Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Và Các Triệu Chứng Xuất Huyết Não được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những cơn đau đầu không hề đơn giản, đặc biệt khi cơn đau trở nên nghiêm trọng, cuộc sống sẽ bị đe dọa.
Nhiều người bị chứng đau nửa đầu, đau đầu xoang, đau đầu và căng thẳng mãn tính khiến tính mạng luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Ngôi sao ca nhạc Mỹ Bret Michaels – giọng ca chính của nhóm rock Poison là một nạn nhân điển hình. Anh được người thân kịp thời đưa đến bệnh viện sau khi bị xuất huyết não.
Đáng nói, các bác sĩ đến nay vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân gây chảy máu não ở Bret, nhưng tình hình sức khỏe của bệnh nhân được cảnh báo khá nghiêm trọng, có thể đe dọa đến mạng sống.
Tuy nhiên sau 9 ngày được chăm sóc đặc biệt, Bret bước vào giai đoạn hồi phục và đã xuất viện. Nếu không được phát hiện kịp thời có lẽ lưỡi hái của từ thần đã cướp đi sinh mạng của Bret, các bác sĩ cho biết.
Theo Examiner, xuất huyết não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là chứng xuất huyết trong nhu mô hoặc máu tụ trong sọ. Xuất huyết não có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong.
Xuất huyết trong não thường xảy ra ở vùng hạch nền, tiểu não, thân não, hoặc vỏ não. Người bị xuất huyết não cần được chăm sóc y tế ngay tức khắc mới có hy vọng bảo toàn mạng sống.
Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này có thể giúp tính mạng thoát khỏi nguy hiểm.
Nếu lượng máu chảy nhanh, gây tăng áp lực đột ngột có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong. Theo các chuyên gia sức khỏe, 13% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu não.
Nguyên nhân gây xuất huyết não
Có một số điều kiện gây xuất huyết não, mà phổ biến nhất xảy ra ở những người dưới 50 tuổi là do chấn thương vùng đầu.
Ngoài ra, các khối u não, phình mạch hoặc các bất thường mạch máu cũng có thể gây ra tình trạng này.
Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, nghiện rượu, béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai… cũng là những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não.
Các triệu chứng của xuất huyết não
Các triệu chứng có thể khác nhau đối với từng người, nhưng thường gặp nhất là đau đầu xảy ra đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên cơn đau này khác với chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng và không biến mất.
Đi kèm với triệu chứng đau đầu dữ dội là buồn nôn hoặc nôn, co giật (dù không có tiền sử co giật trước đó), chóng mặt, ù tai, tay chân run, không đứng vững, mắt mờ, nói lắp, mất khả năng vận động hoặc mất ý thức.
Bệnh khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ.
Để ngăn ngừa đột quỵ, theo các chuyên gia cần kiểm soát huyết áp, bệnh gan, tránh xa ma túy, chăm sóc bản thân và loại bỏ những thói quen không lành mạnh. Nếu được can thiệp y tế kịp thời, bệnh nhân có thể thoát khỏi cơn nguy kịch.
Theo TNO
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Xuất Huyết Não Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Xuất huyết não xảy ra khi máu đột nhiên rò rỉ trong não, gây tổn thương mô não. Đây là một trường hợp khẩn cấp có thể đe dọa đến tính mạng, do đó, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức!
Xuất huyết não là gì?
Xuất huyết não (tiếng Anh: brain haemorrhage), chảy máu não hay xuất huyết nội sọ xảy ra khi mạch máu não bị vỡ làm tràn máu trong mô não dẫn đến đột quỵ nên còn được gọi là đột quỵ xuất huyết não.
Lượng máu dư thừa trong não gây ra áp lực có thể làm tổn thương các tế bào não. Trong trường hợp máu tích tụ quá nhanh, một người có thể tử vong.
Não được bao bọc bên trong hộp sọ. Nếu xuất hiện rò rỉ máu thì não sẽ bị nén lại do áp lực máu tụ và có thể làm hỏng các vùng trong não. Khi não bị nén thì các mạch máu dẫn oxy không thể chảy vào mô não, thiếu oxy sẽ dẫn đến sưng não hay phù não.
Máu gộp lại thành một khối gọi là tụ máu não. Áp suất tạo ra do oxy giảm có thể giết chết các tế bào não. Vì vậy, xuất huyết não là một tình trạng sức khỏe đe dọa tính mạng và điều quan trọng là phải được điều trị y tế ngay lập tức!
Xuất huyết não có thể xảy ra ở vài vùng khác nhau của não. Các vị trí phổ biến nhất bao gồm: Một số triệu chứng ban đầu có thể bao gồm:
Mệt mõi
Tê liệt một phần cơ thể
Đau đầu
Nhầm lẫn trong giao tiếp
Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm, một người có triệu chứng xuất huyết não nên được sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây xuất huyết não
Xuất huyết não có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người mắc bệnh cao huyết áp có nguy cơ bị xuất huyết não nhiều hơn người bình thường.
Một người bị cao huyết áp mà chưa được phát hiện hoặc không được điều trị là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chảy máu não.
Nhiều người không biết họ bị huyết áp cao vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng, và không được chẩn đoán cho đến khi họ đến bệnh viện vì những tình trạng sức khỏe khác.
Đối với những người trẻ tuổi, những người béo phì bị cao huyết áp với các mạch máu bất thường trong não có thể gây xuất huyết nội sọ.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra xuất huyết não:
Chấn thương đầu
U não
Sử dụng chất làm loãng máu
Phình động mạch não bị vỡ
Vấn đề với đông máu
Lạm dụng thuốc
Rối loạn máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm
Bệnh gan
Tác động của xuất huyết não thay đổi theo các nhóm tuổi khác nhau nhưng thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nguy cơ xuất huyết não của một người có thể gia tăng khi họ già đi, đặc biệt khi bệnh cao huyết áp thường gặp ở người lớn tuổi.
Hầu hết các tình trạng chảy máu não đột nhiên xảy ra ở trẻ em là do bất thường trong mạch máu. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm bệnh về máu, u não, nhiễm trùng huyết hoặc lạm dụng thuốc. Theo một nghiên cứu, chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết não, tiếp theo là rối loạn chảy máu.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, xuất huyết não ít có khả năng nhưng có thể xảy ra. Ở trẻ sơ sinh, xuất huyết não xảy ra do chấn thương khi sinh hoặc chấn thương từ trong bụng mẹ. Trẻ em thường phục hồi tốt hơn so với người lớn vì não của chúng vẫn đang phát triển.
Những người có nguy cơ bị xuất huyết não
Dựa trên bệnh lý, giới tính và thói quen sống, nhóm người có nguy cơ bị xuất huyết não bao gồm:
Bệnh lý: Tăng huyết áp động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng liqid máu, có tiển sử đột quỵ.
Thói quen sống: Béo phì, hút thuốc lá, nghiện rượu bia, lười vận động và ít tập thể dục.
Giới tính và chủng tộc: Nam giới có tỷ lệ bị xuất huyết não cao hơn nữ giới. Người Nhật và người Mỹ gốc phi có tỷ lệ bị xuất huyết não cao hơn các chủng tộc khác.
Bệnh xuất huyết não cực kỳ nguy hiểm và có thể xảy ra với bất kỳ ai dù đang ở độ tuổi nào. Nếu bạn đang mắc các bệnh lý kể trên, hãy tuân thủ điều trị của bác sĩ nhằm giảm nguy cơ bị xuất huyết não và các biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, thực hiện lối sống lành mạnh là cách ngăn ngừa các bệnh tai biến hiệu quả nhất.
Triệu chứng của xuất huyết não
Có nhiều triệu chứng tiềm ẩn của xuất huyết não, một trong số chúng có vẻ tương đối vô hại, chẳng hạn như đau đầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết một số dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nhất. Những triệu chứng này có thể bao gồm:
Lẫn lộn, khó hiểu người khác và mất kiểm soát cơ thể là các triệu chứng phổ biến của xuất huyết não. Các triệu chứng khác bao gồm:
Đau đầu dữ dội
Nói nhảm
Đột nhiên mất khả năng viết hoặc đọc
Ngứa ran, yếu ở một cánh tay, chân hoặc một bên mặt
Mê sảng
Co giật
Mất ý thức
Cực kỳ mệt mỏi
Cảm thấy buồn nôn
Chóng mặt hay mất thăng bằng
Có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt
Nếu một người gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Chảy máu não là một trường hợp nguy cấp có thể đe dọa đến tính mạng.
Người bị xuất huyết não sau khi được điều trị giữ lại mạng sống thì có nguy cơ găp các biến chứng sau đây:
Liệt nửa người
Rối loạn tâm lý
Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn nhận thức
Rối loạn hô hấp
Khó nhai, khó nuốt
Khó khăn trong di chuyển, làm việc hay vệ sinh cá nhân
Ngoài những vấn đề kể trên, người bệnh xuất huyết não còn phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào trong suốt quãng đời còn lại.
Có nhiều loại xuất huyết não và chúng phụ thuộc vào khu vực bị chảy máu:
Xuất huyết nội sọ: Chảy máu xảy ra bên trong não
Xuất huyết dưới màng não: Chảy máu giữa não và màng bao phủ
Tụ máu dưới màng cứng: Khối máu đông hình thành trong khoang dưới màng cứng
Tụ máu ngoài màng cứng: Khối máu tụ nằm giữa mặt trong xương sọ và mặt ngoài màng cứng
Chẩn đoán xuất huyết não có thể khó khăn vì một số bệnh nhân không phải lúc nào cũng có dấu hiệu rõ ràng. Các bác sĩ phải thực hiện các xét nghiệm để xem chính xác vị trí chảy máu trong não.
Bác sĩ sẽ kiểm tra các tổn thương não bằng cách sử dụng phương pháp chụp CT hoặc MRI để xem có chảy máu hay không và tìm nguyên nhân. Họ cũng dùng các xét nghiệm hình ảnh này để xác định xem người đó có triệu chứng của xuất huyết não hay từ một tình trạng khác, chẳng hạn như đột quỵ.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng chụp X quang để tìm những bất thường trong các tế bào máu của người bệnh. Chụp X quang sử dụng tia X để quan sát mạch máu.
Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để giúp xác định các nguyên nhân tiềm ẩn khác, bao gồm các bệnh tự miễn dịch hoặc các vấn đề về đông máu.
Phương pháp điều trị xuất huyết não
Có 2 phương pháp điều trị cho xuất huyết não đó là ngay lập tức và dài hạn. Nói chung, một người sẽ có kết quả tốt hơn nếu họ được điều trị trong vòng 3 giờ sau khi bị chảy máu não.
Người đang trong tình trạng chảy máu não mà không điều trị kịp thời sẽ có nhiều khả năng họ sẽ trải qua những biến chứng nghiêm trọng, kể cả tử vong.
Điều trị ngay lập tức cho xuất huyết não bao gồm việc kiểm soát huyết áp và xử lý rò rỉ máu. Đôi khi bệnh nhân được yêu cầu phẫu thuật. Trong khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ loại bỏ cục máu đông, sửa chữa các mạch máu bị vỡ và giảm áp lực lên não.
Bệnh nhân cũng cần thuốc để điều trị các triệu chứng tức thời, chẳng hạn như nhức đầu và tăng huyết áp. Bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc chống động kinh, có thể dùng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Để điều trị xuất huyết não dài hạn, người bệnh sẽ được dùng thuốc để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ xuất huyết trong tương lai.
Các điều trị bổ sung sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương não. Vật lý trị liệu có thể được yêu cầu để giúp người bệnh lấy lại kiểm soát cơ bắp, hồi phục chức năng và giảm sự phụ thuộc vào người khác. Liệu pháp ngôn ngữ có thể được yêu cầu để cho phép một người lấy lại khả năng giao tiếp với người khác.
Cách phòng ngừa xuất huyết não
Một người có thể phòng ngừa xuất huyết não bằng cách:
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Bỏ hút thuốc lá
Quản lý và điều trị bệnh tim
Tập thể dục thường xuyên
Chế độ ăn uống lành mạnh
Điều trị huyết áp cao
Luôn đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc làm việc tại các công trường
Nhiều ca xuất huyết não là do chấn thương não. Do đó, điều quan trọng cần làm là bảo vệ bộ não của mình. Đeo dây an toàn trong xe hơi, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp hoặc xe máy là những cách dễ dàng để bảo vệ khu vực đầu.
Những người bị xuất huyết não hoặc đột quỵ có nhiều khả năng mắc các bệnh khác trong tương lai. Thay đổi lối sống có thể giúp một cá nhân giảm nguy cơ hoặc ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Những người bị huyết áp cao cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của mình. Huyết áp cao là nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu trên thế giới. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Các chất nicotine và carbon dioxide gây thiệt hại cho hệ thống tim mạch.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần đảm bảo lượng đường trong máu của họ ở mức cho phép. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường cũng có huyết áp cao, dư cholesterol và thừa cân, đó là tất cả các yếu tố nguy cơ đột quỵ.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Chế độ ăn nhiều calo cũng có thể dẫn đến béo phì. Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần làm tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.
Mọi người nên cố gắng di chuyển và duy trì hoạt động thường ngày. Hoạt động thể chất không chỉ giúp chúng ta giảm cân, trao đổi chất mà còn có thể góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.
Cách sơ cứu người bị đột quỵ
Nếu bạn gặp ai đó đang bị đột quỵ thì nên chuyển họ ngay đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Nếu nhà ở xa hoặc không có phương tiện thì bạn phải gọi ngay số 115 để thông báo tình trạng khẩn cấp.
Trong thời gian chờ xe của bệnh viện, người nhà bệnh nhân không được tự ý cho uống thuốc, nước chanh hay bất kỳ thực phẩm nào khác theo mẹo dân gian.
Người nhà nên lấy khăn sạch lau bớt đờm trong miệng rồi để người bệnh nằm nghiêng về bên lành, và nâng đầu trên gối thấp nhằm tránh tình trạng nuốt lưỡi gây tắt nghẽn đường thở. Nếu bệnh nhân đột quỵ hôn mê sâu và nhịp tim yếu thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực để kích hoạt tim đập trở lại.
Sự khác nhau giữa xuất huyết não và nhồi máu não
Xuất huyết não và nhồi máu não là 2 dạng của đột quỵ não. Hội chứng được đặc trưng bởi sự mất đột ngột của các chức năng não khiến oxy và chất dinh dưỡng không thể dẫn lên não làm chết tế bào não. Nếu chứng đột quỵ não kéo dài quá 24 giờ thì người bệnh có nguy cơ bị tử vong rất cao.
Dù gọi chung là đột quỵ não hay tai biến mạch máu não nhưng xuất huyết não và nhồi máu não có nhiều điểm khác biệt.
Xuất huyết não (chảy máu não – tiếng Anh: brain haemorrhage): Chiếm khoảng 15% các ca đột quỵ nhưng tỷ lệ tử vong hoặc tàn phế rất cao. Tình trạng này xảy ra khi thành động mạch bị vỡ khiến máu chảy vào trong hoặc xung quanh nhu mô não, chảy máu màng não.
Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ – tiếng Anh: cerebral infarction): Nhồi máu não chiếm khoảng 85% các ca đột quỵ nhưng có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, huyết khối, hẹp xơ vữa động mạch khiến máu không lên não và gây hoại tử và thiếu máu não.
Nét Bút Tri Ân – Theo: chúng tôi Ảnh: scienceRF
Xuất Huyết Tiêu Hóa, Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Xuất huyết tiêu hóa là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa khá đa dạng, nhưng điển hình là nôn ra máu và/ hoặc đi ngoài phân đen.
Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa không chỉ do có các vấn đề về đường tiêu hóa, mà còn do cả những vấn đề ngoài đường tiêu hóa…
I. Đại cương về xuất huyết tiêu hóa
– Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa vào trong lòng ống tiêu hóa gây nên biểu hiện nôn ra máu và/ hoặc ỉa ra phân đen.
Xuất huyết tiêu hóa cao là xuất huyết ở phần trên của ống tiêu hóa: từ thực quản đến góc Treitz.
Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa.
– Bệnh xuất huyết tiêu hóa gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Song tỷ lệ người mắc bệnh này ở nam thường cao hơn nữ. Tuổi hay gặp là từ 20 – 50 tuổi.
– Các yếu tố thuận lợi cho bệnh xuất huyết tiêu hóa là: vào lúc giao mùa, khi bị cảm cúm, dùng một số thuốc như Aspirin – corticoid, sau một số sang trấn về tinh thần.
II. Nguyên nhân – bệnh sinh của xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa hay gặp trong các bệnh lý như:
– Loét dạ dày
– Loét tá tràng
– Viêm trợt niêm mạc dạ dày cấp sau uống một số thuốc: aspirin, thuốc chống viêm non corticoid…
– Ung thư dạ dày
– Polip dạ dày – tá tràng
– Một số nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa hiếm gặp khác như: u thần kinh, u máu, u cơ trơn, thoát vị lỗ thực quản cơ hoành, hội chứng Mallory Weiss, viêm loét thực quản,…
– Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan, viêm tắc tĩnh mạch trên gan, viêm tắc tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch lách,…
– Chảy máu đường mật do sỏi mật, viêm loét đường mật, áp xe đường mật.
– Một số bệnh về máu như: suy tủy, bạch cầu cấp – mãn, xuất huyết giảm tiểu cầu…
– Một số bệnh lý toàn thân: suy gan, suy thận nặng, suy hô hấp nặng, tăng huyết áp, chấn thương, bỏng rộng, ngộ độc cấp…
– Bệnh thành mạch do nhiễm trùng, dị ứng: Cúm ác tính, dị ứng toàn thân, hội chứng Scholein – Henock.
III. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa
Tùy vị trí và mức độ xuất huyết mà tính chất của chất nôn ra là khác nhau:
– Số lượng có thể ít hoặc nhiều. Có thể 1 hay nhiều lần 1 ngày.
– Máu đen, máu đỏ tươi, hay máu cục có thể lẫn thức ăn.
– Trước một người bệnh nôn ra máu cần phân biệt với người bệnh:
+ Ho ra máu: Máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi lẫn bọt, máu ra nhiều lần rải rác trong ngày.
+ Chảy máu cam: Máu chảy theo đường mũi, đỏ tươi và khạc ra đường mồm. Có khi bệnh nhân nuốt vào nên nôn ra máu cục.
Muốn phân biệt được rõ ràng, cần biết tiền sử bệnh, kết hợp thăm khám mũi họng
+ Ăn tiết canh, hay ăn hay uống những thuốc hay những thứ có màu giống màu máu tươi hay màu máu đông rồi nôn ra… đều có thể gây nhầm lẫn với nôn ra máu trong xuất huyết tiêu hóa.
* Triệu chứng đi ngoài phân đen
– Phân thường sệt, đen như bã cà phê, mùi khắm.
– Số lượng nhiều, ít tùy từng bệnh nhân: Nếu chảy máu nhiều, phân thường lỏng. Nếu chảy máu ít, phân vẫn thành khuôn.
– Trước một bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài phân đen thì cần phân biệt với: Uống Bismuth, viên sắt, than hoạt,…
Tùy theo mức độ mất máu mà bệnh nhân có biểu hiện tình trạng toàn thân của thiếu máu cấp từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng khác nhau:
– Ngất xỉu, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nổi da gà, có khi vật vã, dãy dụa…
– Mạch quay, nhịp tim nhanh.
– Huyết áp động mạc tối đa giảm có khi xuống dưới 90mmHg.
– Đái ít, có khi vô niệu.
– Công thức máu: Hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.
Mức độ giảm tùy theo mức độ mất máu. Tuy nhiên, trong hoặc ngay sau chảy máu thì các xét nghiệm trên chưa phản ánh chính xác mức độ mất máu.
– Sinh hóa máu: Ure máu tăng trong trường hợp mất máu nặng.
+ Nếu nghi ngờ chảy máu do bệnh lý về thực quản – dạ dày – tá tràng: Cho chụp X – Quang dạ dày, hoặc nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng.
IV. Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa
– Dựa vào các yếu tố dịch tễ.
– Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: Cần hỏi kỹ tiền sử ăn uống, sử dụng thuốc,…để xác định được tính chất của chất nôn và phân.
– Chuẩn đoán dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng: công thức máu, kết quả nội soi.
– Các trường hợp chỉ có triệu chứng đi ngoài ra máu cần quan sát kỹ tính chất của phân.
– Chuẩn đoán mức độ xuất huyết dựa vào các triệu chứng toàn thân, mạch, huyết áp tâm thu.
– Dựa vào khối lượng máu mất, tính chất của chất nôn, phân.
– Xét nghiệm công thức máu: Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocrit…
– Chuẩn đoán mức độ của xuất huyết tiêu hóa dựa theo các chỉ số sau:
* Xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng:
– Triệu chứng toàn thân:
+ Giảm tưới máu các cơ quan trung ương: tim, não, thận. Không còn khả năng chịu đựng mất máu.
+ Rối loạn chuyển hóa, rối loạn tri giác, vô niệu, khát nước, chân tay lạnh…
– Huyết áp tâm thu: <80 mmHg
– Hồng cầu: <2 triệu/ mm 3.
– Huyết sắc tố: <40 g/l
– Hematocrit: <20%
* Xuất huyết tiêu hóa mức độ vừa:
– Lượng máu mất: Khoảng 20 – 30% (500 – 1500ml)
– Triệu chứng toàn thân:
+ Giảm tưới máu các cơ quan trung ương, còn khả năng chịu đựng mất máu.
+ mệt mỏi, da xanh, vã mồ hôi, tiểu ít.
– Mạch quay: 100 – 120 lần/ phút.
– Huyết áp tâm thu: 80 – 90 mmHg
– Hồng cầu: 2 – 3 triệu/ mm 3.
– Huyết sắc tố: 40 – 60 g/l
– Hematocrit: 20 – 30%
* Xuất huyết tiêu hóa mức độ nhẹ:
– Lượng máu mất: <10% thể tích máu (<200ml)
– Triệu chứng toàn thân:
+ Giảm tưới máu các cơ quan ngoại biên: Da, cơ,…
+ Tỉnh nhưng người mệt mỏi.
– Mạch quay: 90 – 100 lần/phút.
Chuẩn đoán nguyên nhân góp phần tích cực cho việc điều trị xuất huyết tiêu hóa triệt để. Đồng thời giúp bệnh nhân phòng bệnh.
Nguyên nhân chia thành 2 nhóm chính: Xuất huyết tiêu hóa do chính tổn thương ở hệ thống tiêu hóa và xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của bệnh toàn thân.
* Xuất huyết tiêu hóa do tổn thương ở hệ tiêu hóa:
– Tổn thương ở miệng, lợi
– Tổn thương thực quản: Viêm thực quản cấp, vỡ vòng nối tĩnh mạch cửa chủ.
– Tổn thương dạ dày: Hội chứng Mallory – Weiss, viêm trợt dạ dày chảy máu ồ ạt, loét dạ dày, ung thư dạ dày.
– Tổn thương đường mật.
* Xuất huyết tiêu hóa là biểu hiện của các tổn thương ngoài đường tiêu hóa:
– tổn thương do dùng thuốc: Sau khi uống Aspirin, thuốc giảm đau,…
– Viêm thành mạch dị ứng: Hội chứng Scholein – Henoch thể bụng.
– Sau Stress hoặc choáng váng nặng.
– Bệnh máu: Bệnh bạch cầu cấp – mạn, bệnh suy tủy xương,…
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Sốt Xuất Huyết Và Cách Điều Trị?
Sốt xuất huyết hay gọi đầy đủ là Sốt Xuất huyết do virus là một nhóm trong số các bệnh do virus gây nên.
Virut sốt xuất huyết lây truyền theo một vòng kín. Từ người mang virut qua vật trung gian là muỗi vằn, sau đó virut phát triển trong cơ thể muỗi từ 8 đến 10 ngày, khi muỗi mang virut đốt vào người lành thì người lành sẽ bị nhiễm vi rút. Và tiếp tục vòng kín. nếu không được kiểm soát bằng những biện pháp kịp thời thì dịch sẽ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Sốt xuất huyết?
Vậy nguyên nhân của sốt Xuất huyết là gì?
– Nguyên nhân gây nên bệnh sốt Xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây nên, chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là: Đầu tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người, virus đi vào cơ thể người rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn muỗi Aedes lại hút máu từ cơ thể người bệnh rồi truyền sang cơ thể mình và lây sang cơ thể người khác.
Triệu chứng của sốt Xuất huyết ?
– Triệu chứng đầu tiên của sốt Xuất huyết là sốt dengue kéo dài từ 2-7 ngày với các biểu hiện:
+ Sốt cao có thể lên đến 39-40oC, cơ thể có cảm giác rất mệt mỏi, đau đầu, đau khắp cơ thể
+ Đau họng kèm theo cảm giác buồn nôn, có thể bị tiêu chảy
+ Với trẻ em có biểu hiện nổi bật là đau họng kèm theo hiện tượng nổi ban
– Triệu chứng thứ 2 của sốt Xuất huyết là xuất hiện hiện tượng Xuất huyết có thể xuất hiện trong thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ bệnh với các biểu hiện là :
+ Xuất huyết khi tiêm chích biểu hiện là xuất hiện các nốt bầm tím quanh nơi tiêm
+ Xuất huyết tự nhiên biểu hiện là cơ thể có thể xuất hiện các nốt ban
+ Xuất huyết ngoài da biểu hiện là Xuất huyết ở lòng bàn chân, gan bàn tay, mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay có các nốt bầm tím hoặc các chấm Xuất huyết
+ Xuất huyết ở niêm mạc với các biểu hiện là thường gặp với phụ nữ là kinh nguyệt có thể kéo dài hơn hoặc ra sớm hơn bình thường; đối với trẻ em và nam giới thường là bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu
+ Triệu chứng cuối cùng nguy hiểm nhất là sốc, xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh, xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt, dấu hiệu nhận biết là trẻ bị mệt li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu.
Triệu chứng sốt xuất huyết theo cấp độ
Sốt xuất huyết chia làm 4 cấp độ:
– Độ 1: Sốt cao hoặc rất cao có thể trên 40 độ, cơ thể mệt mỏi , toát mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt ,chán ăn , buồn nôn.
– Độ 2: ngoài những biểu hiện của cấp độ một thì người bệnh có thêm các biểu hiện xuất huyết : nổi nốt mẩn đỏ như nốt rôm, có thể thành đám, chảy máu trân rang, máu mũi.
– Độ 3: vật vã, li bì , xuất huyết nặng hơn : xuất huyết tiêu hóa , xuất huyết âm đạo bất thường, đe dọa sốc: mạch lăn tăn, tay chân bủn rủn, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu và tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20 mm hg), hoặc tụt huyết áp, chân tay lạnh, ẩm;
– Độ 4: Suy đa tạng (tim, thận, gan…), xuất huyết nội tạng, sốc nặng biểu hiện rõ, không có mạch ngoại biên huyết áp không đo được ( 0 mm hg) có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị sốt Xuất huyết ?
Sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà khi bệnh nhân ở các cấp độ 1 và 2 và có thể bù dịch bằng đường uống, không có những biểu hiện chảy máy nhiều và nặng.
Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà:
Bù nước cho cơ thể người bênh bằng cách uống nước ấm các loại nước điện giải để hạ sốt cũng như là bù nước.
Uống các loại nước hoa quả như nước cam, chanh…
Ăn các loại dồ ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa…
Khi người bênh sốt cao cần trườm bằng nước ấm và uống thuốc hạ sốt ( lưu ý cần sử dụng loại thuốc hạ sốt phù hợp. Nên uống paracertamol theo liều hướng dẫn)
Có thể cho người bệnh uống và điều trị tại nhà bằng một số các bài thuốc dân gian
Cần chuyển bệnh nhân sốt xuất huyết đến viện khi nào
Nếu bệnh có dấu hiệu không đỡ, nặng hơn hoặc bệnh nhân có biểu hiện bệnh ở cấp 3 và cấp 4 thì cần chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị. Không nên cố để ở nhà tránh tình trạng bênh phát triển diễn biến xấu dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn cũng như gây những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.
Cách phòng tránh dịch sốt xuất huyết lây truyền và phát triển:
Phát quang bụi rậm, vệ sinh công cộng khu vực đang sống
Tránh để nước đọng trong nhà tấm hoặc bếp. Cần đậy kín những nơi chứa nước để tránh muỗi sinh sôi
Nếu ở trong vùng bị dịch cần phun thuốc để tiêu diệt muỗi tránh lây nhiễm.
Sử dụng vợt bắt muỗi, nhang muỗi, các loại xịt muỗi, xịt phòng để ngăng ngừa muỗi trong nhà.
Khi đi ngủ cần mắc màn kể cả ban ngày
Đặc biệt tránh cho trẻ em chơi tại nơi tối ẩm thấp
Tôi mong là bài viết này đã giúp ích cho bạn.
Cám ơn các bạn đã đọc bài
Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Và Các Triệu Chứng Xuất Huyết Não trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!