Bạn đang xem bài viết Mẫu Bệnh Án Hội Chứng Thận Hư Ở Người Trưởng Thành Và Trẻ Em được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh án hội chứng thận hư ở người trưởng thànhĐi tiểu ít, nước tiểu có bọt.
Chán ăn, suy nhược cơ thể.
Cơ thể bị phù.
Trước khi vào viện: Cách đây khoảng 1 tháng, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, bị hoa mắt chóng mặt thường xuyên. Bệnh nhân thấy trọng lượng cơ thể tăng không rõ nguyên nhân, thêm vào đó là các biểu hiện như nặng mặt, phù nề quanh mắt, khó chịu khi vận động và đi lại. Tình trạng phù nhiều diễn ra vào buổi sáng và đỡ hơn mỗi khi ngủ dậy. Lượng nước tiểu ít và có bọt. Điều trị tại nhà không đỡ, bệnh nhân đã vào viện.
Tại viện: Các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân mắc phải hội chứng thận hư.
Tình trạng hiện tại: Sau 2 tuần tiến hành điều trị thì tình trạng phù ở bệnh nhân thuyên giảm, cân nặng giảm từ 60kg xuống 55kg, hiện tượng chóng mặt, hoa mắt giảm rõ rệt, đi tiểu nhiều hơn 1l/ngày và không có bọt.
IV. Tiền sửBản thân: Khỏe mạnh.
Bệnh nhân chưa từng bị chấn thương và phải phẫu thuật.
Sản khoa: Hiện tượng kinh nguyệt của bệnh nhân vẫn bình thường.
Dị ứng: Bệnh nhân không hề dị ứng với thuốc điều trị và thức ăn.
Bệnh nhân không hề sử dụng bia rượu, thuốc lá.
Bệnh nhân cũng chưa từng dùng thuốc điều trị trong khoảng thời gian dài.
Trước khi bị phù, bệnh nhân luôn ăn uống ngon miệng.
Gia đình bệnh nhân khỏe mạnh, chưa có ai từng mắc bệnh thận.
V. Triệu chứng bệnh án hội chứng thận hưThận – Tiết niệu – Sinh dục
Cơ – Xương – Khớp: Không có dấu hiệu bất thường.
Họng – Mắt – Nội tiết – Tai – Mũi – Họng : Không có dấu hiệu gì bất thường.
VI. Bệnh án hội chứng thận hư cận lâm sàngSinh hóa máu: Creatinin, albumin…
Sinh hóa nước tiểu: Protein, glucose…
VII. Phương án chẩn đoán bệnh án hội chứng thận hưCác bác sĩ chẩn đoán thận hư cho bệnh nhân.
VIII. Phương pháp điều trị
Cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày.
Bổ sung lượng nước đầy đủ, trung bình 2 – 3 lít mỗi ngày.
Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên.
Truyền đạm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Không nên ăn quá nhiều đạm động vật.
Kiêng ăn hải sản bởi nó sẽ tạo gánh nặng cho thận.
Sử dụng các bài thuốc dân gian:
Bệnh án hội chứng thận hư ở trẻ em I. Thông tin bệnh nhi II. Chuyên môn1. Lý do vào viện: Tiểu ít, phù nề.
Trước khi vào viện Nhi Trung Ương 12 ngày, trẻ bị phù mi mắt ở 2 bên. Phù thường xuất hiện vào buổi sáng và giảm dần vào cuối ngày. Mắt trẻ không gỉ dịch, không đỏ. Tiếp theo đó, trẻ bị phù trắng, phù đều ở 2 chân, không đau cơ bắp. Nước tiểu có màu vàng trong, bụng trướng dần và rốn bị lồi.Cân nặng của trẻ tăng từ 11kg lên 12,5kg. Trẻ bị mệt nhiều.
Trước khi vào viện 3 ngày, trẻ bị sốt với nhiệt độ 38 – 39 độ C. Kèm theo đó là tình trạng ho, ăn uống kém, tình trạng phù nề không giảm. Gia đình đã đưa bé vào bệnh viện tỉnh Ninh Bình để điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị mắc hội chứng thận hư. Sau khi điều trị 2 ngày, tình trạng của bé không được cải thiện nên gia đình đã đưa bé về bệnh viện Nhi Trung Ương.
Tình trạng điều trị của bé ở ngày thứ 4:
3. Tiền sử
Sản khoa: Đẻ thường, thai 28 tuần tuổi. Đẻ ra khóc ngay và được truyền máu trong 1 tuần.
Cân nặng sơ sinh: 1,9kg.
Tiêm chủng: Đã tiêm chủng đầy đủ
Nuôi dưỡng: Trong năm đầu, trẻ được bú sữa mẹ, 4 tháng tuổi trẻ đã ăn dặm.
Bệnh tật: Trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, chưa có tiền sử dị ứng, chưa từng đi viện hay bị phù nề.
4. Khám thực thể
Khám lúc mới vào viện
Khám hiện tại
Thận – tiết niệu
Cơ quan sinh dục ngoài: Không thấy có dấu hiệu bất thường.
Các cơ quan khác: Không có bất thường gì lạ.
Kết luận từ bệnh án thận hư nhi khoa cho thấy, bé gái 28 tháng tuổi, nhập viện vì đi tiểu ít, phù nề tay chân. Tình trạng bệnh xảy ra trước khi vào viện 12 ngày. Sau 5 ngày điều trị tại viện thì phát hiện các triệu chứng sau:
Phù xuất hiện tự nhiên, phù to và tăng nhanh.
Trẻ tỉnh táo bình thường, người mệt. Huyết áp 90/60 mmHg.
Trẻ tăng cân nhanh 1,4 kg/10 ngày.
Bụng bị trướng, rốn bị lồi.
Nước tiểu vàng trong, không có hiện tượng buốt rắt.
Phổi được thông khí rõ và đều cả 2 bên.
Nhịp tim đều, T1 T2 đều rõ, những cơ quan khác chưa thấy có dấu hiệu bất thường.
Đề xuất CLS và KQ
Công thức máu đánh giá cô đặc máu, thiếu máu (BC, % NL).
Siêu âm màng phổi 2 bên + Siêu âm ổ bụng: Đánh giá tình hình tràn dịch màng bụng, màng phổi.
Cấy dịch tỵ hầu: Truy tìm căn nguyên.
Đông máu cơ bản: Đánh giá về tình trạng có tăng đông hay không.
Siêu âm màng phổi 2 bên + Siêu âm ổ bụng: Không có hiện tượng tràn dịch màng phổi ở 2 bên.
Chụp XQ tim phổi và cấy dịch tỵ hầu: Không được làm.
Đông máu cơ bản.
Chẩn đoán xác định: Trẻ bị hội chứng thận hư tiên phát, viêm phế quản phổi không bị suy hô hấp.
Albumin máu 13,5 g/l (<25g/l), Protein máu 37,8 g/l (<56g/l).
Chưa thể đánh giá được mức độ tổn thương đơn thuần bởi chưa làm được cặn nước tiểu.
Tình trạng viêm phế quản không thể xác định được do virus hay vi khuẩn. Mặc dù vậy, bệnh nhi có hội chứng bị nhiễm trùng.
Sau khi ra viện:
Theo dõi nước tiểu, cân nặng hàng ngày.
Ăn nhạt, tuyệt đối không ăn muối.
Không dùng thức ăn chứa quá nhiều đạm.
Hạn chế ăn nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Nên ăn nhiều hoa quả, hạn chế ăn hoa quả có chứa nhiều lượng kali.
Hội Chứng Thận Hư Nguyên Phát Ở Người Trưởng Thành
Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây nên, đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu và có thể đái ra mỡ.
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư:
Phù
Protein máu giảm dưới 60 g/lít, albumin máu giảm dưới 30 g/lít
Tăng cholesterol máu ≥ 6,5 mmol/lít
Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu
Trong đó tiêu chuẩn 2 và 3 là bắt buộc, các tiêu chuẩn khác có thể không đầy đủ.
2.2 Chẩn đoán thể lâm sàng
Hội chứng thận hư thể đơn thuần : có đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư, không có tăng huyết áp, đái máu hoặc suy thận kèm theo
Hội chứng thận hư thể không đơn thuần: ngoài các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư, còn phối hợp với tăng huyết áp, đái máu đại thể hoặc vi thể, hoặc suy thận kèm theo
2.3 Chẩn đoán nguyên nhânNguyên nhân gây hội chứng thận hư nguyên phát:
Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu
Viêm cầu thận màng, là nguyên nhân gây hội chứng thận hư thường gặp ở người trưởng thành tại các nước đang phát triển
Xơ hóa cầu thận ổ- cục bộ
Viêm cầu thận màng tăng sinh
Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch
Viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch
Nguyên nhân gây hội chứng thận hư thứ phát:
Bệnh lý di truyền , bệnh lý chuyển hóa bệnh tự miễn, b ệnh ác tính, bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, thuốc, độc chất…
2.4 Chẩn đoán mô bệnh học
Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu
Viêm cầu thận màng
Viêm cầu thận mảnh,ổ
Viêm cầu thận màng tăng sinh
Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch
Viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch
2.5 Chẩn đoán biến chứngNhiễm khuẩn: các nhiễm khuẩn cấp hoặc mạn tính, đặc biệt hay gặp là:
+ Viêm mô tế bào
+ Viêm phúc mạc
+ Tắc tĩnh mạch thận cấp tính hoặc mạn tính
+ Tắc tĩnh mạch và động mạch ngoại vi: tắc tĩnh động mạch chậu, tĩnh mạch lách,
+ Tắc mạch phổi: Hiếm gặp
Biến chứng do sử dụng corticoid kéo dài, biến chứng do dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc biến chứng do dùng lợi tiểu
3. Điều trị hội chứng thận hư Điều trị hội chứng thận hư nguyên phát Điều trị triệu chứng: giảm phù+ Đảm bảo khẩu phần đủ protein ở bệnh nhân (0,8-1g/kg/ngày + lượng protein mất qua nước tiểu).
+ Hạn chế muối và nước khi có phù nhiều .
Bổ xung các dung dịch làm tăng áp lực keo: nếu bệnh nhân có phù nhiều (áp dụng khi albumin máu dưới 25 g/l), tốt nhất là dùng Albumin 20% hoặc 25% lọ 50 ml,100ml. Nếu albumin < 20g/l có thể dùng Albumin 20% loại 100
Lợi tiểu: dùng lợi tiểu khi đã có bù protein và bệnh nhân không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn.Ưu tiên dùng lợi tiểu loại kháng aldosteron như spironolactone (verospirone, aldactone) hoặc phối hợp với Liều dùng verospirone bắt đầu từ 25 mg/ngày hoặc furosemid bắt đầu từ 20 mg/ngày, tùy theo đáp ứng của bệnh nhân để điều chỉnh liều lợi tiểu. Cần phải theo dõi số lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày và xét nghiệm điện giải đồ máu.
Điều trị đặc hiệu:– Corticoid (prednisolone, prednisone, methyprednisolone, trong đó 4mg methyprednisolone tương đương với 5 mg prednisolone)
+ Liều tấn công: prednisolone 5mg dùng liều 1-2 mg /kg /ngày kéo dài 1-2 tháng, uống cả liều vào 1 lần trước 8h sáng sau ăn no. (Liều tấn công corticoid không được vượt quá 80 mg prednisolone/ ngày).
+ Liều củng cố (bắt đầu khi protein niệu 24h âm tính): prednisolone 5mg dùng liều 0,5 mg/kg/ngày, kéo dài 4-6 tháng
+ Liều duy trì: prednisolone 5-10mg/ngày dùng cách ngày, kéo dài hàng năm.
+ Cần theo dõi các biến chứng như: Nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, đái tháo đường, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tâm thần, hội chứng giả cushingvv…
+ Cyclophosphamide (50 mg): dùng liều 2-2,5mg/Kg/ngày,tấn công 4-8 tuần. Khi protein niệu âm tính thì duy trì 50mg/ngày trong thời gian 4-8 tuần. Cần theo dõi và duy trì số lượng bạch cầu không dưới 4,5 giga/lit.
+ Chlorambucil 2mg: dùng liều 0,15-0,2/mg/kg/ngày, kéo dài 4-8 tuần, sau đó duy trì liều 0,1mg/kg/ngày.
+ Azathioprine (50 mg): dùng liều 1-2mg/kg/ngày. Cần theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu.
+ Cyclosporine A (25 mg,50mg,100mg):dùng liều 3-5mg/kg/ngày, uống chia hai lần, trong thời gian 6-12 tháng hoặc hơn nữa tùy từng trường hợp .
+ Mycophenolate mofetil (250 mg, 500mg) hoặc Mycophenolate acid (180 mg, 360mg,720 mg): dùng liều 1-2 g /ngày (uống chia 2 lần mỗi ngày) trong 6 đến 12 tháng.
Các thuốc ức chế miễn dịch trên được dùng khi bệnh nhân không có đáp ứng với corticoid hoặc có nhiều tác dụng phụ, cần phải giảm liều hoặc ngừng
Điều trị biến chứng
Điều trị nhiễm trùng: Dựa vào kháng sinh đồ để cho kháng sinh phù hợ Nếu cần thiết cần giảm liều hoặc ngừng corticoid và ức chế miễn dịch nếu nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.
Điều trị dự phòng một số tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng , loãng xương…
Điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, dự phòng tắc mạch đặc biệt khi albumin máu giảm nặng
Điều trị suy thận cấp : cân bằng nước, điện giải, đảm bảo bù đủ albumin.
3.2 Điều trị hội chứng thận hư thứ phát:Theo nguyên nhân gây bệnh
4. Phòng bệnh
Bệnh có tính chất mạn tính, có thể tái phát
Cần theo dõi và điều trị lâu dài
Không sử dụng các loại thuốc và các chất không rõ nguồn gốc, gây độc cho thận
Bệnh Án Nội Khoa Hội Chứng Thận Hư
Hội chứng thận hư là bệnh nội khoa xuất hiện bởi những tổn thương của đám mạch máu nhỏ ở thận, ảnh hưởng đến chức năng lọc chất thải và lượng nước dư từ cơ thể. Bệnh án nội khoa hội chứng thận hư gây sưng (phù), đặc biệt ở bàn chân và cổ chân, và gia tăng mối nguy cơ về những vấn đề sức khỏe khác.
Những dấu hiệu y học lâm sàng của bệnh án nội khoa hội chứng thận hư bao gồm:
Sưng (phù), đặc biệt xung quanh mắt và cổ chân, bàn chân bệnh nhân.
Nước tiểu có bọt do bài tiết quá mức protein.
Tăng cân do ứ nước trong cơ thể.
Mất cảm giác ngon miệng.
Các triệu chứng khác như: Ho, Đi tiểu khó, đau, Sốt, Nhức đầu, Máu trong nước tiểu…
Bệnh án nội khoa hội chứng thận hư thường gặp nhất ở trẻ em. Tùy vào mức độ của bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
1. Hành Chính
Họ và tên bệnh nhân: Nguyễn Xuẫn T
Giới tính: Nam.
Tuổi 72
Địa chỉ: Hải Phòng
Nghề nghiệp: Cán bộ về hưu.
Vào viện lúc 13h 31/08/2011
Lý do vào viện: Phù 2 chi dưới , tiểu ít , chóng mặt
II. Bệnh sử
Một tháng trước khi vào viện bệnh nhân thấy mệt mỏi trong người, ăn uống kém, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt. Hay bị choáng, choáng sau khi vận động mạnh. Đi lại, đứng lên ngồi xuống cũng choáng và hoa mắt. Đống thời bệnh nhân thấy nặng dần 2 chi dưới, lúc đầu không rõ ràng, sau hơn 2 tuần trước khi vào viện, 2 chân nặng dần lên làm bệnh nhân khó chịu khi đi lại và vận động.
Phù chân nhiều về buổi sáng, sau khi ngủ dậy, đỡ hơn về chiều. Phù trắng, mềm, ấn lõm, không thay đổi màu sắc với da kèm theo. Bệnh nhân không có cảm giác nặng mắt, nặng mặt. Đi tiểu ít gần 1 tháng nay, mỗi ngày đi từ 2-3 lần, tổng cộng khoảng 700-800ml / 24h. Không tiểu đêm. Không tiểu rắt, tiểu buốt. Nước tiểu vàng trong, không rõ độ sánh. Đại tiện phân vàng thành khuôn. Bệnh nhân không nôn, không sốt, không tức ngực khó thở, không chảy máu cam, không chảy máu chân răng. Ở nhà chưa điều trị gì, được đưa nhập khoa điều trị theo hướng lợi tiểu, nâng cao thể trạng …
Hiện tại bệnh nhân còn hoa mắt chóng mặt, phù 2 chi dưới, đi tiểu được khoảng 2000ml/4h, nước tiểu vàng trong, không rõ độ sánh.
III. Tiền sử
Bản thân: Trước đây chưa có lần nào phù như vậy
Không dùng thuốc lá , thuốc lào , bia rượu.
IV. Thăm khám: Lúc 17h30p 31/08/2011
Toàn thân
– Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thể trạng gây ( cao 1m60 nặng 48kg )
– Da xanh, niêm mạc mắt miệng, gốc lưỡi nhợt.
– Phù 2 chi dưới, phù trắng mềm, ắn lõm. Phù 2 cẳng chân từ gối trở xuống, Vùng đùi 2 bên không rõ.
– Không xuất huyết dưới da.
– Môi khô , lưỡi không bẩn .
– Tuyến giáp không to , hạch ngoại biên không sờ thấy .
– M: 90l / ph T* : 36*8
– NT : 20l/ ph HA: 140/80mmHg
Bộ phận
– Thận tiết niệu :
+ Hố thận 2 bên không đầy
+ Không có dấu hiệu chạm thận, bập bềnh thận
+ Không có cầu bàng quan
+ Ấn các điểm niệu quản Trên, Giữa không đau.
– Thần kinh :
+ Không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.
+ Không phát hiện hội chứng màng não.
– Tuần hoàn :
+ Mỏm tim đập KLS V đường giữa xương đòn T
+ Không có rung miu
+ Diện tim không to
+ T1 , T2 đều rõ
+ Không phát hiện tiếng tim bệnh lý
+ NT: 90l/ph HA: 140/80 mmHg
– Hô Hấp :
+ Lồng ngực cân đối , di động đều theo nhịp thở .
+ Không co kéo các cơ hô hấp , các KLS không giãn.
+ Rung thanh đều rõ 2 bên phổi.
+ Gõ trong
+ RRPN êm dịu
+ Không thấy rale phổi.
– Bụng:
+ Bụng mềm , không chướng , di động theo nhịp thở
+ Không có tuần hoàn bàng hệ , không u cục nổi , không sẹo mổ cũ.
+ Không có điểm đau khu trú ,
+ Gan lách không sờ thấy.
– Các bộ phận khác : Chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý .
V. Chẩn đoán sơ bộ: Bệnh án nội khoa Hội chứng thận hư.
Bệnh nhân có hội chứng Phù với đặc điểm phù thận , Hội chứng nước tiểu , Hội chứng về tim mạch ( tăng huyết áp , thiếu máu nhẹ )
VI . Cận Lâm Sàng
Yêu cầu : CTM, SHM : Gmáu , Ure , Cre , acid uric , Pro toàn phần , anbumin , globulin, Cholesterol , Tryglycerid , HDL , LDL , Điện giải đồ , CK , CK-MB, phosphatase kiềm.
SH nước tiểu tổng quát.
X-Q ổ bụng, X-Q tim phổi thẳng.
SA OB chú ý thân và đường niệu
SHM: Ure82 ,3 Micro mol(Mcm)/ l
Cre 163Mcm/ l
Acid uric : 618Mcm/l
Albumin 28.1g/l Protein TP (?) (không hiểu sao không có cái này trong phiếu xét nghiệm HSM )
Cholesterol 8.78 mol/l
Tryglycerid 2.94mmol/l
– SH nước tiểu :
Protein 9.3g/l
VII. Tóm tắt bệnh án
Bệnh nhân nam 72 tuổi vào viện với lý do phù 2 chân , tiểu ít , hoa mắt chóng mặt . Qua hỏi và thăm khám thấy :
HC nước tiểu (+) : Tiểu ít 700ml/24h , Pro niệu 9.3g /l
HC phù (+) : Phù 2 chi dưới , trắng mềm , ấn lõm
HC Ure huyết cao (+) : Mệt mỏi , nhức đầu , chóng mặt, ăn uống kém , ure máu 32.3Mcm/l
HC thiếu máu (+/-) : da xanh , niêm mạc nhợt , hoa mắt chóng mặt
THA (+/-) : HA 140/80 mmHg sau dùng thuốc lợi tiểu
Cholesterol 8.78mol/l Tryglycerid 2.94mmol/l Albumin 28.1g/l Creatinin 163Mcm/l
Chẩn đoán xác định: HC thận hư – theo dõi suy thận
Nghĩ nhiều đến bệnh án hội chứng thận hư vì bệnh nhân có:
HC phù
HC nước tiểu :
Đặc biệt : pro niệu 9.3g/ l Albumin 28.1g/l
Chẩn đoán Phân biệt :
Hội chứng cầu thận cấp tính -phối hợp thận hư : Do có 3 hội chứng
HC phù : phù với đặc điểm phù thận.
HC nước tiểu : tiểu ít khoảng 700ml/ 24h , pro niệu 9.3g/l
Có THA và thiếu máu nhẹ :
– Suy thận mạn : Không nghĩ đến do không có tiền sử phù và bệnh lý thận niệu trước đây.
VIII. Điều trị Chế độ dinh dưỡng
– Tăng đạm
– Ăn nhiều hoa quả, đậu đỗ , ít chất béo , ít muổi , ít nước.
Dùng thuốc
– Hướng điều trị : Lợi tiểu , corticoid , Kháng sinh phổ rộng không độc với thận . theo dõi thiếu máu.
– Cụ thể :
Prednisolon 5mg x 10 v Uống 8h : 6v 16h : 4v
Amoxicillin 500mg x 3v uống S, T C
Furosmid 20mg x 2ống TMC 8h , 16h
Scanneuron x 4v S, C
Pondil 0.05g x2 óng TMC 8h, 16h
Thành Lập Câu Lạc Bộ Hội Chứng Thận Hư
Cập nhật: 09/02/2012 – 12:00 am
Sáng 9/2, khoa Thận-Tiết niệu, bệnh viện Nhi TƯ tổ chức thành lập CLB gia đình bệnh nhân Hội chứng thận hư (HCTH). Dự buổi thành lập CLB có chúng tôi Lê Thanh Hải- PGĐ bệnh viện Nhi TƯ; GS.Trần Đình Long- Chủ tịch Hội Thận Tiết niệu – Lọc máu trẻ em Việt Nam; bà […]Sáng 9/2, khoa Thận-Tiết niệu, bệnh viện Nhi TƯ tổ chức thành lập CLB gia đình bệnh nhân Hội chứng thận hư (HCTH). Dự buổi thành lập CLB có chúng tôi Lê Thanh Hải- PGĐ bệnh viện Nhi TƯ; GS.Trần Đình Long- Chủ tịch Hội Thận Tiết niệu – Lọc máu trẻ em Việt Nam; bà Elisabeth Hodson- nguyên trưởng khoa Thận-Tiết niệu, bệnh viện Weast Meed, Australia; cùng lãnh đạo các khoa phòng của bệnh viện và đông đảo thành viên CLB…
CLB được thành lập với sự hỗ trợ của tổ chức CLAN (Tổ chức “Quan tâm và chung sống như những người láng giềng”) và bệnh viện Weast Meed, Australia)
HCTH là một loại bệnh phổ biến trong tất cả các bệnh thận của trẻ em ở Việt Nam. Hàng năm, bệnh nhân HCTH chiếm 60% số bệnh nhân được điều trị nội trú và ngoại trú tại khoa Thận- bệnh viện Nhi TƯ. Trong số đó, có 10% là bị kháng thuốc, 90% còn lại được chữa khỏi nhưng thời gian điều trị và theo dõi đòi hỏi phải kéo dài. Điều này gây cho bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân sự mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các cháu.
Bà Elisabeth Hodson giảng bài về hội chứng thận hư đồng thời trả lời những thắc mắc của người nhà bệnh nhân Tham gia CLB, các thành viên được phát tài liệu Hướng dẫn điều trị và kiểm soát hội chứng thận hư ở trẻ em
Hiện nay, các bệnh nhân mắc HCTH còn thiếu một diễn đàn chung, nơi để mọi người giao lưu, trao đổi, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đối phó với căn bệnh này. CLB gia đình bệnh nhân HCTH ra đời nhằm mục đích tập hợp những người mắc bệnh HCTH, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, những người quan tâm đến HCTH, phát huy khả năng sẵn có của mỗi người để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau cùng chia sẻ kinh nghiệm và chữa trị bệnh; làm cho cộng đồng, xã hội cũng như các thành viên trong gia đình HCTH có những hiểu biết về HCTH, nhằm chia sẻ và giúp đỡ người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn.
Hội chứng thận hư, hay còn gọi là hội chứng thận nhiễm mỡ, là một bệnh lý ở thận gây ra bài tiết một lượng lớn protein trong nước tiểu (gọi là tiểu đạm), dẫn đến protein trong máu thấp. Thông thường, protein ngăn không cho nước thấm qua thành mạch vào các mô. Trong hội chứng thận hư, lượng protein trong máu thấp cho phép nước thấm vào các mô, khiến các tế bào mô đều bị sưng phồng. Hiện tượng sưng này được gọi là “phù”. Tất cả các mô cơ thể đều có thể bị phù, nhưng những vị trí phù rõ nhất là bụng, chân, mặt, dương vật và bìu. Do đó, hội chứng thận hư là tình trạng protein mất nhiều qua nước tiểu, dẫn đến giảm protein trong máu và gây ra phù.
Bệnh Án Mẫu Suy Thận Mạn
Bệnh án suy thận mạn là kết quả kết quả chi tiết nhất vềtình trạng suy thận mạn của bạn. Các bạn có thể nắm rõ toàn bộ thông tin cánhân và các kết quả xét nghiệm về tình trạng bệnh. Bài viết hôm nay, chuabenhthaninfo sẽ chia sẻ bệnh án mẫu suy thận mạn để bạn có thể tham khảo.
I. PHẦN HÀNH CHÍNH– Họ và tên bệnh nhân: NGUYỄNVĂN Đ. Tuổi: 46
– Giới tính: Nam
– Dân tộc: Kinh
– Nghề nghiệp: Buôn bán
– Địa chỉ: Tân Ninh – Tân Quới- Bình Tân – Vĩnh Long
– Người thân : Vợ Nguyễn ThịNgọc Diễm 016429854xx
– Vào viện lúc: 5h45 ngày1-10-2023
– Ngày làm bệnh án: 10-10-2023
II. PHẦN CHUYÊN MÔN 1. Lý do vào việnChóng mặt + nôn
2. Bệnh sửCách nhập viện 18h bệnh nhânđau âm ỉ liên tục vùng quanh rốn sau khi ăn cơm trưa ( ăn những món ăn đã từnggây đau bụng, tiêu chảy), đau lan ra khắp bụng, đau ngày càng tăng, không tư thếgiảm đau. Sau khi đau bụng 30p bệnh nhân đi tiêu 2 lần, 2 lần cách nhau 1h, đitiêu phân lỏng vàng, không đàm máu. Bệnh nhân vẫn đau âm ỉ vùng quanh rốn sauđi cầu kèm theo sốt ( không rõ nhiệt độ), sốt liên tục rồi tự hạ sau khoảng 2h.
Cách nhập viện khoảng 6h bệnhnhân đang nghỉ ngơi thì cảm thấy nặng đầu chóng mặt, chóng mặt cả khi nhắm mắt,chóng mặt tăng lên khi đứng dậy, giảm khi nằm. Sau khi chóng mặt 30p bệnh nhânbuồn nôn, nôn, bệnh nhân nôn 6-7 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 30-45p nôn ra thứcăn, nước (không rõ lượng), không lẫn đàm máu.
Cách nhập viện 3h bệnh nhân vẫnchóng mặt, nôn ói với tính chất như trên kèm theo sốt (không rõ nhiệt độ), hạsau 1h và tiêu phân lỏng, bệnh nhân đi tiêu 3 lần, phân lỏng, vàng, không lẫnnhầy máu (không rõ lượng).
Tình trạng lúc nhập viện:
– Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt(GLS: 14/15)
– Than chóng mặt, đau âm ỉliên tục khắp bụng, buồn nôn
– Da niêm hồng nhạt.
– Mắt trũng, môi khô, lưỡi dơ
– Tim đều
– Phổi trong
– DHST:
+ Mạch: 110 l/p
+ Nhiệt độ: 37oC
+ Huyết áp: 170/90 mmHg
+ Nhịp thở: 22 l/p
+ SpO2: 96% (khíphòng)
Diễn tiến bệnh phòng:
– Ngày 1: (1/10) Bệnh tỉnh, giảmnặng đầu, chóng mắt, buồn nôn , không sốt, giảm đau bụng (VAS: 2đ), không tiêuchảy, không phù. Lọc máu cấp cứu. Tiểu ít khoảng < 200ml/24h ( uống khoảng100ml), nước tiểu vàng nhạt, nhiều bọt.
– Ngày 2 -3 : (2-3/10)Bệnh tỉnh,hết nặng đầu, chóng mặt, còn buồn nôn, không sốt, hết đau bụng, không tiêu chảy,không phù. Lọc máu lần 2 (3/10). Tiểu ít khoảng 200ml/24h ( uống khoảng 100ml),nước tiểu vàng, nhiều bọt.
– Ngày 4-5: (4-5/10) Bệnh tỉnh,hết buồn nôn, tiểu ít khoảng 600ml/24h (uống khoảng 100ml), tiểu gắt buốt, nướctiểu vàng, có bọt. Lọc máu lần 3 (5/10). Không phù. Truyền máu 2 lần mỗi lần 1đơn vị hồng cầu lắng.
– Ngày 6-8: (6-8/10) Bệnh tỉnh,tiểu ít khoảng 1000ml/24h (uống khoảng 150ml), không phù.
– Ngày 9-10: (9-10/10) Bệnh tỉnh,tiểu khá trên 1000ml/24h ( uống khoảng 250ml), phù 2 chân. Lọc máu lần 4(10/10).
3. Tiền sử– Nội khoa:
+ Tăng huyết áp: khoảng 4 nămđược chẩn đoán tại bệnh viện ĐK Bình Tân, HA max: 220/100 mmHg, HA dễ chịu:130/90 mmHg, uống thuốc mỗi ngày 1 viên Nifedipine ( uống thêm 1 viên khi cảmthấy nặng đầu).
– Ngoại khoa:
+ Cách đây 3 năm: Được chẩnđoán khối u thận (T) và cắt thận (T) tại bv Chợ Rẫy. Sau đó tiếp tục uống thuốcđiều trị được 4 tháng thì bệnh nhân tự ngưng thuốc.
+ Cách đây 2 năm: Được chẩnđoán khối u tái phát ở vùng hông (T) và phẫu thuật tại bv Chợ Rẫy, sau phẫu thuậtđiều trị thuốc được 1 tháng thì tự ngưng thuốc, không tái khám.
– Thói quen:
+ Không hút thuốc, uống rượu
+ Cách đây khoảng 6 tháng: uốngnước mỗi ngày khoảng 1,5l, đi tiểu ban ngày khoảng 3-4 lần, ban đêm 1-2 lần, tổnglượng nước tiểu khoảng 1l. Nước tiểu vàng nhạt, có bọt, mùi hôi, bọt ngày càngnhiều, nước tiểu ngày càng giảm. Cách nhập viện 1 ngày, lượng nước tiểu khoảng250ml/ngày, uống khoảng 1,5l, nước tiểu vàng nhạt, có bọt. Khi đi tiểu, dòng nướctiểu mạnh, không gắt buốt, sau khi đi tiểu không có cảm giác còn nước tiểunhưng thường xuyên rỉ nước tiểu sau khi đã đi tiểu.
+ Không ghi nhận phù, đốm xuấthuyết trước khi nhập viện.
+ Lao động nặng hàng ngày,cách nhập viện 1 năm không tiếp tục lao động nặng được, , không khó chịu haykhó thở khi nghỉ ngơi, sinh hoạt cá nhân không giới hạn.
+ Thường chóng mặt khi thay đổitư thế khoảng 1 năm.
+ Ăn lạt, nhiều chất béo.
4. Khám lâm sàng: 17h ngày 10-10-2023 4.1. Tổng trạng:– Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
– Niêm nhạt, lòng bàn tay hồngnhạt, đầu ngón tay hồng, móng tay mất bóng, lưỡi mất gai.
– Tóc không dễ gãy rụng.
– Mảng xuất huyết mặt trongđùi (P)
– Catheter tĩnh mạch đùi (T)
– Chân phù ít ( chân P nhiềuhơn chân T), mặt, mi mắt không phù.
– Uống khoảng 500ml/ngày, tiểukhoảng 1l/ngày, nước tiểu vàng trong, không cặn, ít bọt.
– DHST:
+ Huyết áp: 170/90 mmHg
+ Mạch: 80 l/p
+ Nhịp thở 20 l/p
+ Nhiệt độ: 37oC
+ Cân nặng: 55 kg Chiều cao:1m63 ( BMI: 20,7 Kg/m2)
– Tuyến giáp không to, hạchngoại vi sờ không chạm.
4.2. Khám cơ quan:a. Khám tim:
– Lồng ngực cân đối, không sẹomổ cũ
– Mỏm tim đập # gian sườn V đườngnách giữa, diện đập #2cm.
– Tim đều 80 l/ph, âm thổi tâmthu 3/6 ở mỏm tim, không lan, mất khi thay đổi tư thế.
b. Khám phổi:
– Không co kéo cơ hô hấp phụ.
– Rung thanh đều 2 bên
– Gõ vang
– Rì rào phế nang êm dịu, đều2 phế trường, không rale.
c. Khám bụng:
– Bụng cân đối, hơi to bè, diđộng đều theo nhịp thở, không tuần hoàn bàng hệ.
– Nhu động ruột 8 lần/2 phút,không âm thổi bất thường.
– Gõ trong vang đều khắp bụng.
– Gan không to.
d. Khám thận, tiết niệu:
– Hông trái có đường mổ dài15cm
– Chạm thận (-), Bập bềnh thận(-)
– Không nghe âm thổi động mạchthận.
e. Khám cơ quan khác:
– Các cơ quan còn lại chưa ghinhận bất thường.
5. Tóm tắt bệnh ánBệnh nhân nam 46 tuổi nhập việnvì lý do chóng mặt và nôn. Qua hỏi bệnh sử, tiền sử và thăm khám lâm sàng ghinhận:
Hội chứng nhiễm trùng: môikhô, lưỡi dơ, sốt
Hội chứng urea máu cao: nôn, mảngxuất huyết, phù, tăng huyết áp
Hội chứng thiếu máu mạn mức độtrung bình: Niêm nhạt, lòng bàn tay hồng nhạt, móng tay mất bóng, lưỡi mất gai,âm thổi tâm thu 3/6 ở mỏm tim. Chóng mặt khi thay đổi tư thế 1 năm.
Triệu chứng tiêu hóa: tiêuphân lỏng, đau bụng.
Triệu chứng suy thận: Tiểu ít,nước tiểu có bọt
Huyết áp cao: 170/90mmHg, nặngđầu, chóng mặt.
Tiền sử
– U thận trái đã cắt thận trái3 năm, khối u tái phát cách đây 2 năm đã phẫu
– Tăng huyết áp: HA max:220/100 mmHg, HA dễ chịu: 130/90 mmHg, uống thuốc mỗi ngày 1 viên Nifedipine.
– Nước tiểu giảm dần, bọt tăngdần ( 6 tháng).
– Ăn lạt, nhiều chất béo.
6. Chẩn đoán sơ bộ– Nhiễm trùng đường tiêu hóa +Đợt cấp suy thận mạn + hội chứng urea máu cao do suy thận mạn + tăng huyết áp độIII theo JNC VI nguy cơ C.
7. Biện luận:Trên bệnh nhân này ta ghi nhận:
– Nghĩ bệnh nhân có nhiễmtrùng đường tiêu hóa:
+ Nhiễm trùng: bệnh nhân hộichứng nhiễm trùng (Môi khô, lưỡi dơ, sốt)
+ Đường tiêu hóa: bệnh nhân cócác triệu chứng của đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, không ghinhận các triệu chứng nhiễm trùng ở các cơ quan khác như đường tiết niệu ( đi tiểukhông gắt buốt), đường hô hấp ( phổi không rale, không ho,…), các ổ viêm trêncơ thể.
– Nghĩ bệnh nhân có thiếu máumạn mức độ trung bình vì:
+ Bệnh nhân có thiếu máu: ghinhận trên bệnh nhân có da, niêm nhợt.
+ Mạn: móng tay mất bóng, lưỡimất gai, nghe âm thổi tâm thu 3/6 ở mỏm tim, chóng mặt khi thay đổi tư thế 1năm
+ Trung bình: lòng bàn tay hồngnhợt, các đầu ngón tay còn hồng.
– Nghĩ bệnh nhân đang có đợt cấpsuy thận mạn vì
+ Bệnh nhân có suy thận: Bệnhnhân thiểu niệu ( lượng nước tiểu lúc nhập viện là 250ml sau đó giảm dần còn100ml trong các ngày tiếp theo).
+ Nghĩ nhiều là bệnh nhân suythận mạn: Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng kéo dài trên 3 tháng: lượng nướctiểu giảm dần từ 6 tháng trước, nước tiểu có bọt tăng dần kèm theo tiền sử đã cắtbỏ 1 thận. Ngoài ra còn ghi nhận bệnh nhân có thiếu máu mạn mức độ trung bìnhkéo dài 1 năm, tăng huyết áp đã 4 năm.
+ Đợt cấp: Sau điều trị mức lọccầu thận có cải thiện.
– Nghĩ bệnh nhân có hội chứngurea máu cao vì: bệnh nhân có nôn, nôn cũng có thể là triệu chứng của nhiễmtrùng đường tiêu hóa hay do huyết áp cao nhưng ở bệnh nhân này sau khi nhập việnđược điều trị kháng sinh 2 ngày các triệu chứng nhiễm trùng đường tiêu hóa khácnhư đau bụng, tiêu chảy, sốt đã hết nhưng bệnh nhân vẫn còn buồn nôn. Về huyếtáp cao thì sau khi nhập viện điều trị huyết áp đã trở lại mức dễ chịu của bệnhnhân nhưng bệnh nhân vẫn còn buồn nôn. Bệnh nhân chỉ hết buồn nôn sau khi đượclọc máu 2 lần. Ngoài ra còn ghi nhận bệnh nhân có mảng xuất huyết khi khám lâmsàng.
– Tăng huyết áp độ III theoJNC VI nguy cơ C:
+ Độ III: Bệnh nhân có tiền sửHATTmax là 220/100 mmHg
+ Nguy cơ C: có tổn thương cớquan đích: mắt, bệnh thận.
8. Cận lâm sàng: 8.1. Siêu âm bụng: 1/10/2023Thận phải: teo nhỏ dài 86mm,ngang 39mm, chủ mô dày mất phân biệt vỏ tủy.
Thận trái: không thấy
Màng phổi 2 bên: tràn dịchmàng phổi trái lượng ít, dịch thuần trạng.
Dịch ổ bụng: có dịch lượng ítthuần trạng.
8.2. X-quang ngực thẳng– Bóng tim không to.
– Chưa ghi nhận bất thường.
Kết luận: có hồng cầu và protein trong nước tiểu ít phù hợpbếnh cảnh suy thận mạn.
8.3. Xét nghiệm khác: 1/10/2023PT% : 104%
aPTT: 27,5s
HIV Ag/Ab: âm tính
HbsAg: âm tính
HbsAb: âm tính
8.4. Đề nghị cận lâm sàng– Định lượng creatinine niệu
– Soi cặn lắng nước tiểu xemhình dạng hồng câu, tìm trụ rộng nước tiểu
– ECG
– Định lượng PTH
– CT-Scan bụng
9. Chẩn đoán xác địnhNhiễm trùng đường tiêu hóa + Đợtcấp suy thận mạn giai đoạn 5 + hội chứng urea máu cao do suy thận mạn + tănghuyết áp độ III theo JNC VI nguy cơ C.
10. Điều trị tiếp theo– Kháng sinh: Ceftriaxone 1g:2 lọ (TMC)
– Kiểm soát huyết áp:
Nifedipine (Adalat 60mg) 1v x2 (u)
Telmisartan (Micardis 40mg) 1vx 2 (u)
Methyldopa 250mg 1v x 2 (u)
Furosemide(vinzix 40mg) 1v x 2(u)
– Điều trị tiêu chảy:
Normagut 250mg: 1v x 2 (u)
Smecta 1 gói x 2 (u)
– Lọc thận 9-12h/tuần
– Ghép thận nếu có thể
11. Tiên lượng– Tiên lượng gần: khá bệnhnhân có thể xuất viện sau khi các triệu chứng của đợt cấp suy thận mạn được cảithiện, bệnh nhân đi tiểu được như trước khi vào đợt cấp.
– Tiên lượng xa: Bệnh nhân phảilọc máu ngoài thận 3 lần/tuần, mỗi lần trung bình 4 giờ. Nếu không tuân thủ điềutrị, chế độ sinh hoạt hợp lý bệnh nhân dễ có biến chứng của suy thận mạn.
12. Dự phòng– Ăn lạt, hạn chế đạm0,9-1g/kg/ ngày, Na 2g/ngày
– Không ăn, uống các thức ăncó nhiều Kali: nước dừa, chuối, đu đủ, đâu nành,..
– Duy trì BMI trong giới hạnbình thường
– Kiểm soát huyết áp.
– Tập thể dục hằng ngày 30 -60 p
– Tái khám, lọc máu theo lịch
Lưu ý: Bệnh án chỉ mang tính chất tham khảo
Chẩn Đoán Bệnh Hội Chứng Thận Hư Ở Người Lớn, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị Hội Chứng Thận Hư Ở Người Lớn
Hội chứng thận hư là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây nên, đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu và có thể đái ra mỡ.
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Nó có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi, có một bờ lồi, một bờ lõm. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10 – 12.5 cm, rộng 5-6 cm, dày 3-4 cm và nặng khoảng 170g.
Thận đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người, giúp thanh thải và loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, các chức năng chính của thận bao gồm:
Chức năng lọc máu và các chất thải: Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Các chất thải này được tiết ra, sau đó vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
Chức năng điều hòa thể tích máu: thận có vai trò quan trọng trong kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Do đó khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.
Thận giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào máu: thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Ngoài ra, thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng ion canxi trong máu.
Mỗi quả thận gồm 1 triệu bộ lọc gọi là bộ lọc cầu thận để làm sạch máu có độc. Thận khỏe mạnh sẽ giữ lại những chất quan trọng được gọi là protein trong máu. Với hội chứng này, thận loại bỏ cả protein cùng với các chất thải khác ra khỏi cơ thể trong khi đi tiểu. Hội chứng thận hư gây sưng (phù), đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân của bệnh nhân và làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe khác.
Có đến 30% số bệnh nhân mắc phải hội chứng thận hư ở người lớn.
Để phòng bệnh, bệnh nhân không được tự ý dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Người bệnh cần phòng tránh nhiễm lạnh đường hô hấp trên, các bệnh viêm da.
Bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc, hoặc uống giảm liều thuốc, không dùng các thuốc không rõ nguồn gốc.
Có một chế độ ăn uống hợp lý, không uống bia, rượu; không hút thuốc lá; ăn ít thịt, giảm mỡ và tăng cường rau quả.
Bệnh nhân tránh lao động quá nặng nhọc.
Phòng tăng huyết áp, nếu bị tăng huyết áp cần phải điều trị và kiểm soát huyết áp.
Điều trị sỏi tiết niệu và hạn chế dùng muối; đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm tiết niệu.
Triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân mắc hội chứng thận hư:
Phù : phù tăng nhanh trong vài ngày hoặc vài tuần.
Bệnh nhân dễ dàng nhận biết bằng sự tăng cân.
Ở người lớn, cân nặng có thể tăng từ 20 – 30kg.
Bệnh nhân có thể phù mặt, đặc biệt là phù mi mắt rồi xuống chi dưới, bụng và bộ phận sinh dục.
Phù thường biểu hiện rõ ở vùng thấp của cơ thể, ấn vào chỗ phù có cảm giác mềm, lõm và không gây đau. Có thể có dịch trong ổ bụng. Thấy dịch ở màng phổi một bên hoặc hai bên.
Trường hợp phù nặng, có thể có cả dịch ở màng ngoài tim
Tiểu ít:
Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kém ăn hoặc có tăng huyết áp kèm theo.
Điều trị hội chứng thận hư ở người lớn cần tuân thủ một số nguyên tắc:
Theo dõi nước tiểu ra, huyết áp, cân nặng, ion đồ, ure, creatinin hằng ngày, tính GFR
Hạn chế nước < 1 lít
Lợi tiểu (IV furosemide)
Giảm đạm niệu.
Thuốc ức chế men chuyển, ức chế TT angiotensin.
Kiểm soát huyết áp tốt, HA 125/ 75 mmHg
Bên cạnh dự phòng và điều trị các biến chứng, cần có điều trị riêng biệt từng nguyên nhân do bác sĩ chỉ định.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng thận hư ở người lớn Lâm sàng:
Phù: phù là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên cần đưa người bệnh đến bệnh viện. Phù xuất hiện nhanh, không có dấu hiệu báo trước. Phù thường to và rất to, phù toàn thân kèm theo cổ trướng, đôi khi có tràn dịch màng phổi và màng tinh hoàn. Cân nặng tăng nhanh 20% – 25% trọng lượng cơ thể. Ăn nhạt không giảm phù, phù thường kéo dài.
Tiểu ít: nước tiểu thường dưới 500ml/ 24h, có khi ít hơn chỉ vài chục ml trong ngày. Nước tiểu vàng, không đái buốt, đái dắt.
Da xanh, do phù giữ nước, niêm mạc rất hồng.
Mệt mỏi, kém ăn
Thường không sốt
Cận lâm sàng:Triệu chứng cận lâm sàng:
Protein niệu cao: ít nhất là trên 3,5g/24h có khí nhiều tới vài chục gam trong 24h.
Protein máu giảm dưới 60g/l, đặc biệt albumin máu giảm nặng dưới 30g/l, globulin máu tăng, tỷ số A/G < 1.
Lipid máu tăng, chủ yếu là tăng cholesterol toàn phần, triglyceride và phospholipid. Tăng lipid toàn phần ít có giá trị.
Natri máu thường giảm nhẹ, kali máu giảm ít, natri niệu thấp, kali niệu tăng.
Nước tiểu thường có trụ chiết quang, bạch cầu niệu ít, không có vi khuẩn niệu.
Máu lắng tăng cao.
Điện di globulin miễn dịch: IgG giảm, IgM tăng, IgA giảm ít.
Mức lọc cầu thận bình thường, chỉ giảm khi có suy thận.
Số lượng hồng cầu, Hb, hct giảm nhẹ.
Sinh thiết thận: tùy từng mức độ tổn thương thận.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Protein máu giảm dưới 60g/l, albumin máu giảm dưới 30g/l
Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ , trụ hạt trong nước tiểu
Nguyên nhân bệnh Hội chứng thận hư ở người lớnNguyên nhân gây ra bệnh thận hư được chia làm hai nhóm.
Bệnh thận hư nguyên phátXơ chai cầu thận khu trú từng phần:
Cầu thận bị xơ hóa, trong số cầu thận bị xơ hóa thì chỉ có một số ít là có cầu thận bất thường.
Thường có tăng huyết áp, GFR giảm, cặn lắng nước tiểu bình thường.
Bệnh cầu thận màng:
Có IgG đọng ở màng cơ bản vi cầu thận (mặt ngoài).
Chiếm 30 – 50% nguyên nhân thận hư nguyên phát ở người lớn.
Giai đoạn đầu chức năng thận có thể bình thường.
Tiến triển: 50% chết trong 10 năm.
Bệnh cầu thận tăng sinh tế bào trung mô:
Có phức hợp miễn dịch đọng trên màng cơ bản của vi cầu thận
Tăng huyết áp, GFR giảm, lắng nước tiểu bất thường.
Tiến triển từ từ : 50 – 60% chết trong 10 năm.
Bệnh thận hư thứ phátSau một bệnh nhiễm trùng:
Do thuốc:
Thuốc chống nọc rắn, chống độc tố, thuốc cản quang.
Thủy ngân hữu cơ và vô cơ.
Hội chứng thận hư trong các bệnh tổng quát:
Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng thận hư ở người lớnNhững đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng thận hư ở người lớn:
Bệnh nhân mắc các bệnh lý làm tổn thương thận như: tiểu đường, lupus, thoái hóa dạng bột, bệnh cầu thận sang thương tối thiểu và các bệnh lý thận khác.
Bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng thận hư như: thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng sinh
Bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ của hội chứng thận hư bao gồm: HIV, viêm gan B, viêm gan C và bệnh sốt rét.
Người nghiện thuốc (như heroin, đối với bệnh xơ hóa cầu thận khu trú từng đoạn)
Dùng và lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài
Copyright © 2023 – Sitemap
Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Bệnh Án Hội Chứng Thận Hư Ở Người Trưởng Thành Và Trẻ Em trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!