Xu Hướng 3/2023 # Nguyên Nhân U Não Trẻ Sơ Sinh? Cách Chăm Sóc Và Hỗ Trợ Điều Trị Kịp Thời Cho Trẻ. # Top 12 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nguyên Nhân U Não Trẻ Sơ Sinh? Cách Chăm Sóc Và Hỗ Trợ Điều Trị Kịp Thời Cho Trẻ. # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân U Não Trẻ Sơ Sinh? Cách Chăm Sóc Và Hỗ Trợ Điều Trị Kịp Thời Cho Trẻ. được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

U não là bệnh được xếp vào hạng cực kỳ nguy hiểm ở trẻ chúng có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy bài biết hôm nay sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân xuất hiện và cách điều trị cho trẻ.

1. U não ở trẻ sơ sinh là gì?

U não ở trẻ là hiện tượng các tế bào phát triển bất thường trong bộ não hoặc do cấu trúc của các mô lân cận chúng làm ảnh hưởng những hoạt động hằng ngày của bé.

U não được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm những u lành tính và những u ác tính. U lành tính thì ít nguy hiểm đến trẻ nhưng ngược lại u ác tính thì có thể khiến trẻ tử vong.

2. Nguyên nhân gây ra u não

Hiện u não ở trẻ là do bất thường về gen hay bất thường về nhiễm sắc thể. Do mất đoạn gen ở nhiễm sắc thể 10, 11 và các bất thường nhiễm sắc thể 22 ở u tế bào thần kinh thính giác và 1,19 ở u tế bào thần kinh đệm ít nhánh và 17 ở u nguyên tủy.Còn do đâu mà có hiện tượng như trên thì các nhà chuyên môn vẫn chưa nghiên cứu sâu và chưa có thông tin rõ ràng.

Do các yếu tố di truyền nhất định cũng khiến trẻ bị ngay từ lúc mới sinh ra.

Do Các yếu tố tăng trưởng thể dịch: yếu tố tăng trưởng biến đổi cùng với yếu tố tăng trưởng biểu mô 2 sự kết hợp này kích thích sự tổng hợp ADN và chúng còn có vai trò là biến đổi tế bào thành những khối u rồi hình thành nên beebh u não ở trẻ

Tuy nhiên những nguyên nhân ở trên thực sự chưa phải là kết quả chính xác chỉ là sự phỏng đoán của của các nhà nghiên cứu.Từ những sự phỏng đoán trên ta cũng phần nào thấy mối nguy hiểm của bệnh u não.

Vì thế bố mẹ nên quát sát kỹ những dấu hiệu để kịp thời có biện pháp phòng tránh cho con yêu của mình.

3. Dấu hiệu biểu hiện và triệu chứng nhận biết u não

Thường thì trẻ bị u não sẽ có những biểu hiện như sau: cảm thấy đau đầu, nôn mửa, tính cách của trẻ thay đổi.

Trẻ dễ bị kích động bởi một hành động nhỏ nào đấy, thị lực kém. Dôi khi trẻ nên cơn co giật và đi vào hôn mê.

Thường xuất hiện ở trẻ là u nguyên chiếm khoảng 60% đến 70 % trẻ mắc bệnh này. Còn đâu là u di căn lên não hoặc u não.

Vì vậy bố mẹ phải thực sự lưu tâm đến con khi con có những biểu hiện khác thường so với hằng ngày để có cách chữa trị và chăm sóc cho trẻ kịp thời vì bệnh rất nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của trẻ bất cứ lúc nào.

4. Cách chăm sóc và hỗ trợ điều trị kịp thời cho trẻ

Khi bố mẹ đã cảm thấy nghi ngờ trước những biểu hiệu bất thường của trẻ thì phải đưa đi gặp bác sĩ ngay để được khám và chuẩn đoán xem trẻ có phải bị u não không.

Nếu trẻ đúng bị bệnh u não thì cần phải được điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Những cách điều trị như:

Phẫu thuật: Đây là bước đầu tiên trong việc điều trị để loại bỏ những khối u gây hại.

Hóa trị: Dẫn thuốc vào người qua các đường dẫn như là tiêm, truyền để giết các tế bào gây ung thư hoặc ngăn chặn chúng không phát triển thêm.

Xạ trị: Sử dụng tia X hay các loại tia khác để giết tế bào gây ung thư hoặc ngăn chặn các tế bào không sinh sôi nảy nở thêm.

Điều trị trúng đích: Diệt các tế bào ung thư nhưng không gây tổn hại đến các tế bào bình thường.

5. Biến chứng để lại cho trẻ

Điều đầu tiên ta có thể thấy là rụng tóc: do việc hóa trị và xạ trị ảnh hưởng đến. Tóc sẽ mọc lại nếu dùng hóa trị còn xạ trị thì sẽ không.

Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu: hóa trị và xạ trị đều dẫn đến trẻ mệt mỏi trong thời gian điều trị.

Da tại nơi xạ trị sẽ bị biến đổi khác thường: vì khi xạ trị ở vùng da đó sẽ bị tổn thương chúng có thể bị sạm lại, bong tróc đôi khi vùng da đó hơi đau. Thường thì mỗi lần xạ trị xong bác sĩ đều theo dõi và chăm sóc vùng da đó.

Nguy cơ nhiễm trùng cao: Nếu trẻ sau khi hóa trị song mà có những biểu hiện bất thường thì bố mẹ phải đưa con đến ngay bệnh viện để được khám lại.

Chàm Sữa Ở Trẻ Em Sơ Sinh: Cách Chăm Sóc, Điều Trị &Amp; Phòng Ngừa

Theo thống kê bệnh chàm sữa ở trẻ em chiếm tỉ lệ khoảng 7-10% và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Chàm sữa là căn bệnh ngoài da mạn tính, không lây nhiễm, có yếu tố di truyền từ gia đình.

Nội dung bài viết bao gồm: Hiểu về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh (lác sữa) 1. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì? 2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa 3. Nguyên nhân của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh tốt nhất 1. Cách chăm sóc, điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hàng ngày 2. Dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh khi cần Lưu ý khi điều trị bệnh chàm sữa cho bé Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tái phát

Hiểu về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh (lác sữa)

Việc hiểu rõ về những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa sẽ giúp các mẹ biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh cho bé tốt hơn.

1. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết: Chàm sữa hay còn có nhiều tên gọi khác như lác sữa, chàm thể tạng, viêm da thể tạng, viêm da cơ địa. Là một dạng rối loạn miễn dịch ở trẻ không lây nhiễm. Bệnh chàm có rất nhiều mức độ, được phân thành: Cấp, bán cấp, mạn tính. Tùy vào cơ địa mỗi trẻ khác nhau mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ khác nhau và tái đi tái lại nhiều lần.

Lứa tuổi khởi phát bệnh chàm sữa thường từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi. Bệnh sẽ biến mất khi trẻ khoảng 2-4 tuổi. Nếu 4 tuổi mà vẫn chưa khỏi bệnh thì sẽ tiến triển kéo dài và khi đó được gọi là chàm thể tạng.

Theo số liệu thống kê thì tại bệnh viện Nhi Đồng 1, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 2000 – 3000 lượt khám và chữa bệnh. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa dừng lại mà ngày một tăng lên.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Chàm sữa thường gặp đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh trẻ thường có những dấu hiệu điển hình sau:

– Nổi hồng ban: Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị chàm sữa là nổi hồng ban, các vết ửng đỏ thường xuất hiện ở hai bên má, vùng cổ, thái dương, trán. Các mẹ thường bị nhầm lẫn triệu chứng này với hiện tượng rôm sảy, nẻ da.

– Ngứa da: Sau khi nổi hồng ban thì trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, thường xuyên dùng tay để cào gãi. Điều này làm cho các vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào da và khiến cho bệnh nặng hơn.

– Da khô: Khi bị chàm sữa da của bé sẽ có những vảy li ti, dễ bị khô, khi chạm vào sẽ có cảm giác sần sùi và thô ráp.

– Nổi mụn nước: Trên lớp hồng ban sẽ nổi lên các mụn nước lấm tấm gây ngứa, khi gãi nhiều các mụn nước sẽ vỡ ra và có thể gây nhiễm trùng, nếu không được điều trị đúng cách có thể phát triển thành bội nhiễm.

– Rỉ dịch: Đi kèm với sự xuất hiện các mụn nước là hiện tượng chảy dịch, chảy mủ và có nhiều trường hợp có máu rất đau đớn.

– Đóng vảy, tróc vảy: Sau khi các vết mụn nước vỡ ra và chảy dịch mủ sẽ dần dần khô lại và tạo nên một lớp vảy. Sau khi lớp vảy bong ra sẽ tạo nên hiện tượng dày da.

– Các triệu chứng khác: Ngoài ra, khi bị chàm sữa thường khiến bé ngứa ngáy khó chịu và thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bú kém, ăn kém, chậm phát triển.

Những triệu chứng này nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì từ chàm sữa có thể tiến triển thành chàm mãn tính, thậm chí là dẫn đến tình trạng bội nhiễm rất khó điều trị.

3. Nguyên nhân của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

– Cơ địa dị ứng: Trẻ có làn da mẫn cảm, dễ bị kích thích, dị ứng cũng có nguy cơ bị chàm sữa cao.

– Da thiếu độ ẩm: Da khô, thiếu độ ẩm thường khiến cho trẻ dễ các các chứng bệnh về da, trong đó có chàm sữa. Bệnh thường tiến triển nặng hơn vào mùa đông, không khí lạnh và hanh khô.

– Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Trẻ thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân bên ngoài môi trường như nấm mốc, bụi bẩn, lông chó, mèo, gián, mạt ve, bọ chét, hoặc thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể khiến da bé bị tổn thương và gây bệnh.

– Chế độ ăn uống: Những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng thì khi ăn các thực phẩm có tính dị ứng như sữa bò, hải sản sẽ có nguy cơ gây bệnh chàm sữa cao.

– Quần áo: Mặc quần áo cho trẻ không thoải mái, hoặc sử dụng các loại bột giặt, nước xả có tính tẩy cao khiến cho da trẻ bị kích ứng với các hóa chất còn đọng lại trên quần áo.

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh tốt nhất

Khi thấy những dấu hiệu trẻ mắc bệnh chàm sữa thì các mẹ cần nhanh chóng tìm cách chữa bệnh cho con càng sớm càng tốt. 2 cách điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng như sau:

1. Cách chăm sóc, điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hàng ngày

Để điều trị chàm sữa cho bé các mẹ nên chú ý dưỡng ẩm da cho bé để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đồng thời hiện tốt chế độ ăn uống, vệ sinh hàng ngày cho trẻ, cụ thể:

Việc thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ hàng ngày nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng da khô, ngứa ngáy, châm chích do bệnh chàm gây ra. Các mẹ nên sử dụng các sản phẩm có các hoạt chất chống viêm được chiết xuất từ thiên nhiên, không chứa các thành phần tạo mùi, tạo màu để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm vết tổn thương.

# Thoa kem dưỡng ẩm:

Tốt nhất mẹ nên dưỡng ẩm da cho bé ngay sau khi vệ sinh cơ thể cho bé xong. Tuyệt đối không được sử dụng kem dưỡng ẩm của người lớn hoặc kem kém chất lượng lượng thoa cho bé vì có thể gây hại cho làn da mỏng manh của bé. Ngoài ra, các mẹ cũng không được sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần corticoid trừ khi tình trạng bệnh của bé quá nặng và phải cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

# Vệ sinh và tắm rửa cho bé:

Vệ sinh, tắm rửa hàng ngày sạch sẽ cho bé, tránh để lâu khiến da bé bị ẩm và dễ bị hăm khiến bệnh chàm sữa nặng hơn.

Dùng nước ấm để tắm cho trẻ, không nên dùng sữa tắm hoặc các loại hóa chất có tính tẩy rửa cao vì sẽ gây khô da và làm các triệu chứng bệnh nghiêm trọng.

Khi tắm cho bé mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, không chà xát, cào gãi mạnh vì có thể gây rách da, đau đớn cho bé.

Sau khi tắm mẹ nên dùng khăn bông mềm để lau khô người cho trẻ, không được để ẩm ướt.

Sau khi lau khô người thì nên thoa kem dưỡng ẩm như đã nói ở trên.

Cắt móng tay, móng chân cho trẻ, tránh để dài khiến bé cào gãi gây xước da và có thể bị nhiễm trùng.

# Lựa chọn quần áo cho bé:

Mẹ nên lựa chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi. Tốt nhất nên dùng chất liệu cotton, không cho bé mặc các loại vải cứng, thô, vì có thể gây cọ xát, kích thích làm tổn thương làn da bé.

Quần áo của bé mẹ cũng nên giặt thường xuyên, nên phơi ở những nơi thoáng gió và có ánh nắng mặt trời để tránh vi khuẩn xâm nhập.

# Không gian xung quanh cho bé:

Nên quét dọn phòng ốc thường xuyên cho bé, tránh để bụi bẩn trên thảm trải sàn, thảm lông xâm nhập vào cơ thể bé khiến bệnh chàm sữa nặng hơn.

Thay ga trải giường và áo gối đều đặn, hút bụi trên những tấm nệm để diệt sạch mạt nhà.

Làm ẩm phòng ngủ của bằng máy phun sương nếu có, hoặc luôn giữ cho phòng bé thoáng mát, thông gió trong nhà càng thường xuyên càng tốt.

Hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với động vật, tốt nhất khi trẻ mắc bệnh chàm sữa thì cha mẹ không nên nuôi động vật, vì lông và vi khuẩn trên người động vật là những tác nhân sẽ khiến cho bệnh chàm sữa ngày càng trầm trọng.

# Thực phẩm cho bé:

Mẹ nên cho bé bú càng lâu càng tốt, không nên cai sữa bé quá sớm vì sẽ làm giảm sức đề kháng chống lại bệnh tật của bé.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho bé để tăng cường sức khỏe cũng như đề kháng giúp bé phát triển một cách toàn diện.

Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng, lúc này nên đa dạng thức ăn cho bé.

Khi chế biến thức ăn cho bé các mẹ nên nấu chín nhừ để giúp trẻ dễ ăn và tiêu hóa dễ hơn, tốt cho sức khỏe hơn.

Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa bò, các loại hạt khô, vì những thực phẩm này có tính dị ứng có thể khiến bệnh chàm sữa nặng hơn.

Đối với những trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều cá biển nhằm bổ sung chất ARA, thành phần này giúp bé chống lại các tác nhân dị ứng hiệu quả. Đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm dị ứng như nội tạng động vật, mỡ động vật để tránh gây dị ứng cho bé qua đường bú mẹ.

Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của trẻ, nhưng khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh chàm sữa thì các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, từ đó bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống hoặc bôi rất nguy hiểm.

# Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé:

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ cũng giúp phát hiện sớm bệnh có tái phát hay không, từ đó biết cách xử lý kịp thời. Vì bệnh chàm khi tái phát sẽ nặng hơn và khó chữa trị hơn.

2. Dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh khi cần

Ngoài cách điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng việc chăm sóc da, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, thì những trường hợp trẻ bị tổn thương nặng hơn cần sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng. Các loại thuốc được chỉ định để điều trị chàm sữa cho trẻ bao gồm.

– Kem bôi: Sau khi những vùng da chàm sữa đã khô, có dấu hiệu đóng vảy và bong tróc thì các mẹ sử dụng những loại kem chứa thành phần corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat. Tuy nhiên, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn 7-10 ngày, không nên sử dụng lâu.

– Thuốc mỡ: Tình trạng các vết tổn thương do chàm sữa ở bé có dấu hiệu dày sừng thì có thể sử dụng thêm các loại thuốc mỡ có chứa chất chất corticoid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid. Chỉ nên bôi thuốc mỡ lên da cho trẻ với một lớp mỏng, vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều.

– Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh chỉ được chỉ định khi nghi ngờ vết tổn thương có nguy cơ bị nhiễm trùng, mưng mủ, kèm sốt cao. Những kháng sinh được dùng trong những trường hợp này như oxacillin, erythromycin, cephalexin, cefadroxyl.

Ngoài ra, để giữ ẩm da cho trẻ thì các mẹ có thể sử dụng thêm một số kem dưỡng ẩm như ceradan, cetaphil, physioge. Nên thoa kem sau khi tắm lau khô cho trẻ khoảng 3 phút, mỗi ngày thoa 2-3 lần, khi thoa nên nhẹ nhàng tránh để vùng da bệnh bị tổn thương.

→ Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng dung dịch có chứa thành phần acid boric cho trẻ sơ sinh. Khi sử dụng các loại thuốc Tây y điều trị bệnh chàm sữa cho trẻ, các mẹ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ, không được tự ý lựa chọn thuốc cho trẻ uống hoặc bôi vì nếu không đúng liều lượng thì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

3. Điều trị chàm sữa bằng thảo dược Đông y lành tính

Để an toàn hơn cho da và sức khỏe cho trẻn nhiều mẹ lựa chọn giải pháp đến từ thảo dược Đông y. Một trong những bài thuốc thảo dược trị chàm sữa lành tính hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Đơn vị khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền hàng đầu.

Ưu điểm nổi bật nhất của bài thuốc là sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, dược liệu sạch và chuẩn hóa GACP – WHO. Công thức bào chế đặc biệt kết hợp thuốc uống, thuốc ngâm rửa và bôi ngoài đẩy lùi chàm sữa từ gốc, chăm sóc và bảo vệ da của trẻ. Đồng thời, đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp khám và gia giảm vị thuốc phù hợp với thể trạng của trẻ, an toàn, không tác dụng phụ.

Lưu ý khi điều trị bệnh chàm sữa cho bé

Chàm sữa gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của bé. Do đó khi thấy dấu hiệu trẻ mắc bệnh chàm sữa thì các mẹ nên tìm cách chữa trị cho bé càng sớm càng tốt. Trong quá trình điều trị bệnh, cha mẹ cần lưu ý những điều cơ bản sau để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh cũng như tránh trường hợp các triệu chứng thêm trầm trọng hơn.

– Thăm khám và điều trị sớm cho trẻ, nhưng đối với những trẻ khi bị bệnh chàm sữa ở giai đoạn cấp thì không nên nhập viện, vì điều này có thể khiến cho trẻ dễ bị nhiễm trùng vết tổn thương hơn.

– Không dùng kháng sinh liều cao cho trẻ, trừ trường hợp bị bội nhiễm và được sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp gây ra các tác dụng phụ nhất là dễ gây sốc phản vệ nguy hiểm.

– Trong thời điểm trẻ bị chàm sữa thì không nên tiêm chủng cho trẻ, nhất là tiêm chủng đậu mùa vì rất dễ dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh sẽ để lại những sẹo rỗ xấu xí, mất thẩm mỹ.

– Không dùng thuốc có chứa thành phần corticosteroid cao dùng cho người lớn để thoa lên da bé vì có thể sẽ gây mất màu da, teo da, thậm chí là bị suy tuyến thượng thận.

– Tuyệt đối không được áp dụng các phương pháp dân gian chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh như: đắp lá, ngâm rửa bằng thuốc lá. Vì những cách này không chỉ không giúp loại bỏ bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn, thậm chí bị nhiễm trùng nguy hiểm.

– Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản tươi sống, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ lên men.

– Tắm rửa sạch sẽ cho bé, nhưng không nên cho trẻ tắm bằng sữa tắm hay xà phòng, chỉ nên tắm nước vừa ấm để giúp giảm các triệu chứng ngứa.

Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tái phát

Như đã nói ở trên, chàm sữa là căn bệnh rất dễ tái phát, đặc biệt là gặp thời tiết hanh khô hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Do đó, để hạn chế bệnh chàm sữa tái phát, giúp con không còn ngứa ngáy khó chịu thì các bậc cha mẹ cần lưu ý:

– Thường xuyên bổ sung độ ẩm cho da bé, nhất là những vùng da đã từng bị chàm sữa và đặc biệt là những ngày thời tiết chuyển lạnh. Khi thoa các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, ít thành phần hóa học để tránh gây tổn thương cho làn da bé.

– Cho bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng bên ngoài như tránh tiếp xúc với chó, mèo, lông thú, khói thuốc lá, bụi bẩn. Nếu đi ra đường thì nên mặc kín đáo cho bé, sau khi về nhà nên rửa mặt, tay, chân cho trẻ để tránh vi khuẩn bám trên da.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé bị chàm sữa bằng cách cho ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thịt heo, cá mòi, cá hồi, dùng lợi khuẩn Probiotic nhằm giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn những thực phẩm có tính dị ứng, thực phẩm có chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.

– Giữ vệ sinh thân thể bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, mặc quần áo cho bé rộng rãi bằng các loại vải mịn, tránh mặc đồ chật chội, bó sát, vải thô cứng sẽ khiến da bé bị chà xát, kích ứng làm cho các triệu chứng thêm nặng hơn. Mẹ cũng nên chú ý cắt móng tay cho bé, tránh để dài bé sẽ cào gãi gây xước da.

– Tắm cho bé bằng nước ấm, tránh dùng nước quá nóng sẽ khiến da khô và cũng không nên dùng các loại sữa tắm, dầu gội có chất tẩy cao vì có thể gây kích ứng, làm bệnh chàm sữa nặng thêm hoặc tái phát. Khi tắm nên tắm nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh lên da bé. Sau khi tắm xong nên lau khô người cho bé, tránh để ẩm ướt.

– Thông gió nhà cửa, giữ nhiệt độ phòng ngủ của bé luôn thoáng mát, tránh ẩm ướt hoặc quá nóng khiến bé chảy nhiều mồ hôi gây ngứa ngáy.

– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chăn gối, tấm trải sàn giặt thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, mạt ẩn nấp gây bệnh cho trẻ.

– Luôn giữ cho bé một tâm trạng thoải mái, không nên bắt ép trẻ ăn uống hay la mắng trẻ.

– Đưa bé đi thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh và từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Khó Ngủ Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Cho Trẻ

Khó ngủ ở trẻ sơ sinh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của các bé. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp trẻ ngủ ngon giấc qua bài viết sau đây.

Tác hại của việc mất ngủ ở trẻ sơ sinh

Trung bình mỗi ngày trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18-20 tiếng. Trẻ ngủ liên tục và chỉ thức giấc khi đói. Các bữa ăn của bé thường cách nhau 2-3 tiếng do hệ tiêu hóa chưa phát triển, thể tích dạ dày nhỏ khiến các bé nhanh đói.

Trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể và não bộ được phát triển toàn diện. Trong thời gian ngủ, não bộ của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Do đó, ngủ đủ giấc trong những năm đầu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ sau này.

Bên cạnh đó, giấc ngủ giúp cơ thể trẻ tăng sản xuất các hormone cần thiết cho sự chuyển hóa và tích lũy năng lượng, nâng cao thể chất. Do vậy, sức khỏe thể lực và trí tuệ của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thường xuyên gặp hiện tượng khó ngủ ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên nhiều trẻ sơ sinh thường quấy khóc thậm chí bị rối loạn giấc ngủ. Điển hình như hiện tượng trẻ dễ tỉnh giấc, khó đi vào giấc ngủ, quấy khóc nhiều vì bị mất ngủ. Về lâu dài mất ngủ ở trẻ nhỏ sẽ gây ra suy giảm trí nhớ, rối loạn hành vi và cảm xúc khi các bé trưởng thành.

Nguyên nhân gây ra khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Để giúp các bé có được giấc ngủ sâu giấc, hạn chế khó ngủ ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra hiện tượng nay. Theo đó, trẻ khó ngủ, quấy khóc thường do các tác nhân như:

Yếu tố sinh lý gây khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Tương tự như người lớn, giấc ngủ của trẻ được chia thành các hình thức là:

Giấc ngủ REM (rapid eye movement): Cơ thể trong trại thái ngủ như não bộ và cơ quan hô hấp vẫn hoạt động mạnh.

Giấc ngủ Non- REM (non rapid eye movement): Cơ thể và não bộ đều trong trại thái nghỉ ngơi, thở nhẹ, nhịp tim đập đều.

Ở người trưởng thành Non-REM chiếm đến 75% thời gian ngủ và REM chiếm 25%. Ở trẻ nhỏ REM chiếm đến 50%. Do đó trẻ thường không ngủ sâu giấc dễ tỉnh khi có tác động bên ngoài.

Ngoài ra yếu tố dinh dưỡng cũng gây ra khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Trẻ quấy khóc khi đói thậm chí cả khi bú quá nó. Khi lớn hơn, biết bò, tập đi, hay trong giai đoạn mọc răng cũng tác động ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Khó ngủ ở trẻ sơ sinh do bệnh lý

Cha mẹ không nên chủ quan trước tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc các bệnh lý như:

Còi xương: Còi xương do thiếu canxi là nguyên nhất phổ biến nhất gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Chế độ ăn uống khiến trẻ thiếu Magie, kẽm cũng làm các bé khi ngủ. Trẻ thiếu sắt còn gây hội chứng chân không yên. Khi ngủ bé cử động giật chân không có ý thức. Bệnh khiến trẻ mệt mỏi, ngủ ngày, ngủ chập chờn vào đêm.

Nhiễm khuẩn tai mũi họng: Viêm đường hô hấp, viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa… là những bệnh làm trẻ bị mất ngủ. Tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi làm trẻ khó thở, ngủ ngáy, dễ tỉnh giấc.

Bệnh lý nội khoa: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, bệnh thần kinh tác động lớn đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Mộng du: Đây là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Trẻ đi lại, nói mơ hoặc gặp ác mộng khi ngủ.

Béo phì: Tình trạng béo phì làm cho các nhóm cơ đường thở phì đại khiến bé khó thở, khó nuốt. Khi ngủ, các bé phải thở bằng miệng, đổ nhiều mô hôi, tè dầm…

Do thói quen sinh hoạt

Việc xây dựng thói quen sinh hoạt cho các bé từ nhỏ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên một số sai lầm của cha mẹ gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh như:

Các bé hay được bế bồng, đưa võng khi ngủ dẫn đến có sự phụ thuộc. Nếu không được nằm đung đưa hay có dụng cụ hỗ trợ, trẻ sẽ không ngủ,

Thời gian ngủ của các bé không hợp lý, ngủ quá nhiều vào ban ngày và trở nên khó ngủ vào ban đêm.

Không gian phòng ngủ của bé nhiều ánh sáng, thiết bị điện tử. Những tác nhân này làm giảm sản xuất melatonin, hormone điều hòa nhịp sinh học ngủ thức. Do đó trẻ trở nên ngủ nông giấc, mệt mỏi khi tỉnh dậy.

Môi trường sống của bé ồn ào, thường xuyên thay đổi thất thường.

Điều kiện vệ sinh nơi ngủ của bé kém, tã ướt, quần áo bẩn, khó chịu làm trẻ ngứa ngáy, không ngủ được.

Cách khắc phục khó ngủ ở trẻ sơ sinh

Sau khi hiểu rõ vì sao trẻ sơ sinh hay khó ngủ và quấy khóc, cha mẹ cần sớm tìm cách khắc phục cho bé. Một số cách để phụ huynh tham khảo gồm:

Tập thói quen ngủ cho bé

Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, kéo tai, mắt lim dim bạn nên đặt bé vào nôi hoặc giường để ru ngủ. Cha mẹ nên tập cho con thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc cũng như để trẻ nhận biết thời gian đi ngủ bằng các hoạt động kể chuyện, đọc sách…

Giúp trẻ phân biệt ngày đêm

Ngay từ giai đoạn mang thai, trẻ nên được tập thói quen phân biệt ngày đêm. Người mẹ không nên để bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Tạo các hoạt động vui chơi, trò chuyện để kéo dài thời gian thức cho con.

Vào bạn đêm, mẹ để bé bú trước khi đi ngủ để tránh tình trạng bé đói, quấy khóc mà tỉnh giấc mất ngủ kéo dài nhiều đêm.

Điều chỉnh không gian ngủ

Không gian ngủ của trẻ nên thoáng khí, sạch sẽ. Khi bé ngủ, xung quanh cần giữ yên tĩnh, không để đèn hay mở cửa khiến ánh sáng làm bé bị chói. Nhiệt độ phòng ngủ nên ở mức ổn định, không được quá nóng hay quá lạnh.

Bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo sạch khi đi ngủ để cảm thấy thoải mái hơn. Phụ huynh nên cho bé nằm chăn, gối mềm, không ẩm ướt hay khô ráp…

Cho bé tự ngủ

Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, bạn nên bế ru hoặc cho bé nghe nhạc. Khi trẻ thiu thiu ngủ, hãy đặt vé xuống giường nhẹ nhàng và để bé tự chìm vào giấc ngủ sâu. Thói quen này tốt cho giấc ngủ các bé, giảm tình trạng bé quấy khóc khi buồn ngủ.

Điều trị dứt điểm bệnh lý

Với trường hợp khó ngủ ở trẻ nhỏ do bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa, cha mẹ cần điều trị dứt điểm cho trẻ. Trẻ khỏe mạnh sẽ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh nên sớm cho con đi khám để có phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

Khi bé có hiện tượng khó thở, khó ngủ do bệnh lý, phụ huynh có thể giúp con cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách rửa mũi, chườm khăn ấm…

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu sắt hay các chất cần thiết gây mất ngủ. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng khó ngủ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cân đối chế độ dinh dưỡng cho con.

Trẻ còi xương cần bổ sung canxi, sắt, kẽm để cơ thể khỏe mạnh, tránh mắc bệnh nguy hiểm. Bổ sung dinh dưỡng cũng giúp trẻ có được giấc ngủ ngoan, không bị ảnh hưởng và ít quấy khóc.

Kịp Thời Phát Hiện Dấu Hiệu Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Sơ Sinh

2 nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh:

– Thứ nhất: Do hệ thống vùng hầu họng, niêm mạc mũi của trẻ còn yếu, hay bị viêm

– Thứ hai: Cấu trúc vòi nhĩ của trẻ ngắn, tương đối nằm ngang và thông giữa họng và tai nên vi khuẩn hoặc virus rất dễ xâm nhập gây viêm.

Theo các chuyên gia y tế, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có triệu chứng khá rõ ràng, biểu hiện qua 3 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này, trẻ thường bị sốt cao đột ngột, lấy tay ngoáy vào tai, kéo tai, lắc đầu; kèm theo bỏ ăn, quấy khóc nhiều, nôn trớ, co giật, trẻ cáu kỉnh khi cha mẹ động vào và có biểu hiện rối loạn tiêu hóa ( đi ngoài lỏng, đi cầu nhiều lần).

Kịp thời phát hiện dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn 2 – vỡ mủ: Nếu cha mẹ bỏ qua những dấu hiệu trên, thì trong vòng 2 – 3 ngày tiếp theo, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mũ, lúc này màng nhĩ sẽ bị thủng, mủ có thể bị chảy ra ngoài đồng thời các cơn sốt, đau, rối loạn tiêu hóa giảm hẳn, trẻ ăn được, ngủ được.

Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn này, áp lực trong tai giảm hẳn do mủ chảy ra, cha mẹ để ý sẽ thấy những chất dịch màu vàng hoặc vành xanh, mùi hôi… ở quanh ống tai, vành tai trẻ.

Nếu cha mẹ vẫn chần chừ, không đưa trẻ đi khám chữa sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm: viêm tai giữa mạn tính, viêm tai xương chũm, viêm màng não, ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7 gây liệt mặt…

Nên đưa trẻ đến Hoàn Cầu khám chữa ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh lý

Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ uy tín hàng đầu trong điều trị các bệnh tai mũi họng cho trẻ, trong đó có viêm tai giữa; đã điều trị thành công cho hàng nghìn ca bệnh bằng các nghiệp vụ chuyên môn cao bởi đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm; cùng hệ thống trang thiết bị nội soi tai hiện đại; liệu trình chữa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh tiên tiến, hiệu quả phù hợp với từng giai đoạn bệnh lý, giải quyết bệnh triệt để, an toàn, ngăn ngừa tái phát được giới chuyên môn đánh giá cao.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân U Não Trẻ Sơ Sinh? Cách Chăm Sóc Và Hỗ Trợ Điều Trị Kịp Thời Cho Trẻ. trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!