Bạn đang xem bài viết Nghiên Cứu Tình Trạng Nhiễm Rubella Ở Phụ Nữ Mang Thai Có Nguy Cơ Và Hội Chứng Rubella Bẩm Sinh Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở Việt Nam, tác giả Lê Diễm Hương, đã nghiên cứu về tình trạng phụ nữ nhiễm rubella [7], báo cáo một số trường hợp rubella bẩm sinh [8], Hoàng Thị Thanh Thủy, đã nghiên cứu tình hình đình chỉ thai nghén vì nhiễm rubella tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 6 tháng đầu năm 2011 [10]. Năm 2011, trong cả nước xảy ra đại dịch rubella, hàng nghìn phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella, hơn 2000 phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella đến trung tâm chẩn đoán trước sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương tư vấn, hơn 1000 phụ nữ mang thai nhiễm rubella bị đình chỉ thai nghén, gần 100 trẻ sơ sinh bị hội chứng rubella bẩm sinh. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và ở khu vực miền Bắc nói riêng, chưa có nghiên cứu nào về tình hình nhiễm rubella trong thời kỳ thai nghén và ảnh hưởng đến thai nhi của người mẹ bị nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi nghiên cứu đề tài: ‘” Nghiên cứu tình trạng nhiễm rubella ở phụ nữ mang thai có nguy cơ và hội chứng rubella bẩm sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương “, với hai mục tiêu:
2. Mô tả các dấu hiệu bất thường của thai nhi và trẻ sơ sinh ở phụ nữ mang thai nhiễm rubella.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số đặc điểm của vi rút rubella 3
1.1.1. Đặc điểm sinh vật học 3
1.1.2. Đặc điểm quá trình phát triển của vi rút 4
1.1.3. Chẩn đoán trong phòng xét nghiệm 9
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm rubella 16
1.2.1. Nguồn truyền nhiễm 16
1.2.2. Đường truyền nhiễm 16
1.2.3. Phân bố nhiễm rubella trên thế giới 17
1.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng rubella bẩm sinh 21
1.4. Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm rubella 21
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 21
1.4.2. Xét nghiệm 22
1.4.3. Chẩn đoán tình trạng nhiễm rubella ở phụ nữ mang thai 25
1.4.4. Chẩn đoán thai nhi bị nhiễm rubella 25
1.5. Hội chứng rubella bẩm sinh và các thay đổi bất thường của thai nhi.. 27
1.5.1. Hội chứng rubella bẩm sinh 27
1.5.2. Các thay đổi bất thường của thai nhi 27
1.6. Các công trình nghiên cứu 28
1.7. Thái độ xử trí phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2. Nghiên cứu mô tả tiến cứu 39
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.3. Quy trình nghiên cứu 43
2.3.1. Quy trình xét nghiệm định lượng kháng thể kháng rubella 43
2.3.2. Quy trình chọc ối 44
2.3.3. Quy trình lấy máu cuống rốn thai nhi và trẻ sơ sinh: 46
2.3.4. Quy trình siêu âm phát hiện dị tật 47
2.3.5. Cách thức thăm khám và thu thập số liệu một số dị tật trên lâm sàng… 48
2.3.6. Chỉ định đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm rubella. ..50
2.4. Phân tích số liệu 52
2.5. Các biện pháp hạn chế sai số 52
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. Một số đặc trưng cá nhân 54
3.1.1. Đặc trưng cá nhân 54
3.1.2. Tiền sử sinh sản 55
3.1.3. Tuổi thai 56
3.1.4. Tiền sử sốt phát ban và nhiễm rubella 56
3.2. Tỷ lệ nhiễm mới rubella, các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và một
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng và miễn dịch 58
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm mới rubella 64
3.3. Một số thay đổi bất thường của thai nhi và trẻ sơ sinh trên thai phụ
nhiễm rubella 69
3.3.1. Hình ảnh siêu âm bất thường của thai nhi 69
3.3.2. Đình chỉ thai nghén 71
3.3.3. Thay đổi trên trẻ sơ sinh 75
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 84
4.1. Đặc trưng cá nhân 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Quảng Bắc (2009), “Một số nhận xét phụ nữ mang thai bị lây nhiễm rubella trong nửa đầu thời kỳ thai nghén tại BVPSTW”, Tạp chí Y học thực hành, số 8/ 2009, tr 16 – 17. 2. Trần Danh Cường (2010), Thực hành siêu âm tim thai, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 3. Phan Dẫn và cộng sự (2004), “Võng mạc”, Nhãn khoa giản yếu tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Tr 470- 588. 4. Phan Dẫn và cộng sự (2004), “Glôcôm”, Nhãn khoa giản yếu tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Tr 219- 303. 5. Phan Trường Duyệt (2007), “Sự phát triển của thai”, Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 10 – 20. 6. Phạm Thị Thanh Hiền (2011), “Nhiễm vi rút rubella”, Các bệnh lý nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 7 – 15. 7. Lê Diễm Hương, Dương Thị Lệ, Phạm Văn Ánh và cộng sự (2004), “Nhận xét sơ bộ tình hình nhiễm rubella bào thai trên các bà mẹ có nguy cơ cao trong 3 năm 2001 – 2003 tại Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn”, Hội nghị Việt – Pháp về sản phụ khoa vùng Châu á Thái Bình Dương lần 4, tr 103 – 110. 8. Lê Diễm Hương, Lê Quang Tân, Phạm Văn Ánh và cộng sự (2005), “Nhận xét một số trường hợp mắc hội chứng rubella bẩm sinh đề xuất biện pháp phòng ngừa”, Hội nghị Việt – Pháp về sản phụ khoa vùng Châu á Thái Bình Dương lần 5, tr 101 – 106.9. Vũ Xuân Nghĩa, Phạm Đức Minh, Nguyễn Quảng Bắc và cộng sự (2011), “Nghiên cứu thiết kế Nested PCR phát hiện virus rubella trong dịch ối thai phụ”, Tạp chí y học thực hành, số 11/2011, tr 55-57. 10. Hoàng Thị Thanh Thủy (2011), Nghiên cứu tình hình đình chỉ thai nghén vì nhiễm rubella tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 6 tháng đầu năm 2011, Luận văn tốt nghiệp nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 11. Nguyễn Vũ Trung (2007), “Virus rubella”, Vi sinh vật y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 304-307
Nghiên Cứu Sàng Lọc Bệnh Thalassemia Ở Phụ Nữ Có Thai Đến Khám Và Điều Trị Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
Nghiên cứu sàng lọc bệnh Thalassemia ở phụ nữ có thai đến khám và điều trị tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Bệnh Thalassemia là nhóm bệnh thiếu máu di truyền lặn theo quy luật Mendel do đột biến gen globin làm giảm hoặc không sản xuất globin để tạo thành hemoglobin (Hb), gây ra tình trạng thiếu máu [1]. Bệnh có 2 nhóm chính là α- thalassemia và β-thalassemia tùy theo nguyên nhân đột biến ở gen α-globin hay β-globin. Đây là bệnh thiếu máu di truyền phổ biến trên thế giới, phân bố khắp toàn cầu nhưng có tính địa dư rõ rệt: tỷ lệ cao ở Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Á, Thái Bình Dương [2].
Bệnh alpha-thalassemia xuất hiện ở tất cả các khu vực, các quốc gia cũng như các chủng tộc trên thế giới, với khoảng 5% dân số thế giới mang gen bệnh [3]. Tỷ lệ người mang gen α-thalassemia tại Trung Quốc là 5-15% dân số [4], con số đó ở Hong Kong là 4% [5], ở Thailand là 15-30% [6], ở Lào lên đến 43% [7]. Thể bệnh lâm sàng nặng nhất của bệnh alpha thalassemia là phù thai Hb Bart’s. Người phụ nữ có thai bị phù thai Hb Bart’s là một trường hợp thai nghén có nguy cơ cao cả về phía mẹ và về phía thai. Về phía thai: thường thai chết trong tử cung hoặc ngay sau sinh. Về phía mẹ: nếu có kèm phù rau thai thì mẹ nhiều nguy cơ tiền sản giật và băng huyết sau đẻ [8]. Bệnh beta-thalassemia thường thấy ở người gốc Trung Đông, Địa Trung Hải, Tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á [9],[10]. Thể bệnh lâm sàng nặng nhất của bệnh beta thalassemia với kiểu gen bệnh đồng hợp tử, có biểu hiện bệnh thiếu máu tan máu nặng nề với nhiều biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể. Trẻ bị beta- thalassemia đồng hợp tử khi sinh ra vẫn mạnh khỏe nhưng sẽ có các triệu chứng bệnh lý thalassemia thể nặng sớm từ ngay trong năm đầu đời. Những người bệnh này cần điều trị truyền máu và thải sắt suốt đời và chất lượng cuộc sống thấp do các biến chứng của bệnh [11]. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh cao trên bản đồ thalassemia thế giới, hiện có khoảng 3% dân số mang gen bệnh thalassemia, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0,5-1% đối với người dân tộc kinh, tăng cao 10-25% ở một số dân tộc miền núi [2],[12],[13]. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm số người mắc bệnh thalassemia thể nặng và giảm những biến chứng mà họ phải gánh chịu. Có ba giải pháp. Thứ nhất là tư vấn tiền hôn nhân, giúp cho người dân biết mình có mang gen bệnh không và có nguy cơ sinh con bị bệnh thalassemia thể nặng không, nhưng không ngăn cản được việc kết hôn. Thứ hai là chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thalassemia giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thứ ba là sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, giúp chẩn đoán sớm thai bị bệnh thalassemia thể nặng ở tuổi thai nhỏ để tư vấn cho gia đình có thể ngừng thai nghén, giúp cho gia đình và xã hội giảm những gánh nặng chăm sóc và điều trị những người bệnh thalassemia thể nặng. Ngày nay, cơ chế di truyền phân tử của bệnh thalassemia đã được mô tả rõ ràng. Các bằng chứng đã chỉ ra rằng việc mở rộng sàng lọc, tư vấn di truyền kết hợp với chẩn đoán trước sinh ở những cặp đôi có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh thalassemia thể nặng đã giúp giảm tỷ lệ chết và tỷ lệ mắc bệnh thalassemia [14],[15]. Tại miền Bắc Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về bệnh thalassemia song chưa có nghiên cứu nào tiến hành sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia ở phụ nữ có thai. Với mong muốn thiết lập được một quy trình sàng lọc những người mang gen thalassemia, tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ” Nghiên cứu sàng lọc bệnh Thalassemia ở phụ nữ có thai đến khám và điều trị tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương“, với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số chỉ số huyết học của các thai phụ tham gia sàng lọc bệnh thalassemia tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. 2. Phân tích kết quả chẩn đoán trước sinh bệnh thalassemia tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Liên đoàn Thalassemia quốc tế. (2008). Hướng dẫn xử trí lâm sàng bệnh thalassemia, Ấn bản lần 2, Liên đoàn Thalassemia quốc tế.
28. King A.J., Higgs D.R. (2023). Potential new approaches to the management of the Hb Bart’s hydrops fetalis syndrome: the most severe form of alpha-thalassemia. Hematology Am Soc Hematol Educ Program, 2023 (1), 353-360.
52. Shulman L.P., Elias S. (2013). Chapter 26 – Techniques for Prenatal Diagnosis. Emery and Rimoin’s Principles and Practice of Medical Genetics (Sixth Edition), Academic Press, Oxford, 1-28.
58. Li C.-K. (2023). New trend in the epidemiology of thalassaemia. Best Practice & Research Clinical Obstetrics & Gynaecology, 39, 16-26.
Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
Bà bầu đối phó với dịch bệnh rubella
Theo các bác sỹ chuyên khoa, những bà bầu mới thụ thai nhiễm rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
Chị Hiên (Hà Đông, Hà Nội) rất bất ngờ khi được tin mình bị nhiễm rubella sau một lần xét nghiệm. Chị Hiên không hề sốt không ho hắng hay mệt mỏi gì cả, chỉ thấy nổi rất ít ban đỏ thì nghĩ là dị ứng nhẹ. Đến khi xét nghiệm tại bệnh viện, hai vợ chồng chị mới tá hoả.
Vì thế, chị Hiên phải lên kế hoạch đăng ký sàng lọc trước sinh và sau sinh tại BV Phụ sản T.Ư để sớm phát hiện và điều trị những bất thường của thai nhi. Vì tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp nhưng bệnh lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai bởi những dị tật để lại cho thế hệ sau và nguy cơ trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.
Dịch bệnh vào mùa
Do thời tiết nóng lạnh bất thường như hiện nay, các mẹ bầu cẩn thận với dịch bệnh Rubella. Dịch bệnh năm này bùng phát sớm hơn mọi năm. Biểu hiện của bệnh là bệnh nhân bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có. Sau 1 – 7 ngày, người bệnh có thể nổi ban. Ban dạng hạch, sẩn nhỏ, màu sáng hơn màu ban sởi, có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng. Ban có thể tồn tại từ 1 – 5 ngày, hay gặp nhất là 3 ngày. Thậm chí một số người có thể đã sốt và phát ban khắp người chứ không theo trật tự và để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.
Nguy hiểm cho bà bầu
Theo các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo những mẹ bầu mới thụ thai, nhiễm rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, còn gọi là hội chứng Rubella bẩm sinh.
Với người bình thường, rubella được xem như một dạng bệnh lý về sốt phát ban, và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu bệnh xuất hiện ở người đang mang thai, rubella thực sự là nỗi ám ảnh.
Những thai phụ chưa chích ngừa rubella nếu chẳng may mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi dễ nhiễm các biến chứng như sinh non nhẹ cân, dầu nhỏ, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, hẹp động mạch phổi, còn ống động mạch, bại não, tổn thương tim, mù mắt… Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể là 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 – 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 – 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể.
Nhiều thai phụ khi biết mình mắc bệnh rubella đã vội vàng đến các cơ sở y tế để chích ngừa. Nhưng lúc này mọi thứ đã muộn. Virus đã xâm nhập vào bào thai và gây nên những biến chứng đáng tiếc. Thường để an toàn, các thai phụ được theo dõi và được chỉ định bỏ thai nếu siêu âm thấy thai nhi phát triển bất thường.
Rubella còn cực kỳ nguy hiểm với thai phụ vì một số trường hợp không hề biết mình bị nhiễm do bệnh không có những biểu hiện rõ ràng. Bệnh rubella có triệu chứng điển hình là phát ban, mệt mỏi, đau nhức khớp, sốt nhẹ… Bệnh rất dễ lây truyền qua tiếp xúc thông thường theo đường hô hấp như nói chuyện, bắt tay nhau. Thậm chí, không cần tiếp xúc với người mang bệnh mà chỉ thở trong không khí đã từng có người bệnh cũng có thể nhiễm rubella. Để phòng bệnh, mọi người nên đi tiêm phòng ở các cơ sở y tế, sau 5 năm nên tiếp nhắc lại. Đặc biệt những phụ nữ chuẩn bị có con nên chích ngừa trước khi có thai. Cách tốt nhất cho các mẹ bầu là nên tiêm chủng. Trước đây, các bác sỹ khuyến cáo chỉ nên có thai sớm nhất sau 3 tháng tiêm chủng ngừa rubella vì vacxin là virus sống được làm yếu đi.Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC), phụ nữ được phép có thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm chủng.
Các bác sĩ khuyến cáo trước khi quyết định có thai 1 – 3 tháng, chị em nên chủ động đi tiêm phòng để bảo vệ thai nhi. Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng rubella bẩm sinh.
Trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng rubella nên cách ly với người mắc rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Thai phụ nên tăng cường ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mặc ấm, giữ vệ sinh sạch sẽ… Theo Eva
Bệnh Rubella Và Phụ Nữ Mang Thai
– Bệnh Rubella còn có tên là bệnh Rubeon, do virus RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra, còn gọi là bệnh sởi Đức. Rubella có đặc điểm là hay gây thành dịch và phát ban giống sởi.
– Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng lại nguy hiểm cho phụ nữ có thai nhất là vào 3 tháng đầu vì gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
– Bệnh rubella lây truyền bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho.Người bị nhiễm virus có khả năng lây truyền cao nhất trong thời kỳ phát ban. Tuy nhiên virus có thể lây truyền trước và sau phát ban 7 ngày.
– Bệnh biểu hiện qua một số triệu chứng như: Sốt, đau đầu, mệt mỏi (có thể chỉ thoáng qua). Nổi hạch, phát ban, đau mỏi khớp …đó là những biểu hiện điển hình nhưng với những người có thể lực tốt thì có khi chỉ thấy hơi mệt mỏi thoáng qua và ban nổi chỉ khu trú một vài nốt ở tay hoặc mặt làm các sản phụ chủ quan không để ý để kiểm tra.
Các biến chứng của Rubella với phụ nữ mang thai
– Trong 3 tháng đầu: 70%-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não.
– Các biến chứng dị tật của thai nhi: Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung. Nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên); đục giác mạc; tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi. Trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.
– Sau 3 tháng: Nếu mẹ có thai được 13-16 tuần, thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17- 20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%. Lúc này bệnh Rubella chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ do sốt cao, viêm long đường hô hấp hoặc bội nhiễm.
Điều trị
Không có thuốc đặc hiệu. Điều trị bệnh Rubella chủ yếu là điều trị các triệu chứng: Giảm đau, hạ sốt, giữ ấm, tránh gió kiêng nước trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.
Các phòng bệnh tốt nhất cho phụ nữ mang thai đó là tiêm phòng rubella trước khi mang thai 3 tháng.
Ăn uống đủ chất, đeo khẩu trang khi ra đường, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với người mang thai để nâng cao thể trạng.
Hoặc nếu đã có thai mà chưa tiêm phòng thì cần phải chú ý đến thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và tránh tiếp xúc những nơi đông người để tránh bị lây nhiễm bệnh.
Hiện nay các thai phụ và các bác sĩ chuyên khoa rất quan tâm đến việc phụ nữ mang thai có nên nạo phá thai khi mắc bệnh Rubella không? Đây là vấn đề cần có một sự lựa chọn đúng đắn giữa hai khả năng có thể xảy ra: Nếu giữ thai có thể đứa con sinh ra sẽ mang dị tật, hoặc nếu phá bỏ thai có thể gặp những sự cố không mong muốn, hoặc với những trường hợp khó có thai việc phá bỏ là sự lựa chọn khó khăn, hơn nữa thủ thuật nạo phá thai cũng có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và khả năng sinh đẻ sau này… Bởi vậy tốt nhất phụ nữ mang thai nếu bị mắc bệnh Rubella hoặc nghi ngờ mắc bệnh Rubella hoặc sống trong vùng có dịch Rubella hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám, xét nghiệm, các chuyên gia sẽ cho lời khuyên hợp lý nhất.
Phòng Ngừa Bệnh Rubella Hiệu Quả Ở Phụ Nữ Mang Thai.
Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức là một căn bệnh truyền nhiễm do virut thuộc nhóm Rubivirus, biểu hiện là sốt và phát ban, căn bệnh lành tính bình thường những lại cực kì nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Cùng Bệnh Thường Gặp phòng ngừa bệnh Rubella ở phụ nữ mang thai bằng cách tìm hiểu về đường lây truyền, dấu hiệu nhận biết bệnh, biến chứng và cách điều trị bệnh trong nội dung sau.
Rubella là bệnh lành tính, người bệnh có miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh. Nhưng nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai, sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh, đây là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh như điếc, dị tật ở mắt, tim và não.
Tìm hiểu về bệnh Rubella để phòng ngừa Rubella ở phụ nữ mang thai.Đường lây truyền bệnh rất phức tạp, bệnh hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, nhất là mùa đông xuân. Người bị bệnh là nguồn truyền nhiễm bệnh qua các giọt nước bọt trong không khí, sau 5-7 ngày vị virut tấn công thì người bệnh sẽ thành nguồn lây. Phụ nữ có thai mắc bệnh này có ttheer truyền cho thai nhi, trong thời kì phát ban khả năng lây nhiễm cao nhất, song virut cũng có thể truyền trước và sau khi phát ban. Trẻ em bị hội chứng Rubella bẩm sinh có thể lây virut trong thời gian 1 năm hoặc hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Rubella gồm các triệu chứng sau: Sốt, nổi hạch, phát ban. Tuy nhiên trong 2-3 tuần đầu lúc virut vừa vòa cơ thể thì bệnh nhân hoàn toàn bình thướng, sao đó mới sốt, phát ban và nổi hạch.
Sốt đau đầu và người mệt mỏi xuất hiện từ 1-4 ngày, khi phát ban sẽ hạ sốt. Hạch thường nổi trước khi phát ban ở vùng xương chẩm, bẹn, cổ, khuỷu tay, cảm giác hơi đau, vài ngày hạch sẽ tan. Dấu hiệu phát ban là dễ nhận biết nhất, các nốt xuất hiện trên đầu, mặt rồi mọc khắp toàn thân. Nốt ban hình tròn nhỏ, có thể mọc thành từng mảng hay mọc riêng rẽ. Ngày đầu bạn sẽ mọc khắp người, chỉ khoảng 3 ngày sau là hết.
Với phụ nữ mang thai bị nhiễm virut Rubella trong 3 tháng đầu mang thai thì tỷ lệ truyền virut sang thai nhi lên tới 90%. Trẻ nhiễm virut này khi sinh ra bị Rubella bẩm sinh, có khoảng 25% số trẻ này bị dị tật bẩm sinh ở tim, mắt và não. Thai 13-16 tuần thì trẻ bị nhiễm bệnh Rubella bẩm sinh có tỷ lệ là 17%, thia 17-20 tuần là 5%, thai hơn 20 tuần là 0%.
Một vài biến chứng của hội chứng Rubella bẩm sinh chính là bà mẹ mang thai 3 tháng đầu sễ bị sẩy thai hoặc chết lưu trong tử cung. Thia nhi tiếp tục phát triển được thì khi sinh thường thiếu cân, chậm lớn và kèm một số dị tật bẩm sinh khác về mắt, tim và câm điếc, hay trí tuệ chậm phát triển.
Điều trị và phòng ngừa bệnh Rubella ở phụ nữ mang thai.Không có thuốc đặc trị với bệnh Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh, chúng ta chỉ có thể điều trị các triệ chứng bệnh như giảm sốt, giảm đau, giữ ấm và tránh gió lạnh trong thời kì phát ban, không để bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Riêng trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh thì cần điều trị những biến chứng do bệnh gây ra.
Phương pháp phòng bệnh Rubella ở phụ nữ mang thai hiệu quả chính là tiêm vacxin và cách ly với người bệnh.Trong 8-10 ngày trước khi phát ban và ban bay hết thì cần phải cách ly người bị bệnh.
Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực, tạo miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc cả đời. Nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh, nhất là với phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ (15-40) chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm thì cần tiêm bổ sung vắc-xin này. Phòng ngừa bệnh Rubella ở phụ nữ mang thai sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi.
Rubella, Thủy Đậu Gia Tăng Ở Phụ Nữ Mang Thai
Nguyên nhân nhiều thai phụ mắc Rubella, thủy đậu các chuyên gia y tế nhận định, chủ yếu các trường hợp mắc do chưa tiêm vaccin phòng bệnh. Mặt khác, năm nay do thời tiết bất thường, không khí có độ ẩm cao, mưa phùn nhiều, môi trường ô nhiễm… thuận lợi cho các virut gây bệnh phát triển mạnh.
Hiện nay, tình trạng sốt phát ban do virut Rubella và thủy đậu vẫn đang tiếp tục lây lan ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Đáng nói, nhiều thai phụ mắc bệnh Rubella và thủy đậu, trong đó nhiều ca nặng có biến chứng nguy hiểm.
Tỷ lệ mắc ở thai phụ hơn năm ngoái
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm trường hợp sốt phát ban do virut Rubella, trong đó có tới 35 ca ở bệnh nhân là phụ nữ mang thai, đã có vài trường hợp các bác sĩ chỉ định bỏ thai do biến chứng thai nhi. Hầu hết, các thai phụ đến khám và điều trị đều có những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, nổi hạch ở sau tai và gáy, trên da xuất hiện các ban màu hồng…
Không chỉ gia tăng số thai phụ mắc Rubella, tỷ lệ mắc thủy đậu ở thai phụ cũng tăng. Khảo sát ở Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, đến nay bệnh viện điều trị cho hàng chục trường hợp mắc thủy đậu là phụ nữ mang thai với những triệu chứng sốt, đau đầu, trên da nổi những vết dát đỏ, xuất hiện các mụn bóng nước toàn thân. Điểm khác biệt so với các năm, năm nay nhiều bệnh nhân là phụ nữ mang thai mắc thủy đậu, chủ yếu ở độ tuổi 20-35 và nhiều trường hợp bị biến chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn liên cầu, tụ cầu, mụn nước có mủ.
Nguyên nhân nhiều thai phụ mắc Rubella, thủy đậu các chuyên gia y tế nhận định, chủ yếu các trường hợp mắc do chưa tiêm vaccin phòng bệnh. Mặt khác, năm nay do thời tiết bất thường, không khí có độ ẩm cao, mưa phùn nhiều, môi trường ô nhiễm… thuận lợi cho các virut gây bệnh phát triển mạnh. Hơn nữa, với phụ nữ mang thai sức đề kháng kém, cơ thể thường mệt mỏi nên dễ mắc bệnh.
Thai phụ mắc bệnh không chỉ nguy hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến thai nhi.
Nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai nếu mắc hai bệnh trên sẽ rất nguy hiểm bởi dễ gây biến chứng cho cả mẹ lẫn thai nhi. Với bệnh Rubella, người mẹ nhiễm rubella sẽ truyền bệnh sang con gây nên “Hội chứng Rubella bẩm sinh” ở trẻ, khiến bào thai phát triển không bình thường. Cụ thể, trong 3 tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ ảnh hưởng đến thai nhi lên đến 80%, ảnh hưởng nguy hiểm và thường gặp nhất là dẫn đến dị dạng tim bẩm sinh, tổn thương não của thai nhi, thai chết lưu, đứa trẻ khi sinh ra bị chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, thậm chí có thể bị dị dạng như hở hàm ếch, thiếu chân tay… Nếu người mẹ mắc bệnh ở tuần thai thứ 16, các biến chứng giảm nhiều, chỉ còn khoảng 10 đến 20% thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Khi mang thai nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virut Varicella chiếm tỷ lệ cao. Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao hơn trong số những người lớn nhiễm bệnh này. Thai phụ mắc thủy đậu không chỉ nguy hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Sự ảnh hưởng này tùy vào giai đoạn tuổi thai:
– Trong 3 tháng đầu, đặc biệt tuần lễ thứ 8 đến 12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.
– Trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 – 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh chiếm khoảng 2%.
– Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh chiếm khoảng 25 – 30% số trường hợp bị nhiễm.
Nên tiêm vaccin phòng bệnh
Cần tiêm vaccin phòng bệnh Rubella trước khi có thai 3 tháng.
Để phòng bệnh Rubella và thủy đậu, tốt nhất nên tiêm vaccin phòng bệnh. Bệnh Rubella lứa tuổi bắt đầu tiêm chủng là trẻ em từ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi 4 – 6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm 1 liều duy nhất. Nên tiêm vaccin Rubella 3 tháng trước khi có thai. Không được tiêm vaccin Rubella cho phụ nữ đang mang thai hoặc người có thể thụ thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vì đây là loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.
Lịch tiêm cho bệnh thủy đậu khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Cụ thể: Từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất; Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau khi tiêm vaccin thủy đậu 2-3 tháng mới nên có thai.
Bệnh Rubella và thủy đậu dễ lây lan nhanh, nên khi mắc cần cách ly người bệnh, không đến chỗ đông người. Khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi… cần đi khám để được điều trị. Trong quá trình mang thai, các thai phụ nên khám và theo dõi thai định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cho thai nhi. Các bác sĩ sẽ tư vấn, có những hướng dẫn hợp lý cho thai phụ. Đặc biệt, khi mắc Rubella, thủy đậu, các thai phụ không tự ý dùng thuốc để điều trị, việc làm này hết sức nguy hại đến tính mạng cho cả mẹ và con, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Ngoài ra, các thai phụ khi mắc Rubella, thủy đậu cần tăng cường dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhiễm lạnh, giữ gìn vệ sinh để không bội nhiễm các nốt ban do Rubella, các mụn nước do thủy đậu…
BS. Nguyễn Phương
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghiên Cứu Tình Trạng Nhiễm Rubella Ở Phụ Nữ Mang Thai Có Nguy Cơ Và Hội Chứng Rubella Bẩm Sinh Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!