Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Những Bệnh Nhân Bệnh Trầm Cảm? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh trầm cảm ngày nay không chỉ còn là vấn đề của một vài người mà đã và đang xuất hiện ngày một nhiều hơn trong xã hội. Chúng ta luôn đọc được những thông tin về việc tự tử vì bệnh trầm cảm. Vậy làm thế nào để giúp người bệnh vượt qua căn bệnh trầm cảm này?Bệnh trầm cảm chính là kẻ nói dối, và nó sẽ không lên tiếng khi không có lời nói dối nào. Nó mang lại cho người bệnh cảm giác tội lỗi, khiến bản thân người bệnh trầm cảm cảm thấy bản thân vô giá trị hay tạo ra những áp lực và nỗi buồn đè nén lâu dài. Bệnh trầm cảm lấy đi niềm vui, hạnh phúc và người bệnh sẽ thờ ơ trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống của họ.
Bệnh trầm cảm ở mỗi người mỗi khác, nhưng họ đều có một điểm chung là miễn cưỡng chấp nhận mọi sự tổn thương, nỗi buồn để không gây gánh nặng cho người khác. Những người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng cảm thấy cô đơn và điều này làm cạn kiệt ý chí sống khiến họ không còn muốn đấu tranh cho bất kì thứ gì khác cả.
Thật khó để giúp đỡ những bệnh nhân trầm cảm đúng cách vì trầm cảm là một căn bệnh mãn tính với các triệu chứng vô hình và đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Một người chưa từng mắc căn bệnh này sẽ không bao giờ hiểu được nó thực sự gây đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn của người bệnh như thế nào, nhưng bạn vẫn có thể tìm kiếm những dấu hiệu để xác định căn bệnh và giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn.
Khi ai đó bị trầm cảm, họ sẽ giấu đi những cảm xúc thật của mình đối với những người xung quanh, hay đôi khi hành động một cách vô lý. Tất cả đều xuất phát từ việc cảm thấy tội lỗi khi không thể giao tiếp với bất kỳ ai hoặc hạnh phúc vì lợi ích của người khác. Họ tạo khoảng cách cho bản thân chính họ với những người khác một cách cố ý hoặc không cố ý, và lâu dần dẫn đến sự hiểu lầm lẫn nhau trong các mối quan hệ.
Đôi khi người bệnh trầm cảm có thể tức giận mà không có lý do gì cả, hoặc dễ bị lo lắng dẫn đến kế hoạch bị hủy bỏ hay họ sẽ không còn màng tới những cuộc đi chơi cùng bạn bè, đồng nghiệp của mình. Những điều tưởng chừng như chẳng có gì to tát ấy lại khiến họ cảm thấy hoàn toàn nghiêm trọng và thường suy diễn phức tạp. Ngoài ra bệnh trầm cảm còn gây ra những tác hại về mặt thể chất khác thường mệt mỏi, uể oải hoặc rơi vào trạng thái hôn mê và khó chịu, mất ngủ hoặc thiếu ham muốn tình dục, chán ăn và không có khả năng hoạt động như bình thường, tất cả đều là những triệu chứng mà hầu hết người bệnh trầm cảm đều phải đối mặt hằng ngày.
Cuộc sống của những người bệnh trầm cảm sẽ luôn đầy rẫy những thử thách, và mỗi ngày một lớn hơn, phức tạp hơn. Điều này hiện rõ ngày qua ngày, và khiến cho người thân xung quanh – những người không hề biết về căn bệnh đó, khó chịu,và bực dọc với người bệnh.
Bài viết này của chúng tôi chỉ ra 12 điều mà bạn có thể làm để giúp cho người bệnh trầm cảm cảm thấy tốt hơn:
2. Nên biết những gì không nên nói trước người bệnh
Không bao giờ nói với ai đó đang bị trầm cảm những câu như “hãy cố gắng tự thoát khỏi/vượt qua nó” hay “bạn đang làm quá vấn đề thôi”. Bởi vì căn bệnh này cũng giống những căn bệnh hiểm nghèo khác như ung thư hay tiểu đường, không ai có thể tự mình thoát khỏi căn bệnh trầm cảm này cả, họ cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Ngoài ra, căn bệnh này đi kèm với sự mặc cảm, tội lỗi và khiến bản thân người bệnh trở nên vô dụng, vì thế những câu như “bạn đang làm quá vấn đề” chỉ khiến cho người bệnh càng ngày càng nặng hơn đấy!
3. Đừng giấu diếm bất cứ điều gì với người bệnh
Đừng bao giờ giấu diếm bất kỳ thứ gì đối với người bệnh, vì điều đó chả khác nào bạn đang kỳ thị người bệnh bằng cách che đậy chúng. Nếu họ đang có một ngày tồi tệ, nghĩa là họ thật sự có một ngày tồi tệ, hãy nói cho họ nghe về điều đó. Bởi vì che đậy sự thật, nó không chỉ làm họ cảm thấy bị kỳ thị mà còn tăng thêm cảm giác bất an, xấu hổ. Nhưng không có gì phải xấu hổ cả, nó chỉ là một ngày tồi tệ, không phải tồi tệ cả cuộc đời.
4. Hãy trìu mến
Đối với nhiều người, những cái ôm và tình cảm vật chất chính là điều tuyệt vời để cải thiện tâm trạng. Những người bệnh trầm cảm có thể sẽ không đáp lại tình cảm ấy bằng hành động nhưng họ sẽ chủ động ôm lấy bạn với tất cả những tình cảm sâu thẳm bên trong họ. Và điều quan trọng nhất là hãy cho họ thấy được rằng lúc nào họ cũng được yêu thương.
6. Giao tiếp
Giao tiếp chính là chìa khóa để giải thoát cho căn bệnh trầm cảm này. Đừng nghĩ rằng chỉ chúng ta quan tâm người bệnh là đủ mà không cần phải nói điều gì cả. Ngay cả khi bạn nghĩ bạn biết mọi thứ, hãy hỏi họ về những vấn đề mà người bệnh trầm cảm đang gặp phải. Hãy hỏi về cách bạn có thể làm được để tâm trạng của họ trở nên tốt hơn.
8. Tập thể dục
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, trầm cảm, không chỉ mang lại năng lượng mà còn giúp cho chúng ta tránh được những rủi ro. Một cuộc đi dạo nhẹ nhàng khiến tâm trí có thể tịnh tâm là một ý kiến không tồi. Nhưng trong trường hợp người bệnh không muốn đi, hãy chấp nhận điều đó và hẹn vào một ngày khác. Đừng bắt ép những thứ mà người bệnh trầm cảm không muốn làm.
9. Hãy chú ý tới liều lượng thuốc và phương pháp chữa trị
Thuốc men và phương pháp chữa trị đóng vai trò rất lớn trong cuộc đời của chúng ta, và cả bệnh nhân trầm cảm. Nếu người bệnh nói rằng hãy sẽ sử dụng một vài phương pháp trị liệu, hãy chắc chắn rằng họ có thể làm điều đó một mình hoặc nếu họ cần sự giúp đỡ, hãy “nắm lấy cánh tay” của họ khi cần.
Tương tự với thuốc men, bạn nên kiểm tra một cách thận trọng xem họ đã uống thuốc hay chưa. Đây không chỉ thể hiện sự quan tâm của bạn đối với người bệnh mà còn chắc chắn rằng căn bệnh này đang được “đẩy lùi”.
Nếu bệnh tình không khuyên giảm mặc dù đã uống thuốc đầy đủ, hãy thử hỏi về việc đổi một liều thuốc khác. Và sau đó gọi cho bác sĩ tâm lý để đặt một cuộc hẹn tái khám sau đó.
10. Hãy kiên nhẫn
Hãy nhớ rằng cho dù bệnh trầm cảm đang được khắc phục, nhưng không có nghĩa họ không còn trải qua những ngày tồi tệ. Đó không phải lỗi của bất kỳ ai cả, chỉ là nó xảy ra một cách tự nhiên mà thôi. Hãy kiên nhẫn ở bên cạnh và giúp họ cảm thấy tốt hơn cho đến khi vượt qua được.
Và cho dù ngày đó họ có một tâm trạng tốt, nhưng họ cũng phải đối mặt với việc sắp xếp thời gian cho giấc ngủ của mình, những hoạt động thể dục hay những mối quan hệ và nhiều thứ khác có thể khiến tâm trạng họ đi xuống. Hãy nhớ rằng, dù bạn có đang bị trầm cảm hay không thì vẫn sẽ có những ngày bạn trải qua những vấn đề tồi tệ, và điều quan trọng là hãy kiên nhẫn vượt qua. Dù bệnh trầm cảm là một phần của bệnh nhân, nhưng không có nghĩa đó chính là con người họ. Đó chỉ là vấn đề họ đang gặp, chứ không phải là tính cách của người đó.
Bạn cần phải chú ý vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, đặt nhu cầu của mình bên cạnh nhu cầu của người bệnh, không ai quan trọng hơn và cũng không ai kém quan trọng cả. Đôi lúc hãy dành cho bản thân mình một sự nghỉ ngơi hợp lý, nạp lại năng lượng cho mình để giúp cả hai cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
–
Bệnh Trầm Cảm Là Gì? Bạn Đang Ở Mức Độ Nào, Làm Sao Để Hết Trầm Cảm?
Những năm gần đây trầm cảm đang là cụm xuất hiện ngập tràn trên mạng xã hội. Đặc biệt là năm 2019 khi 2 cái chết liên tiếp của 2 ngôi sao lớn của Hàn Quốc là Sulli và Goo Hara đều do trầm cảm gây nên càng khiến người ta có cái nhìn khác hơn về căn bệnh tâm lý này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ trầm cảm là g ì, dấu hiệu, nguyên nhân, các mức độ bệnh cũng như cách chữa trị của căn bệnh này.
Bài viết cùng chuyên mục:
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm hay còn được gọi là rối loạn trầm cảm chính là một bệnh thường gặp trong tâm thần học. Căn bệnh này gây nên những rối loạn của hoạt động não bộ khiến người mắc bệnh có những biến đổi khác thường trong suy nghĩ cũng như hành vi. Trầm cảm xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất lại là trong độ tuổi lao động từ 18 – 45 tuổi, đây là độ tuổi mà con người thường bị áp lực từ nhiều mặt, phụ nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp 2 lần. Theo thống kê thì có ít nhất 3% dân số thế giới gặp phải căn bệnh này.
Cô gái bị trầm cảm chán nản cuộc sốngNguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm là gì?
Nguyên nhân trầm cảm thường là do 3 lý do. Thứ nhất là do những biến cố xảy ra trong quá khứ, nếu không thể vượt qua thì lâu ngày sẽ tác động lên tâm lý gây nên trầm cảm. Thông thường những người có tuổi thơ không hạnh phúc hoặc người có tâm lý mỏng, dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ nên lưu ý, tạo cho trẻ môi trường sống tốt để nuôi dưỡng tâm hồn của các bé, tạo tiền đề cho một tâm lý vững vàng sau này.
Nguyên nhân trầm cảm thứ hai là do các tác động phụ của thuốc gây nên trầm cảm. Các loại thuốc này thường là thuốc an thần, các loại thuốc gây nghiện như ma túy, ma túy đá,… Do đó, khi muốn sử dụng những loại thuốc, bạn nên có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.
Nguyên nhân trầm cảm thứ ba là do yếu tố di truyền. Các bất ổn về hệ thần kinh phần nào đó đã có sẵn trong ADN của một số người khi họ còn đang trong bụng mẹ và chỉ cần một cú shock, những bất ổn đó sẽ thức dậy và đảo lộn cuộc sống vốn đã đủ vất vả của những người này.
Chán nản và trầm cảm sẽ có nhiều nguyên nhân xảy raĐây cũng là điều lý giải cho việc vì sao cùng trải qua một biến cố mà có người lại có thể dễ dàng vượt qua, có người lại cứ mỗi ngày một chìm sâu trong đó. Chúng ta không nên so sánh bất kì điều gì, đặc biệt là việc vượt qua những áp lực cuộc sống hay rào cản tâm lý, bởi thế giới có 7 tỷ người và có 7 tỷ cá thể hoàn toàn khác nhau. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng.
Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm là rất khó đoán. Ngay đến cả bác sĩ tâm lý đôi khi cũng không thể phân biệt được việc bệnh nhân bị trầm cảm hay chỉ đang buồn những nỗi buồn thông thường.
Một số đặc điểm để nhận biết trầm cảm bao gồm: tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ hoặc thèm ngủ, thường xuyên kích động hoặc trở nên rất chậm chạp, ù lì, cảm thấy mệt mỏi, không có sức, thường xuyên cảm thấy bản thân mắc lỗi, vô dụng, không thể tập trung, khả năng làm việc giảm sút, không có nhiều hứng thú với những sở thích, đam mê trước khi mắc bệnh, thường có những ý nghĩ tiêu cực, muốn chết và cố gắng tự sát.
Các mức độ của bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm được xếp thành các mức độ như sau:
Giai đoạn trầm cảm nhẹ
Đây là khoảng thời gian bệnh chớm nở. Người bị trầm cảm thường cảm thấy sức khỏe không tốt, không thoải mái, hay stress, mệt mỏi và buồn bã không rõ nguyên nhân. Giai đoạn này cũng thường bị nhầm với những biểu hiện buồn thông thường nên không được người bệnh hay bác sĩ chú ý.
Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu bất ổn nào về tâm thần, bạn cũng nên đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn và điều trị tốt nhất từ bác sĩ chuyên khoa.
Nên đến khám bác sỹ để trị bệnh trầm cảmGiai đoạn trầm cảm trung bình
Đây là giai đoạn mà bệnh trầm cảm đã biểu hiện rất rõ ràng. Người mắc bệnh sẽ luôn cảm thấy tiêu cực, các hoạt động thường ngày bị đảo lộn, không còn hứng thú hay bất kì nỗ lực gì trong cuộc sống cũng như công việc. Thậm chí họ không thể hoàn thành được những yêu cầu đơn giản trong quá trình làm việc. Trong giai đoạn này thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị giảm trầm cảm.
Giai đoạn trầm cảm nặng
Đây là giai đoạn mà người bị trầm cảm cần phải được điều trị tâm lý để có thể trở về trạng thái bình thường. Biện pháp điều trị mà các bác sĩ tâm lý thường sử dụng là gợi lại những nỗi buồn, những cú shock mà bệnh nhân gặp phải để họ có thể tự mình tháo gỡ và đối mặt. Bên cạnh đó các loại thuốc chống trầm cảm cũng được sử dụng bổ sung.
Giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
Chúng ta có thể quan sát Sulli và Goo Hara để thấy những biểu hiện của giai đoạn này. Họ thường xuyên live stream khóc lóc hoặc làm những hành động lạ để gây chú ý. Đây là lúc mà người bệnh thường có những ý nghĩ chấm dứt cuộc sống, tìm đến cái chết để giải thoát. Lúc này có thể người bệnh không còn nhận thức được bệnh của bản thân nên rất cần đến sự quan tâm và giúp đỡ đến từ những người xung quanh.
Một chàng trai đang trong trạng thái trầm cảmLàm sao để hết trầm cảm?
Phát hiện bệnh trầm cảm khó nhưng việc điều trị còn khó hơn. Vì là một bệnh tâm thần, nguyên tắc điều trị trầm cảm là ngăn chặn được những rối loạn cảm xúc của người bệnh. Muốn vậy thì bác sĩ phải kết hợp giữa điều trị tâm lý lẫn điều trị bằng thuốc. Tư vấn tâm lý là một biện pháp bắt buộc có để tháo gỡ những khúc mắc trong cảm xúc của bệnh nhân. Song song với đó là sử dụng thêm các loại thuốc chống trầm cảm.
Mỗi bệnh nhân sẽ có những giai đoạn bệnh cũng như nguyên nhân bệnh khác nhau. Phác đồ điều trị riêng biệt là vô cùng quan trọng. Muốn giảm trầm cảm thì bệnh nhân phải hoàn toàn tuân thủ phác đồ này cũng như không tự ý kết thúc việc tư vấn tâm lý hay ngưng sử dụng thuốc.
Bệnh Trầm Cảm Nguy Hiểm Thế Nào?
Theo thống kê của Bộ Y tế đến năm 2017, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Điều đáng nói là nhiều người vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này, khi phát hiện thì bệnh đã nặng, khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Tại buổi trò chuyện “Trầm cảm – chuyện không của riêng ai” và ra mắt “Mạng lưới nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội hồi đầu năm 2019, các chuyên gia tham dự đã trích dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người (chỉ sau tim mạch).
Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và gia đình.
Theo nghiên cứu, một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14 nhưng phần lớn đều không được phát hiện hay điều trị. Trong đó, trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh, thiếu niên.
Tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm độ tuổi từ 15 – 29. Việc sử dụng rượu và ma túy gây hại trong thanh, thiếu niên là vấn đề nổi cộm tại nhiều quốc gia, có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ khác như có quan hệ tình dục hoặc điều khiển phương tiện giao thông không an toàn.
Nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cho thấy, khoảng 8% – 29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Rối loạn tâm thần được định nghĩa là sự kết hợp của những suy nghĩ bất thường, quan niệm, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ với người khác.
Ngoài những rối loạn về mặt sinh học (chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần lưỡng cực, tâm thần phân liệt…), sức khỏe tâm thần, cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố tâm lý xã hội gây căng thẳng.
Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% số trẻ em trong mẫu nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó có 22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu.
Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng chống
Bệnh trầm cảm là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc; không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.
Triệu chứng, biểu hiện của trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có người sẽ ngủ nhiều hơn, có người lại rất khó ngủ hoặc có người thì ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thường xuất hiện như. Không thể tập trung, luôn có cảm giác mệt mỏi, buồn hoặc trống rỗng, hay cảm thấy tuyệt vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi, mất hứng thú với việc quan hệ tình dục, nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa…
Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử. Có thể có các dấu hiệu và biểu hiện trầm cảm khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu nhận biết bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm, trong đó không thể không kể đến việc người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc lá. Người có khuynh hướng dễ bị trầm cảm thường có thói quen hút thuốc lá nhiều hơn người bình thường.
Tuy nhiên, lượng nicotine trong khói thuốc có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, làm tăng lượng dopamine và serotonin giống như cơ chế của các thuốc chống trầm cảm. Điều này có thể lý giải tại sao thuốc lá lại có bản chất gây nghiện và khi cai thuốc, người bệnh lại có thể bị thay đổi cảm xúc, cũng như lý giải được việc tại sao trầm cảm lại đi kèm với việc cai thuốc lá.
Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng, khi những người khỏe mạnh bị thiếu ngủ, não của họ sẽ hoạt động nhiều hơn sau khi nhìn thấy những bức ảnh đau buồn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ. Cơ chế hoạt động của não lúc này cũng tương tự như hoạt động của não ở những người trầm cảm.
Nếu con người không ngủ đủ giấc, não sẽ không có đủ thời gian để thay thế các tế bào não. Do vậy, não sẽ không hoạt động tốt, và đây là một trong số những nguyên nhân chính gây trầm cảm. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh trên.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Tích Linh, Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược chúng tôi hiện nay con số bệnh nhân trầm cảm đến khám bệnh ngày càng đông. Tại những thành phố lớn, lượng bệnh trầm cảm, lo âu là rất cao so với những nơi khác.Tuy nhiên, điều này chưa thể nói rằng tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm ngày càng gia tăng, nhưng chúng ta có thể nhận thấy việc người ta càng ngày càng quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn.
Điều nguy hiểm nhất đối với bệnh trầm cảm là, nhiều gia đình xem yếu tố sang chấn bên ngoài là nguyên nhân chính gây trầm cảm. Do đó họ chỉ tập trung vào vấn đề cải thiện tâm lý cho bệnh nhân mà không đưa đi điều trị, dẫn đến bệnh nặng vì phát hiện muộn.
Nguy hiểm hơn, người nhà khó phát hiện ý niệm tự sát trong đầu bệnh nhân trầm cảm. Nên nhớ, phần lớn người trầm cảm thường ít chia sẻ. Bên cạnh những triệu chứng về khí sắc, bệnh nhân còn có những triệu chứng ở cơ thể như tim hồi hộp, khó thở, mạch nhanh… làm cả thầy thuốc cũng dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh.
Cũng theo bác sĩ, gần như không có phương pháp phòng chống cụ thể. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt ra một chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng trong công việc, hoạt động và có những góc nhìn, suy nghĩ cởi mở, tích cực hơn thì ít nhiều sẽ giúp giảm yếu tố thuận lợi bùng phát trầm cảm. Bên cạnh đó yếu tố nâng đỡ của gia đình cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện suy nghĩ.
Để điều trị bệnh trầm cảm điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm biểu hiện của bệnh, sau đó người bệnh cần đến các chuyên khoa tâm thần để thăm khám trực tiếp. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, chuyên gia y tế sẽ tư vấn hướng điều trị thích hợp.
Với Tây y, người bệnh sau khi thăm khám và chẩn đoán mắc trầm cảm. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và các triệu chứng khác mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Ngoài ra sẽ kết hợp với dùng thuốc là áp dụng liệu pháp tâm lý, giúp người bệnh giải tỏa những vướng mắc trong cuộc sống.
Trong Đông y không có tên “bệnh trầm cảm”. Bệnh trầm cảm theo Đông y nằm trong phạm trù “chứng uất”. “Chứng uất” trong Đông y là nói đến một nỗi buồn, sự tức giận, hờn ghen, sự ganh ghét,… một cái gì đó mà người bệnh không giải quyết được. Điều trị trầm cảm hay “chứng uất” theo Đông y bao gồm nhiều phương pháp như: Tập luyện, châm cứu, sử dụng các vị thuốc an thần gây ngủ, có tác dụng trấn tĩnh, giải uất kết hợp với các thuốc bổ huyết, sơ can giải uất,…
Phụ Nữ Bị Trầm Cảm Phải Làm Sao Để Đối Phó
Trầm cảm là nỗi ám ảnh của phụ nữ trong cuộc sống hiện đại. Nhiều chị em thắc mắc khi bị trầm cảm phải làm sao để vượt qua? Bởi đôi khi, sự chấn động, ức chế tâm lý do trầm cảm gây ra khiến họ tổn thương, rơi vào suy nghĩ tiêu cực. Để giúp phái yếu cân bằng tâm lý, trở về cuộc sống bình yên, hãy tham khảo ngay các bí quyết có trong bài viết sau. Mời bạn đọc tham khảo!
Bệnh trầm cảm đang ngày một gia tăng, chỉ trong năm 2016, Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị ngoại trú cho 18.402 lượt bệnh nhân mắc trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú cho 446 lượt bệnh nhân (chiếm 13,0%). Trung bình mỗi ngày có 50 bệnh nhân đến khám và điều trị về trầm cảm, đây là những con số được coi là đáng báo động.
Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, cách suy nghĩ và hành động của người mắc. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã hoặc không có hứng thú với các hoạt động trong một thời gian dài. Tình trạng này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về tâm lý, tình cảm, thể chất, làm giảm khả năng hoạt động, phán đoán, quyết định một vấn đề nào đó. Chứng trầm cảm kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ khiến người mắc không còn thiết tha với cuộc sống, dễ nảy sinh ý định tự tử. Phái yêu luôn có cảm xúc dễ bị kích động, thường phải đối mặt với nhiều bệnh lý thần kinh, trong đó có trầm cảm. Nghiên cứu chỉ ra, tỉ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cao gấp 2 lần so với nam giới.
Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn nam giới
Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm, nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây bệnh trầm cảm ở phụ nữ bao gồm:
– Các vấn đề kinh nguyệt: Những thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt gây nên triệu chứng khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu gắt. Ở một số phụ nữ, hiện tượng này có thể biểu hiện không rõ ràng. Ngược lại, với số khác, triệu chứng này có thể diễn biến trầm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm gia tăng nguy cơ trầm cảm.
– Mang thai và vô sinh: Thay đổi hormone trong quá trình mang thai được cho là yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm, ngoài ra, một số vấn đề khác như: Sảy thai, mang thai ngoài ý muốn, vô sinh… cũng khiến phụ nữ rơi vào tâm lý tiêu cực, thậm chí là trầm cảm.
: Đây là hiện tượng đang có xu hướng gia tăng, những biến đổi về trạng thái tâm lý, sức khỏe sau sinh gây nên cảm giác mệt mỏi, lo lắng, thậm chí hoang tưởng, dẫn đến hành động tiêu cực.
Trầm cảm sau sinh ngày càng phổ biến
– Thời kỳ mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, hormone estrogen bắt đầu suy giảm, gây ra ảnh hưởng đối với cơ thể và trí óccủa người phụ nữ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh.
– Suy nghĩ quá nhiều: Phụ nữ thường có tâm lý yếu hơn đàn ông, sự nhạy cảm trong suy nghĩ và cảm xúc khiến họ dễ phải đối mặt với sang chấn tâm lý, điều này khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
– Căng thẳng kéo dài: Phụ nữ thường có nguy cơ mắc trầm cảm do phải chịu nhiều sức ép từ các vấn đề xã hội đến công việc trong gia đình.
– Cuộc sống có các mối quan hệ tiêu cực,…
– Trải nghiệm cảm giác phân biệt đối xử trong xã hội.
– Gặp khủng hoảng tài chính.
– Sự ra đi đột ngột của người thân yêu, khiến họ không vượt qua cú sốc tâm lý.
Phụ nữ bị trầm cảm phải làm sao?
Trầm cảm ở phụ nữ là một rối loạn tâm thần phổ biến, khiến họ tự hạ thấp giá trị bản thân, đây còn là nguồn cơn dẫn đến nhiều suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là tự sát. Do đó, để giúp chị em vượt qua giai đoạn khó khăn này, hãy tham khảo các bí quyết sau:
Để cải thiện sức khỏe thể chất và tâm trạng, các chuyên gia khuyên chị em nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Các hoạt động thể chất giúp não bộ tiết ra hormone hạnh phúc serotonin, làm tinh thần hưng phấn, xoa dịu cảm giác tiêu cực. Hãy thức dậy vào buổi sáng sớm để cảm nhận không khí trong lành và vận động theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn. Khi đứng trước những biến cố lớn trong cuộc đời, phụ nữ cần chuẩn bị tâm lý vững vàng và tìm cách kiểm soát để hạn chế tối đa nguy cơ đối mặt với chứng trầm cảm.
Hãy dành cho bản thân không gian riêng để tận hưởng sự thư giãn, bằng cách ra ngoài và tiếp xúc với bạn bè, tham gia các hoạt động đem lại niềm vui cho bản thân như đi xem phim, mua sắm,… Ngoài ra, đọc sách cũng là một cách để cải thiện tâm trạng, nâng cao sự hiểu biết về cuộc sống, giúp bạn giải quyết các vướng mắc của bản thân, hạn chế rơi vào trầm cảm.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe toàn diện. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm như: Việt quất, cherry, bí đỏ, các loại rau màu xanh đậm… Bởi đây là nguồn cung cấp chất dẫn truyền thần kinh, giúp giải tỏa sự mệt mỏi, đem đến tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày
Giải pháp ưu việt dành cho phụ nữ trầm cảm
Trầm cảm đem lại sắc màu u ám cho cuộc sống, khiến nhiều phụ nữ rơi vào cảm xúc buồn bã, có cái nhìn tiêu cực về bản thân. Do đó, để tránh xa chứng bệnh này, chị em hãy luôn giữ tâm trạng ổn định và thoải mái, hạn chế các tác động xấu về mặt tâm lý. Kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vận động hợp lý, đặc biệt là đón nhận sự quan tâm, động viên của những người yêu thương xung quanh.
Hiện nay, có một giải pháp giúp hỗ trợ trầm cảm được rất nhiều phụ nữ áp dụng, đó là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe thần kinh, an thần, giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng. Sản phẩm có thành phần chính là – Vị thuốc này chính là vỏ khô của cây hợp hoan (hay còn gọi là mai dương, cây lụa,…), đây là cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp:
– Cải thiện triệu chứng tâm thần: Giúp an thần kinh, giải trầm uất, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ.
– Cải thiện triệu chứng thần kinh: Giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp giảm đau nhức mình mẩy, giảm đau nhức xương khớp, giảm đau đầu mất ngủ…
Bên cạnh đó, Kim Thần Khang còn có sự kết hợp của các thảo dược quý từ thiên nhiên khác như: Ngũ vị tử, viễn chí, táo nhân, hồng táo,… giúp dưỡng tâm, tăng cường dưỡng chất cho hệ thần kinh, có tác dụng rất tốt trong việc giải tỏa căng thẳng, stress, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả chứng trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm ở phụ nữ. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng. Do đó, sử dụng Kim Thần Khang hàng ngày sẽ giúp xoa dịu cơ thể và tinh thần, khiến chị em giảm căng thẳng, mệt mỏi một cách hiệu quả, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của trầm cảm hiệu quả.
Kim Thần Khang giúp phòng ngừa trầm cảm hiệu quả
Chị Tằng Thị Hương (19 tuổi, ở thôn Khe Chanh, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, SĐT: 0948.973.250 ) từng rơi vào chứng trầm cảm sau sinh. Bệnh khiến chị mệt mỏi, chán nản, thậm chí muốn xa lánh thế giới bên ngoài. Thật bất ngờ, sau hơn 1 tháng sử dụng Kim Thần Khang, chị đã khỏe mạnh và trở lại với cuộc sống bình thường. Lắng nghe chia sẻ của chị Hương qua video sau:
Bạn đang bị trầm cảm hoặc nghi ngờ có dấu hiệu trầm cảm, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105 / Hotline (Zalo/Viber): 0902207739 , để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Những Bệnh Nhân Bệnh Trầm Cảm? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!