Bạn đang xem bài viết Nhiễm Trùng Đường Ruột Là Gì, Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý phổ biến với tác nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây nhiễm trùng. Bệnh chủ yếu lây nhiễm thông qua đường ăn uống do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Khi bị nhiễm trùng đường ruột người bệnh thường sẽ gặp phải tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc nhầy nhiều lần trong ngày. Mức độ bệnh nặng hay nhẹ còn tùy vào thuộc mầm bệnh, loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường ruột điển hình với các cơn đau bụng tiêu chảyTriệu chứng nhận biết nhiễm trùng đường ruột
Chán ăn: Khi đường tiêu hóa có vấn đề thì chán ăn là triệu chứng dễ nhận thấy. Với người bị nhiễm trùng đường ruột thì đây cũng là 1 trong những triệu chứng đặc trưng.
Buồn nôn hoặc nôn: Ngoài việc chán ăn thì người bệnh còn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
Đau bụng: Khi tình trạng nhiễm trùng tăng thêm thì người bị nhiễm trùng đường ruột sẽ cảm thấy đau bụng, chướng bụng và cơn đau nhiều hay ít, tần suất liên tục hay không cũng phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và tình trạng diễn biến của bệnh.
Co thắt: Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng co thắt ở bụng. Mỗi cơn sẽ thường kéo dài 3-4 phút một lần và có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tình trạng nhiễm trùng nặng.
Tiêu chảy: Việc bị nhiễm vi khuẩn, tác nhân gây hại sẽ khiến đường ruột bị kích thích và gây nên tình trạng tiêu chảy. Người bệnh thường bị đi ngoài nhiều lần trong ngày và phân thường lỏng nát hoặc lẫn chất nhầy.
Ngoài các triệu chứng ở đường tiêu hóa, các vi sinh vật gây tình trạng nhiễm trùng đường ruột còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp như nhiễm virut gây ho, sổ mũi…
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột
Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng nhiễm trùng đường ruột là mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa thông qua đường thực phẩm. Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân ít phổ biến hơn đó là người bệnh tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, không giữ vệ sinh hoặc vệ sinh kém cũng có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng đường ruột.
Các mầm bệnh xâm nhập qua đường thực phẩm: Đây là con đường gây bệnh phổ biến nhất, khi chúng ta ăn uống những thực phẩm không được chế biến hợp vệ sinh, vi khuẩn, mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây viêm nhiễm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa và sức khỏe.
Nước bị ô nhiễm: Nguồn nước ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy để đảm bảo an toàn, cần đảm bảo uống nước sạch được đun sôi kỹ.
Vệ sinh không sạch sẽ: Đây cũng là nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường ruột. Khi không vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là bàn tay vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây bệnh.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường ruộtĐối tượng dễ bị nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết mỗi năm do các bệnh gây tiêu chảy. Trẻ em, người cao tuổi, và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường ruột. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể quản lý được bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Điều trị nhiễm trùng đường ruột
Thông thường khi bị nhiễm trùng đường ruột nếu bệnh nhẹ thì có thể tự khỏi, tình trạng tiêu chảy có thể tự cầm sau khoảng 1 ngày. Việc cần làm là nghỉ ngơi và bù nước đầy đủ bằng dung dịch điện giải, ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo để giúp cơ thể hồi phục. Với trường hợp có các triệu chứng nặng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ như nôn ói nhiều, không ăn uống được, tiêu chảy phân lẫn máu, sốt cao hoặc người li bì mệt mỏi thì cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng đường ruột bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của người bệnh đồng thời thực hiện 1 số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm phân.. để chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng đường ruột?
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường ruột không cần điều trị và bệnh nhân sẽ khỏe lại. Với những trường hợp nặng bác sĩ có thể yêu cầu nằm điều trị tại viện và cho bù nước bằng dung dịch truyền tĩnh mạch hoặc kê kháng sinh để điều trị nếu cần thiết.
Ngoài ra bạn cũng tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy nếu không có sự chỉ định của bác sĩ bởi nó có thể giữ mầm bệnh ở lâu hơn trong đường tiêu hóa và không đào thải ra ngoài được khiến tình trạng nhiễm trùng càng nặng thêm.
Lưu ý gì khi bị nhiễm trùng đường ruột?
Thông thường với những trường hợp nhiễm trùng nhẹ bệnh sẽ tự khỏi, điều cần lưu ý là chế độ chăm sóc, ăn uống sinh hoạt để mau hồi phục mà không cần nằm viện. Trong thời gian này, người bệnh cần phải bù nước để tránh mất nước bằng dung dịch điện giải, cháo soup… Hầu hết những trường hợp nhẹ người bệnh sẽ cảm thấy tốt hơn, bệnh dần giảm nhẹ trong thời gian vài ngày và sẽ hồi phục hoàn toàn.
Cần bổ sung nước đầy đủ khi nhiễm trùng đường ruộtCùng với chế độ ăn uống, cần phải đặc biệt lưu ý giữ gìn vệ sinh, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Nếu trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường ruột cha mẹ cần giúp trẻ vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay sạch sau tã cho trẻ, khi chế biến thức ăn… để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường ruột diễn biến nặng hơn.
Chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện Thu Cúc là 1 trong những địa chỉ khám và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý tiêu hóa nói chung và bệnh nhiễm trùng đường ruột nói riêng. Đến với Thu Cúc bạn sẽ hoàn toàn yên tâm vì được khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm giúp đưa ra phương pháp điều trị an toàn hiệu quả nhất cho từng tình trạng bệnh cụ thể. Đặc biệt Thu Cúc cũng trang bị hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại giúp hỗ trợ chẩn đoán chính xác kịp thời tình trạng bệnh.
Không chỉ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, người bệnh còn luôn cảm thấy thoải mái hài lòng nhất khi khám và điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc nhờ những ưu điểm vượt trội:
– Không gian bệnh viện rộng rãi, sạch sẽ tiện nghi mang lại cảm giác dễ chịu thoải mái nhất trong quá trình thăm khám.
– Dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình như người nhà.
– Đặt lịch dễ dàng nhanh chóng chỉ với 1 cuộc gọi hoặc tin nhắn, chủ động sắp xếp công việc, tiết kiệm thời gian chờ đợi.
– Khám cả thứ 7 chủ nhật với chi phí không thay đổi.
– Áp dụng đầy đủ bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh theo quy định tiết kiệm chi phí tối đa.
Triệu Chứng Và Điều Trị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu
Tên gọi khác: Viêm tiết niệu, Viêm đường tiết niệu, Nhiễm trùng đường tiết niệu, Nhiễm trùng tiết niệu, Nhiễm trùng niệu, Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Nhiễm trùng đường tiểu.
Nhiễm trùng tiết niệu thường gặp ở phụ nữ do có niệu đạo ngắn hơn so với nam giới. Tuy nhiên bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và bất kỳ đối tượng nào.
Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng đường niệu gồm:
– Bế tắc đường ra của bàng quang do sỏi bàng quang, do u xơ tiền liệt tuyến, hay do hẹp niệu đạo.
– Các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng tống xuất nước tiểu của bàng quang làm bàng quang luôn có một lượng nước tiểu ứ đọng sau tiểu tiện (liệt bàng quang sau chấn thương cột sống, bệnh lý bàng quang thần kinh).
– Những dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu, đặc biệt là trào ngược bàng quang-niệu quản.
– Suy giảm miễn dịch.
– Đái tháo đường.
– Hẹp bao quy đầu.
– Có thai hoặc mãn kinh.
– Giao hợp với nhiều bạn tình.
– Hẹp niệu đạo do bẩm sinh hoặc do chấn thương.
– Bất động lâu ngày (chấn thương, bại liệt).
– Uống ít nước.
– Chứng són phân.
Nhiễm trùng tiết niệu thường bao gồm những triệu chứng sau:
– Buồn tiểu thường xuyên
– Tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu không kiểm soát.
– Nước tiểu đục, có mùi, có mủ hoặc có máu.
– Ở phụ nữ, cảm thấy đau vùng xương mu.
Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, buồn nôn, nôn mửa hay run rẩy, đau lưng nếu nhiễm trùng vùng thận; nếu nhiễm trùng bàng quang sẽ có biểu hiện đau bụng dưới, tức bụng. Thường xuyên đi tiểu và có thể tiểu ra máu. Nhiễm trùng niệu đạo làm bệnh nhân đi tiểu buốt và các dịch tiết từ niệu đạo.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác thường tại đường tiết niệu, nghi ngờ mắc bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiết niệu thường là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli), đôi khi trường hợp hiếm có thể do vi khuẩn hoặc một số loại nấm gây ra. Vi khuẩn chúng tôi có thể được tìm thấy trong ruột, trên da hoặc gần hậu môn, trong đường tiết niệu và di chuyển vào các bộ phận khác. Ở phụ nữ, hậu môn với đường tiết niệu gần nhau hơn so với nam giới nên nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có thể thông quá các ống thông tiểu, sỏi thận, hoặc dị tật làm tắc nghẽn đường tiết niệu, khi quan hệ tình dục.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không lây nhiễm, có thể xảy ra từ nơi khác rồi di chuyển đến thận, Và khi quan hệ tình dục có thể gây đau đối với người đang bị nhiễm trùng tiết niệu và gây ra nhiễm trùng nặng hơn.
Một số nguyên nhân khác có thể gây nhiễm trùng như:
– Do thuốc hóa trị cyclophosphamide và cyclosporine hoặc một số loại thuốc khác.
– Xạ trị ở vùng xương chậu, xạ trị ung thư cổ tử cung.
– Đặt ống thông trong một thời gian dài.
– Chất sản phẩm dùng chất hóa học như xà phòng tạo bọt, dung dịch vệ sinh phụ nữ gây dị ứng và dẫn đến nhiễm trùng.
– Biến chứng của bệnh khác như sỏi thận, u tuyến tiền liệt…
Trong một số trường hợp bệnh nhẹ như viêm bàng quang nhẹ có thể tự khỏi mà không cần chữa trị, tuy nhiên để tránh tình trạng biến chứng nặng cần phải thận trọng khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Phải điều trị kỹ càng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Thuốc được dùng trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu thường là kháng sinh. Tuy vào tình trạng bệnh, mức độ nặng nhẹ mà có thể sử dụng các loại kháng sinh khác nhau như Nitrofurantoin, Cephalosporin, Sulfonamide, Amoxicillin, Trimethoprim-sulfamethoxazole, Doxycycline (không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi), Quinolone (không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai).
Khi điều trị các bệnh nhiễm trùng tiết niệu, triệu chứng có thể khỏi sau vài ngày, tuy nhiên cần điều trị kéo dài 10-15 ngày để dứt điểm bệnh cũng như đề phòng viêm bể thận.
Nhiễm trùng đường tiểu do tác nhân là Chlamydia trachomatis và Mycoplasma hominis cần được chỉ định điều trị với tetracycline hoặc doxycycline dài ngày.
Đối với nhiễm trùng đường tiểu nguyên nhân do bất thường giải phẫu đường tiết niệu hoặc biến chứng tạo mủ cần phải phẫu thuật.
Nhiễm trùng đường tiểu có thể tái phát nhiều lần trong một năm, có thể phải điều trị kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm.
Xét nghiệm nước tiểu thường xuyên là biện pháp để đánh giá hiệu quả trong quá trình điều trị.
Để phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu, cần thực hiện những biện pháp sau:
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
– Không sử dụng các chất gây dị ứng cho đường tiết niệu.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, uống nhiều nước trước và sau khi giao hợp.
– Thay tả cho trẻ khi trẻ bị dính phân.
– Uống nhiều nước để tống vi khuẩn ra khỏi đường tiểu.
– Không nên nhịn tiểu quá lâu.
– Cần tập cho trẻ thói quen vệ sinh sau khi đại và tiểu tiện để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào niệu đạo.
– Sử dụng thực phẩm tăng cường sức đề kháng như vitamin C.
– Tiểu tiện và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
Nguồn: Thạc sĩ Chung Tuấn Khiêm – BV Bình Dân
Bệnh Nhiễm Trùng Đường Tiểu Ở Nam Giới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới khá phổ biến hiện nay bệnh gây ra tình trạng ngứa rát khó chịu ở dương vật. Nhiễm trùng đường tiểu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nam giới, gây nhiều biến chứng. Trong bài viết này bác sĩ 24h chia sẻ với bạn kiến thức về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới như nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới
Theo các bác sĩ có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới như:
Do vi khuẩn Ecoli gây ra: đây là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiểu ở nam, đây là vi khuẩn có trong đường ruột gần hậu môn dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.
Do một số vi khuẩn khác như Klebsiella species, proteus, lậu cầu…
Do mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Bị lây truyền qua đường tình dục không an toàn
Do dương vật bị chấn thương, hoặc quan hệ tình dục quá mạnh
Do vệ sinh không sạch sẽ
Do thủ dâm quá mạnh
Do hẹp niệu đạo
Do người bị sỏi đường tiết niệu, tiểu đường, nước tiểu bị ứ đọng.
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới
Khi bị nhiễm trùng đường tiểu không phải ai cũng có triệu chứng đầy đủ tuy nhiên theo các bác sĩ khi bị nhiễm trùng đường tiểu nam giới thường có những triệu chứng sau:
Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ít
Khi đi tiểu luôn có cảm giác nóng rát, buốt khi đi tiểu
Luôn có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều, tiểu đêm
Trong nước tiểu có lẫn máu
Nước tiểu đục
Nước tiểu có mùi hôi khó chịu
Cách điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới
Để điều trị nhiễm trùng đường tiểu phụ thuộc vào mức độ bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiểu cụ thể:
Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu cấp tính cần tăng cường lợi tiểu bằng cách truyền dịch và cho uống nhiều nước.
Dùng kháng sinh liều cao, phối hợp với nhóm kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc.
Dùng thêm các loại thuốc sát khuẩn đường tiểu như: Nitrofurantoin, Negram, Mictasol Blue…
Chế độ ăn uống nhẹ nhàng, giảm muối, không nên ăn đồ hộp.
Cách phòng tránh viêm nhiễm đường tiểu
Uống đủ nước mỗi ngày, uống nước lọc, nước ép trái cây
Vệ sinh sạch sẽ
Trước khi quan hệ nên vệ sinh sạch sẽ
Hạn chế thủ dâm, thủ dâm nhẹ nhàng
Nên tiểu thường xuyên để làm rỗng bàng quang.
Điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở đâu
Hiện nay có nhiều địa chỉ khám chữa nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới tốt và uy tín. Nếu bạn ở Nam Định có thể đến phòng khám Bảo Việt. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh tốt và uy tín được sở y tế Nam Định cấp phép và được nhiều bệnh nhân quan tâm.
Thiếu Máu Cục Bộ Đường Ruột: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
1. Thiếu máu cục bộ đường ruột là gì?
Thiếu máu cục bộ đường ruột là tình trạng máu lưu thông đến ruột bị tắc nghẽn do mảng xơ xữa trong lòng thành động mạch làm giảm lượng máu ảnh hưởng đến ruột non, ruột già hoặc cả hai.
Thiếu máu giàu oxy sẽ làm các mô bị tổn thương hoại tử nếu không kịp thời điều trị bệnh nhân có thể bị đe dọa tính mạng dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ đường ruột
Nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu đến ruột là do tắc nghẽn động mạch bởi cục máu đông hoặc mảng bám xơ vữa làm hẹp động mạch.
Từng nhóm nguyên nhân được chia ra bao gồm:
Đại tràng thiếu máu cục bộ: phổ biến thường gặp nhất.
– Xơ vữa động mạch.
– Động mạch cấp máu cho đại tràng có cục máu đông.
– Thoát vị, mô sẹo, khối u gây tắc nghẽn đường ruột.
– Bệnh lý gây rối loạn lưu thông máu: viêm mạch, lupus, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.
– Một số loại thuốc gây co mạch: tim mạch, đau nửa đầu, thuốc tránh thai.
– Sử dụng các chất gây nghiện như: cocaine, methamphetamine.
– Vận động mạch quá lâu: chạy đường dài.
Thiếu máu mạc treo cấp: gặp ở ruột non.
– Do một cục máu đông di chuyển từ tim đến động mạch mạc treo trên làm tắc nghẽn đường truyền máu đến ruột: suy tim xung huyết, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
– Tắc nghẽn xuất hiện tại các động mạch ruột chính.
– Huyết áp thấp làm giảm lưu lượng máu bơm đi.
Thiếu máu mạc treo mãn tính: đường gọi là đau thắt đường ruột.
– Do sự tích tụ cholesterol dọc theo thành động mạch tạo mảng bám xơ vữa.
– Quá trình diễn biến bệnh âm thầm, tiền tàng nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
Thuyên tắc tĩnh mạch nội tạng: huyết khối tĩnh mạch mạc treo ruột.
– Do viêm tụy cấp tính hoặc viêm tụy mãn tính.– Nhiễm trùng ổ bụng.– Khối ung thư tiêu hóa.– Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc viêm túi thừa.– Rối loạn đông máu di truyền.– Do chấn thương vùng bụng.– Các thuốc Estrogen làm tăng nguy cơ đông máu.
Nguy cơ cao mắc phải bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột:
– Bệnh xơ vữa động mạch.
– Bệnh động mạch vành.
– Bệnh thiếu máu ngoại biên.
– Bệnh huyết áp.
– Bệnh suy tim sung huyết, loạn nhịp tim.
– Thuốc tránh thai, thuốc giãn mạch hoặc co mạch.
– Bệnh rối loạn đông máu.
3. Triệu chứng thiếu máu cục bộ đường ruột
Tùy vào tình trạng bệnh cấp tính hay mãn tính bệnh nhân sẽ có biểu hiện, triệu chứng khác nhau:
Triệu chứng thiếu máu cục bộ đường ruột cấp tính:
– Cơn đau bụng xuất hiện đột ngột.– Tăng nhu cầu đại tiện.– Bụng chướng, khi tiểu nhiều lần.– Buồn nôn và nôn.– Đi ngoài có máu trong phân.– Sốt.
Triệu chứng thiếu máu cục bộ đường ruột mãn tính:
– Đau bụng, đầy bụng sau khi ăn 30 phút .– Cơn đau tăng dần.– Không dám ăn vì sợ ăn sẽ gây đau.– Sụt cân không rõ nguyên nhân.– Buồn nôn và nôn.– Đi tiêu chảy.
Biến chứng của bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột:
– Hoại tử mô ruột cần phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ.– Sẹo hoặc ruột già bị thu hẹp.– Tử vong.
4. Điều trị bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột
Phương pháp chẩn đoán thiếu máu cục bộ đường ruột:
– Các kết quả chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm cho bác sĩ thấy rõ hình ảnh cơ quang bên trong.
– Nội soi đường tiêu hóa: xem toàn bộ ruột non và đại tràng.
– Chụp động mạch: phát hiện tắc nghẽn.
Phương pháp điều trị thiếu máu cục bộ đường ruột:
Dựa vào nguyên nhân và tình hình thiếu máu cấp tính hay mãn tính mà có liệu trình điều trị khác nhau để giúp khôi phục lưu thông máu trở lại đường tiêu hóa.
Điều trị thiếu máu cục bộ đại tràng:
– Dùng thuốc: dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
– Nếu nguyên nhân do thuốc đau nửa đầu, thuốc nội tiết tố, thuốc điều trị bệnh tim có tác dụng co mạch cần căn nhắc với hiện trạng của bệnh nhân.
– Nếu mô đại tràng bị hoại tử cần phẫu thuật loại bỏ sự tắc nghẽn.
Điều trị thiếu máu cục bộ mạc treo cấp:
– Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông khỏi động mạch.
– Phẫu thuật sửa chữa hoặc loại bỏ phần ruột bị hoại tử.
– Thuốc: tan cục máu đông, ngăn ngừa cục máu đông hình thành.
– Nong mạch, đặt stent.
Điều trị thiếu máu cục bộ mạc treo mãn tính:
Bác sĩ cho nong mạch hoặc đặt stent để giúp phục hồi máu dễ lưu thông đến ruột.
Điều trị huyết khối tĩnh mạch mạc treo:
– Sử dụng thuốc chống đông máu trong 3-6 tháng trong trường hợp ruột chưa tổn thương.– Phần ruột bị tổn thương cần phẫu thuật mổ loại bỏ.
5. Phòng ngừa bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột:
– Thực hiện chế độ ăn khoa học: cắt giảm chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ, thêm rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn.
– Loại bỏ thuốc lá.
– Tăng cường vận động thể dục tốt cho sức khỏe tim mạch.
– Kiểm soát cân nặng.
– Nếu mắc bệnh xơ vữa động mạch cần điều trị tích cực tránh gây thuyên tắc làm thiếu máu cục bộ đường ruột.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiễm Trùng Đường Ruột Là Gì, Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!