Xu Hướng 5/2023 # Những Triệu Chứng Cơ Bản Của Bệnh Sỏi Thận # Top 12 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Những Triệu Chứng Cơ Bản Của Bệnh Sỏi Thận # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Những Triệu Chứng Cơ Bản Của Bệnh Sỏi Thận được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, từ đây sẽ dẫn tới bàng quang.

Những viên sỏi thận nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và bạn hiếm khi quan sát thấy chúng. Tuy nhiên, những viên sỏi có kích cỡ lớn, thì đó thực sự là “vấn đề” rắc rối. Chúng sẽ làm căng niệu đạo bởi ” mục đích” của chúng di chuyển xuống bàng quang. Từ đó bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau quặn, thắt. Kèm theo hiện tượng bí đái, hay đi tiểu mót.

Những triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi thận:

– Đau vùng lưng, hay có cảm giác buồn nôn

– Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu và trong nước tiểu có ra máu

– Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh hoàn

– Đau vùng bụng , vùng háng, người hơi sốt, hay bị rùng mình

– Nước tiểu có màu không bình thường

Những người trẻ tuổi và trung niên là đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người già.

Sỏi thận có thể là căn bệnh do di truyền, hay đó là các đối tượng đã từng bị bệnh gout, bệnh viêm ruột, viêm đường tiết niệu, dạ dày mãn tính.

Thêm vào đó những người có chế độ ăn uống không khoa học như ăn quá nhiều thức ăn có chứa oxalat (có trong socola, nho, trà, rau bina, dâu tây), cũng rất dễ mắc sỏi thận.

Chế độ ăn kiêng gây thiếu chất, đặc biệt là vitamin B6 và magie, cùng với sự dư thừa hàm lượng vitamin D là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận.

Sự mất cân bằng của các vitamin và khoáng chất có thể làm tăng hàm lượng canxi oxala trong nước tiểu. Khi hàm lượng quá cao, canxi oxala không được phân huỷ, và sẽ tạo nên sự kết tinh( đóng cục), dẫn đến bệnh sỏi thận.

Giảm đau khi mắc sỏi thận

– Uống 3- 4 cốc nước ép quả nam việt quất mỗi ngày

– Uống hoặc dùng ít nhất 1 lần cây atisô mỗi tuần

– Ăn măng tây ít nhất 2 lần mỗi tuần

– Ngâm khăn với nước ép hành tỏi rồi chườm lên vùng thận sẽ giúp giảm đau

– Đun sôi nước cần tây và mùi tây, để nguội rồi uống hỗn hợp nước này sẽ giúp giảm đau do bệnh sỏi thận gây ra

– Uống ít nhất 1 cốc nước chanh mỗi ngày

– Uống nước củ cải đường hàng ngày

– Uống nhiều nước sẽ giúp ngừa việc hình thành sỏi và lọc bỏ những cặn bã tích tụ lâu ngày gây sỏi thận.

Theo Suckhoedoisong

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Những Triệu Chứng Cơ Bản Của Viêm Loét Dạ Dày

Vùng thượng vị là vùng giữa rốn và mũi xương ức. Trong Đông y, đau thượng vị còn được gọi là tâm vị thống hay vị quản thống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thượng vị, vì vậy cảm giác đau ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, có người đau âm ỉ, có người chỉ đau tức bụng, đau quặn từng cơn, đau bỏng rát… Nhiều bệnh nhân bị đau quằn quại và có thể bị ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể như đau lưng, tức ngực, khó thở…

Những vết viêm loét này khi tiếp xúc với dịch vị dạ dày sẽ gây đau vùng thượng vị. Khi đau thượng vị do viêm loét dạ dày, bệnh nhân có thể đau vào lúc đói hoặc sau khi ăn no, cơn đau dữ dội, bệnh nhân đau quằn quại. Nếu đau thượng vị do loét tá tràng thì cơn đau sẽ dịu dần khi bệnh nhân uống thuốc trung hòa acid dịch vị hoặc ngay khi ăn một ít thức ăn.

Đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng có tính chu kỳ, đau thường từ 2 đến 8 tuần sau đó cơn đau giảm dần dù người bệnh có uống thuốc hay không. Nhưng những cơn đau này dễ tái phát vào thời gian sau đó.

Ợ hơi, ợ chua

Rối loạn tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày khiến người bệnh dễ chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Lúc này, thay vì hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn thoát ra ngoài theo đường hậu môn thì lại thoát ra ngoài theo đường miệng. Đây là hiện tượng ợ hơi.

Ngoài ợ hơi, ợ chua cũng là biểu hiện điển hình của thời kỳ đầu viêm loét dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày thường dễ tăng tiết acid, lượng acid dư thừa này khi trào ngược lên phần thực quản sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác chua ở miệng. Acid dạ dày tăng tiết và trào ngược lên thực quản cũng gây ra hiện tượng nóng rát vùng thượng vị bởi acid trào ngược gây kích ứng ống thực quản đoạn chạy qua vùng thượng vị.

Rối loạn tiêu hóa

Nôn hoặc buồn nôn

Rối loạn tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày khiến người bệnh khó chịu, muốn tống khứ các chất chứa trong dạ dày ra ngoài. Vì vậy mà hay gặp triệu chứng buồn nôn, thậm chí là nôn các chất ra ngoài. Cảm giác khó chịu sẽ giảm rõ rệt sau khi người bệnh nôn được các chất ra ngoài. Nếu những chất nôn ra ngoài có màu đen sẫm, khả năng lớn bệnh nhân đã bị chảy máu tiêu hóa trong.

Chán ăn và sụt cân

Niêm mạc dạ dày bị viêm loét khiến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, khó hấp thụ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Do tiêu hóa có vấn đề nên bệnh nhân luôn có cảm giác đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, nhiều bệnh nhân bị trào ngược dịch dạ dày lên thực quản do acid dạ dày tăng tiết gây cảm giác chua và đắng ở miệng… khiến người bệnh không có cảm giác ngon miệng nên không muốn ăn, dần dần dẫn đến sụt cân.

Khi có một trong các triệu chứng viêm loét dạ dày điển hình trên, người bệnh nên theo dõi và khám bác sĩ kịp thời sẽ giúp bệnh sớm được điều trị. Là một căn bệnh không khó chữa nhưng khi chủ quan coi thường, bệnh dễ biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng dạ dày thậm chí ung thư dạ dày.

Như đã đề cập, nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày nhưng không xuất hiện triệu chứng bệnh. Do vậy, mỗi người nên chủ động nâng cao hiểu biết về bệnh viêm loét dạ dày để phát hiện sớm, khắc phục nhanh chóng tình trạng bệnh và phòng tránh nguy cơ tái phát.

Nguồn: Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM

Những Triệu Chứng Của Sỏi Thận Giúp Bạn Sớm Nhận Biết.

Sỏi thận có thể hình thành khi nhiều chất như canxium, oxalate, cystine hay acid uric tồn tại với nồng độ cao trong nước tiểu. Tuy nhiên, không hẳn cứ lượng lớn những chất này là gây sỏi thận, sỏi thận có thể hình thành kể cả khi hàm lượng những chất này ở mức bình thường nhưng lượng nước tiểu ít nghĩa là bạn đọc nhịn tiểu và uống ít nước đó. Những chất này kết tụ tạo thành các tinh thể, bám vào thận và lớn dần lên về kích thước. Sau đó, sỏi sẽ di chuyển ra ngoài theo đường niệu và đi ra khỏi cơ thể theo nước tiểu. Một viên sỏi có thể bị mắc kẹt và làm tắc nghẽn đường tiểu gây đau. Sỏi lớn không tự đi ra ngoài và đôi khi phải cần đến một phương pháp phẫu thuật xâm lấn để loại bỏ nó.

YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA SỎI THẬN

Bệnh nền hiện tại, chế độ ăn và thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ sỏi thận

TRIỆU CHỨNG CỦA SỎI THẬN

Đau- Đau là triệu chứng thường gặp nhất khi mắc sỏi thận, cơn đau thường xảy ra khi có tắc nghẽn, làm cho nước tiểu không thể chảy dễ dàng từ thận xuống bàng quang. Cơ đau có thể từ nhẹ đến nặng, nếu mức độ nặng thì cần đến sự can thiệp của các bác sĩ. Thường xảy ra đau cơn trên nền âm ỉ, cơn đau đột ngột dữ dội rồi giảm bớt, kiểu hình của cơn đau thường gọi là cơn đau quặn thận, kéo dài 20-60 phút, xảy ra khi nằm nghiêng một ên, giữa xương sườn và hông, hoặc phần dưới bụng, thường lan xuống bẹn. Tiểu máu – Hầu hết bệnh nhân sỏi thận sẽ có hiện tượng tiểu máu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, và máu có thể được tìm thấy qua que nhúng hay soi nước tiểu. Tiểu sỏi – Bệnh nhân có thể tiểu soi hoặc tiểu cát, nguyên nhân là do có sỏi nhỏ trong nước tiểu. Triệu chứng khác – Những triệu chứng khác có thể gặp là nôn ói, đau khi đi tiểu và tiểu gấp. Sỏi thận không triệu chứng – Nhiều bệnh nhân sỏi thận có thể không có triệu chứng và không gây tắc nghẽn. Những viên sỏi thường được phát hiện nhờ vào hình ảnh học (như siêu âm, x quang, CT scan). Sỏi có thể tồn tại trong thận trong nhiều năm mà không gây triệu chứng. Sỏi thận thường được chẩn đoán dựa vào triệu chứng, khám lâm sàng và hình ảnh học. CT scan – CT scan giúp xem xét cấu trúc của cơ thể qua không quan 3 chiều. Một CT không cản quang thường được bác sĩ đề nghị nếu nghi ngờ sỏi thận bởi vì phương tiện hình ảnh học này cho hình ảnh tốt nhất để phát hiện sỏi thận. CT scan liều thấp thường ít ăn tia hơn. Vì vậy, bác sĩ thường hạn chế cho bệnh nhân chụp CT scan để giúp bệnh nhận ít tiếp xúc với chất phóng xạ hơn. Siêu âm- Siêu âm được sử dụng để phát hiện sỏi thận, mặc dù sỏi nhỏ hay sỏi trong niệu quản (ống nối thận với bàng quang) có thể bị bỏ sót. Tuy nhiên, siêu âm là phương tiện hình ảnh học vô cùng hữu ích, tránh được tia xạ, có thể dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Sỏi thận gây ra tắc nghẽn cần được điều trị tùy vào vị trí của sỏi và kích thước của sỏi, cũng như tình trạng đau của bệnh nhân và khả năng thải nước tiểu. Nếu sỏi có thể đi ra theo nước tiểu, cơn đau có thể chịu được và nếu bệnh nhân có thể ăn uống được, bệnh nhân có thể được điều trị tại nhà. Nếu bạn đau nhiều hay nôn ói, bạn cần được điều trị với loại thuốc giảm đau mạnh hơn bằng đường tiêm nên cần phải nhập viện. Ngoài ra, bệnh nhân sỏi thận có sốt kèm theo cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng huyết, có thể đe dọa đến tính mạng. Điều trị tại nhà- Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau không kê toa cho đến khi viên sỏi theo nước tiểu ra ngoài. Bệnh nhân có thể được yêu cầu lọc nước tiểu để lấy lại viên sỏi thận, sau đó đem đi phân tích trong phòng xét nghiệm để biết được thành phần của sỏi. Biết về loại sỏi bệnh nhân mắc phải sẽ giúp lên kế hoạch điều trị và ngăn ngừa sỏi tái phát trong tương lai. Nếu sỏi không tự ra ngoài – Những viên sỏi có kích thước lớn hơn 9-10 mm hiếm khi tự ra khỏi cơ thẻ mà thường cần các phương pháp điều trị khác để làm vỡ những viên sỏi này và lấy nó ra. Vài viên sỏi nhỏ cũng không ra ngoài bằng đường tiểu, có nhiều phương pháp điều trị như: Nội soi niệu quản – Nội soi niệu quản là phương pháp nội soi thường được sử dụng, phẫu thuật viên sẽ dùng một ống nội soi nhỏ, đi qua niệu đạo và bàng quang, vào trong niệu quản và thận, phương pháp này cho phép bác sĩ niệu học có thể thấy được sỏi và loại bỏ nó, hoặc làm vỡ nó thành những mảnh nhỏ hơn để có thể tự ra ngoài dễ dang. Nội soi niệu quản thường được dùng để loại bỏ những viên sỏi làm bế tắc đường tiểu và thỉnh thoảng là những viên sỏi nhỏ nằm trong thận. Tán sỏi bằng sóng xung kích (SWL) – tán sỏi là một lựa chọn điều trị đối với những bệnh nhân mà sỏi không tự ra ngoài được, Phương pháp này thích hợp cho những viên sỏi có kích thước 1cm, hay nhỏ hơn 1 cm ở thận và niệu quả trên. Tán sỏi bằng sóng xung kích thì không hiệu quả đối với sỏi lớn. Tùy theo từng phương pháp soi niệu quản bệnh nhân cần gây mê và giảm đau trong suốt quá trình tán sỏi bằng sóng xung kích. Tán sỏi được thực hiện bằng sóng năng lượng cao tác động đến viên sỏi. Những sóng này đi xuyen qua da, và mô cơ thể, và tác động năng lượng vào bề mặt sỏi thận. Năng lượng này làm sỏi vỡ thành từng mảnh nhỏ và dễ dàng thải ra ngoài qua nước tiểu. Tán sỏi qua da (PNL) – Thường dùng cho những viên sỏi lớn và phức tạp, hay những sỏi k tán được bằng sóng xung kích, có thể cần đến một phương pháp xâm lấn tối thiểu để loại bỏ sỏi. Trong phương pháp này, một công cụ nội soi nhỏ sẽ được xuyên qua da vào trong thận để loại bỏ sỏi. Điều trị sỏi thận không triệu chứng – Nếu bạn có sỏi thận không triệu chứng, bạn có thể loại bỏ sỏi hoặc không loại bỏ sỏi cũng được. Quyết định tùy vào vị trí và kích thước của sỏi, cũng như khả năng điều trị nếu có triệu chứng. Nếu bạn không thể được điều trị ngay khi cần như bạn phải di chuyển thường xuyên thì bạn nên được loại bỏ sỏi để đề phòng trường hợp lên cơn đau mà không kịp trở tay. Bất kể quyết định điều trị hay không, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe kĩ càng và đặc biệt là những yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận ở bạn. Nếu bạn xuất hiện triệu chứng VD như cơn đau quặn thận, bạn nên có được làm xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại và chế độ ăn, đây là những thứ làm tăng nguy cơ sỏi thận cho bạn. Nếu bạn đi tiểu và giữ lại sỏi thận, thì nên đưa đến phòng thí nghiệm và phân tích thành phần của viên sỏi này. Ngoài ra, bác sĩ của bạn nên xét nghiệm nước tiểu 24h cho bạn để xác định nhuengx nguy cơ tiềm ẩn của bệnh sỏi thận. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên như sau:

Bạn sẽ được khuyên uống nhiều nước để làm giảm nguy cơ mắc sỏi. Mục tiêu là tăng lượng nước tiểu qua thận và làm giảm nồng độ các phân tử có thể tạo thành sỏi. Các chuyên gia khuyên nên uống nước sao cho lượng nước tiểu là 2 lít trên ngày

Bạn có thể được khuyên về việc thay đổi chế độ ăn, tùy vào từng loại sỏi mà bạn mắc phải và kết quả nước tiểu trong 24h của bạn.

Bạn có thể được khuyên nên uống thuốc để loại bỏ nguy cơ mắc sỏi tái phát trong tương lai.

Sỏi thận có thể hình thành kể cả khi hàm lượng các chất gây sỏi bình thường trong nước tiểu. Những chất này có thể tạo thành những tinh thể, những tinh thể này sẽ gắn vào thận và gia tăng về kích thước hình thành nên sỏi.

Cuối cùng, sỏi sẽ di chuyển qua đường tiểu và được thải qua nước tiểu hoặc sỏi sẽ ở lại trên đường tiểu làm tắc nghẽn dòng nước tiểu và gây đau.

Bệnh nền và thói quen có thể ảnh hưởng đến nguy cơ hình thành sỏi thận, bao gồm tiền căn gia đình, chế độ ăn, bệnh nền, thuốc hiện tại và mất nước nước.

Triệu chứng thường gặp nhất của sỏi thận là đau, những triệu chứng khác bao gồm tiểu máu, tiểu sỏi, nôn ói, đau khi đi tiểu và tiểu gấp.

Nhiều bệnh nhân mắc sỏi thận không triệu chứng.

Xét nghiệm thường cần để chẩn đoán sỏi thận, CT scan là xét nghiệm hình ảnh học phổ biến nhất.

Khi đi tiểu ra sỏi, điều trị bao gồm thuốc giảm đau, bổ sung dịch cơ thể để viên sỏi ra ngoài dễ dàng. Thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen có thể giúp ích. Nếu cơn đau không được kiểm soát, thuốc giảm đau mạnh hơn như (narcotic) có thể được kê đơn.

Sỏi nhỏ (nhỏ hơn 5mm) thường tự ra ngoài mà không cần điều trị, sỏi lớn (trên 9mm) thường khó mà tự ra ngoài theo đường tiểu. Những viên sỏi này không thể tự ra ngoài này cần được điều trị ở bệnh viện.

Những xét nghiệm cao cấp hơn có thể được đề nghị cho bệnh nhân bị sỏi thận rái phát hay sỏi lần đầu có yếu tố nguy cơ mắc sỏi thận tái phát. NHững xét nghiệm giúp xác định liệu có một tình trạng bệnh lý nào khác có thể gây ra sỏi thận cho bệnh nhân hay không. Thuốc cần được kê toa để ngăn ngừa sỏi thận tái phát. Uống nhiều nước và thay đổi chế độ ăn có thể giúp phòng ngừa sỏi thận trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Curhan GC, Willett WC, Speizer FE, et al. Comparison of dietary calcium with supplemental calcium and other nutrients as factors affecting the risk for kidney stones in women. Ann Intern Med 1997; 126:497.

Nước tiểu được tạo ra từ thận, đi xuống bàng quang thông qua hai ống là niệu quản. Sau đó nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài thông qua niệu đạo

Chế độ ăn và yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ sỏi thận

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Sỏi Thận

Thói quen sử dụng thuốc sai cách ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hoạt động của thận. Sử dụng thuốc sai liều lượng, không theo chỉ dẫn của bác sĩ, khiến cơ thể không hấp thụ được thành phần của thuốc gây lắng cặn và tích tụ sỏi.

Đồ ăn chứa nhiều muối, dầu mỡ gây tăng lượng tuần hoàn máu tới cầu thận và tăng lượng cholesterol trong dịch mật khiến thận phải làm việc. Hoạt động quá tải khiến thận ngày một suy yếu, về lâu dài không đảm bảo chức năng dẫn tới sỏi thận.

Túi mật phải bài tiết dịch mật vào buổi sáng để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn, do đó nếu không ăn sáng mật sẽ không đủ thức ăn để tiêu hóa. Khi đó dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột lâu hơn, cholesterol từ mật sẽ tiết ra và hình thành sỏi thận.

Khi ống nhỏ dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quan bị chặn bởi các hạt sỏi sẽ gây nên cảm giác đau quanh thận (đau nặng ở giữa lưng), cơn đau có thể lan tỏa đến phần bắp đùi hoặc bụng dưới.

Do sỏi thận đi qua niệu quản và kích thích thích bàng quan khiến người bệnh tiểu tiện thường xuyên hơn. Trường hợp sỏi thận có kích thước lớn sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

Theo nghiên cứu khoa học, lớp màng phía trọng thận rất nhạy cảm do đó khi sỏi thận gây trầy xước mô máu sẽ trộn lẫn với nước tiểu. Trường hợp này hết sức nguy hiểm, do đó khi nước tiểu có màu đỏ, nâu hoặc hồng thì bạn cần tiến hành thăm khám ngay.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

– Người bệnh tiểu đêm, thận hư, thận yếu, suy giảm chức năng thận, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, suy giảm chức năng sinh lý, sinh ý yếu… – Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về liệu trình điều trị, chữa khỏi dứt điểm bệnh không lo bị tái phát: Hotline: 024 6327 8988, Di động: 0942 518 786

* Hoặc để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn miễn phí:Gọi lại cho tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Triệu Chứng Cơ Bản Của Bệnh Sỏi Thận trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!