêng quá mức sẽ bị thiếu hụt các vi khoáng chất quan trọng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Vì thế người bệnh có nguy cơ cao gặp những biến chứng nguy hiểm như: Hôn mê hạ đường huyết, suy giảm trí nhớ, nhiễm khuẩn…

Chế độ ăn uống kiêng khem quá mức gây hạ đường huyết đột ngột

Hạ đường huyết đột ngột nguy hiểm như thế nào?

Trung bình người bị tiểu đường trong 10 năm sẽ bị hạ đường huyết khoảng 3.000 lần và càng về sau, tình trạng này sẽ càng xuất hiện nhiều hơn.

Ngoài các triệu chứng đã liệt kê ở trên, người bệnh tiểu đường khi bị hạ đường huyết còn bị rối loạn thần kinh trung ương với các biểu hiện như: Nhức đầu, mờ mắt, mất tri giác, co giật, hôn mê. Tình trạng này thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hạ đường huyết đột ngột có thể khiến người bệnh hôn mê

Bên cạnh đó, hạ đường huyết đột ngột còn khiến đường huyết không ổn định, lên xuống thất thường làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng khác của bệnh tiểu đường như:

– Nhiễm toan ceton

– Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

– Biến chứng trên mắt (mờ mắt, bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể…)

– Biến chứng thần kinh (tê bì, mất cảm giác, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cương dương…)

– Biến chứng thận

– Biến chứng động mạch vành (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…)

Như vậy, hạ đường huyết đột ngột vô cùng nguy hiểm, người bệnh tiểu đường cần có biện pháp phòng ngừa và xử trí kịp thời khi gặp tình trạng này.

Cách xử trí khi bị hạ đường huyết đột ngột

Khi có những biểu hiện hạ đường huyết đột ngột đã kể trên, người bệnh tiểu đường nên uống ngay một ít nước đường, ăn một chiếc kẹo ngọt, uống một cốc nước trái cây…

Nhưng nếu sau 15 phút, bạn kiểm tra và không thấy đường huyết cải thiện, bạn cần lập tức tìm sự giúp đỡ của người xung quanh để được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Uống 1 cốc nước đường khi bị hạ đường huyết đột ngột

Giải pháp giúp ngăn ngừa biến chứng hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường

Để giúp ngăn ngừa biến chứng hạ đường huyết đột ngột cũng như các biến chứng khác của bệnh tiểu đường, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

– Tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều hay thay đổi thuốc điều trị tiểu đường.

– Tập thể dục đều đặn, làm việc vừa phải, không nên gắng sức.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, giảm thực phẩm nhiều tinh bột như gạo, mì, ngô, khoai miến…, tăng cường bổ sung rau củ quả tươi, hạn chế những loại quả quá ngọt như: Chuối, mít, na… Đặc biệt, người bệnh tiểu đường nên kiêng uống rượu bia.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh tiểu đường

– Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên giúp kiểm soát tốt đường huyết một cách an toàn, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả. Một sản phẩm đã và đang được nhiều bệnh nhân tiểu đường tin dùng chính là viên uống thảo dược BoniDiabet + đến từ Mỹ.

BoniDiabet +– Giải pháp giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

BoniDiabet + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, nổi bật với công thức được bổ sung các nguyên tố vi lượng như Magie, Kẽm, Selen, Crom giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng hạ đường huyết đột ngột và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.

Đồng thời, BoniDiabet + còn là sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược giúp hạ đường huyết kinh điển cho bệnh tiểu đường như: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi,…

Ngoài ra, + được bổ sung thành phần acid alpha lipoic giúp bảo vệ đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ biến chứng mù mắt và suy thận; Vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, sản xuất collagen, giúp bảo vệ mao mạch và thành mạch; acid folic giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.

BoniDiabet + Giải pháp giúp ngăn ngừa biến chứng hạ đường huyết đột ngột

Hơn nữa, BoniDiabet + được sản xuất bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới – Microfluidizer. Công nghệ này giúp các phân tử hạt trong viên uống BoniDiabet + có kích thước siêu nano, từ đó giúp cơ thể hấp thu nhanh và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.

Nhờ đó, BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đặc biệt, BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào với người dùng.

Chú Thạch (62 tuổi). Địa chỉ: Ô số 1, liền kề 14B, khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội. Số điện thoại: 0904.621.199.

“Cách đây 2 năm, chú phát hiện ra mình bị bệnh tiểu đường. Lúc đó, đường huyết lên tới 10,6 mmol/l, người chú lúc nào cũng mệt mỏi, xanh xao. Chú uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ mà đường huyết cứ lên xuống thất thường. Có khi đường huyết lên 8,9 mmol/l nhưng có lúc lại hạ đường huyết đột ngột xuống có 4,5 mmol/l. Thời gian sau, chú bắt đầu có một số biến chứng bệnh tiểu đường như mờ mắt, tê bì tay chân và ngứa khắp người”.

“Cơ duyên may mắn chú gặp được BoniDiabet + của Mỹ. Chú mua về dùng kết hợp với thuốc tây y. Từ ngày dùng BoniDiabet + chú thấy người khỏe hẳn ra, da dẻ hồng hào, đi khám lại đường huyết về mức an toàn nên bác sĩ đã giảm liều thuốc tây cho chú mà đường huyết vẫn duy trì ở mức 5.6 mmol/l. Sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, các triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt cũng đã giảm được 80-90%. Chú mừng lắm!”

Chú Hoàng Văn Mạnh (61 tuổi) ở số 38, thôn 6, (đường Ngô Quyền), xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, điện thoại 0935723523/ 0334133643

Chú Hoàng Văn Mạnh (61 tuổi)

“Chú bị bệnh tiểu đường đến nay cũng 5, 6 năm rồi. Đường huyết lúc đó rất cao khoảng 13.6 mmol/l. Chú thường xuyên bị tê bì chân tay, lòng bàn chân đau rát. Chú uống thuốc tây hoài mà đường huyết cứ lên xuống thất thường, lúc 9, lúc 10, có lúc lại lên tới 13 mmol/l. Có hôm đang đi làm tự dưng chú thấy chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay run rẩy ngồi sụp xuống, mọi người đưa chú đến gặp bác sĩ ngay thì được kết luận là hạ đường huyết đột ngột do tác dụng phụ của thuốc tây”.

“Ơn trời chú gặp được sản phẩm BoniDiabet +. Chú dùng khoảng 4 lọ thì đi kiểm tra lại đường huyết chỉ còn 6.5 mmol/l. Sau khoảng 4 tháng, đường huyết của chú luôn ổn định nên bác sĩ đã giảm liều thuốc tây cho chú rồi. Từ ngày sử dụng BoniDiabet + chú cũng không còn hiện tượng hạ đường huyết hay mệt mỏi run rẩy chân tay nữa. Biến chứng tê bì chân tay, chuột rút, đau rát chân cũng giảm dần đến khoảng 6 tháng thì hết hẳn. Chú thực sự cảm ơn BoniDiabet + nhiều lắm!”.

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Tìm Hiểu Về Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mãn tính, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hoặc sản xuất insulin của cơ thể, từ đó làm tăng lượng đường huyết trong máu. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, nạp năng lượng cũng như gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Có 3 loại tiểu đường chính:

– Tiểu đường tuýp 1: hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào tiết insulin; – Tiểu đường tuýp 2: cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin, hoặc tế bào của cơ thể không đáp ứng với insulin; – Tiểu đường thai kỳ: lượng đường huyết tăng cao trong khi mang thai.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường xảy ra với những người lớn hơn 40 tuổi. Ngoài ra lối sống thụ động, thừa cân và thói quen hút thuốc đều có thể đẫn đến bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường thường có những triệu chứng sau đây:

Đi tiểu nhiều;

Cảm thấy rất khát nước;

Cảm thấy rất đói;

Dễ bị đuối sức;

Mờ mắt;

Vết thương hở, vết bầm lâu lành;

Bị sụt cân (thường xuất hiện ở những ai bị tiểu đường tuýp 1);

Ngứa, đau hoặc tê ở tay/chân (thường xuất hiện ở những ai bị tiểu đường tuýp 2).

Có một số người mắc phải tiểu đường tuýp 2 thường gặp các triệu chứng rất nhẹ.

Cách chẩn đoán bệnh tiểu đường

Có 3 cách để chẩn đoán xem bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không bao gồm:

Xét nghiệm A1C;

Xét nghiệm FPG kiểm tra lượng đường huyết lúc đói;

Xét nghiệm OGTT: nghiệm pháp dung nạp glucose bằng miệng.

Làm thế nào để chữa bệnh tiểu đường?

Các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải bổ sung insulin để kiểm soát tình trạng bệnh thông qua việc tiêm insulin hằng ngày hoặc dùng máy bơm insulin tự động- một dụng cụ nhỏ có chức năng tiêm insulin vào cơ thể liên tục cả ngày.

Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất dinh dưỡng và tích cực tham gia các hoạt động thể thao kết hợp với việc uống thuốc đầy đủ để kiểm soát lượng đường huyết. Các loại thuốc bác sĩ có thể kê cho bạn bao gồm:

Các loại thuốc giúp tăng việc sản sinh insulin qua tuyến tụy (chlorpropamide, glimepiride, glipizide và repaglinide);

Thuốc làm giảm khả năng hấp thụ đường qua ruột (acarbose và miglitol);

Thuốc giúp cải thiện khả năng cơ thể sử dụng insulin (pioglitazone và rosiglitazone);

Thuốc giảm lượng đường được sản sinh từ gan và tăng ổn định lượng insulin (metformin);

Thuốc tăng việc sản sinh insulin qua tuyến tụy hoặc lượng máu của cơ thể và/hoặc giảm sinh đường từ gan (albiglutide, alogliptin, dulaglutide, linagliptin, exenatide, liraglutide);

Thuốc ngăn quá trình tái hấp thu glucose ở thận và tăng bài tiết glucose trong nước tiểu, gọi là ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2).

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1. Sử dụng Omega 3 By Oriflame , đặc biệt là sử dụng Wellness Pack sản xuất tại Anh : + làm tăng hoạt động của các tuyến nội tiết trong đó có tuyến tụy tiết ra Insulin tốt hơn. + hoàn thiện cấu trúc màng tế bào, làm cho màng tế bào hoạt động linh hoạt tăng cường quá trình trao đổi chất và năng lượng. Khi đó Insulin sẽ đưa đường từ máu vào trong tế bào tốt hơn Thích hợp đối với cả việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

2. Trong các bữa ăn nên giảm chất đường bột , sử dụng Wellness Shake sản xuất tại Đức để đảm bảo có đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

– Wellness Shake là một hỗn hợp dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên cung cấp đầy đủ CÂN ĐỐI các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Sản phẩm do giáo sư Stig Steen và các cộng sự mất 8 năm nghiên cứu và hoàn thiện. Đây là một công thức dinh dưỡng cực kỳ hoàn hảo giúp cơ thể dung nạp lượng dinh dưỡng phù hợp cân đối và tối ưu nhất!

– Vì có GI = 28 nên Wellness bột rất thích hợp sử dụng cho người bị bệnh tiểu đường. Nguồn carbohydrate trong Wellness bột là dạng đường phức khi được đưa vào cơ thể nó sẽ phân giải từ từ nên không làm tăng lượng đường huyết trong máu mà vẫn đảm bảo cung cấp được nguồn năng lượng cho tế bào mà cơ thể hoạt động.

XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM WELLNESS PACK TẠI ĐÂY

XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM Natural Balance Shake ( Wellness bột ) TẠI ĐÂY

Bài viết mang tính chất tham khảo, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của BS điều trị.

BS. Hà Liên

Rối Loạn Mỡ Máu Ở Bệnh Nhân Tiểu Đường Phải Làm Sao?

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường phải làm sao?

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường là gì?

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường là tình trạng rối loạn cholesterol, hoặc tăng triglycerid huyết tương hoặc cả hai trên nền bệnh nhân bị tiểu đường. Trong đó, rối loạn cholesterol bao gồm:

Tăng lipoprotein cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C- là một loại cholesterol xấu làm tăng nguy cơ gây xơ vữa mạch máu).

Giảm lipoprotein cholesterol trọng lượng phân tử cao (HDL-C- Cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ mạch máu).

Rối loạn mỡ máu có thể là tình trạng rối loạn cholesterol máu

Rối loạn mỡ máu là bệnh lý thường hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt ở bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 với tỷ lệ khoảng 30 đến 60%. Vậy tại sao tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường lại bị rối loạn mỡ máu cao như vậy?

Tại sao bệnh nhân tiểu đường lại thường gặp tình trạng rối loạn mỡ máu?

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính, do tình trạng thiếu hụt insulin hoặc đề kháng insulin gây nên, bệnh có thể kèm theo các rối loạn mỡ máu.

Nguyên nhân rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường chủ yếu là do sự đề kháng insulin. Đề kháng insulin sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa lipid của các loại enzym và protein như: Các loại apoprotein, enzyme lipoprotein lipase, enzyme cholesteryl ester transfer protein, làm rối loạn quá trình chuyển hóa lipid dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu.

Ngoài ra, một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường đó là thừa cân béo phì, những đối tượng này dễ bị rối loạn mỡ máu. Đó cũng chính là lý do lớn khiến tỷ lệ bị rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường rất cao.

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Nếu không kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng bệnh nguy hiểm. Bao gồm:

Biến chứng mạch máu lớn: Hoại tử chi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Biến chứng mạch máu nhỏ: Mờ mắt, suy thận mạn, loét chân…

Các biến chứng bệnh tiểu đường nếu người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt

Khi người bệnh mắc kèm tình trạng rối loạn mỡ máu, nguy cơ gặp các biến chứng mạch máu này sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nguyên nhân là do tình trạng đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương tế bào nội mạc mạch máu, đồng thời, khiến cho độ nhớt của máu tăng, làm tăng khả năng lắng đọng và bám dính của các tế bào mỡ vào thành mạch và dần hình thành mảng xơ vữa. Điều này làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng trên mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Các nghiên cứu cho thấy rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường làm tăng từ 2- 4 lần nguy cơ mắc bệnh tim mạch như xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường làm tăng 2-4 lần nguy cơ bị xơ vữa động mạch

Do đó, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát thật tốt cả đường huyết và mỡ máu nhằm giúp cải thiện bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng bệnh nguy hiểm.

Rối loạn mỡ máu ở bệnh tiểu đường phải làm sao?

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

– Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, hoa quả ngọt như chuối, mít, na, vải, nhãn…, đồng thời giảm lượng thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, miến, ngô, khoai…

– Hạn chế ăn mỡ động vật, các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng và giảm lượng muối trong bữa ăn.

– Nên ăn dầu thực vật thay cho mỡ động vật, chế biến các món luộc thay cho các đồ ăn chiên rán.

– Tăng cường chất xơ từ rau xanh, protein từ các loại cá, thịt trắng, các sản phẩm chế biến từ đậu nành trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh tiểu đường

Thay đổi lối sống lành mạnh

Người bệnh tiểu đường nên luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, chạy bộ, yoga… Đặc biệt với những người béo phì, người bệnh tiểu đường cần giảm cân, kiểm soát và duy trì cân nặng lý tưởng.

Người bệnh tiểu đường cần duy trì cân nặng lý tưởng

Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn mỡ máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp để kiểm soát mỡ máu đạt mục tiêu, từ đó giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường .

Tuy nhiên, người bệnh bị rối loạn mỡ máu trên nền bệnh tiểu đường thường phải điều trị cả 2 bệnh cùng 1 lúc. Tức là họ sẽ phải dùng nhiều loại thuốc tây y, làm tăng tác dụng phụ của chúng lên nhiều lần và gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ trên gan, thận.

Thuốc tây y điều trị rối loạn mỡ máu và bệnh tiểu đường gây ra nhiều tác dụng phụ

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, theo dõi thường xuyên đường huyết và mỡ máu trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + từ thảo dược thiên nhiên để giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

BoniDiabet + – Giải pháp tối ưu cho người bị rối loạn mỡ máu ở bệnh tiểu đường

BoniDiabet + là sản phẩm đến từ Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals đạt tiêu chuẩn GMP của WHO và FDA.

BoniDiabet + nổi bật với công thức được bổ sung các nguyên tố vi lượng như Magie, Kẽm, Selen, Crom, giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

Đồng thời, BoniDiabet + còn là sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược giúp hạ đường huyết kinh điển cho bệnh nhân tiểu đường như: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi,… Đặc biệt, thành phần acid gymnemic trong dây thìa canh còn tác động lên việc giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL), giảm triglyceride và giúp giảm lượng mỡ thừa, rất tốt cho tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, BoniDiabet + còn có chứa thành phần acid alpha lipoic giúp bảo vệ đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ biến chứng mù mắt và suy thận; vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, sản xuất collagen, giúp bảo vệ mao mạch và thành mạch; acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Nhờ đó, BoniDiabet + vừa giúp hạ và ổn định đường huyết, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu vừa giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường một cách an toàn, hiệu quả.

Hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện các tác dụng không mong muốn với người dùng nên người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng lâu dài.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà, 52 tuổi, ở số 11/13A, quốc lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, HCM, điện thoại: 0935.535.493

Cô Nguyễn Thị Thu Hà – 52 tuổi

“Thời gian trước, người cô lúc nào cũng mệt mỏi, sụt 3kg trong 2 tuần, mắt mờ hẳn đi, chân tay tê bì. Cô đi khám thì bác sĩ chẩn đoán cô bị bệnh tiểu đường, đường huyết đã lên đến 12,7 mmol/L. Cô dùng thuốc tây 1 tháng thì đường huyết chỉ giảm được xuống 10 mmol/L. Dù đã dùng thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường. Thời gian sau, cô còn bị rối loạn mỡ máu nữa. Bác sĩ bảo tình trạng rối loạn mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm lắm, cô sẽ dễ bị biến chứng tim mạch hơn. Nghe đến đấy, cô lo lắng vô cùng.”

“Cuộc đời cô thật may mắn khi gặp được sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Chỉ sau hơn 1 tháng sử dụng BoniDiabet +, đường huyết của cô giảm về 6, 9 mmol/L. Sau 3 tháng uống BoniDiabet + đều đặn, cô đi khám đường huyết chỉ còn 5.6 mmol/L và HbA1c cũng chỉ còn 6%. Thấy bệnh tiến triển tốt nên bác sĩ đã giảm gần hết liều thuốc tây cho cô rồi. Ngạc nhiên hơn là sau 1 thời gian dùng BoniDiabet +, dù cô chẳng dùng thêm gì mà mỡ máu cũng đã về được mức bình thường. Cô mừng lắm!”

Cô Nguyễn Thị Hoàn 62 tuổi, ở thôn Bình An, xã Chu Điện, huyện Lục Nam, Bắc Giang, điện thoại: 0352.969.618

Cô Nguyễn Thị Hoàn – 62 tuổi

“Lúc cô phát hiện ra bệnh tiểu đường thì chỉ số đường huyết đã lên tới 19-20mmol/L. Cô phải nhập viện điều trị suốt 1 tuần liền đường huyết mới về mức an toàn. Cô xuất viện về nhà, thời gian đầu cô không dám ăn uống gì nên đường huyết hạ còn 4 chấm. Đi tái khám bác sĩ nhắc cần ăn uống đầy đủ hơn, cô làm theo thì đường huyết lại tăng vọt lên 8 chấm và dao động thất thường. Đã thế cô còn bị rối loạn mỡ máu nữa, cô mệt mỏi vô cùng.”

“Tình cờ đọc 1 bài báo nên cô biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Sau 2 tháng sử dụng BoniDiabet +, cô đi kiểm tra thì đường huyết chỉ còn hơn 6 chấm. Bác sĩ thấy vậy nên chủ động giảm bớt thuốc tây cho cô. Đến nay cô dùng BoniDiabet + đã được hơn 1 năm, đường huyết của cô luôn ổn định ở mức 5-6 mmol/L, đồng thời mỡ máu cũng về mức an toàn. Cô biết ơn BoniDiabet + nhiều lắm”.

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY

Bệnh Tiểu Đường Có Gây Mất Ngủ Không? Bị Tiểu Đường Kèm Mất Ngủ Phải Làm Sao?

Chỉ mắc bệnh tiểu đường cũng đã đủ để khiến người bệnh khổ sở. Thế nhưng, nếu bị tiểu đường kèm thêm chứng mất ngủ thì vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, sức khỏe của bạn sẽ bị tàn phá mạnh mẽ hơn. Trước thực tế rất nhiều người tiểu đường bị mất ngủ thì câu hỏi đặt ra là có mối liên hệ nào giữa hai bệnh này không? Để trả lời câu hỏi đó và có giải pháp tối ưu, mời bạn đọc bài viết ngay sau đây.

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

Bệnh tiểu đường và mất ngủ – Một số thông tin cần biết

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate, dẫn tới lượng đường huyết tăng cao trong khi các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó gây ra hàng loạt các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mất ngủ không phải chỉ là khái niệm của tình trạng con người thức trắng đêm. Tất cả những vấn đề như thời gian ngủ giảm, khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, mê man, mộng mị, dễ bị tỉnh giấc, sau đó rất khó ngủ trở lại thì đều được gọi là mất ngủ.

Tỷ lệ người bệnh tiểu đường bị mất ngủ rất lớn. Và nếu không hiểu rõ mối quan hệ giữa hai bệnh này và giải quyết được nó thì tình trạng mất ngủ sẽ không hoặc rất khó được cải thiện.

Mất ngủ và bệnh tiểu đường có nhiều mối liên hệ với nhau

Bệnh tiểu đường và mất ngủ có mối liên hệ như thế nào?

Ở người bệnh tiểu đường, các rối loạn diễn ra trong cơ thể cùng các triệu chứng, biến chứng của bệnh sẽ tác động đồng thời đến giấc ngủ của bạn.

Khi bị bệnh tiểu đường, bạn thường xuyên cảm thấy khát nước, uống nhiều hơn và đi tiểu cũng nhiều hơn. Điều đó khiến bạn thường xuyên phải thức dậy vào buổi tối để uống nước và đi vệ sinh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, trằn trọc vào ban đêm, từ đó khiến bạn mất ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ: Hội chứng này khiến nhịp thở của bạn liên tục bị gián đoạn, điều đó sẽ làm bạn bị tỉnh giấc nhiều lần. Hiện tượng này thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, đặc biệt là những người có thể trạng béo phì (gây hẹp đường thở).

Hội chứng chân không yên (RLS): Biến chứng trên thần kinh ngoại biên khiến người bệnh tiểu đường mắc hội chứng này. Tình trạng chân bồn chồn, khó chịu khi ngồi hoặc nằm và giảm bớt khi đi lại, đặc biệt là chúng nặng hơn vào buổi tối. Điều đó khiến người bệnh bị mất ngủ.

Việc lo sợ biến chứng bệnh tiểu đường cũng khiến người bệnh bị mất ngủ.

Vì những lý do trên, sẽ không quá ngạc nhiên nếu như bạn đang bị tiểu đường và gặp các rối loạn giấc ngủ.

Hội chứng chân không yên khiến người bệnh tiểu đường bị mất ngủ

Những nguyên nhân khiến bạn mất ngủ không do tiểu đường

Không phải tất cả người bệnh tiểu đường đều bị mất ngủ. Cũng không phải tất cả trường hợp mất ngủ ở bệnh nhân tiểu đường đều do căn bệnh này gây ra. Có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ của bạn như sau.

– Do tuổi tác: Khi về già, đặc biệt là khi đã qua tuổi 60, hormon tăng trưởng HGH trong cơ thể bị sụt giảm rất nhiều so với ngày trẻ. Đây là chất giúp duy trì thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Chính vì vậy, với người cao tuổi và bị tiểu đường, tỷ lệ bị mất ngủ là rất lớn.

– Do căng thẳng, stress: Những lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống về bệnh lý, tài chính, các mối quan hệ xã hội, gia đình… cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ.

Căng thẳng, stress là nguyên nhân thường gặp dẫn đến mất ngủ

– Do các thói quen xấu: Ăn quá no, dùng đồ kích thích (cà phê, thuốc lá…), dùng đồ điện tử… vào buổi tối cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bạn.

– Một số lý do khác: Do tác dụng phụ của thuốc, thay đổi múi giờ, môi trường phòng ngủ không thích hợp… cũng sẽ góp phần tạo nên tình trạng mất ngủ của bạn.

Khi bạn bị tiểu đường và gặp một hoặc nhiều các nguyên nhân kể trên, nguy cơ bị mất ngủ của bạn sẽ tăng lên. Bạn sẽ không thể ngủ lại nếu như không khắc phục được các vấn đề đó.

Làm sao để người bệnh tiểu đường có thể ngủ ngon trở lại?

Như đã trình bày ở trên, bạn cần khắc phục được nguyên nhân gây mất ngủ của mình. Cụ thể:

– Giúp cơ thể tăng tiết hormon tăng trưởng HGH khi bạn bị tiểu đường và đã cao tuổi. Hiện nay, những sản phẩm giúp cải thiện mất ngủ do tuổi tác có chứa L-Arginine, GHRP-2 sẽ giúp kích thích cơ thể tăng tiết HGH là lựa chọn tốt cho bạn.

– Giải tỏa căng thẳng, stress: Đơn giản hóa vấn đề, giải quyết nguyên nhân dẫn đến stress của mình và dùng những sản phẩm giúp nuôi dưỡng não bộ, giải tỏa căng thẳng, lo âu là những việc bạn nên làm. Trong đó, sản phẩm có chứa lactium (giúp nuôi dưỡng não bộ, giải tỏa stress) và những thành phần thảo dược sẽ là lựa chọn an toàn, hiệu quả của bạn.

– Nhận ra và loại bỏ tất cả thói quen xấu của bạn: Không mang điện thoại lên giường, không để bất kỳ thiết bị điện tử nào trong phòng, không dùng chất kích thích, không ăn quá no… trước khi ngủ.

Nhiệm vụ không thể bỏ qua đó là kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bao gồm: Đưa đường huyết về an toàn, ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng.

Làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường?

Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bạn buộc phải kết hợp đồng thời giữa việc kiêng khem, tập luyện với có biện pháp hạ đường huyết hiệu quả.

Chế độ ăn uống, tập luyện của người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần lựa chọn thực phẩm và phân chia thành nhiều bữa nhỏ theo nguyên tắc:

– Đầy đủ dinh dưỡng (đủ chất đạm, béo, bột, nước, vitamin và khoáng chất)

– Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn.

– Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

– Duy trì được cân nặng lý tưởng.

Trong việc lên thực đơn cho bữa ăn, người bệnh cũng cần chú ý nên kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao (bánh mì, gạo nguyên cám) và thấp (như rau củ) với nhau.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cần tăng cường vận động thể lực. Nên kết hợp xen kẽ các bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội) và các môn thể thao kháng lực một cách phù hợp. Chú ý, những trường hợp đã có biến chứng trên thần kinh, chân, thận và bị cao huyết áp thì cần hạn chế tập luyện nặng.

Vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì, tập luyện như thế nào cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và những người có chuyên môn.

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống khoa học

Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, phương pháp duy nhất đó là tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ. Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê thuốc tây đường uống, tiêm insulin hoặc kết hợp cả hai.

Việc dùng thuốc gì, liều lượng như thế nào thì người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không dùng lại đơn thuốc của nhau. Người bệnh cũng không được tự ý đổi thuốc, giảm liều, tăng liều hay ngừng thuốc để tránh những hậu quả khôn lường.

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, vì vậy người bệnh sẽ phải dùng thuốc lâu dài. Thậm chí, về sau, người bệnh sẽ gặp hiện tượng “nhờn” thuốc, phải tăng liều hoặc đổi thuốc khác. Việc dùng thuốc hàng ngày, liên tục khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cao gặp tác dụng không mong muốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến nhiều người sợ bệnh, chán nản với việc điều trị.

BoniDiabet + là gì và có hiệu quả ra sao?

BoniDiabet + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, rất an toàn và hiệu quả với người bệnh tiểu đường.

Tác dụng đột phá của BoniDiabet + đến từ các thành phần toàn diện giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Đó là:

– Các nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. Các nguyên tố vi lượng đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh cho hiệu quả vượt trội trong việc giúp giảm và ổn định đường huyết, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng trên thận, mắt, tim mạnh và thần kinh.

– Các thảo dược tự nhiên: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Các thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả theo nhiều cơ chế khác nhau.

Thành phần toàn diện trong sản phẩm BoniDiabet +

Hiệu quả vượt trội của BoniDiabet + còn đến từ công nghệ bào chế hiện đại Microfluidizer. Với công nghệ này, các thành phần trong BoniDiabet + có kích thước dưới 70nm, giúp tối đa khả năng hấp thu, hiệu quả thu được là cao nhất. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của BoniDiabet + so với các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như nhiều sản phẩm khác trên thế giới.

Đặc biệt, BoniDiabet + là sản phẩm duy nhất cho bệnh tiểu đường hiện nay có hiệu quả đã được kiểm chứng trên lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, kết quả tốt và khá trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết chiếm tỷ lệ cao: 96,67%. Đây là điều mà chưa có sản phẩm nào làm được.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng của sản phẩm BoniDiabet +

Để đánh giá khách quan nhất việc sản phẩm BoniDiabet có tốt không, mời bạn theo dõi phản hồi của người dùng ngay sau đây.

Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, số điện thoại: 0909281336

Cô Bông chia sẻ: “Cô biết mình bị tiểu đường cũng 7 năm nay rồi, ban đầu tinh thần cô suy sụp lắm vì thấy sức khỏe của mình yếu đi rõ rệt. Cô sụt mất 8kg trong khi lại ăn rất nhiều, lúc nào cô cũng thèm đồ ngọt, khát nước và đi tiểu liên tục. Nhiều đêm cô trằn trọc không thể ngủ được vì chân tay cứ bồn chồn khó chịu lắm. Cô đi khám thì đường huyết lên đến 400 mg/dl. Cô uống thuốc liên tục trong 1 tháng mà đường huyết cũng chỉ giảm xuống 395 mg/dl, tháng tiếp theo xuống còn 390 mg/dl. Đã thế cô còn bị chóng mặt và nôn ói thường xuyên nữa.”

“Nhờ có BoniDiabet + mà giờ cô khỏe mạnh lắm. Sau 1 tháng, đường huyết đã về 254 mg/dl. Dần dần, tới tháng thứ ba thì đường huyết chỉ còn 110 mg/dl và cứ giữ ổn định quanh quẩn 108 tới 110 mg/dl mấy năm nay rồi, không lên cao quá mà cũng không xuống thấp quá, rất ổn định. Cô không bị hay còn triệu chứng gì nữa, có lẽ vì thế nên đêm nào cô cũng ngủ rất ngon, người khỏe khoắn, da dẻ hồng hào. Cô cảm ơn BoniDiabet + nhiều lắm”.

Chị Đinh Thị Thu Huyền ở 18A, đường Trần Văn Mười, ấp 7, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, tp HCM bị mắc bệnh tiểu đường đã 6 năm cũng chia sẻ trên trang facebook cá nhân:

Chia sẻ của chị Đinh Thị Thu Huyền

BoniDiabet giá bao nhiêu?

Một lọ BoniDiabet + 30 viên có giá là 210.000 vnđ.

Một lọ BoniDiabet + 60 viên có giá là 380.000 vnđ.

Đây là giá niêm yết tại công ty phân phối sản phẩm là công ty Botania. Khi bạn mua sản phẩm này tại các nhà thuốc hay các kênh phân phối khác, giá cả có thể chênh lên hoặc xuống, nhưng lượng chênh lệch đó thường là rất nhỏ.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và chứng mất ngủ đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết trên. Việc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường không chỉ giúp bạn lấy lại được giấc ngủ ngon mà còn là điều cần thiết để phòng ngừa biến chứng, giúp bạn sống khỏe mạnh. Và BoniDiabet + sẽ giúp bạn làm được điều đó một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY

Cập nhật thông tin chi tiết về Phải Làm Sao Hiểu Đúng Về Bệnh Tiểu Đường trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!