Xu Hướng 3/2023 # Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não # Top 9 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc nhận biết sớm dấu hiệu tai biến mạch máu não là rất quan trọng, vì nó có thể quyết định tới sự sống của người bệnh. Tuy nhiên thật không dễ dàng để biết trước các triệu chứng của một cơn tai biến mạch máu não, bởi nhiều người có thể lầm tưởng đó là các triệu chứng do quá trình lão hóa hoặc bị nhầm lẫn với những bệnh khác có triệu chứng tương tự.

Những báo hiệu nhận biết tai biến mạch máu não sớm nhất

Một trong những báo hiệu bệnh tai biến mạch máu não xuất hiện sớm nhất là sự xuất hiện của các cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng lưu lượng máu lên não giảm nên không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho một số vùng của não. Những trường hợp này rất dễ xảy ra vì hệ thống mạch máu não phần lớn là mạch máu tận, rất nhỏ và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên cơn thiếu máu thoáng qua này thường hồi phục nhanh, thời gian hồi phục vài phút hoặc vài giờ và không để lại dấu hiệu yếu liệt hoặc có biểu hiện nguy hiểm gì khác.

Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra đột quỵ não (tai biến mạch máu não)

Chính vì điều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng đó là do cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, hoặc thiếu máu thông thường, sau một hai lần không thấy có hậu quả nghiêm trọng dễ đâm ra coi thường, không chịu theo dõi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Đến khi bị tai biến mạch máu não thật sự thì đã quá muộn màng.

Những triệu chứng nguy hiểm khác của bệnh tai biến mạch máu não

Theo kết quả tìm thấy từ nghiên cứu của “Tạp chí Thần kinh học, Ngoại thần kinh và Tâm thần học” cho thấy: Những triệu chứng thần kinh khó mô tả, nhiều cảm giác lạ như ngứa ran, mất thính lực, mất thị lực từng cơn, chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, vụng về hoặc khó khăn khi nói kéo dài chừng vài giây hoặc vài phút có thể đáng lo, nhưng sau đó rơi vào quên lãng là dấu hiệu báo trước bệnh tai biến mạch máu não(trieu chung cua benh tai bien)có thể xảy ra. Cụ thể:

Chân tay tê liệt: bệnh nhân cảm thấy một bên mặt hoặc tứ chi tê liệt, đau nhức, cơ thể rã rời, miệng chảy nước bọt, hoa mắt chóng mặt… vài giờ hoặc vài ngày trước đó. Những biểu hiện này rõ nhất là sau khi ngủ dậy. Đây là một dạng phản ứng do hệ thống động mạch cảnh không cung cấp đủ máu, não thiếu máu, thiếu ôxy.

Rối loạn thị giác: hiện tượng này thường diễn ra trong vài giây hoặc vài phút và sau đó lại hồi phục thị lực bình thường. Điều này chứng tỏ võng mạc mắt bị thiếu máu tạm thời, khả năng lưu thông của mạch máu não bị thu hẹp nghiêm trọng.

Giao tiếp khó: Không nói được hoặc khó nói hoặc không hiểu được người khác nói, có lúc tư duy lộn xộn, hỏi không đáp, gọi không thưa… Đây cũng là do việc cung cấp máu cho não bị thiếu, ảnh hưởng đến trung khu ngôn ngữ của vỏ não.

Những biểu hiện/triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não

Đau đầu, chóng mặt: Nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì khi xuất huyết não, sự giao động của huyết áp sẽ tăng cao, gây ra đau đầu, chóng mặt, thậm chí kèm theo buồn nôn, nôn, trong người cảm thấy khó chịu… Người bệnh có lúc còn cảm thấy quay cuồng rồi đột ngột bị ngã bất tỉnh. Rất có thể đã xảy ra hiện tượng xuất huyết não.

Ngáp nhiều: Ở người cao tuổi, do xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu ôxy cho tổ chức não. Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp. Nếu trong một vài ngày, người cao tuổi có hiện tượng ngáp nhiều liên tục chứng tỏ não bị thiếu máu và có thể xảy ra tai biến cần cảnh giác.

Những triệu chứng trên (trieu chung benh tai bien) có thể xảy ra một tháng trước khi tai biến mạch máu não xuất hiện. Vì thế, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào cần báo ngay với các bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ mình sớm nhất có thể.

Cách xử lý cần biết đối với bệnh tai biến mạch máu não

Đối với các trường hợp bị đột quỵ não, khoảng thời gian 4-5 giờ đầu sau khi đột quỵ xuất hiện là khung giờ quan trọng nhất để cứu bệnh nhân cũng như giảm biến chứng có hiệu quả nhất. Hãy gọi xe cấp cứu ngay khi phát hiện có người bị đột quỵ. Trong thời gian chờ đợi, hãy sơ cứu cho người bệnh theo các cách sau:

– Loại bỏ đờm – dãi, hoặc các dị vật trong miệng để tránh gây ảnh hưởng và tắc nghẽn hơi thở.

– Không nên cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì.

– Nên để người bệnh nằm ở tư thế đầu hơi nghiêng và hơi nâng, nếu bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu tê liệt thì cần điều chỉnh để nằm nghiêng về phía cơ thể không bị liệt.

– Nếu người bệnh bị hôn mê, ngừng thở ngoài những bước cần sơ cứu như trên thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ trợ sức khỏe có tác dụng phòng ngừa tai biến mạch máu não. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn để sử dụng theo tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, để phòng bệnh đột quỵ não tốt nhất nên khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện, kiểm tra và theo dõi chỉ số huyết áp chặt chẽ, phát hiện các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, mỡ máu cao… và chữa trị kịp thời nếu có.

Thực phẩm chức năng bảo vệ sức khoẻ Power HLP chứa Enzyme Lumbrokinase trong trùn đất dưới sự nuôi dưỡng và khai thác của Trung tâm Waki Pharmaceutical – Nhật Bản có tác dụng giúp giảm nguy cơ tai biến mách máu não. Enzyme Lumbrokinase có khả năng làm tan các sợi huyết, phân hủy các cục máu đông – nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đột quỵ não, giúp lưu thông máu tốt, hạn chế tình trạng tắc nghẽn trong lòng mạch cảnh.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tai biến Power HLP

Cơ chế làm tan huyết khối nhờ enzyme lumbrokinase của trùn đất

Ngoài ra, chiết xuất lá dâu tằm (một loại thảo dược được nhắc đến trong sách “Những cây thuốc & vị thuốc Việt Nam của chúng tôi Đỗ Tất Lợi) trong Power HLP còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tai biến trong việc chữa huyết áp cao, thiếu máu não, hạn chế cholesterol và lipid trong máu.

Hiện tại, Power HLP là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam được xác nhận của Bộ Y tế – Cục an toàn thực phẩm như một chứng nhận về chất lượng, tính an toàn và nguồn gốc Nhật Bản của sản phẩm đặc biệt này.

Chứng nhận chất lượng sản phẩm Power HLP tại Việt Nam

Bệnh tai biến mạch máu não là một bệnh nguy hiểm cho tất cả mọi người, nhưng nếu biết cách phòng ngừa và điều trị đúng cách thì cơ hội sống sót và phục hồi là tốt. Do đó, hãy bảo vệ sức khỏe mình bằng cách tạo một lối sống sinh hoạt hợp lý và kết hợp sử dụng thực phẩm Power HLP – Nhật Bản trong việc phòng ngừa, cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tai biến mạch máu não.

Dấu Hiệu Xuất Huyết Não Trong Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não

Hiện nay do cuộc sống hiện đại, kéo theo đó là những hệ lụy của nó gây ra như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn… Càng ngày con người phải hứng chịu những căn bệnh vô cùng nguy hiểm như ung thư, tim mạch… căn bệnh đang ở mức báo động hiện nay đó là bệnh tai biến mạch máu não.

Xuất huyết não là biến chứng của các thành mạch máu bị vỡ do áp lực lưu thông của máu quá lớn, máu tràn ra tạo áp lực nên các mô não nếu tình trạng không được cấp cứu kịp thời nguy bệnh nhân tử vong là rất cao. Theo thống kế 13% số ca tai biến là do xuất huyết não. Vậy nguyên nhân và những triệu chứng phân biệt là gì ?

– Nguyên nhân chính cần đề cập hàng đầu là do huyết áp cao. Huyết áp tăng cao vượt quá mức 140/90mmHg khiến lượng máu lưu thông nhanh tạo áp lực cao lên thành động mạch, tại những điểm động mạch đã bị xơ vữa hoặc phình ra trong thời gian dài, do áp lực lưu thông của dòng máu quá lớn vượt mức đàn hồi của thành mạch gây ra tình trạng nứt và vỡ động mạch.

– Hàm lượng cholesterol trong máu cao cũng là coi là nguyên nhân khá phổ biến. Lượng cholesterol vượt quá mức cho phép chúng bám vào các thành động mạch tạo ra những mảng xơ vữa, sau thời gian dài kết dính lại gây ra tình trạng xơ vữa làm giảm sự đàn hồi vốn có của các thành động mạch.

Xuất huyết não thường xảy ra trong tình trạng khi tinh thần bị tác động bất ngờ gây nên như: tức giận, gặp chuyện quá bất ngờ… bao gồm các triệu chứng

– Mất kiểm soát chân tay, người bệnh ngã khuỵu, nếu trong trường hợp nặng người bệnh bị liệt nữa một bên thân trái hoặc phải tùy thuộc vào động mạch bị tổn thương.

– Da mặt có dấu hiệu chảy xệ, tiếp theo đó là những dấu hiệu mặt bị liệt không thể điều khiển được, chảy nước bọt không thể kiểm soát.

– Không khống chế được việc đại và tiểu tiện.

– Nếu tình trạng bệnh nhân nặng người bệnh sẽ lâm vào tình trạng hôn mê sâu, sắc mặt tái nhợt, nhịp thở bị ngắt quãng nguy cơ tử vong là rất cao.

Thông thường theo theo kê bệnh nhân khi gặp tình trạng xuất huyết não thời gian đầu khoảng 40% bệnh nhân còn tỉnh táo, 30% trong tình trạng mơ màng, 30% còn lại trong tình trạng hôn mê sâu.

Tai biến mạch máu não do xuất huyết não mang những di chứng hết sức nặng nề. Nếu không được sơ cứu và điều trị đúng cách trong 48 giờ người bệnh sẽ lâm vào tình trạng hôn mê sâu nguy cơ tử vong cao. Tìm hiểu thật kỹ những dấu hiệu xuất và triệu chứng của xuất huyết não để khi gặp tình tình huống có thể sơ cứu và đưa người bệnh đi điều trị kịp thời.

Tai Biến Mạch Máu Não Xuất Huyết

Đau đầu dữ dội kèm theo nôn mửa

Đột ngột giảm hoặc mất vận động ở một bên thân, thị lực cùng bên giảm hoặc mất thị lực

Khó nói, nói ngọng, không nhai hay nuốt được.

Dễ bị suy hô hấp, tức ngực, khó thở, tụt lưỡi.

Để chuẩn đoán chính xác loại tai biến mạch máu não, cần phải sử dụng các biện pháp y tế hiện đại như chụp cắt lớp CT. Do vậy, khi gặp những triệu chứng trên, không được tự ý cho nạn nhân sử dụng thuốc tránh tình trạng bị xấu đi mà hãy gọi ngay xe cấp cứu để nạn nhân được điều trị tai biến mạch máu não kịp thời.

Đột quỵ xuất huyết là kết quả của mạch máu não bị suy yếu, vỡ và xuất huyết. Bệnh thường gặp ở người lớn ( đặc biệt là nhóm tuổi ngoài 40) hơn là trẻ em.

Huyết áp cao là yếu tố nguy hiểm nhất, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não lên đến 2 – 6 lần. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như phình động mạch và dị dạng động tĩnh mạch…

Phình động mạch: Áp lực của máu đè lên thành động mạch, khiến cho khu vực bị yếu của động mạch phình to lên. Nếu không được điều trị kịp thời thì phình động mạch vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi nó to lên, vỡ ra và gây chảy máu não.

Dị dạng động tĩnh mạch: Dị dạng động tĩnh mạch là một tổn thương bẩm sinh gồm nhóm các mạch máu hình thành bất thường. Bất kỳ một trong những mạch máu này đều có thể bị vỡ ra gây chảy máu não.

Phương pháp điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não do xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của việc chảy máu não. Điều trị tai biến mạch máu não xuất huyết não bao gồm phẫu thuật và điều trị bằng thuốc.

Điều trị cấp cứu đột quỵ xuất huyết não chú trọng vào việc giảm huyết áp và kiểm soát tình trạng chảy máu. Giảm huyết áp xuống mức bình thường (dưới 130mmHg) là vô cùng quan trọng trong cấp cứu xuất huyết não, tuy nhiên, cần kiểm soát để tránh việc hạ áp quá mức. Để kiểm soát tình trạng chảy máu, bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc đông máu và ngăn chặn các cơn động kinh. Khi kiểm soát được những yếu tố đảm bảo sự sống sót, bệnh nhân sẽ được kiểm tra chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Với trường hợp tổn thương lớn, phương án phẫu thuật có thể được sử dụng để giảm áp lực lên não như: phẫu thuật sửa chữa những mạch máu có nguy cơ phình mạch hay nhóm mạch dị dạng, có nguy cơ gây đột quỵ cao; phẫu thuật kẹp phình mạch để ngăn ngừa tái xuất huyết phình mạch,….

Sau điều trị cấp cứu, bệnh nhân sẽ áp dụng phác đồ chăm sóc tại nhà với các loại thuốc điều trị được kê để giảm bớt nguy cơ gây ra đột quỵ xuất huyết não như thuốc đông máu, thuốc hạ huyết áp,…, điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và có thể uống thuốc Đông y để cải thiện, bảo vệ thành mạch, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não xuất huyết.

Trầm Cảm Sau Tai Biến Mạch Máu Não

Lịch sử

Kraepelin nhận thấy có sự liên kết giữa loạn thần hưng-trầm cảm và tai biến mạch máu não (TBMMN). Trong sách giáo khoa về tâm thần, Bleuler nhận xét: khí sắc sầu uất kéo dài hàng tháng hoặc hơn thường xuyên xuất hiện sau TBMMN.

Trước đây trầm cảm không được xem là biến chứng của TBMMN, mà được xem là một phản ứng cảm xúc tự nhiên đối với sự suy yếu về trí tuệ và thể chất. Gainotti cho rằng tổn thương bán cầu não trái gây ra các phản ứng hoảng loạn, lo âu, trầm cảm. Còn tổn thương cầu não phải gây ra vô cảm và thờ ơ.

Giả thuyết trầm cảm là một biến chứng đặc biệt của TBMMN chỉ mới được đưa ra nhờ các nghiên cứu của trường phái Baltimore – Robinson và Price (8,10,11). Chính các tác giả này đã đưa ra hiện tượng “trầm cảm sau TBMMN” không phải do phản ứng tâm lý đối với độ nặng của bệnh, nhưng lại liên kết với vị trí tổn thương bán cầu (nhân xám, đồi thị, bao trong).

Bên cạnh hội chứng trầm cảm, Robinson và cộng sự (8,10,11) cũng báo cáo nhiều trường hợp hưng cảm, phản ứng lo âu và hoảng loạn, cảm xúc dễ thay đổi vừa gây hấn vừa xung động, thiếu kiên nhẫn, rối loạn ngữ điệu, vô cảm, và mất năng lực, cũng như tâm thần phân liệt, hoang tưởng. Trường phái Bogousslavsky báo cáo trong số các rối loạn cảm xúc tâm thần sau TBMMN, có một loạt các rối loạn như: vô cảm, buồn, thụ động, gây hấn, thờ ơ, giải ức chế, khả năng thích nghi yếu, phủ nhận bệnh (5).

Tỷ lệ hội chứng trầm cảm khác nhau tùy theo cách chọn mẫu, thay đổi từ 23-60%. Nữ giới chiếm ưu thế (1,13,14,15). Chứng mất ngôn ngữ thường bị loại do khó khăn trong giao tiếp và trong đánh giá tâm lý(1). Thế nhưng tỷ lệ rối loạn khí sắc lại rất cao ở những người mất ngôn ngữ, điều này làm cho tỷ lệ trầm cảm sau TBMMN tìm ra thấp hơn so với thực tế, đặc biệt đối với các bệnh nhân thuận tay phải có tổn thương bán cầu não trái.

Tóm lại, có một nửa số bệnh nhân TBMMN bị trầm cảm, trong đó khoảng 20% rất nặng, thuộc loại sầu uất nặng (9,10,11,12). Trầm cảm sau TBMMN có tỷ lệ cao hơn trầm cảm trong phẫu thuật chỉnh hình, chấn thương, nhồi máu cơ tim, và các bệnh nội khoa khác (1,12,15,16).

Triệu chứng học của trầm cảm sau TBMMN

Trầm cảm chủ yếu: Thay đổi khí sắc trong ngày, tư duy chậm chạp, mất năng lực, đôi khi lo âu hoặc kích động, giảm cân, mất ngon miệng, dậy sớm vào buổi sáng, khó dỗ giấc ngủ, thu rút xã hội, ý nghĩ tai họa, mất mọi hy vọng, mất hứng thú, tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác bị tội. Giảm tình dục, ý tưởng tự tử thường gặp (6,9,10). Trạng thái khí sắc có đặc điểm của sầu uất.

Trầm cảm nhẹ hay loạn khí sắc: Lo âu, kích thích, thiếu kiên nhẫn, ít thay đổi trong ngày, tư duy ít chậm chạp hơn, mất năng lượng vừa, rối loạn giấc ngủ nhẹ hơn, khó dỗ giấc ngủ và dậy sớm. Thu rút xã hội ít hơn, mất cân thường thay thế bởi ăn nhiều và béo phì. Tự đánh giá thấp bản thân và ý tưởng tự tử, cảm giác bị tội, tuyệt vọng và mưu toan tự tử ít thấy. Mức độ rối loạn thay đổi hàng ngày hoặc theo thời gian (1,6,9,11,12,15,16).

Nhiều tác giả mô tả triệu chứng khác nhau giữa trầm cảm do bệnh cơ thể và trầm cảm của TBMMN. Trầm cảm do bệnh cơ thể thường có cảm giác tự đánh giá thấp bản thân, tự ti, nhụt chí, cảm giác không có đủ sự giúp đỡ, lo âu do khó khăn về cơ thể, mệt mỏi. Rối loạn giấc ngủ ít quan trọng hơn, đau đầu thường thấy, mặc cảm bị tội và ý tưởng tự tử ít hơn nhiều (9,16).

Sự khác nhau giữa trầm cảm chủ yếu và trầm cảm nhẹ chỉ ở mức trừu tượng. Có sự chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác trong quá trình tiến triển. Các dấu hiệu đặc trưng của trầm cảm sau TBMMN (1): – Các tổn thương sau TBMMN hồi phục ít hoặc không đủ mặc dù được tập vật lý trị liệu đầy đủ. – Khó hợp tác với quá trình tái hòa nhập – Không giao tiếp với người giúp đỡ – Sự suy yếu của các tổn thương đã ổn định

Các dấu hiệu phủ nhận trầm cảm, và độ nặng của của rối loạn thần kinh thực vật gây ra trở ngại cho việc hồi phục chức năng.

Sự hiện diện của cười hoặc khóc bệnh lý gợi ý hội chứng giả hành, nhưng cũng có thể là một loạn khí sắc trầm cảm tạo ra cảm xúc dễ thay đổi. Điểm đặc biệt là giọng nói đơn điệu, nghèo biểu lộ.

Một số bệnh nhân có cảm xúc cùn mòn, mất năng lực hoặc khí sắc không ổn định. Ở người lớn tuổi, trầm cảm có thể biểu hiện dưới dạng giảm nhận thức giả sa sút (tập trung, ghi nhớ) hoặc cảm giác đau. (6,7,12) Kết luận: Cần tìm kiếm dấu hiệu trầm cảm trên tất cả các bệnh nhân bị TBMMN. Phải có sự phối hợp giữa Thần kinh, Tâm thần, trị liệu viên, gia đình, người chăm sóc.

Nguyên nhân của trầm cảm sau TBMMN

Có hai cơ chế chính giải thích sự xảy ra của hội chứng trầm cảm sau TBMMN: – (1): Phản ứng cảm xúc tâm lý đối với tình huống TBMMN, đặc biệt đối với độ nặng của tổn thương. – (2): Cơ chế sinh học do tổn thương mạch máu và vị trí tổn thương.

Giả thuyết trầm cảm do phản ứng tâm lý đối với bệnh tật giải thích tại sao trầm cảm được xem là tự nhiên ở bệnh nhân bị giới hạn sự tự chủ sau TBMMN: giảm khả năng nhận thức, thay đổi hình ảnh cơ thể, đánh giá thấp bản thân, suy yếu và phụ thuộc, mất năng lực hoặc cứng ngắc, tổn thương cơ thể, tổn thương chức năng nhận thức, ngôn ngữ, thay đổi hoạt động gia đình, xã hội, giảm khả năng thích nghi, thậm chí mất vai trò nghề nghiệp, xã hội.

Giả thuyết sinh học của trầm cảm dựa trên giả thuyết tổn thương của TBMMN gây ra các rối loạn của hệ thống dẫn truyền có vai trò duy trì khí sắc, chủ yếu là hệ serotoninergique và hệ noradrenergique. Khái niệm này dựa trên sự kiện trầm cảm sau TBMMN nhiều hơn trầm cảm sau chấn thương não và càng nhiều hơn các trầm cảm sau can thiệp phẫu thuật, nhồi máu cơ tim, hoặc bệnh nội khoa. (1,5,11,15)

Vùng dưới đồi đóng vai trò đặc biệt trong các biểu hiện cơ thể và biểu hiện không tự chủ của trầm cảm. Trong nhồi máu và xuất huyết, cấu trúc cảm xúc bị tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp do tổn thương hay mất liên kết khớp thần kinh (6,7,8,10,11,14).

Trong thực tế, hai giả thuyết trên không loại trừ nhau. Ở phần lớn các bệnh nhân TBMMN, trầm cảm sớm có thể do yếu tố sinh học, còn trầm cảm muộn do độ nặng của tổn thương chức năng và các hậu quả xã hội, nghề nghiệp.

Tóm lại, có sự liên kết giữa trầm cảm, vị trí tổn thương, độ nặng của bệnh, và ảnh hưởng của xã hội. Cần biết một số thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm trầm cảm: các thuốc hạ áp, đặc biệt ức chế Beta, lợi tiểu, và các thuốc tác động trung ương, thuốc chống động kinh, thuốc chống rối loạn nhịp tim.

Hậu quả của trầm cảm sau TBMMN

Trầm cảm làm nặng thêm sự suy giảm nhận thức chú ý, trí nhớ, thị lực không gian, ngôn ngữ và có thể gây ra tình trạng sa sút giả ở người già. Trầm cảm làm nặng thêm suy giảm chức năng và làm chậm quá trình hồi phục khi tập vật lý trị liệu và phát âm. Các bệnh nhân trầm cảm có tiến triển xấu hơn về lâu dài do ít cố gắng tham gia vào việc tái hòa nhập sau khi ra viện.

Rối loạn khí sắc làm giảm khả năng hồi phục thao tác trong những hoạt động thường ngày và hoạt động xã hội. Trầm cảm sớm hoặc suy giảm chức năng thần kinh nặng báo trước chất lượng sống xấu hơn sau 6 tháng. Kolita (7) mô tả 3 triệu chứng có ảnh hưởng không tốt đến tiên lượng lâu dài: Cảm xúc dễ thay đổi, vô cảm, mất nhận thức.

Điều trị trầm cảm sau TBMMN

Các nghiên cứu tiền cứu của nhóm Baltimore (Robinson, Price và Starkstein) nhận xét rằng nếu không điều trị, trầm cảm có thể kéo dài hơn hai năm sau TBMMN. Điều trị bằng thuốc được sử dụng nhiều hơn do giả thuyết sinh học của trầm cảm (1,6). Nhưng phải kết hợp việc sử dụng thuốc với nâng đỡ tâm lý cũng như tiếp cận của gia đình và người giúp đỡ.

Nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của Fluoxetine và của các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin khác, chủ yếu là các thuốc có tác động serotoninergique và noradrenergique như Mirtazapine và Venlafaxine.

Hiển nhiên là việc điều trị trầm cảm gắn liền với cố gắng cải thiện sự tự lập của bệnh nhân. Nó cũng không tách rời khỏi chương trình tái hòa nhập. Phải hiểu rõ các tác động bất lợi của thuốc chống trầm cảm trên não: an thần, tình trạng lú lẫn, đặc biệt là cơn động kinh. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng được chỉ định đặc biệt cho hội chứng đau sau TBMMN (vùng đồi thị – thùy đỉnh, thân não). Nortriptyline, thuốc chống trầm cảm có tiếng là rất adrenergique có một số lợi ích. Tương tự, Clomipramine, Maprotiline, Amitriptyline, Dosulépine, và Trimipramine cũng có hiệu quả giảm đau. Trong các trầm cảm với suy nhược, mất hứng thú, và giảm khả năng nhận thức, ta có thể dùng IMAO B, Moclobemide rất tốt cho các bệnh nhân lớn tuổi than phiền sa sút trí nhớ giả. Khi lo âu là triệu chứng chủ yếu, chúng ta sử dụng Fluvoxamine, Amitriptyline, Doxepine. Ở những người bị chứng mất nói đang được điều trị phát âm, nếu có trầm cảm nên kết hợp thuốc chống trầm cảm với galantamine-sulbutiamine.

Kết luận

Các kết luận sinh bệnh học trầm cảm sau TBMMN và điều trị còn chưa rõ ràng. Vị trí tổn thương não do Robinson đề cập không được thừa nhận và nhiều công trình nghi ngờ điều này.

Cần phải chú ý đến trầm cảm sau TBMMN, và phải điều trị bệnh nhân toàn diện, với mục tiêu tái hòa nhập bệnh nhân vào môi trường gia đình và xã hội.

ThS. BS Chu Thị Dung, BS Khoa khám I

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!