Bạn đang xem bài viết Làm Sao Khi Bị Nổi Phát Ban Đỏ Nhưng Không Sốt? Có Nguy Hiểm Không được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây phát ban đỏ nhưng không sốt, chẳng hạn như: dị ứng thức ăn, mỹ phẩm, tiếp xúc với dị nguyên, côn trùng đốt hoặc cũng có thể là biểu hiện của các bệnh ngoài da không phổ biến. Do đó, “Làm sao khi bị nổi phát ban đỏ nhưng không sốt? Phát ban đỏ không sốt có nguy hiểm không?” luôn là mối lo ngại lớn của nhiều người khi mắc phải tình trạng này.
Làm sao khi bị nổi phát ban đỏ nhưng không sốt?
Phát ban đỏ nhưng không sốt có thể là biểu hiện của rôm sảy do thời tiết nắng nóng kéo dài, viêm da cấp tính hoặc mãn tính, dị ứng mùi hương, thời tiết, dị ứng thuốc,… Tình trạng này thường gặp nhiều ở trẻ em từ tháng thứ 3 trở lên với các biểu hiện cụ thể như: mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng hay tấy đỏ da gây ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh việc điều trị bệnh, việc chăm sóc da đúng cách trong thời kỳ phát ban là điều hết sức quan trọng.
Việc vệ sinh hàng ngày sẽ giúp cơ thể tránh được nguy cơ bị viêm nhiễm, đồng thời loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da. Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm, không nên tắm hoặc ngâm nước quá lâu tránh tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên trong trường hợp này người bệnh không nên sử dụng xà phòng, sữa tắm để vệ sinh cơ thể, thay vào đó nên sử dụng các loại dược liệu thiên nhiên để đảm bảo an toàn đối với làn da.
Các tác nhân dễ gây kích ứng: thảm len, áo lông, thảm trải sàn, gấu bông, chó, mèo, phấn hoa, các dị nguyên từ môi trường có nguy cơ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó khi làn da có dấu hiệu bất thường như phát ban, nổi sẩn đỏ thì nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên đầu tiên.
Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị phát ban đỏ nhưng không sốt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chủ động thăm khám sớm để phát hiện bệnh và giải pháp khắc phục kịp thời tình trạng phát ban đỏ trên da.
Phát ban đỏ nhưng không sốt có nguy hiểm không?
Phát ban đỏ nhưng không sốt không gây nguy hiểm đối với những trường hợp làn da bị nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố như bụi bẩn, động vật nhiều lông, phấn hoa, gió độc,… Cũng có một số trường hợp phát ban đỏ có biểu hiện sốt nhẹ, sốt sau phát ban nên rất khó để nhận ra. Chính vì vậy để chắc chắn hơn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng phát ban đỏ nhưng không ngứa hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị đúng cách.
Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:
Sốt Xuất Huyết Bị Ngứa Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?
Sốt xuất huyết bị ngứa là tình trạng nhiều người gặp phải khi mắc phải bệnh lý truyền nhiễm này. Sốt xuất huyết là bệnh lý lây nhiễm thường xuất hiện vào những thời điểm giao mùa. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Sốt xuất huyết bị ngứa nguyên nhân do đâu?
Sốt xuất huyết là tình trạng bệnh lý xuất hiện do virus Dengue lây nhiễm từ người sang người do muỗi đốt. Đây là tình trạng bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan trong cộng đồng và bùng phát thành đại dịch.
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban,… Tình trạng này nếu không được xử lý tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng nếu hồng cầu bị giảm nhiều.
Sốt xuất huyết bị ngứa cũng là một trong những triệu chứng khá phổ biến của bệnh. Một số người triệu chứng ngứa không điển hình, tuy nhiên có nhiều trường hợp bị sốt xuất huyết sẽ khiến người bệnh bị ngứa da dữ dội, dẫn đến mất ăn, mất ngủ và rất mệt mỏi.
Bị ngứa do sốt xuất huyết có thể vì bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Bởi virus Dengue có thể khiến sắc tố mật bị tăng và gây suy gan cấp. Trong trường hợp này người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa kèm vàng da hoặc chứng rối loạn đông máu.
Khi bị sốt xuất huyết cơ thể sẽ phải bắt đầu lại quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu và các mô da do phát ban cũng bắt đầu quá trình tái tạo cũng sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.
Triệu chứng ngứa do sốt xuất huyết không nguy hiểm, không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt của bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh sớm ngay khi phát hiện những triệu chứng ban đầu.
Bị ngứa khi sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không? – Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một dấu hiệu đáng mừng là bệnh sắp khỏi. Bởi, như đã nói ở trên về nguyên nhân gây ngứa khi bị sốt xuất huyết là khi virus Dengue đã suy yếu, người bệnh giảm sốt và cơ thể bắt đầu hấp thụ các chất ngoại bào vào máu và bệnh đã ở giai đoạn phục hồi.
Tình trạng ngứa ngáy trên da thường không quá nguy hiểm và không phải xuất hiện ở tất cả mọi người khi bị sốt xuất huyết. Thường người bệnh chỉ có thể bị ngứa từ 2,3 ngày hoặc 1 tuần. Trong trường hợp này người bệnh nên vệ sinh da sạch sẽ và sử dụng một số sản phẩm làm ẩm da để giảm ngứa ngáy.
Tuy nhiên, cũng không chủ quan khi bị ngứa do sốt xuất huyết. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh bị ngứa kèm theo tình trạng mưng mủ, chảy dịch,… người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả và tốt nhất.
Sốt xuất huyết bị ngứa phải làm sao? Điều trị như thế nào?
Tuyệt đối không gãi nên các nốt mẩn ngứa
Sau khi bị sốt xuất huyết đến giai đoạn trên da xuất hiện các nốt phát ban gây ngứa ngáy người bệnh tuyệt đối không được gãi, chà mạnh lên da. Bởi, lúc này da nổi mụn rất mẫn cảm và dễ bị tổn thương, trầy xước, viêm loét kết hợp với sức đề kháng cơ thể yếu sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm nặng.
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết là do bị muỗi mang virus tấn công. Do đó, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, phát tán của bệnh cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ nơi ở. Nhà cửa, không gian sống, sinh hoạt, phòng ốc, giường tủ,… cần được vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm trên da.
Lựa chọn quần áo rộng rãi
Khi da bị phát ban và ngứa ngáy sẽ rất dễ tổn thương, do đó người bệnh cần lựa chọn quần áo vải mềm và rộng thoáng để hạn chế cọ xát vào da gây tổn thương. Mặc quần áo quá chặt cũng có thể khiến việc lưu thông của các mạch máu gặp khó khăn và ảnh hưởng không tốt đến người bệnh.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Để giảm ngứa ngáy khó chịu trên da người bệnh cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nên tắm rửa thường xuyên, có thể tắm bằng nước ấm hoặc các loại sữa tắm, xà bông có độ pH phù hợp và tốt cho da.
Không nên tắm quá nhiều hoặc lạm dụng các sản phẩm dưỡng da chứa nhiều hóa chất có thể khiến da bị khô và khiến tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm nặng hơn.
Sử dụng mẹo dân gian giảm ngứa ngáy
Để giảm triệu chứng ngứa do sốt xuất huyết người bệnh có thể sử dụng một số mẹo dân gian đơn giản như:
Tắm nước muối: Đổ nước ấm tắm vừa đủ, thêm 1 thìa muối hạt và 1 thìa dầu oliu, khuấy đều dùng để tắm hoặc ngâm vùng da bị ngứa trong 10-15 phút, tuần 3 lần sẽ cho hiệu quả rất tốt.
Đắp nha đam: Sử dụng nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa sạch vùng gen trong. Sau khi tắm hoặc rửa sạch vùng da bị bệnh, dùng gel nha đam xoa đều lên da, sau khoảng 15 phút, rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện ngày 1 lần, đều đặn trong 5-7 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
Dùng thuốc điều trị ngứa do sốt xuất huyết
Trong một số trường hợp bị ngứa dữ dội có dấu hiệu viêm nhiễm, nhiễm trùng người bệnh liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn và chỉ định dùng thuốc cho phù hợp. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc chứa các chất như Telfast, Clorpheniramin,… để giảm ngứa ngáy.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Sau khi bị sốt xuất huyết cơ thể sẽ bị suy nhược rất nhiều, giảm sức đề kháng người bệnh cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể. Người bệnh cần bổ sung nhiều vitamin A, C, D,… các khoáng chất, sắt, đạm… Ngoài ra, cần uống nhiều nước lọc và các loại nước trái cây để giúp cơ thể khỏe mạnh lên nhanh chóng.
Tránh xa các thực phẩm gây kích ứng
Có một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng, dị ứng trên da người bệnh cũng cần lưu ý, tuyệt đối không sử dụng để hạn chế những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Bởi, khi sử dụng các thực phẩm gây kích ứng có thể kiến da bị dị ứng, nổi mẩn đỏ và tình trạng ngứa ngáy nặng hơn.
Sốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng thường gặp của bệnh và không gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để tình trạng bệnh nhanh khỏi và hạn chế được những tác động không tốt đến sức khỏe người bệnh nên chủ động khám, điều trị sớm ngay ở giai đoạn đầu.
Bị Rết Cắn Phải Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không ?
Bị rết cắn phải làm sao, có nguy hiểm không ?
Rết là loài động vật thân đốt, có rất nhiều chân, trung bình số lượng chân của các loài rết thường từ khoảng 20 cho đến 300 chân. Rết có cặp kìm ở trước miệng (được hình thành từ một cặp phần phụ miệng) để tiết nọc độc vào kẻ thù mỗi khi chúng tấn công. Tất cả các loại rết đều có nọc độc, tuy nhiên mức độ ngộ độc còn phụ thuộc vào kích thước của chúng và số lần chúng tấn công. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời
Nếu bị rết cắn nhẹ, vùng da chỉ bị sưng tấy đỏ và hơi đau nhức, bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách rửa sạch vết cắn bằng xà phòng rồi bôi dầu gió vào là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm vết thương trong nước ấm, sau đó uống kháng histamin và giảm đau là đủ. Lưu ý, chỉ nên ngâm nước ở nhiệt độ tối đa không quá 40-50oC để tránh gây bỏng da.
Sẽ không thể xử lý như trên nếu bên nhân có các biểu hiện như:
Triệu chứng tại chỗ: có 2 vết răng hằng sâu, vết cắn sưng đỏ, đau nhức dữ dội, nổi hạch, phù, ngứa
Triệu chứng toàn thân: Cảm thấy buồn nôn, sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, cơ thể tê liệt, mất cảm giác, thở gấp, đau họng….
Thông thường, khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện trên có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm độc nặng và chất độc đang phát tác. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ sẽ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày và các triệu chứng toàn thân nếu có sẽ kéo dài 4-5 giờ. Nên khi phát hiện thấy có những điều bất thường như trên, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chữa trị kịp thời. Tuyệt đối, không được xoa bóp vùng da xung quanh vết thương vì như vậy chất độc sẽ phát tán nhanh hơn.
Nếu rơi vào tình trạng trên mà chần chừ hoặc đưa đến bệnh viện chậm trễ, chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê sâu. Tuy nhiên, nọc độc của nó chỉ làm tê liệt hệ thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ, không đủ mạnh để gây chết người. Hơn nữa, phần lớn các rết cắn là lành tính, thường tự khỏi và hiếm khi để lại di chứng, thậm chí trong những trường hợp nặng bệnh nhân cũng hồi phục trong 2 ngày nên bạn không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ chăm sóc và điều trị.
Một số cách dân gian giúp trị rết cắn hiệu quả
Dùng nước dãi gà: Sau khi bị rết cắn, phải bắt ngay một con gà sau đó dùng tay hoặc lông gà cho vào cổ họng gà, rút ra lấy dớt dãi gà đó bôi vào chỗ rết cắn, làm như vậy hai ba lần sẽ đỡ đau nhức.Bạn có thể thay thế nước dãi gà bằng nhớt của các loại ốc sên cũng được.
Lấy vài tép tỏi tươi, lột vỏ, đập dập bôi trực tiếp lên vết thương vừa bị rết cắn sẽ giúp hết đau nhanh chóng.
Tước bỏ vỏ cộng khoai môn, giã nhuyễn rồi đem trộn đều với vôi ăn trầu và dầu dừa để đắp vào vết cắn sẽ rất mau khỏi.
Bắt ngay con rết vừa cắn, đập chết lấy ruột của nó bôi vào chỗ bị cắn, chỉ trong giây lát sẽ dịu dần vết đau buốt.
Nhai nhuyễn một nắm mè sống, đắp vào vết thương để làm giảm nhức và buốt.
Bạn có thể dùng các loại rau, lá, cây cỏ trong vườn như: lá rau cần, rau sam, lá ớt, lá bạc hà, cỏ cứt lợn… giã nhỏ đắp lên vết thương, sau đó dùng vải thưa băng rịt lại để mau lành và nhanh khỏi hơn. Nhưng lưu ý là các loại rau, lá trên phải được rửa sạch để tránh nhiễm trùng
Mặc dù, không phải là con vật gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng để tránh rơi vào những trường hợp nguy hiểm khi bị rết cắn, cách đơn giản và tốt nhất cho bạn là nên tránh xa nơi ở và tránh chạm trán với chúng theo những cách như:
Dọn sạch các vật dụng cũ kĩ, dễ bị ẩm mốc như chổi, thảm, đồ gỗ, vải ướt… để rết không có nơi trú ngụ.
Làm sạch môi trường xung quanh nhà, lấp kín các cổng rãnh để tránh trường hợp rết theo đó bò vào nhà.
Không nên cho các bé chơi đùa ở những nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gỗ mục để tránh nguy cơ bị rết tấn công.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi Bị rết cắn phải làm sao, có nguy hiểm không ? Mong rằng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong cuộc sống và biết cách giải quyết hợp lý nhất nếu chẳng may rơi vào các tình huống xấu trên.
Bệnh Lupus Ban Đỏ Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
Cập nhật vào 10/12
Bệnh lupus ban đỏ là gì?
Bệnh lupus ban đỏ nói chung là một dạng bệnh tự miễn có dấu hiệu mạn tính nguy hiểm của các mô liên kết khiến chúng tấn công vào hệ miễn dịch và các tế bào mô trên khắp cơ thể. Tình trạng này gây ra sự viêm nhiễm ở da, thận, phổi, hệ thần kinh, các cơ quan khác và hủy hoại các mô biểu hiện trực tiếp ra da bên ngoài. Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em có các đặc điểm tương tự như ở người lớn nhưng hiếm gặp hơn. Tuy nhiên cách điều trị bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em khác so với người lớn.
Tùy theo biến chứng của bệnh gây tổn thương khác nhau mà khiến các tế bào mô trong cơ thể hạn chế hoặc mất hoàn toàn khả năng hoạt động của mình, chúng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan bên trong và bên ngoài da.Đối với bệnh lupus ban đỏ phát tác ở trẻ em xuất phát từ các nguyên nhân và biểu hiện không hoàn toàn giống với người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa được xác định. Nói chung có nhiều bệnh nhân được sinh ra với yếu tố di truyền phát triển bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên không phải tất cả các bệnh nhân mang các yếu tố di truyền phát triển bệnh lupus đều mắc bệnh. Cần có một số yếu tố kích thích từ môi tường khởi động phản ứng của hệ miễn dịch gây ra bệnh lupus ban đỏ. Các yếu tố này có thể bao gồm:
– Các tia UV độc hại do trẻ tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời – Phản ứng thuốc Tây – Tiếp xúc với khói thuốc lá – Hormone trong giai đoạn dậy thì – Vi rút Epstein-Barr
Đầu tiên phải kể đến là những tổn thương ở da và niêm mạc. Đây cũng là một triệu chứng và biểu hiện xuất hiện đầu tiên và dễ dàng nhận biết nhất của căn bệnh này.Ảnh hưởng trên da và niêm mạc gây tổn hại về thẩm mỹ, khiến trẻ khó chịu. Ban đầu là những ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên má, các ban này rất nhạy cảm với ánh nắng sau đó chúng dần dần lan ra toàn thân và xuất hiện trên cả niêm mạc miệng, hầu, họng. Tóc trở nên gãy và rụng nhiều.
Tổn thương nội tạng như rối loạn chức năng gan, thận, tiêu hóa hoặc viêm cơ tim, màng tim, viêm phổi, màng phổi, để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Viêm khớp cũng là một hậu quả của bệnh lupus ban đỏ, gây khó khăn khi vận động.
Thiếu máu: có thể ở cả ba dạng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu Một số bệnh nhân sẽ gặp các tổn thương có biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, trầm cảm, động kinh…
Những triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em
Một số triệu chứng nổi bật nhất khiến các bậc cha mẹ có thể nhận biết bệnh lupus ban đỏ ở trẻ gồm:
– Sốt – Mệt mỏi – Sụt cân – Rụng tóc – Đau bụng – Phát ban trên bề mặt hoặc trên cơ thể – Nhức đầu – Dễ bầm tím – Đau khớp – Động kinh hoặc rối loạn tâm thần – Học hành giảm sút – Có biểu hiện lo âu hay trầm cảm
Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh lý nguy hiểm. Khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định nguyên nhân và kịp thời có phương pháp điều trị.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Sao Khi Bị Nổi Phát Ban Đỏ Nhưng Không Sốt? Có Nguy Hiểm Không trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!