Xu Hướng 3/2023 # Nhận Xét Giải Phẫu Bệnh U Màng Não Tủy Sống # Top 4 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nhận Xét Giải Phẫu Bệnh U Màng Não Tủy Sống # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Nhận Xét Giải Phẫu Bệnh U Màng Não Tủy Sống được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tác giả:Nguyễn Như Bằng, Đặng Văn Quế

Năm xuất bản:1991Số:4Tập:21Trang:26-28

Trong thời gian 3 năm (1987-1989) khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Việt Đức đã chẩn đoán 29 u màng não – tủy sống được dựa trên xét nghiệm bệnh phẩm những ca mổ phiên của khoa Phẫu thuật thần kinh. U màng não tủy sống phần nhiều là u lành, tiến triển chậm, dần dần chèn ép não. Đa số u thuộc nội sọ xuất phát từ tế bào màng mềm, dính vào màng cứng có cấu trúc đặc biệt. U ác tính màng não – tuỷ sống đa số thuộc nội sọ, tiến triển tương đối chậm lan về phía xương sọ, hủy xương. Trái lại u mạch tiến triển nhanh về phía não, dễ tái phát nếu không được lấy hết vì không có vỏ bọc. Còn một loại nữa của u màng não-tủy sống là U hắc tố và u hắc tố lan toả đều rất ác tính, nhưng cũng hiếm gặp. U màng não tủy sống chiếm 15% số u nguyên phát nội sọ và 25% số u nguyên phát cột sống. Riêng u ác màng não tủy sống chỉ chiếm 2% tổng số u nguyên phát nội sọ và cột sống.

Tags: u màng não tủy sống u màng não

Thuộc loại:

Tài Liệu Nội Khoa ” Tài liệu cơ sở

Loại tài liệu:

Portable Document Format (.pdf)

Gửi bởi:

Guest

Kích cỡ:

*******

Mức phí:

10.000 vnd

Lần tải:

*******

Mã tài liệu:

TLD20603

Ngày gửi:

01-12-2016

Hỗ trợ qua Email và Yahoo Chát

THÔNG BÁO: từ tháng 04/2018 vì một số lý do bất khả kháng hệ thống nạp điểm bằng thẻ cào của chúng tôi sẽ buộc phải tạm dừng. Trong thời gian này quý khách nạp điểm vào hệ thống thực hiện bằng cách chuyển Khoản qua tài khoản Ngân hàng hoặc ví điện tử MOMO. HỖ TRỢ 0915.558.890

Thông tin tài khoản Ngân hàng của Chúng tôi:

Tên tài khoản: BÙI QUANG THỤ : Số tài khoản: 0451000273276

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công-Hà Nội

Chuyển tiền qua ví điện tử MOMO

ví điện tử MOMO bạn có thể chuyển điểm qua số điện thoại 0915558890



Các Cách Chữa Và Điều Trị Bệnh U Màng Não

Chữa và điều trị bệnh u màng não có thể sử dụng các biện pháp xạ trị, biện pháp nội khoa, hóa trị liệu, phẫu thuật nhằm loại bỏ đi các khối u màng não.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

Điều trị bệnh u màng não

U màng não thường là u phát triển chậm, lành tính, vì vậy lấy toàn bộ u là một biện pháp tối ưu. Tuy nhiên có một vài u dính vào cấu trúc sinh tồn và cấu trúc mạch máu là một thách thức không nhỏ đối với các phẫu thuật viên thần kinh khi loại bỏ hoàn toàn các u này. Chọn lựa đường vào u và áp dụng kỹ thuật vi phẫu là một phương pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ hoàn toàn u nhằm cải thiện chất lượng sống tốt hơn. Vì là một u lành tính nên tỉ lệ lấy toàn bộ u từ 80%-90%. Nếu đã lấy toàn bộ u không cần xạ trị (radiotherapy) hoặc xạ phẫu (radiosurgery) sau mổ.

Kết quả xạ trị trong điều trị u màng não cũng còn nhiều hạn chế. Đối với các u màng não ác tính và hemangiopericytoma được khuyến cáo xạ trị. Xạ phẫu với liều cao phải vào đúng đích của u mới có hy vọng làm cho kích thước của u nhỏ lại hoặc ổn định kích thước. Xạ phẫu thường được dùng cho các u màng não có kích thước nhỏ, đường kính dưới 2cm đường kính. Xạ phẫu là một phương pháp có thể làm cho kích thước khối u có thể nhỏ lại hoặc thể tích u phát triển chậm khi chưa cắt bỏ hoàn toàn u. Khi chỉ định xạ phẫu cần phải xem xét và đánh giá thận trọng đối với những u màng não có kích thước thích hợp sau phẫu thuật còn để lại phần nhỏ u, hoặc những u rất nhỏ ở vị trí sâu, hoặc những người già có u màng não rất nhỏ và những u màng não tái phát nhưng không thể mổ lại.

Đối với các u màng não lành tính, xạ trị phân liều là một chỉ định cứu chữa cho những u không mổ, đối với những u còn để lại sau mổ, hoặc những u tái phát không có chỉ định mổ mà nó vượt ngoài chỉ định xạ phẫu.

Có nhiều biện pháp nội khoa được xem xét trong điều trị u màng não là chất đối kháng nội tiết cũng được sử dụng để làm ổn định thể tích u do đáp ứng một phần của chất này. Hiện nay điều trị nội khoa cũng là một chọn lựa đối với u màng não không thể cắt bỏ tận gốc và có xu hướng tái phát. Hóa trị liệu bổ xung cho các u màng não ác tính là cần thiết nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều bàn cãi.

Trong một số trường hợp, khối u màng não nằm sâu và khó loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng dao gamma. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh trước và sau phẫu thuật để ngăn ngừa cơn động kinh.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán u não?

Khi một người có những triệu chứng gợi ý u não, bác sĩ sẽ thực hiện một hay nhiều biện pháp sau đây:

– Khám thực thể: Bác sĩ khám kiểm tra lâm sàng tổng quát.

– Khám thần kinh: Bác sĩ kiểm tra độ tỉnh táo, sức cơ, sự phối hợp động tác, các phản xạ, và đáp ứng với kích thích đau. Bác sĩ sẽ kiểm tra đáy mắt xem có phù gai thị do u chèn ép thần kinh thị giác.

– MSCT scan: Chụp đa lát cắt vùng sọ não. Chích tĩnh mạch chất cản quang để quan sát rõ hơn. Hình ảnh tổng hợp lại có thể cho thấy u não. .

– Chụp Cộng Hưởng Từ MRI: Từ trường mạnh kết nối với một máy vi tính cho thấy những hình ảnh chi tiết trong cơ thể. Hình ảnh có thể được in lại. Đôi khi phải chích chất tương phản để hình ảnh quan sát được rõ ràng hơn. Có thể thấy u não hoặc những vấn đề bất thường khác ở não.

– Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng u màng não cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

– Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;

– Ngủ đủ giấc.

Liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.

Bệnh Não Và Tủy Do Hiv

Ở HIVE, sự nhân bản của HIV rất mạnh trong các đại thực bào và tế bào thần kinh đệm của não. Các neuron không được thường xuyên chứng minh là nhiễm virus. Tuy nhiên, các cơ chế miễn dịch bệnh lý khác nhau đã dẫn đến phá hủy các tế bào đó về cấu trúc và chức năng. Về đặc tính nhân bản của virus và các quần thể virus (quasispecies), hệ thần kinh trung ương độc lập một phần với hệ máu bạch huyết (Eggers 2003). Trong HIVE, tải lượng virus trong mô não và dịch não tủy là cao nhưng tương quan lỏng lẻo với mức độ bệnh. Biểu hiện mô bệnh học dưới dạng các mảng amyloid và tăng nồng độ ß-amyloid-peptides và tau protein trong dịch não tủy đã gợi ý tới quá trình bệnh sinh tương tự như bệnh Alzheimer.

Trong kỷ nguyên HAART, biểu hiện lâm sàng của HIVE đã thay đổi nghiêng nhiều về quên kiểu vỏ não và mức độ quên thấp hơn (Brew 2004). HIVE nay xuất hiện sớm hơn trong quá trình nhiễm HIV, CD4 giảm ít hơn và có thể gặp cả ở những bệnh nhân có VL được ức chế tốt. Căn nguyên của điều này còn chưa rõ nhưng có thể tính đến vai trò của nhân bản virus mức thấp trong thần kinh trung ương và các cơ chế miễn dịch bệnh lý không phụ thuộc vào quá trình nhân bản virus.

HIVE phần lớn được coi là một mất trí nhớ dưới vỏ. HIVE tiến triển trong hàng tuần đến hàng tháng. Các triệu chứng xuất hiện cấp tính hướng tới căn nguyên khác. Sốt, mệt lả, tác dụng của các thuốc làm an dịu và giảm thể lực do các bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể gây các biểu hiện rất giống với mất trí nhớ. Trong những trường hợp đó, chỉ chẩn đoán HIVE sau khi đã khám đi khám lại nhiều lần khi các tình trạng “giống mất trí nhớ” được cải thiện.

Đôi khi triệu chứng được người thân nhận ra chứ không phải là bản thân bệnh nhân. Do đó bệnh sử khai thác từ những người thân là vô cùng quan trọng. Các biểu hiện điển hình là phân tích chậm chạp, hay quên, mất tập trung, giảm năng lượng hoạt động, các triệu chứng trầm cảm nhẹ và cùn mòn cảm xúc. Xem Bảng 1 và 2 để biết các triệu chứng.

Mất tỉnh táo, cứng gáy và các bệnh nhân thần kinh khu trú hoặc biểu hiện một bên (liệt nửa người, thất ngôn) đều không điển hình cho HIVE. Các triệu chứng rối loạn tâm thần mà không kèm theo các rối loạn về nhận thức hoặc vận động không đủ để đảm bảo chẩn đoán HIVE. Hiếm khi có đồng thời HIVE và loạn thần. Các cơn co giật cục bộ và toàn thể cũng là biểu hiện hiếm của HIVE.

Mức độ nặng của HIVE về chức năng có thể được phân chia theo thang điểm Memorial Sloan Kettering (Bảng 3) (Price 1988).

Bảng 1: Các triệu chứng của HIVE, kể cả tiền sử bệnh sử do người nhà cung cấp

Nhận thức

Hay quên, khó tập trung, tinh thần chậm chạp (trong lĩnh hội, phân tích)

Tình cảm

Mất hứng thú và sáng tạo, rút khỏi các hoạt động xã hội, không kiểm soát được các vấn đề tài chính và quản lý của cuộc sống bản thân, trầm cảm, cùn mòn về cảm xúc

Vận động

Các cử chỉ tinh tế bị chậm hoặc mất (ví dụ đánh máy, cài khuy áo) và rối loạn dáng đi

Thực vật

Đái dắt, mất hứng thú tình dục, rối loạn cương dương

Các biểu hiện thần kinh-tâm thần

Tốc độ vận động tâm lý chậm chạp (ví dụ đọc các tháng theo thứ tự ngược), giảm trí nhớ ngắn hạn (nhớ các vật vừa được gọi tên, dãy số) và giảm tính linh động của tinh thần (đánh vần từ đơn giản theo thứ tự ngược lại)

Giai đoạn 0:

(bình thường) tâm thần và vận động bình thường

Giai đoạn 0,5:

(không rõ, dưới lâm sàng) không ảnh hưởng gì tới khả năng làm việc hoặc các hoạt động hàng ngày; dáng đi bình thường, có thể có các biểu hiện chậm vận động của mắt và đầu chi

Giai đoạn 1:

(nhẹ) có thể thực hiện hầu hết các hoạt động công việc và hàng ngày trừ những hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng, có các triệu chứng không rõ ràng của những bất thường về vận động, trí tuệ và chức năng; có thể đi lại được không cần giúp đỡ

Giai đoạn 3:

(nặng) mất khả năng trí tuệ (không thể theo được tin tức hoặc các sự kiện cá nhân, không thể tham gia các hội thoại phức tạp, trì trệ về tâm lý vận động), khuyết tật vận động (không thể đi lại mà không có trợ giúp, chậm chạm và lờ đờ)

Giai đoạn 4:

(giai đoạn cuối) gần như câm. Khả năng nhận thức trí tuệ và xã hội gần như ở mức sơ đẳng; liệt nửa người hoặc 2 chân, đại tiểu tiện không tự chủ

Chẩn đoán HIVE cần sự phối hợp của các thông tin lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Không có bất cứ xét nghiệm nào mình nó đảm bảo chẩn đoán được HIVE. Trên thực tế, chẩn đoán cần phải loại trừ các tình trạng bệnh lý khác (Bảng 4).

Về lâm sàng, các dấu hiệu và triệu chứng về nhận thức và tâm lý luôn đi kèm các dấu hiệu về vận động, cho dù các dấu hiệu vận động này chỉ nhẹ (Bảng 2). Thang điểm quốc tế đánh giá mất trí nhớ do HIV (Sacktor 2005) là một công cụ đơn giản làm tại giường bệnh giúp phát hiện và định lượng các thiếu hụt về nhận thức của HIVE.

Các xét nghiệm thường chỉ dùng để loại trừ các chẩn đoán phân biệt. MRI tốt hơn so với CT. MRI thường cho hình ảnh các tổn thương dạng đám, lan tỏa, tăng tín hiệu và tương đối đối xứng ở chất trắng. Các thay đổi đó chỉ điểm bệnh não chất trắng. Ngoài ra, thường thấy hình ảnh teo não kèm theo giãn não thất và các khoang DNT ngoài não thất. Tuy nhiên, không có hình ảnh nào đặc hiệu cho HIVE và bệnh có thể biểu hiện ngay cả khi MRI bình thường.

Khác với PML, tổn thương chất trắng không ảnh hưởng tới các sợi U vùng vỏ (cortical U- fibers), nghĩa là tổn thương không lan tới vùng vỏ (cortical ribbon). Phù não, các tổn thương choán chỗ và các tổn thương bất cân xứng của chất trắng đều không điển hình cho HIVE và thường gợi đến căn nguyên khác. Có thể có tăng tín hiệu yếu đối xứng ở các hạch nền. Các kỹ thuật hiện đại hơn như MRI spectroscopy, diffusion tensor imaging và magentization transfer imaging đều rất hứa hẹn nhưng chưa có ứng dụng trong thực hành lâm sàng thường quy.

Bạch cầu trong DNT bình thường hoặc giảm. Ngược lại, tổng protein và albumin có thể tăng nhẹ (vỡ hàng rào máu não). Các băng đơn dòng và tăng chỉ số IgG chứng tỏ hiện tượng tăng sản sinh immunoglobulin trong thần kinh trung ương. Tuy nhiên, các kết quả đó không đặc hiệu và thường gặp trong các giai đoạn không triệu chứng của nhiễm HIV. Mặc dù có mối tương quan rõ giữa tải lượng virus trong DNT và HIVE, tương quan này ít có giá trị đối với từng bệnh nhân. Điện não đồ không hoặc thấy dấu hiệu chậm lan tỏa mức độ nhẹ. Các hoạt động delta từng ổ không đều hoặc sóng chậm mức độ vừa hoặc nặng đều không điển hình cho HIVE.

Dựa theo sinh bệnh học của HIVE, điều trị cần nhằm vào ức chế virus nhân bản trong hệ thần kinh trung ương. Một vần đề chưa được giải quyết là liệu thuốc kháng virus có cần phải thâm nhập vào DNT. Một số nghiên cứu lâm sàng (Letendre 2004), virus (de Luca 2002), bệnh học và điện sinh lý cho thấy các thuốc đạt nồng độ cao hơn trong DNT thì hiệu quả tốt hơn.

Khi chưa có các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng, chúng tôi thấy cần có càng nhiều càng tốt các thuốc ngấm qua DNT trong phác đồ điều trị bệnh nhân HIVE. Khuyến cáo: zidovudine, lamivudine (nồng độ cao trong não thất, quan sát không được công bố); nevirapine và indinavir. Với các thuốc mới được dùng gần đây, khả năng ngấm vào DNT thấp hoặc không rõ. Nồng độ của lopinavir và atazanavir trong DNT đạt được trên mức nồng độ ức chế tố thiểu (IC50). Do nồng độ protein trong DNT thấp, thành phần không gắn protein của 2 thuốc đó có thể đạt mức nồng độ hiệu quả.

Giang mai thần kinh

Viêm não CMV

DNT (tăng tế bào, chủ yếu bạch cầu hạt, giảm glucose, tăng protein)

PCR tìm CMV trong CSF, CMV antigen (pp65) trong máu

xét nghiệm kháng thể trong máu và DNT (IgG và chỉ số kháng thể có thể tăng)

MRI (có thể tăng tín hiệu dưới màng nhện và tăng tín hiệu khi tiêm thuốc)

Chủ yếu phối hợp với các biểu hiện cơ quan khác (võng mạc, viêm ruột, viêm phổi, thực quản)

Lao màng não và nhiễm các vi khuẩn khác

DNT, cấy, PCR tìm lao Các xét nghiệm phù hợp

Nhiễm độc

Định lượng nồng độ thuốc/sàng lọc các thuốc gây nghiện

Trầm cảm với

Khám tâm thần

biểu hiện “giả quên”

Các dạng “quên dưới vỏ” khác

Não úng thủy áp lực bình thường, hội chứng Parkinson, các bệnh thoái hóa thần kinh khác, bệnh não xơ hóa động mạch dưới vỏ

Một số nghiên cứu nhỏ đánh giá tác dụng của Selegelin, Nimodipin, Lexipafant, và valproic acid trong điều trị HIVE. Các thuốc này tác động lên cơ chế bệnh học phân tử của HIVE và được sử dụng phối hợp với ARV. Mặc dù có xu hướng tiến bộ về lâm sàng và thần kinh – tâm lý, chưa có thuốc nào được khuyến cáo sử dụng thường quy trên lâm sàng.

Tiên lượng: một phác đồ HAART (trị liệu kháng retrovirus hiệu lực cao) tối ưu có thể đem lại những tiến bộ đáng kể về lâm sàng của HIVE. Mức độ tiến triển có thể bao gồm phục hồi khả năng lao động. Tác dụng này có thể thấy trong 5 năm, cùng với sự ức chế virus huyết tương (Cysique 2005). Trong những tháng đầu tiên của điều trị, các dấu hiệu trên X quang của bệnh não chất trắng có thể trở nên rõ hơn, nhưng sẽ thoái lui dần sau 1-2 năm.

Các nghiên cứu giải phẫu bệnh và nghiên cứu ca lâm sàng cho thấy một số bệnh nhân vẫn có bệnh lý thần kinh rõ cho dù virus được ức chế tốt bởi HAART (trị liệu kháng retrovirus hiệu lực cao) (Brew 2002; kết quả không được công bố). Cho dù có hiện tượng giảm tải lượng virus nhanh do HAART, nhiều bệnh nhân HIVE vẫn có tải lượng virus trong DNT giảm chậm (Eggers 2003). Từ những kết quả đó, chúng tôi khuyến cáo đối với bệnh nhân HIVE, nên đo tải lượng virus trong DNT trong vòng 1-2 năm đầu điều trị HAART. Cân nhắc thay đổi phác đồ khi lâm sàng và tải lượng virus cho thấy vẫn có virus phát triển trong thần kinh trung ương cho dù virus trong máu đã được ức chế hoàn toàn.

Các đặc điểm lâm sàng

Bệnh nhân nhiễm HIV có thể biểu hiện bệnh lý tủy mà không có các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh – tâm lý của HIVE, và đây được gọi là bệnh lý tủy do HIV (HIVM). Đặc điểm mô bệnh học quan trọng là các hốc nhỏ (vacuoles) tập trung ở phần cổ và ngực của cột sống và các đại thực bào chứa đầy mỡ, từ đó có thuật ngữ “bệnh tủy rỗng” (Petito 1985). Những thay đổi này gợi lại thoái hóa phối hợp nặng và có thể xảy ra ở bệnh nhân HIV âm tính. Do các sản phẩm của virus HIV không phải luôn được tìm thấy trong tổn thương, người ta vẫn nghi ngờ vai trò của virus trong căn bệnh này. Về mặt bệnh học, người ta nghĩ đến sự rối loạn hiện tượng trans-methyl hóa phụ thuộc cobalamin. Tương tự như HIVE, HIVM chủ yếu xảy ra ở người suy giảm miễn dịch nặng. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân với biểu hiện bệnh rỗng tủy khi mổ tử thi có biểu hiện trên lâm sàng khi còn sống (dal Pan 1994).

Một bệnh nhân bị nghi là mắc HIVM khi anh ta có dáng đi cứng đờ – mất điều hòa, tăng phản xạ với Babinski dương tính, rối loạn cơ thắt, rối loạn cương dương và biểu hiện nhẹ của rối loạn cảm giác với phân bố kiểu “đi găng, đi tất”. Chẩn đoán HIVM chỉ được đặt ra khi một thiếu hụt về nhận thức tồn tại đồng thời không nổi bật bằng biểu hiện bệnh lý tủy. Các xét nghiệm điện sinh lý thấy có kéo dài hiện tượng trễ của các điện thế sinh dưỡng cảm giác (somatosensory evoked potentials – SEP) và điện thế vận động (motor evoked potentials) khi kích thích từ tính xuyên sọ. DNT, xét nghiệm vi sinh và chụp phim tủy sống đều không đặc hiệu và không gợi ý chẩn đoán, và chúng chỉ quan trọng trong chẩn đoán phân biệt (Bảng 5). Chụp phim tủy sống cần phải có MRI của tủy cổ và có thể cả tủy ngực.

Bảng 5: Chẩn đoán phân biệt bệnh lý tủy do HIV và các xét nghiệm

Giang mai thần kinh

Toxoplasmosis

Tổn thương ngấm thuốc trên MRI

Viêm tủy HSV

DNT (dấu hiệu viêm có thể không có), HSV PCR trong DNT

HTLV-1

(liệt cứng hai chi dưới vùng nhiệt đới)

lữ hành đến vùng Caribê, Tây Phi hoặc Đông Á, triệu chứng diễn biến chậm, rối loạn chức năng bàng quang, DNT viêm, kháng thể đặc hiệu HTLV-1

Thoái hóa phối hợp nặng

định lượng vitamin B12, tăng thể tích hồng cầu

Bệnh lý thoái hóa di truyền (liệt cứng di truyền, adrenoleukodystrophy, thất điều Friedreich…)

Các xét nghiệm phù hợp

Các tiến bộ rõ sau dùng zidovudine (Oksenhendler 1990) đã được khẳng định sau này khi có HAART. Do đó mọi bệnh nhân HIVM cần được điều trị HAART. Một thử nghiệm có đối chứng cho thấy L-methionin đem lại những tiến bộ về điện sinh lý nhưng không đem lại tiến bộ về lâm sàng.

Bệnh U Màng Não: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Các tên gọi khác của bệnh này:

U màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ thần kinh tủy sống (màng não). Hầu hết u màng não là u lành tính (không phải ung thư)

Điều trị

Nếu bạn có khối u màng não nhỏ, phát triển chậm và không có triệu chứng. bạn không cần điều trị đặc biệt nhưng sẽ được chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) thường xuyên để theo dõi mức độ phát triển của khối u.

U màng Não là bệnh gì?

U màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ Thần kinh tủy sống (màng não). Hầu hết u màng não là u lành tính (không phải ung thư). Khoảng 80% bệnh nhân U màng não được chữa khỏi nếu khối u được loại bỏ hoàn toàn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

Nguyên nhân gây u màng não là gì?

Nguyên nhân gây u màng não là do các tế bào bao phủ màng não, tủy sống hoặc rễ thần kinh tủy sống phát triển mất kiểm soát. Quá trình phát triển quá mức này qua một thời gian sẽ tạo thành khối u. Tuy nhiên, điều gì dẫn đến những bất thường trong quá trình tạo tế bào trên vẫn là ẩn số chưa được tìm ra.

Nguy cơ mắc bệnh Những ai thường mắc phải u màng não?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh u màng não. Trong đó, phụ nữ lớn tuổi có khả năng bị bệnh nhiều nhất. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u màng não?

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u màng não bao gồm:

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u màng não?

Nếu bạn có khối u màng não nhỏ, phát triển chậm và không có triệu chứng. bạn không cần điều trị đặc biệt nhưng sẽ được chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) thường xuyên để theo dõi mức độ phát triển của khối u.

Nếu bác sĩ thấy cần thiết, bạn sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khối u sau khi được lấy ra sẽ được kiểm tra xem có phải là u ác tính hay không. Nếu kết quả là u ác tính, bạn có thể cần xạ trị sau phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, khối u màng não nằm sâu và khó loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng dao gamma. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh trước và sau phẫu thuật để ngăn ngừa cơn động kinh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u màng não?

U màng não có thể được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cắt lớp (CT), chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) não. Bác sĩ có thể thực hiện một phương pháp khác như chụp mạch máu trong não (mạch não đồ) nếu cần phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Xét Giải Phẫu Bệnh U Màng Não Tủy Sống trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!