Bạn đang xem bài viết Những Cách Chữa Bệnh Trĩ Ở Nam Giới được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách chữa bệnh trĩ ở nam giới là các phương pháp sử dụng Đông Y, Tây Y để cải thiện căn bệnh “thầm kín” này ở các quý ông, giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, tăng cường chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Việc tìm hiểu những cách chữa bệnh trĩ ở nam giới là vô cùng cần thiết và cấp bách nhằm bảo vệ sức khỏe quý ông.
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.
Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.
Bên cạnh đó, khi tuổi tác càng cao thì các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
Cách chữa bệnh trĩ ở nam giới sẽ giảm bớt những gánh nặng vùng hậu môn cho nam giới, kích thích búi trĩ tự co lại và biến mất. Khi bệnh trĩ đã cải thiện, sức khỏe nam giới sẽ tốt hơn, chất lượng cuộc sống tăng lên đáng kể, đồng thời chuyện chăn gối vợ chồng cũng trở nên thăng hoa, ít e ngại hơn.
Trĩ nội: Tình trạng xuất hiện bên trong hậu môn, búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
Trĩ ngoại: Tình trạng trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn, búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Tùy vào tình trạng búi trĩ, ta có thể phân loại bệnh trĩ ở cấp độ nào.
Trĩ cấp độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ cấp độ 2: Bình thường, búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi đi đại tiện thì búi trĩ thập thò hay lòi ra ngoài một ít. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
Trĩ cấp độ 3: Khi tăng áp lực ở hậu môn thì búi trĩ lại sa ra ngoài, phải đợi một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
Trĩ cấp độ 4: Búi trĩ gần như nằm ngoài ống hậu môn.
Các dấu hiệu thường thấy của bệnh trĩ mà đấng mày râu cần chú ý để có biện pháp điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe của mình.
-Đau rát vùng hậu môn khi đi đại tiện, mang vác vật nặng,….Đây là tình trạng thường gặp nhất của bệnh trĩ.
-Cảm giác ngứa hậu môn: Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ở vùng hậu môn. Bởi vùng nhạy cảm này có nhiều vi khuẩn xâm nhập, nhất là với những bệnh nhân trĩ.
-Đi ngoài ra máu: Bước vào giai đoạn trĩ nặng, người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng đi ngoài ra máu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nam giới.
-Ăn uống không đầy đủ dưỡng chất, ít chất xơ, sử dụng nhiều thực phẩm cay, nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ. Đồng thời, việc uống nhiều bia rượu cũng khiến nam giới mắc bệnh trĩ.
-Nam giới bị thừa cân, béo phì có khả năng mắc bệnh trĩ cao hơn những người khác.
-Thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động mạnh kéo dài,…hay đứng hoặc ngồi lâu cũng gây áp lực lên ổ bụng khiến giãn tĩnh mạch hậu môn.
-Không có thói quen vận động cơ thể để trở nên linh hoạt hơn, nam giới thường ngồi lâu hoặc đứng lâu cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ ở nam giới hiệu quả hiện nay, tùy theo tình trạng bệnh mà các quý ông có thể chọn phương pháp nội khoa hay ngoại khoa để điều trị. Những cách chữa bệnh trĩ ở nam giới phổ biến nhất phải kể đến như.
Cách chữa bệnh trĩ ở nam giới này phù hợp với người bệnh trĩ nhẹ hoặc người có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà.
Xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước
Hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều muối, cay nóng, sử dụng cà phê, rượu và các thực phẩm chứa cafein
Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng để làm giảm gây áp lực lên vùng hậu môn như rau củ quả,…
Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, hạt điều, hạnh nhân để tăng cường bổ máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu ở nam giới đi đại tiện ra máu
Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày tối thiểu 30 phút để tăng cường lưu thông máu, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
Hạn chế làm việc nặng, khuân vác các vật gây áp lực cho cơ thể, đồng thời cũng tạo áp lực cho vùng hậu môn.
Việc điều trị bằng tác động bên ngoài cần sự kiên trì, nhất là đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên.
Đặc biệt, đối với các loại thuốc Tây cần phải do bác sĩ kê toa để tránh tình trạng nhờn thuốc khiến việc điều trị không có hiệu quả, làm tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian của người bệnh.
Việc điều trị bằng chế độ ăn uống hay điều trị bằng phương pháp nội khoa tuy đem lại tác dụng nhất định nhưng cũng chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Để điều trị bệnh dứt điểm và nhanh chóng thì nam giới nên tìm hiểu về việc điều trị bằng phương pháp nội khoa.
Có nhiều phương pháp ngoại khoa được áp dụng trong việc điều trị bệnh trĩ. Trong đó, nổi bật là phương pháp HCPT – phương pháp sử dụng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu giúp điều trị bệnh trĩ một cách an toàn và hiệu quả.
Quá trình xâm lấn này sẽ dựa vào sự hoạt động của sóng điện cao tần theo nguyên lý sản sinh nhiệt trường dưới hình thức sóng cao tần. Các sóng cao tần được sinh ra do hiện tượng trao đổi các ion mang điện ngay trong tế bào. Từ đó sẽ giúp đông và thắt nút mạch máu để quá trình cắt trĩ diễn ra nhanh, gọn và an toàn.
Hạn chế tổn thương vùng hậu môn trong quá trình điều trị
Độ an toàn cao
Ít gây đau đớn và chảy máu sau phẫu thuật
Phục hồi nhanh chóng hơn các phương pháp khác
Ít gây biến chứng về sau
Bệnh Lậu Ở Nam Giới Và Cách Chữa Trị?
Thông thường đối với cánh mày râu, họ rất chủ quan nên nếu như bị đau họng hay tiểu rát, tiểu buốt thường bỏ qua và coi nó không nghiêm trọng lắm. Nhưng đây lại chính là 1 trong những dấu hiệu của bệnh lậu ở nam giới. Nguy hiểm hơn những dấu hiệu của bệnh lậu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, tổn thương van tim, vô sinh…
Bệnh lậu ở nam giới là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Bệnh có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:
Việc quan tình dục không an toàn bằng việc sử dụng âm đạo, miệng, hậu môn.
Dùng chung máy rung, đồ chơi tình dục khi chưa rửa sạch hoặc bọc bao cao su.
Bệnh này sẽ ảnh hưởng tới niệu đạo, trực tràng và cổ họng.
Những triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới
Dấu hiệu đầu tiên là nam giới thường bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau và tiểu ra mủ có màu trắng đục, kèm theo những mùi hôi vô cùng khó chịu, đồng thời có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.
Bao quy đầu, phần quy đầu, thân dương vật đều bị ngứa ngáy, sưng tấy đỏ và rất đau rát khó chịu.
Vùng bẹn, tinh hoàn và mào tinh hoàn sẽ nổi hạch bẹn sưng to và đau.
Khi bị mắc bệnh lậu trong quá trình quan hệ tình dục và khi xuất tinh sẽ thường bị đau. Có thể ra máu nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Bệnh lậu ở hậu môn sẽ bị nhiễm viêm hậu môn – trực tràng và phần hậu môn sẽ có cảm giác đau rát khi đi vệ sinh.
Nếu mắc căn bệnh lậu ở miệng thì ở vùng miệng và họng sẽ sưng đau, ngứa rát, amidan sưng mủ.
Ngoài ra sẽ có thêm các triệu chứng như: bị đau mỏi lưng, đau vùng bụng dưới, mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn…
Vi khuẩn gây lên bệnh lậu có tốc độ sinh sôi và phát triển vô cùng nhanh, cứ 15 phút sẽ nhân đôi thêm 1 lần và chính vì thế người mắc bệnh lậu cần được điều trị sớm nhất có thể.
– Bệnh nhân cần được điều trị đúng cách như: sử dụng đúng thuốc, đủ liều theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc bên ngoài điều trị
– Điều trị với cả với bạn tình để tránh tái phát.
– Quá trình điều trị bệnh kiêng không quan hệ tình dục, nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi, không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích…
Phương pháp chữa trị bệnh lậu ở nam giới bằng thuốc:
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng sinh để chữa bệnh lậu vì có cả thuốc uống và thuốc tiêm nhưng khi sử dụng loại thuốc này cần tuân thủ theo quy định và sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Thuốc kháng sinh thông thường chỉ có tác dụng ngăn chặn nhiễm khuẩn chữa bệnh hiện tại chứ không thể khôi phục được những thương tổn trước đó bệnh gây ra.
Các loại thuốc uống thường sử dụng với trường hợp bệnh nhân được phát hiện sớm, bệnh ở giai đoạn đầu và có thể sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn bệnh. Nhưng bệnh nhân cần tới phòng khám, bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh và sử dụng thuốc đúng liều lượng theo tình trạng bệnh mà bác sỹ đã kê đơn thuốc, tránh trường hợp xảy ra phản ứng phụ.
Nếu căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn cấp tính thì các bác sĩ sẽ phải tiêm thuốc để điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị bằng thuốc tiêm bệnh nhân cần kết hợp với thuốc uống để đạt hiệu quả cao.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh lậu ở nam giới và cách chữa trị thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 0988.202.233- 0836.633.399 để được tư vấn trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể chart trực tiếp với chúng tôi qua khung cửa sổ chart tại website http://suckhoenamgioi.vn/ – website chính thức của chúng tôi.
About The Author
Cách Chữa Suy Thận Mãn Tính Ở Nam Giới
Cách chữa suy thận mãn tính hay cách điều trị suy thận, dấu hiệu suy thận và nguyên nhân gây suy thận mãn tính là gì? Bệnh suy thận thường có triệu chứng âm thầm do đó khi các dấu hiệu bị suy biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh đã ở giai đoạn cuối và các chức năng thận thường chỉ còn khoảng 10 15%, bắt đầu đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vậy, suy thận mãn tính có chữa được không và cách chữa bệnh suy thận ở nam giới như thế nào?
Bệnh suy thận mãn tính ở nam giới
Theo y học, suy thận là hiện tượng suy giảm các chức năng của thận, khi mà cơ chế bài tiết những chất cặn bã không được triệt để sẽ dẫn tới sự tồn đọng các chất độc hại bên trong cơ thể. Bệnh suy thận có quá trình ủ bệnh lâu dài nhưng thường không có dấu hiệu rõ ràng do đó rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu.
Suy thận được chia làm 2 loại: suy thận cấp tính và suy thận mãn tính:
Bệnh suy thận cấp tính: Triệu chứng này xảy ra một cách nhanh chóng, hình thành do nhiễm trùng, sự mất mát đột ngột của một lượng lớn máu, hoặc một tai nạn nghiêm trọng. Sự sụt giảm đột ngột trong chức năng thận thường chỉ ngắn ngủi nhưng đôi khi cũng có thể dẫn đến thương tổn thận trong lâu dài.
Bệnh suy thận mãn tính: Suy thận mãn tính là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận, bệnh tiết niệu mãn tính, làm các chức năng thận giảm sút trầm trọng tương ứng với số lượng nephron của thận bị thương tổn dẫn đến xơ hóa và mất dần đi chức năng không hồi phục.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh suy thận mãn tính là tăng nitơ phi protein máu, mức lọc cầu thận giảm dần không hồi phục, rối loạn các chức năng nội tiết, rối loạn cân bằng nội môi của thận. Những triệu chứng này nặng dần tương ứng với việc giảm mức lọc cầu thận, cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, khi này hai thận sẽ mất đi chức năng hoàn toàn, đòi hỏi người bệnh phải điều trị chạy thận hoặc ghép thận để cứu vãn tình thế.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận
Bệnh tiểu đường được xem là nguyên nhân gây bệnh suy thận hàng đầu tại Việt Nam.
Ngoài ra, tiểu đường còn gây ra rất nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như mắt, thần kinh, tim mạch, … Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng sẽ tỷ lệ thuận với số người tiểu đường có biến chứng suy thận càng cao.
Một số bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh suy thận như: nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao, viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu… có thể gây sốc nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận cấp. Nếu không được điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn suy thận mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận do huyết áp cao. Hiện tượng huyết áp cao không được kiểm soát tốt ban đầu sẽ gây tiểu ra đạm, dần dần dẫn đến bệnh suy thận.
Một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside; kháng viêm không steroid; thuốc kháng lao; thuốc cản quang; thuốc, hoá chất hỗ trợ điều trị ung thư; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc…cũng chính là nguyên nhân gây bệnh suy thận mà các bạn cần chú ý.
Những nam giới bị Sỏi thận, viêm thận bể thận, trướng nước thận, … có khả năng bị suy thận mãn tính cao hơn những người bình thường khác.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận do tuổi tác: Theo kết quả nghiên cứu, nam giới tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị suy thận lớn.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh suy thận còn do các chấn thương nặng, nhiễm trùng do côn trùng cắn, ngộ độc, dập nát cơ có thể…
Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều đường, muối, chất mỡ, chất đạm; ăn ít rau quả; hay stress; thuốc lá; ít vận động; môi trường ô nhiễm…
Dấu hiệu bị suy thận
Các triệu chứng của suy thận thường không được biểu hiện rõ ràng, nên người bệnh rất khó phát hiện. Đa số người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Có một số dấu hiệu bị suy thận mà bạn đọc cần chú ý, đó là:
Các thay đổi khi đi tiểu do thận tạo ra nước tiểu, vì vậy khi thận bị hỏng, có thể xuất hiện những thay đổi đối với nước tiểu như
Số lần đi tiểu hay lượng nước tiểu ít hơn thông thường, nước tiểu có màu tối.
Nước tiểu có nhiều bong bóng và có bọt. Người bệnh cũng có thể có dấu hiệu bị suy thận như đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, nước tiểu có màu nhợt và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
Có thể đi tiểu ra máu.
Người bệnh có thể cảm thấy căng tức hoặc đi tiểu khó khăn, đi tiểu buốt
Phù
Phù là một trong những dấu hiệu bị suy thận phổ biến.
Khi thận bị hỏng sẽ không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, chính vì thế mà các chất lỏng tích tụ trong cơ thể sẽ khiến cho người bệnh bị phù ở mặt, chân, cổ chân, bàn chân, hay tay…
Ngứa và phát ban ở da
Thận là cơ quan có nhiệm vụ loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của những chất thải này trong máu có thể gây ra những trận ngứa ngáy, dị ứng ở mức độ nặng.
Cơ thể mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy, giúp cơ thể có năng lượng và khỏe mạnh.
Khi thận suy, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do đó, cơ thể người bệnh sẽ có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, vì thế nên các cơ và đầu óc của người bệnh sẽ mệt đi nhanh chóng. Triệu chứng này được gọi là thiếu máu.
Xuất hiện vị kim loại ở trong miệng, hơi thở có mùi amoniac
Sự tích tụ của những chất thải trong máu có thể khiến thức ăn có vị khác và khiến cho hơi thở có mùi. Người bệnh chán ăn, lâu dần sẽ giảm cân.
Người bệnh có cảm giác ớn lạnh
Thiếu máu do suy thận có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào người cũng lanh, ngay khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Buồn nôn và nôn
Quá trình tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu cũng có thể gây ra tình trạng buồn nôn và nôn. Dấu hiệu bị suy thận này rất khó phát hiện vì nó dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, do đó người bệnh cần chú ý.
Thở nông
Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung
Đau chân và cạnh sườn
Một số nam giới khi mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay cạnh sườn .Bệnh thận đa nang có thể khiến cho các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, gây đau đớn.
Suy thận mãn tính có chữa được không
Suy thận mãn tính có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt là những nam giới đang mang trong mình căn bệnh nguy hiểm này. Không phải tự nhiên mà căn bệnh này được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, mà bởi hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng thận suy.
Tại sao suy thận mãn tính không thể chữa khỏi
Thận được cấu tạo bởi các nephron hay còn được gọi là các đơn vị chức năng thận. Mỗi quả thận cấu tạo khoảng 1 triệu nephron. Theo thuyết nephron cho rằng: hầu hết các chứng bệnh thận mãn tính đều có tổn thương nephron, thì chức năng thận còn lại là do những nephron nguyên vẹn đóng góp. Những nephron được coi là nguyên vẹn khi vẫn giữ được các chức năng của nó.
Khi có sự tổn thương ở các nephron, thì những nephron còn lại phải tăng cường hoạt động nhằm bù đắp cho sự giảm sút số lượng các nephron kia. Gánh nặng hoạt động bù đắp này chính là nguyên nhân gây ra sự xơ hóa và mất chức năng của những nephron bình thường. Do đó, theo thời gian, số lượng những nephron bị hư hỏng ngày càng nhiều. Đến một mức độ nào đó, những nephron còn lại sẽ không đủ để đảm bảo chức năng thận, làm xuất hiện các triệu chứng suy thận mãn tính. Quá trình cứ lặp lại như vậy làm tình trạng xơ hóa ngày càng tăng, dần dần làm mất chức năng của thận và cuối cùng dẫn tới suy thận mãn tính giai đoạn cuối, không thể chữa trị được.
Cách chữa suy thận mãn tính
Để tìm ra hướng điều trị suy thận phù hợp, người bệnh cần phải được chẩn đoán mức độ của bênh.
Phương pháp chuẩn đoán bệnh suy thận
Xét nghiện nước tiểu, máu, sinh thiết thận, siêu âm thận
Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định lượng hồng cầu, protein, độ năng của viêm cầu thận, đường thận không được hấp thu thải qua nước tiểu.
Xét nghiệm máu để xác định độ lọc cầu thận, công thức máu, hồng cầu, creatinin máu, độ suy thận, bạch cầu, tiểu cầu.
Siêu âm thận, ngoài việc phát hiện sỏi, nang thận, vôi thận, ứ nước, còn nhằm xác định độ teo thận, phân biệt tủy thận, vỏ thận còn tốt hay không
Sinh thiết thận để xác định mức độ tổn thương trong thận.
Ngoài ra người bệnh còn cần được kiểm tra huyết áp. Thông thường suy thận thường đi kèm với triệu chứng huyết áp cao.
Bệnh thận mãn tính không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, do đó các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng, mức độ bệnh cụ thể của từng bệnh nhân, để đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp, giúp bệnh nhân làm giảm và chậm lại các biến chứng do bệnh gây ra.
Cách chữa suy thận mãn tính dựa vào nguyên nhân
Khi xác định được các nguyên nhân gây suy thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý loại trừ chúng đi để làm chậm quá trình tổn thương thận. Thiệt hại cho thận có thể gây ra căng thẳng trên thận và tình trạng vẫn tiếp tục xấu đi ngay cả khi đã loại trừ các nguyên nhân cơ bản như huyết áp cao, các chứng bệnh về đừơng tiết niệu…
Cách chữa suy thận mãn tính dựa vào biến chứng
Biến chứng suy thận có thể được kiểm soát giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Phương pháp chữa trị có thể bao gồm:
Điều trị để kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Trường hợp này các sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc hạ thấp huyết áp, thường thuốc chuyển đổi enzyme – angiotensin (ACE ) hoặc các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II bảo toàn chức năng thận.
Loại thuốc điều trị tăng huyết áp này có thể làm giảm chức năng của thận, vì vậy người bệnh có thể xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.
Thuốc giảm mức cholesterol: Bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên dùng thuốc statins làm giảm cholesterol. Nam giới bị suy thận mãn tính thường có mức cholesterol cao, và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Thuốc làm giảm sưng phù: Người bị suy thận mãn tính sẽ bị giữ lại dịch cặn trong cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng sưng phù ở mặt, tay và chân. Thuốc lợi tiểu có thể giúp người bệnh duy trì sự cân bằng dịch cặn trong cơ thể.
Thuốc làm giảm bệnh thiếu máu: Trong một số tình huống nhất định, bác sĩ chuyên khoa có thể khuyên người bệnh nên bổ sung erythropoietin hormone nhằm kích thích sản xuất thêm các tế bào hồng cầu. Điều này có thể giúp người bệnh giảm mệt mỏi
Chế độ ăn ít protein giảm thiểu các chất thải trong máu: Để giảm số lượng các công việc thận phải làm, các bác sĩ có thể đề nghị chế độ ăn uống ít protein cho bệnh nhân.
Thuốc bảo vệ xương: Người bệnh suy thận mãn tính được bổ sung thêm canxi và vitamin D để ngăn chặn xương yếu. Bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc giảm lượng phosphat trong máu, làm tăng lượng canxi cho xương để giúp xương không yếu và dễ bị gãy xương.
Cách chữa suy thận mãn tính giai đoạn cuối
Khi triệu chứng suy thận mãn tính đã chuyển sang giai đoạn cuối thì chạy thận hoặc ghép thận chính là lựa chọn duy nhất để hỗ trợ cuộc sống của người bệnh.
Chạy thận: Chạy thận nhân tạo là phương pháp loại bỏ các chất thải và lượng dịch dư thừa trong máu khi thận không thể thực hiện được những chức năng này.
Có hai loại chạy thận:
Trong lọc máu, máu sẽ được bơm ra khỏi cơ thể vào máy hoạt động giống như một quả thận, để lọc chất thải ra khỏi máu, sau đó máu sẽ được bơm trở lại vào cơ thể.
Phương pháp chạy thận thứ 2 được gọi là thẩm phân phúc mạc. Chạy thận phúc mạc thực hiện dựa vào mạng lưới những mạch máu nhỏ của cơ thể, tất cả các sản phẩm chất thải và dịch dư thừa sẽ được đưa đến khoang bụng nơi mà dịch lọc máu hấp thụ chúng. Những dịch lọc máu sau đó sẽ được bơm ra khỏi cơ thể, và mang theo các chất thải, dịch dư thừa ra.
Ghép thận
Thuốc điều trị suy thận mãn tính
Thuốc điều trị suy thận mãn tính cũng chỉ có tác dụng làm chậm lại các biến chứng của bệnh, góp phần giúp người bệnh giảm bớt đau đớn, khó chịu.
Một số bài thuốc điều trị suy thận mãn tính được nhiều người bệnh áp dụng:
Bài thuốc điều trị suy thận mãn tính 1
Nguyên liệu: chè bán hạ, thục phụ tử, đại hoàng mỗi loại 12g; chế hậu phác, gừng tươi mỗi loại 10g; trạch tả, mẫu lệ 30g, trần bì 8g, hắc sửu, bạch sửu mỗi loại 15g
Cách thực hiện: đem các vị thuốc nấu lên mỗi ngày 1 thang và uống hết trong ngày, thực hiện liên tục đến khi xét nghiệm nước tiểu trở lại bình thường.
Thuốc điều trị suy thận mãn tính bài 2
Nguyên liệu: Hai quả thận heo, lộc giác sương 50g, bào ngư 50g, đỗ trọng 50g, hải mã 50g, thổ phục linh 200g, sinh địa 50g, đông trùng hạ thảo 50g, tiên tinh tì 120g, sa nhân 50g.
Cách thực hiện: đem xay tất cả các vị thuốc tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10g với nước. Uống liên tục trong 3 tháng.
Điều trị bệnh suy thận mãn tính bằng bài thuốc 3
Nguyên liệu: lá sen 12g, sơn tra 30g
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu này, sắc với nước, chia ra uống thay trà trong ngày; liên tục 7 ngày.
Bài thuốc điều trị suy thận mãn tính 4
Nguyên liệu: Đậu rựa 30g, đường đỏ 20g, gừng tươi 3 lát
Cách thực hiện: Đậu rựa để liền cả vỏ, gừng tươi, sắc với 500ml nước, đun còn 200ml, bỏ bã, hòa đường đỏ vào, uống trong ngày chia 2-3 lần; dùng liên tục 1 tuần.
Thuốc điều trị thận suy mãn tính 5
Nguyên liệu: nhự 30g, lô căn (rễ sậy) 30g, trúc
Cách thực hiện: sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước, đun còn 200ml, chắt lấy nước, uống trong ngày chia 2-3 lần; sử dụng 5 ngày liên tục.
Người bệnh cần chú ý, không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng, bởi áp dụng bài thuốc điều trị suy thận mãn tính còn phải dựa vào tình trạng và mức độ của bệnh ở mỗi người, tránh dùng sai thuốc, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khiến bệnh nặng hơn, nguy hại cho sức khỏe.
Với những thông tin hữu ích ở trên hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh suy thận mãn tính và cách chữa bệnh suy thận ở nam giới.
Phòng khám đa khoa Đông Phương với đội ngũ chuyên gia , y bác sỹ chuyên nghiệp, nổi tiếng, có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, kỹ thuật chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâm sàng phong phú, vận dụng linh hoạt các khái niệm y tế hiện đại khoa học nhất trong thực tiễn lâm sàng, trực tiếp thăm khám bệnh, chỉ định các phương án chuẩn đoán điều trị hợp lý nhất, là một trong những cơ sở y tế điều trị bệnh đi tiểu nhiều hiệu quả, được hàng nghìn người bệnh tin tưởng và đánh giá cao. Liên hệ hotline 0962.299.497 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đông Phương chúc quý khách sức khỏe và hạnh phúc!
Thận Yếu Ở Nam Giới Dấu Hiệu Và Cách Chữa
Thận yếu ở nam giới là tình trạng chức năng thận suy giảm, có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe sinh sản của “đấng mày râu”. Vì vậy việc phát hiện ra bệnh qua những dấu hiệu sau đây là rất cần thiết.
Dấu hiệu thận yếu ở nam giới
Thận yếu là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm (thuật ngữ chuyên ngành gọi là thận suy). Bệnh này không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây yếu sinh lý, tiểu không tự chủ, đi tiểu nhiều trong ngày, đặc biệt là tiểu đêm, tiểu bị buốt và rát ở nam giới… Bệnh này thường phát triển chậm, âm thầm và chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển thành suy thận.
Thay đổi về nước tiểu: Thận có chức năng chính là lọc các chất cặn bã trong máu và đào thải ra nước tiểu. Vì vậy mà khi thận yếu, tần suất đi tiểu cũng sẽ tăng lên, đi kèm với đó là lượng nước tiểu cũng tăng gấp đôi bình thường. Đặc biệt, đi tiểu rất nhiều về đêm, khi tiểu cảm thấy buốt, đau rát. Ngoài ra nước tiểu có thể có bọt, màu sẫm hoặc có máu.
Rùng mình, lạnh chân tay: Người bị thận yếu thường sẽ đột ngột cảm thấy ớn lạnh, dù không phải mùa đông nhưng chân tay lúc nào cũng lạnh buốt.
Hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung: Do thận yếu dẫn tới thiếu tế bào hồng cầu vận chuyển oxy lên não nên gây hoa mắt, chóng mặt, có thể gây mất trí nhớ, kém tập trung.
Yếu sinh lý: Thận có chức năng điều hòa hormone sinh dục androgen ở nam. Khi hormone này bị thay đổi sẽ làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây ra giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, liệt dương,…
Đau lưng, cạnh sườn: Một số bệnh về thận như thận yếu có thể dẫn đến đau lưng, đau cạnh sườn đi kèm với cảm giác ốm yếu, mệt mỏi,…
Khó thở: Do các chất lỏng dư thừa tích tụ trong hai lá phổi cùng với sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy gây ra tình trạng khó thở.
Phù: Chức năng của thận bị suy giảm nên không đào thải được hết các chất lỏng dư thừa gây tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở mặt, bàn chân, bàn tay, mắt cá chân,…
Rối loạn đường tiêu hóa gây táo bón: Người bị thận yếu sẽ thường xuyên bị táo bón do chức năng lọc, chuyển hóa và loại bỏ các chất cặn bã ở thận bị suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân gây trĩ, nứt kẽ hậu môn gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt.
Các cách chữa thận yếu ở nam giới
Cách loại thuốc Tây chữa thận yếu ở nam giới
Thuốc lợi tiểu.
Thuốc chống tăng huyết áp.
Thuốc chống thiếu máu.
Thuốc cân bằng acid uric trong máu
Lưu ý: Người bệnh không nên uống một loại thuốc trong thời gian dài, không uống chung các loại thuốc với nhau và nên hỏi ý kiến bác sĩ để có sử dụng thuốc đúng cách.
Các loại thảo dược chữa thận yếu ở nam giới
Đu đủ xanh hấp
Gọt vỏ, rửa sạch cho bớt nhựa.
Khoét một lỗ nhỏ ở trên đầu quả đu đủ và cho một chút muối vào bên trong ruột. Sau đó đem đi hấp cách thủy đến khi chín nhừ.
Ăn đều đặn đu đủ hấp mỗi ngày sẽ bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Kim tiền thảo
Công dụng: Theo Đông y, kim tiền thảo là một vị thuốc có tác dụng mát gan, giải độc, tiêu viêm,… rất tốt để cải thiện bệnh thận yếu ở nam giới.
Cách làm: Dùng cây kim tiền thảo đem sắc nhỏ và hãm lấy nước uống hàng ngày.
Râu ngô có chứa hàm lượng lớn các vitamin A, K, B1, B2, B6, vitamin C và các hoạt chất khác như acid pantothenic, flavonoid, các saponin, các steroid như sitosterol và stigmasterol.
Nước râu ngô có tác dụng giảm độ nhớt của mật, tăng bài tiết mật, hạ đường huyết, lợi tiểu, điều trị bệnh sỏi thận, thận yếu. Uống nước râu ngô hàng ngày còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và điều trị bệnh thận yếu.
Dùng đậu đen để nấu nước và ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người bị bệnh thận yếu.
Một số lời khuyên
Nên uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống nước vào ban đêm.
Không được nhịn đi tiểu trong thời gian dài.
Có chế độ ăn uống ít muối, sinh hoạt lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ.
Tránh ăn các thức ăn giàu kali và photpho.
Không uống rượu bia, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.
Cập nhật lần cuối
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Cách Chữa Bệnh Trĩ Ở Nam Giới trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!