Xu Hướng 9/2023 # Nhận Biết Bệnh Suy Thượng Thận Cấp Ở Trẻ Em Nhằm Điều Trị Sớm # Top 10 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Nhận Biết Bệnh Suy Thượng Thận Cấp Ở Trẻ Em Nhằm Điều Trị Sớm # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhận Biết Bệnh Suy Thượng Thận Cấp Ở Trẻ Em Nhằm Điều Trị Sớm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ở trẻ em thường gặp các bệnh về tuyến thượng thận và thận ở thể cấp tính như viêm cầu thận cấp, suy thượng thận cấp, ít gặp các bệnh như sỏi thận nên ít trường hợp phải sử dụng thuốc sỏi thận. Nguyên nhân chính dẫn đến suy thượng thận cấp ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân như:

Nguyên nhân này thường rất ít khi gặp, trẻ có thể bị suy thận do yếu tố bẩm sinh như: giảm sản lượng thận bẩm sinh, cơ thể bị thiếu hụt enzym tổng hợp vỏ thượng thận, trẻ mắc bệnh lao, viêm tuyến thượng thận tự miễn, hội chứng nhiễm trùng não mô cầu.

Nguyên nhân này có thể hình thành do các yếu tố như cơ thể trẻ bị thiếu hụt ACTH, khiếm huyết thụ thể cảm nhận, thiếu hụt đa hocmon tuyến yên….

Viêm tuyến thượng thận tự miễn thường gặp ở người lớn, ít gặp ở trẻ em, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến suy tuyến thượng thận, tỉ lệ mắc bệnh tăng lên khi qua độ tuổi 25.

Hầu hết các trường hợp suy thượng thận ở trẻ em thường đi kèm các tổn thương về đường sinh dục hoặc tổn thương các cơ quan khác, điều này khiến cho tình trạng bệnh thường nặng hơn và khó điều trị. Ở người lớn thì ít khi gặp các trường hợp tổn thương nhiều cơ quan cùng lúc nên việc điều trị thường dễ dàng hơn.

TRIỆU CHỨNG BỆNH SUY THƯỢNG THẬN CẤP Ở TRẺ EM

Các dấu hiệu nhận biết suy tuyến thượng thận ở trẻ em: Trẻ em bị vàng da do tăng bilirubin trực tiếp, sốt, mệt mỏi, sụt cân, thiếu máu, hạ đường máu, hạ huyết áp, hạ nattri máu, ngưng thở, bú kém, nôn hoặc buồn nôn, chậm tăng cân, mất nước, sốc giảm thể tích.

Suy thượng thận cấp ở trẻ em nếu nguyên nhân do di truyền bẩm sinh thì bệnh nhân sẽ bị giảm sản thượng thận bẩm sinh dẫn đến viêm tuyến thượng thận tự miễn, nguy hiểm hơn bệnh nhân có thể mắc bệnh nhiễm trùng máu não mô cầu. Nguyên nhân thứ phát là do khiếm khuyết thụ thể nhận cảm của CRH, thiết hụt đa hormone tuyến yên. Các nguyên nhân khác như có khối u tuyến yên, dị tật thần kinh trung ương.

ĐIỀU TRỊ SUY THƯỢNG THẬN CẤP Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?

Điều trị suy thượng thận cấp ở trẻ em là điều cần thiết và cần phải điều trị ngay khi phát hiện, tránh để xảy ra các biến chứng khác. Liệu pháp thường được sử dụng là liệu pháp thay thế hooc môn. Hydrocortisone được khuyến cáo sử dụng từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi vị thành niên.

Đối với bệnh nhân suy thượng thận cấp tính cần bổ sung muối trong giai đoạn 0 – 6 tháng. Việc này có thể dừng lại khi cơ thể được cung cấp đủ muổi qua thức ăn khi trẻ sử dụng thức ăn ngoài sữa mẹ. Cơ thể bệnh nhân bị thiếu muối do đó cần bổ sung đầy đủ, trong khi các trường hợp bình thường khác không bổ sung muối cho trẻ dưới 1 tuổi, việc này có thể gây gánh nặng cho thận. Do đó cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Việc tạo gánh nặng cho thận có thể khiến cho bệnh nhân mắc các bệnh về thận như sỏi thận khi ở giai đoạn trưởng thành khi đó cần điều trị bằng thuốc trị sỏi thận. Việc sử dụng thuốc sỏi thận cho bệnh nhân sỏi thận có tiền sử mắc các bệnh về thận và tuyến thượng thận cần hết sức lưu ý, không nên sử dụng bừa bãi khiến cho thận bị tổn thương thêm.

Phát hiện và điều trị suy thượng thận cấp ở trẻ em là điều cần thiết phải thực hiện kịp thời tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Suy Thượng Thận Ở Trẻ Em

I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA SUY THƯỢNG THẬN

Hầu hết các ca suy thượng thận ở trẻ em thì nguyên nhân hoặc là do di truyền, hoặc là do sử dụng glucocorticoid . Nguyên nhân chính của suy thượng thận tiên phát ở trẻ em là tăng sản thượng thận bẩm sinh . Điều quan trọng nữa là, hầu hết các dạng của suy thượng thận ở trẻ em thì không chỉ giới hạn ở tuyến thượng thận mà còn có thể gặp tổn thương cả tuyến sinh dục hoặc các cơ quan khác nữa. Như vậy, suy thượng thận thường biểu hiện bởi c ác dấu hiệu và các triệu chứng trong một bệnh cảnh phức tạp . Viêm tuyến thượng thận tự miễn là nguyên nhân gây suy thượng thận phổ biến ở người lớn nhưng hiếm ở trẻ em và có tỷ lệ mắc tăng lên ở tuổi sau 25. Các triệu chứng suy thượng thận tiên phát đặc trưng bởi thiếu tổng hợp cả glucocorticoid và mineralocorticoid. Suy thượng thận thứ phát biểu hiện bởi sự thiếu hụt đơn độc glucocorticoid trong khi đó mineralocorticoid được tổng hợp và điều hòa bởi hệ thống RAAS nên khôn g bị tổn thương. Các triệu chứng lâm sàng của suy thượng thận thường không đặc hiệu nên có thể dẫn đến chẩn đoán muộn . Khởi phát và mức độ nặng của suy thượng thận khác nhau và phụ thuộc vào tuổi.

Bảng 1. Dấu hiệu và triệu chứng của suy thượng thận

Thiếu hụt Glucocorticoid

Thiếu hụt Mineralocorticoid (chỉ suy thượng thận tiên phát)

Vàng da tăng bilirubin trực tiếp

Mệt mỏi, thiếu năng lượng

Sụt cân, chán ăn

Đau cơ, dây chằng

Sốt

Thiếu máu, tăng lympho , tăng bạch cầu eosinophil

Tăng nhẹ TSH

Hạ đường máu

Tăng nhạy cảm insulin

Hạ huyết áp, hạ huyết áp tư thế đứng

Hạ natri máu

Ngừng thở

Bú kém

Nôn, buồn nôn, đau bụng

Chậm tăng cân

Mất nước

Chóng mặt, hạ huyết áp khi đứng

Thèm muối

Tăng creatinin

Hạ natri máu, tăng kali máu

Mất muối qua nước tiểu

Sốc giảm thể tích

Khoảng 80% các bệnh nhân suy thượng thận tiên phát có biểu hiện hạ natri máu tại thời điểm nhập viện , trong khi đó tăng kali máu chỉ biểu hiện ở 40% các bệnh nhân khi được chẩn đoán lần đầu . Nguyên nhân hàng đầu gây giảm natri máu là thiếu hụt mineralocorticoid, tuy nhiên giảm natri máu đơn độc có thể xuất hiện trong suy thượng thận thứ phát hoặc thiếu hụt glucocorticoid đơn độc do sự ức chế ADH của cortisol giảm xuống . Hậu quả này dẫn đến hội chứng SIADH nhẹ (inappropriate secretion of antidiuretic hormone)

II. NGUYÊN NHÂN SUY THƯỢNG THẬN Ở TRẺ EM 2.1. Nguyên nhân tiên phát:

– Bẩm sinh:

+ Loạn sản, ví dụ: giảm sản thượng thận bẩm sinh (congenital adrenal hypoplasia)

+ Thiếu hụt các enzyme tổng hợp steroid vỏ thượng thận: ví dụ: thiếu hụt các enzyme gây tăng sản thượng thận bẩm sinh: 21-hydroxylase; 3β- hydroxysteroid dehydrogenase type 2.

+ Adrenoleukodystrophy (4%)

– Mắc phải:

+ Viêm tuyến thượng thận tự miễn (14%)

+ Lao

+ Hội chứng Waterhouse-Friedrichsen – nhiễm trùng máu não mô cầu

2.2. Nguyên nhân thứ phát:

– Khiếm khuyết thụ thể nhận cảm của CRH

– Thiếu hụt ACTH đơn thuần

– Thiếu hụt đa hormone tuyến yên

2.3. Các nguyên nhân khác

– Các khối u tuyến yên

– Dị tật thần kinh trung ương

– Liệu pháp glucocorticoid liều cao

III. LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ

– Hydrocortisone được khuyến cáo cho liệu pháp hormone thay thế từ giai đoạn sơ sinh đến tu ổi vị thành niên . Lượng cortisol được bài tiết trung bình khoảng 8 mg/m2/ngày. Hydrocortisone nên được uống làm 3 đến 4 lần/ngày (810 mg/m2/ngày; liều cao hơn được sử dụng trong trường hợp tăng s ản thượng thận bẩm sinh). Việc điều trị nên bắt chước nhịp sinh lý của bài tiết cortisol tuy nhiên thông thường khó thực hiện.

– Liệu pháp thay thế androgen thượng thận vẫn còn tranh cãi và nhìn chung ít thực tiễn.

-Muối cần được bổ sung cùng với sữa, lượng bổ sung trong 6 tháng đầu là 10 mmol/kg/ngày. Bổ sung muối có thể ngừng lại khi trẻ được cung cấp đủ muối qua thức ăn.

Điều trị khi có stress

Bệnh nhân ốm nặng hoặc có phẫu thuật lớn cần được tiêm tĩ nh mạch hydrocortisone. Bổ sung muối bằng đường tĩnh mạch khi có suy thượng thận cấp và cần được theo dõi điện giải đồ để tránh thay đổi nồng độ natri nhanh chóng. Bệnh nhân cần có sẵn lọ thuốc tiêm hydrocortisone trong trường hợp cấp cứu và được hướng dẫn cách tự tiêm bắp

Bảng 2. Liều glucocorticoid tĩnh mạch trong trường hợp ốm nặng, phẫu thuật lớn hoặc suy thượng thận cấp

*liều bolus và duy trì khoảng 100 mg/m2

Bệnh Suy Thượng Thận Cấp

Suy thượng thận cấp (STTC) là một cấp cứu nội khoa do thiếu hụt corticoid cấp tính, ít nhiều đi kèm với thiếu corticoid khoáng. Chẩn đoán bệnh thường khó khăn do triệu chứng lâm sàng và sinh học không đặc hiệu. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột tử, bệnh thường bị bỏ sót với chẩn đoán trụy tim mạch không rõ nguyên nhân. Do vậy cần được điều trị kịp thời, tại chỗ ngay khi chưa được chẩn đoán xác định, mới chỉ có vài triệu chứng nghi ngờ.

Suy thượng thận cấp thường gặp trong bối cảnh thứ phát của bệnh Addison không được chẩn đoán hoặc điều trị không đầy đủ. Bệnh cũng có thể gặp sau một đợt điều trị corticoid kéo dài.

II. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Rối loạn tiêu hóa: đau thượng vị, sau đó lan toàn bụng, nhưng khám bụng vẫn mềm, có khi kèm buồn nôn, nôn. Các biểu hiện trên có thể nhầm với một bệnh lý bụng ngoại khoa.

Rối loạn tâm thần với mệt lả đến hôn mê, hoặc ngược lại kích thích, nói sảng, lẫn lộn.

Trụy tim mạch, huyết áp hạ nhanh chóng, tay chân lạnh, mạch nhỏ,

Dấu hiệu mất nước ngoại bào biểu hiện với sút cân, đau cơ, có khi sốt dù không có dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài ra có thể phối hợp với các cơn đau lan rộng như đau cơ, đau khớp, đau đầu.

2. Cận lâm sàng

Xét nghiệm sinh học giúp xác định chẩn đoán.

Rối loạn điện giải đồ máu: Natri giảm (80%), Clo giảm, Kali tăng (60%).

Kali máu tăng làm thay đổi sóng điện tim với T cao nhọn đối xứng, có khi đi kèm với QRS giãn rộng, bloc nhĩ thất.

Protid máu tăng, Hct tăng.

Hạ glucose huyết, đôi khi rất thấp gây nên các triệu chứng tâm thần

Ngoài ra có thể gặp: Tăng bạch cầu ái toan, tăng calci máu (6%), nhiễm toan máu, thiếu máu.

Trong bối cảnh suy thượng thận thứ phát, các biểu hiện thường gặp là:

Hạ đường máu (50%)

Hạ Natri máu (15%)

Tăng bạch cầu ái toan (20%)

Thiếu máu

III. NGUYÊN NHÂN

Suy thượng thận cấp có thể xảy ra trong bối cảnh Suy thượng thận tiên phát hoặc thứ phát.

1. Nguyên nhân do thượng thận

Trên tuyến thượng thận tổn thương

Suy thượng thận cấp có thể là biểu hiện khởi phát của một bệnh Suy thượng thận tiên phát dù bất kỳ nguyên nhân nào. Các yếu tố làm xuất hiện Suy thượng thận cấp như:

Nhiễm trùng, phẫu thuật, nôn mửa.

Dùng thuốc nhuận tràng, ỉa chảy hoặc lợi tiểu.

Đổ mồ hôi nhiều, ăn nhạt nhiều và kéo dài.

Bỏ điều trị hormon thay thế.

Xuất huyết tuyến thượng thận hai bên

Xuất huyết và u máu hai bên thượng thận là những thương tổn hiếm, diễn tiến nặng, bệnh thường được phát hiện khi giải phẫu tử thi. Xuất huyết thượng thận không do chấn thương thường do rối loạn đông máu. Có thể do đông máu rải rác trong lòng mạch hoặc các bệnh gây đông máu (ung thư, các bệnh máu), nhưng hay gặp nhất là do điều trị bằng thuốc chống đông.

Xuất huyết thượng thận hai bên cũng có thể xảy ra do điều trị kháng thượng thận bằng OP’DDD [2,2 bis-(2-chlorophenyl, 4-chlorophenyl)-1,1-dichloroethane].

Ở trẻ em trong hội chứng Waterhouse-Friderichsen, xuất huyết thượng thận hai bên chu sinh gây suy thượng thận cấp thường do trụy mạch liên tiếp do mất máu.

Rối loạn tổng hợp hormon thượng thận bẩm sinh

Rất hiếm, chỉ thấy ở nhi khoa, đó là bệnh cảnh của sự mất muối ở nhũ nhi có sự chẹn men 21-hydroxylase. Bệnh xuất hiện sau sinh vài ngày đến vài tuần với chán ăn, không tăng cân, nôn, mất nước và trụy tim mạch. Tử vong trong bệnh cảnh suy thượng thận cấp nếu không điều trị đúng và kịp thời. Trẻ tiểu nhiều Natri dù Natri máu giảm, kèm Clor máu giảm và Kali máu tăng. Ở trẻ nữ thường kèm bất thường cơ quan sinh dục ngoài.

Các loại men khác hiếm hơn nhiều, cũng gây hội chứng mất muối, ví dụ thiếu 11- hydroxylase, 3.(-ol-deshydrogenase hoặc hiếm hơn: 20-22 desmolase.

Các nguyên nhân khác

OP’ DDD không những ức chế tổng hợp Cortiosol mà còn có tác dụng chống phân bào làm teo tuyến thượng thận.

Aminoglutéthimide là một kháng thượng thận tổng hợp khác, ức chế tổng hợp Cortisol với nguy cơ gây suy thượng thận từ những ngày đầu điều trị.

Một số trường hợp suy thượng thận cấp do điều trị bằng Ketoconazol liều cao liên tục.

Rifampicin là một chất cảm ứng men gan, làm tăng oxy hóa cortisol thành 6-bhydroxycortisol.

Một số thuốc cảm ứng men khác như Gardenal, Dihydan (phenitoin).

Một số nguyên nhân khác hiếm hơn như tắc mạch do cholesterol, huyết khối một động mạch hoặc một tĩnh mạch thượng thận, nhiễm nấm (cryptococcose).

Phẫu thuật cắt thượng thận toàn phần, cần được điều trị hormon thay thế.

2. Nguyên nhân dưới đồi-tuyến yên

Phẫu thuật u tuyến thùy trước tuyến yên.

Hội chứng Sheehan

Chấn thương.

Viêm màng não.

Vỡ phình mạch một động mạch cảnh trong

Tràn máu tuyến yên (xuất huyết u tuyến yên).

Test Métyrapone có thể dẫn đến Suy thượng thận cấp, nhất là vào lúc cuối của test.

Phẫu thuật cắt một tuyến thượng thận do u.

Xảy ra do ngừng điều trị đột ngột sau một liệu trình Corticoid kéo dài.

IV. . ĐIỀU TRỊ

Truyền dịch để giữ ven, bắt đầu bằng nước muối sinh lý.

Tiêm Hydrocortison hemisuccinat (HCHS): 100mg bắp, 100mg tĩnh mạch.

Sau đó chuyển người bệnh đến chuyên khoa, điều trị theo ba hướng chính: điều chỉnh nước, điện giải, hormon thay thế. Theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng đều đặn.

1. Bù nước, điện giải

Mỗi 4-6 giờ truyền 1 lít dịch muối đẳng trương. Trung bình 4 lít/24 giờ. Nếu có trụy mạch: truyền dung dịch trọng lượng phân tử lớn hoặc máu toàn phần với sự kiểm soát áp lực tĩnh mạch trung ương.

2. Hormon thay thế

Hydrocortison hemisuccinat tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, 100mg mỗi 4-6 giờ đối với tiêm bắp. Trường hợp nặng: 100mg mỗi giờ.

Desoxycorticosteron acetat (DOCA, Syncortil) hàm lượng 10mg, bắt đầu tác dụng sau tiêm bắp 2 giờ, kéo dài 24 giờ. Cụ thể Syncortil 5mg lập lại sau 24 giờ đối với thể vừa. Trường hợp nặng, ngoài cung cấp 4 lít dịch/24giờ, cho Syncortil tiêm bắp mỗi 12 giờ, có khi 10mg/12 giờ.

3. Theo dõi 24 giờ đầu

Tránh di chuyển người bệnh nhiều.

Về lâm sàng theo dõi mỗi giờ: tình trạng mất nước, mạch, nhiệt độ, lượng nước tiểu, tri giác.

Về cận lâm sàng, làm xét nghiệm mỗi 4-6 giờ: Điện giải đồ máu, niệu; đường huyết, creatinin máu, protid máu toàn phần, huyết đồ. Tùy tình hình, có thể làm thêm: cấy máu, X quang phổi, bụng tại giường. ECG nhiều lần. Đồng thời tìm và điều trị nguyên nhân khởi phát (kháng ..).

4. Các ngày tiếp theo

Giảm dần liều Hydrocortioson hemisuccinat, tiêm liều nhỏ và cách quãng.

Sau 4-6 ngày Hydrocortison được chuyển thành loại uống, rồi trở lại liều duy trì khoảng 30mg/ngày.

5. Truyền Hydrocortison hemisuccinat liên tục

Một số tác giả đề nghị cho tĩnh mạch liên tục, ban đầu 25mg tĩnh mạch sau đó truyền liên tục 50-100mg/ngày. Không cần điều trị Mineralocorticoid.

Hiệu quả lâm sàng thường nhanh, cho phép sau 24-48 giờ có thể chuyển thành uống. Diễn tiến thường tốt nếu điều trị kịp thời và đúng đắn.

6. Điều trị các bệnh phối hợp, nếu có

Nâng cao thể trạng, bổ sung các vitamin thiết yếu.

Bổ sung thuốc hỗ trợ và bảo vệ tế bào gan.

Bệnh Suy Thận Cấp Ở Trẻ Em

Tình trạng suy cấp tính chức năng thận gây ứ đọng nitrogen và nước gây rối loạn điện giải, toan kiềm, rối loạn đông máu.

Nguyên nhân

Trước thận: Giảm tưới máu thận như sốc, mất nước, thiếu oxy, tắc nghẽn mạch máu thậ

Tại thận: Tổn thương nhu mô thận như hoại tử ống thận cấp, viêm cầu thận, hội chứng tán huyết urê huyết cao, ong đốt

Sau thận: Tắc nghẽn đường niệu

Thường ở trẻ em nguyên nhân gây suy thận cấp thường gặp là trước thận do mất nước, sốc nhiễm trùng, hoặc sau viêm cầu thận cấp.

Biến chứng suy thận cấp

Quá tải dịch và cao huyết áp gây suy tim, phù phổi cấp

Rối loạn nhịp tim do tăng kali máu.

Toan chuyển hóa.

Não: Co giật, hôn mê do rối loạn điện giải, urê huyết

Xuất huyết tiêu hóa.

Công việc chẩn đoán

Hỏi bệnh

Tiền sử: bệnh thận, dị dạng đường niệu, sỏi thận

Dùng thuốc độc thận, đặc biệt nhóm

Bệnh sử: phù, tiểu máu (viêm cầu thận cấp).

Ói, sốt, tiêu chảy, côn trùng đốt

Thiểu niệu : <1ml/kg/giờ

Vô niệu: < 0,5ml/kg/ngày.

Sốt

Khám lâm sàng

Dấu hiệu sinh tồn, tri giác.

Dấu hiệu quá tải: khó thở, ran phổi, nhịp Gallop, gan to, tĩnh mạch cổ nổi

Dấu hiệu mất nước: khát, mắt trũng, dấu véo da mất chậm

Phù, báng bụng

Khám: tim, phổi, thận

Phát ban đặc hiệu hình cánh bướm trong lupus, ban máu dạng thấp, dấu hoại tử da do ong đốt

Cận lâm sàng

CTM, đếm tiểu cầu, ion đồ, urê, creatinine.

Nước tiểu: TPTNT, tỉ trọng, natri và creatinine, osmolarity nếu được

Tính khả năng bài xuất natri từng phần (FeNa).

UNa: Nồng độ natri nước tiểu, UCr: nồng độ creatinine nước tiểu PCr: Nồng độ creatinine máu, PNa: Nồng độ natri máu

ECG: dấu hiệu tăng kali máu, rối loạn nhịp, dấu hiệu dày thất trái.

Siêu âm thận và hệ niệu: kích thước thận, cấu trúc chủ mô thận, đường niệu.

Đông máu toàn bộ khi rối loạn đông máu.

X quang phổi, khí máu khi có suy hô hấp

UIV thường chỉ định để tìm nguyên nhân suy thận sau thận nhưng chỉ thực hiện sau giai đoạn suy thận.

Sinh thiết thận trong các trường hợp nghi bệnh cầu thận khi tình trạng cho phép.

Chẩn đoán suy thận cấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương thận cấp theo AKIN (Acute Kidney Injury Network)

Mức độ tăng SCr trên 50% (1,5 giá trị nền) Hoặc

Giảm bài niệu < 0,5 ml/kg/giờ trong 6giờ

Nguyên tắc điều trị

Loại trừ và điều trị nguyên nhân suy thận cấp trước và sau thận

Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan máu.

Kiểm soát huyết áp.

Xác định và điều trị nguyên nhân.

Dinh dưỡng: Hạn chế đạm

Điều trị ban đầu

Loại trừ nguyên nhân suy thận cấp trước và sau thận rất quan trọng vì suy thận trước và sau thận nếu được xử trí kịp thời sẽ hồi phục nhanh nhưng cũng dễ chuyển sang suy thận tại thận nếu xử trí không đúng và kéo dài.

Điều trị suy thận cấp sau thận

Hội chẩn ngoại niệu để phẫu thuật điều trị nguyên nhân và giải áp.

Loại trừ và điều trị suy thận cấp trước thận

Bệnh nhân có dấu hiệu mất nước hoặc không có bằng chứng quá tải có thể xem như suy thận trước thận và bắt đầu điều trị với Normal saline hoặc Lactate Ringer chảy nhanh 20 mL/kg trong 1 giờ. Trong trường hợp khó chẩn đoán phân biệt suy thận cấp trước và tại thận thì căn cứ FeNa, tuy nhiên kết quả xét nghiệm thường trễ vì thế nên đo CVP, nếu CVP thấp (< 4cm H2O) chứng tỏ suy thận cấp nguyên nhân trước thận. Nếu đáp ứng tốt sau khi truyền dịch bệnh nhân sẽ cải thiện và có nước tiểu. Nếu vẫn chưa tiểu và không có dấu hiệu quá tải có thể lặp lại dung dịch điện giải lần thứ hai 10-20 mL/kg/giờ.

Trong trường hợp không còn dấu thiếu dịch mà vẫn chưa tiểu có thể cho Furosemide TMC 2 mg/kg. Nếu không đáp ứng lặp lại Furosemide liều thứ hai 4-10 mg/kg, dùng qua bơm tiêm tốc độ < 4 mg/phút để giảm nguy cơ độc tai. Sau đó nếu vẫn không tiểu thì xem như suy thận cấp tại thận và không được tiếp tục Furosemide.

Điều trị suy thận cấp tại thận

Hạn chế dịch: chỉ bù lượng nước mất không nhận biết

Đang có dấu hiệu quá tải: tạm thời không cho thêm dịch

Không dấu quá tải:

Lượng dịch 300 – 400 mL/m2da/24 giờ hoặc 1/5 lượng dịch cơ bản cộng thêm lượng nước tiểu và nước mất khác (ói, tiêu chảy…)

Cần đánh giá lại bilan xuất nhập mỗi 12 giờ để điều chỉnh lượng dịch cho vào

Điện giải: hạn chế cung cấp natri 1-2 g/ngày, không cho kali ngoại trừ kết quả ion đồ và ECG có dấu hiệu hạ kali máu.

Lượng dịch tốt nhất nên cung cấp qua đường uống hay qua sonde dạ dày.

Giảm natri máu thường do pha loãng và chỉ cần hạn chế dịch

Tăng kali máu: xem phác đồ rối loạn điện giải

Cao huyết áp: xem phác đồ cao huyết áp.

Toan máu: chỉ bù bicarbonate khi toan máu nặng có pH <7,2 và không có dấu hiệu quá tải. Có thể bù qua đường uống.

Truyền máu: thiếu máu trong suy thận cấp thường nhẹ là hậu quả của pha loãng máu và thường không cần truyền máu, ngoại trừ các trường hợp tán huyết với mức Hemoglobine <7g% có thể xem xét chỉ định truyền máu nhưng nên lưu ý nguy cơ quá tải khi truyền máu. Nếu có chỉ định nên truyền hồng cầu lắng 5-10 mL/kg với tốc độ thật chậm trong 3-4 giờ. Nếu bệnh nhân thiếu máu kèm dấu quá tải có chỉ định chạy thận thì chỉ nên truyền máu trong lúc chạy thận nhân tạo

Tránh dùng các thuốc độc thận và điều chỉnh liều lượng, khoảng cách các liều thuốc tùy theo độ thanh thải Không giảm liều ở liều đầu tiên.

Dinh dưỡng: chế độ ăn suy thận (hạn chế đạm, ít natri và kali), năng lượng cung cấp chủ yếu bằng carbonhydrate và lipide (bột Borst cải biên) và hạn chế dịch

Chỉ định lọc thận hay thẩm phân phúc mạc

Quá tải (suy tim, phù phổi cấp, cao huyết áp).

Toan hóa máu không cải thiện với Bicarbonate.

Hiện nay phương pháp lọc thận được chọn do có nhiều ưu điểm: hiệu quả nhanh đặc biệt trong trường hợp quá tải, thời gian thực hiện ngắn, ít nguy cơ nhiễm trùng so với thẩm phân phúc mạc. Tuy nhiên do điều kiện còn hạn chế, các trường hợp cân nặng < 15 kg sẽ được thẩm phân phúc mạc.

Trong điều kiện chưa có khả năng ghép thận cho trẻ em chỉ nên lọc thận các trường hợp suy thận cấp và không lọc thận ở đợt cấp của suy thận mạn hoặc giai đoạn cuối của bệnh hệ thống.

Dấu hiệu sinh tồn, dấu hiệu quá tải, hội chứng urê huyết cao, cân nặng mỗi ngày.

Theo dõi bilan nước xuất (phân, nước tiểu, ói), nhập (uống, truyền dịch) mỗi ngày.

Ion đồ, urê, creatinine mỗi ngày.

TPTNT mỗi 2 ngày

Diễn tiến tốt khi bệnh nhân tiểu được, giảm creatinine máu. Khi đó cần cung cấp thêm lượng dịch mỗi ngày.

Furosemide nếu cho sớm có giá trị trong suy thận cấp có tác dụng làm giảm nhu cầu lọc thận và biến chứng nhưng không thay đổi được tiên lượng bệnh

II

Critical care clinics, 1997

Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy Dopamine có lợi trong xử trí suy thận cấp

II

Critical care clinics, 1997

Chỉ định chạy thận nhân tạo:

· Có triệu chứng lâm sàng của tăng urê huyết.

· Quá tải không đáp ứng với điều trị bảo tồn.

· Tăng kali máu hoặc toan chuyển hóa nặng không đáp ứng với điều trị bảo tồn.

II

The Kidney, Sixth Edition 2000

Suy Thận Ở Trẻ Em Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Trong những năm gần đây, tình trạng suy thận ở trẻ em đang rất đáng quan ngại, tỷ lệ các bé mắc căn bệnh nguy hiểm này ngày càng tăng cao. Việc nắm được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị suy thận sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời kiểm soát căn bệnh nguy hiểm ở con em của mình.

Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em Do yếu tố di truyền

Theo các thống kê, có đến gần một nửa các em bé bị suy thận là do yếu tố bẩm sinh. Các em bé có cha mẹ hoặc người thân bị suy thận cũng có khả năng bị suy thận theo. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý mà người mẹ mắc phải trong quá trình mang thai.

Một số trường hợp có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm, bị tổn thương do nhiễm trùng vùng thận và đường tiết niệu. Các bệnh lý này có khả năng biến chứng thành suy thận. Ngoài ra, thận có thể bị ảnh hưởng khi trẻ em phải dùng các loại thuốc hóa chất, dùng nhiều thuốc kháng sinh…

Chế độ ăn uống bất hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý của có thể là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh suy thận. Trẻ em dễ mắc phải bệnh thận khi ăn quá nhiều muối, uống nhiều nước ngọt có ga, ăn no hay thừa protein… Tất cả những điều này đều gây hại đến các hoạt động của thận, khiến thận nhanh chóng bị suy giảm chức năng.

Sức đề kháng yếu kém

Sức đề kháng và khả năng miễn dịch yếu có thể khiến các hoạt động của thận suy giảm, các loại virus, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập hơn vào cơ thể. So với các trẻ em có sức khỏe ổn định, những đứa trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ mắc suy thận cao hơn hẳn.

Dấu hiệu trẻ bị suy thận

Phù nề tại các bộ phận trên cơ thể: Phù nề là biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất ở các trẻ em bị suy thận. Trước hết, các bé sẽ xuất hiện những vết sưng phồng ở vùng mắt, sau đó lan ra toàn mặt, tiếp đến là các vùng tay – chân – lưng – bụng. Tình trạng sưng phồng, phù nề này rất giống với biểu hiện của côn trùng cắn.

Chán ăn, tiêu hóa kém: Chức năng của thận suy giảm dẫn đến các cơ quan khác trong cơ thể cũng ảnh hưởng theo. Bé bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu của việc chán ăn, lười ăn, tiêu hóa kém, rất dễ nôn.

Đi tiểu khó: Các biểu hiện rõ ràng nhất của việc suy thận được thể hiện trực tiếp thông qua việc đi tiểu của các bé. Các bé sẽ gặp khó khăn hơn khi đi tiểu giống hệt như người lớn, một số vấn đề có thể kể đến như: khó tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu có mùi lạ…

Một số biểu hiện khác: Ngoài các biểu hiện cụ thể trên, trẻ em bị suy thận có xuất hiện một số triệu chứng khác. Hầu hết các triệu chứng này đều xuất hiện cùng nhau, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường: Tay chân run rẩy, mỏi mệt cơ thể, ngủ mơ, ngủ nhiều, đau bụng, sụt cân nhanh…

Ngày nay, trẻ em ngày càng có xu hướng bị suy thận nhiều hơn do sự chủ quan của cha mẹ trong việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Trước tiên, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh suy thận, các bậc phụ huynh cần đưa con em mình đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành các bước xác định bệnh. Từ đó, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Lọc máu và ghép thận

Hiện nay, có một số phương pháp điều trị suy thận phổ biến nhất có thể kể đến như lọc máu, ghép thận…

Phương pháp lọc máu: Lọc máu hay chạy thận là phương pháp điều trị suy thận được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách thức này giúp lọc đi những chất cặn bã, các tạp chất lẫn trong máu, nói một cách đơn giản đây chính là quá trình làm sạch máy cho các trẻ em bị suy thận.

Tiến hành ghép thận: Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, phương pháp ghép thận ra đời nhằm thay thế hoàn toàn một quả thận mới, giúp hoạt động của thận tốt hơn. Tuy nhiên đối với phương pháp này, người nhận thận mới cần được theo dõi kỹ lưỡng, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng về sức khỏe sau khi cấy ghép thận.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Trẻ em bị suy thận cần hạn chế các loại đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn có chứa nhiều chất béo

Muối, đồ mặn là nguyên nhân hàng đều gây ảnh hưởng tới các hoạt động của thận.

Cần uống đủ nước mỗi ngày (từ 2-2.5l nước).

Khuyến khích các hoạt động tập luyện nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường đề kháng chống lại bệnh.

Các cha mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ, các loại rau củ quả cho các bé để tăng cường thanh lọc cơ thể, cải thiện các hoạt động của thận.

Ngoài ra, những bệnh nhân suy thận có thể tham khảo thông tin về vấn đề suy thận có nên uống nước đỗ đen, đồng thời kết hợp một số biện pháp chữa suy thận từ các nguyên liệu thiên nhiên để có thể chữa bệnh an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Cập nhật mới nhất vào ngày 9 Tháng Chín, 2023 bởi Bác sĩ Hồng Yến

Suy Thận Cấp Tính Ở Trẻ Em

Suy thận cấp tính ở trẻ em – hội chứng không đặc hiệu của nguyên nhân gây bệnh khác nhau, phát triển do sự chuyển đổi đột ngột tắt chức năng thận hằng định nội môi, mà là dựa trên tổn thương mô thận giảm oxy với sự phát triển thuận lợi tiếp theo của ống và phù kẽ. Hội chứng biểu hiện chính là sự gia tăng sự mất cân bằng điện giải, mất cân bằng acid và mất khả năng giải phóng nước.

Thuật ngữ “suy thận cấp” lần đầu tiên được đề xuất bởi J. Merill (1951) thay vì tên gọi trước đây là “vô niệu” và “chứng ure cấp tính”.

Suy thận cấp ở trẻ em – một hội chứng không đặc hiệu mà phát triển do sự mất mát không thể đảo ngược hằng định nội môi cấp tính hoặc thoáng qua chức năng thận do thiếu oxy máu tổn thương mô thận với ống thuận lợi tiếp theo và phù nề mô kẽ (Naumov VI Papayan AV, 1991).

Suy thận cấp có thể xảy ra ở trẻ em ở mọi lứa tuổi cho nhiều bệnh: viêm thận (viêm cầu thận nhiễm dị ứng, độc hại, thuốc viêm thận tubulointerstitial), các bệnh truyền nhiễm (HFRS, trùng xoắn móc câu, yersiniosis et al.), Shock (hypovolemic, truyền nhiễm, độc hại, chấn thương ) mioglobin- và hemoglobinuria (tiêu cơ vân chấn thương, tán huyết cấp tính), thiếu oxy máu của thai nhi trong tử cung và nhiều bệnh lý khác.

Tổn thương thận hữu cơ, kèm theo chứng vô nang, trong thời gian gần đây trong 80% trường hợp đã kết thúc trong cái chết của bệnh nhân. Hiện nay, do sự phổ biến rộng rãi của các phương pháp trị liệu bằng nước thải vào thực hành lâm sàng (lọc máu, hemofiltration, vv), có thể làm giảm đáng kể sự chết. Theo AS Doletsky và các đồng tác giả. (2000), ngày nay với ARF ở trẻ em, khoảng 20% ở trẻ sơ sinh – từ 14 đến 73%.

Mã ICD-10

N17. Suy thận cấp.

N17.0. Suy thận cấp với hoại tử ống.

N17.1. Suy thận cấp với hoại tử vỏ não cấp.

N17.2. Suy thận cấp với hoại tử tá tràng.

N17.8. Suy thận cấp khác.

N17.9. Suy thận cấp, không xác định.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Biết Bệnh Suy Thượng Thận Cấp Ở Trẻ Em Nhằm Điều Trị Sớm trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!