Bạn đang xem bài viết Lạc Nội Mạc Tử Cung: Những Điều Chị Em Cần Biết Nếu Không Muốn Bị Vô Sinh được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa nhiều chị em phụ nữ mắc phải, theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có 1 trường hợp mắc bệnh. Lạc nội mạc tử cung là bệnh nhiều chị em mắc phải, gây nhiều khó chịu và đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống của phái nữ.
Đặc biệt, các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung rất dễ bị nhầm với các hiện tượng sinh lý khác nên rất nhiều chị em chỉ phát hiện sau khi đã mắc bệnh nhiều năm. Không được chữa trị kịp thời, lạc nội mạc tử cung rất dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
Lạc nội mạc tử cung là gì?
Để hiểu rõ lạc nội mạc tử cung, chị em cần biết đến chức năng của lớp nội mạc. Nội mạc tử cung là lớp trong của tử cung, là nơi phôi làm tổ và phát triển. Trong kỳ kinh nguyệt, quá trình thụ tinh không diễn ra, lớp nội mạc này sẽ bong ra và di chuyển ra ngoài cơ thể cùng máu kinh. Lạc nội mạc tử cung là các tế bào nội mạc “đi lạc” sang chỗ khác ngoài buồng tử cung, đến các cơ quan khác, các tế bào này sẽ gây tắc, viêm nhiễm và chảy máu.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về lạc nội mạc tử cung trên wikipedia ở đây
Nguyên nhân gây nên lạc nội mạc tử cung
Hiện nay vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, một số yếu tố sau đây có thể là tác nhân dẫn đến việc lạc nội mạc tử cung:
Trào ngược kinh nguyệt
Nguyên nhân đầu tiên có thể gây nên lạc nội mạc tử cung là hiện tượng trào ngược của kinh nguyệt. Thay vì bị đẩy ra ngoài cơ thể do sự co bóp nhẹ của tử cung, kinh nguyệt có lẫn các tế bào nội mạc tử cung lại đi ngược lại vào vòi trứng, thông qua đó “lạc” đến các cơ quan lân cận khác. Các mảnh nội mạc này sẽ bám và gây viêm, dính, chảy máu tại các nơi chúng di chuyển đến.
Trong kỳ kinh nguyệt, chị em không nên có quan hệ tình dục, do dương vật có thể đẩy máu kinh đi ngược lại vào ổ bụng tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, bé gái có kinh lần đầu sớm (trước 11 tuổi), nữ giới có vòng kinh ngắn ngày (< 27 ngày) hay thời gian hành kinh dài hơn 8 ngày thì có nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cao hơn so với người bình thường.
Đối với các chị em đã từng phẫu thuật can thiệp vào tử cung, mổ lấy thai, nạo phá thai, mổ bóc tách u xơ tử cung,… những tổn thương hình thành sau phẫu thuật có thể làm phá vỡ hàng rào giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung, khiến các tế bào nội mạc tử cung dễ đi lạc, gây nên lạc nội mạc tử cung.
Hệ miễn dịch
Một trong các yếu tố có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ là hệ miễn dịch suy giảm. Rối loạn hệ thống miễn dịch sẽ khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc đang đi lạc ở bộ phận khác bên ngoài tử cung.
Theo các chuyên gia, những chị em có người thân trong gia đình như mẹ, chị gái,… mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thì nguy cơ có thể mắc bệnh này cao gấp 6 lần.
Nguyên nhân là một trong vấn đề hàng đầu để chúng ta xác định nguồn gốc căn bệnh: Nguyên nhân chính dẫn đến lạc nội mạc tử cung ở nữ giới
Những dấu hiệu, triệu chứng điển hình của lạc nội mạc tử cung
Để phát hiện kịp thời và phòng tránh nguy cơ vô sinh do lạc nội mạc tử cung gây ra, các chị em cần đặc biệt chú ý khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau:
Thời gian hành kinh kéo dài
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của lạc nội mạc tử cung là lượng máu kinh rất lớn, ra nhiều trong cả kỳ, ngày kinh thường kéo dài hơn 7 ngày.
Khi thấy có dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh nguyệt như các triệu chứng trên kèm theo đó là máu kinh có lẫn các cục máu đông, chị em cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn, chữa trị kịp thời.
Đau đớn là triệu chứng phổ biến nhất mà chị em sẽ gặp phải. Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung thường xuyên cảm thấy đau đớn và gặp nhiều trường hợp đau khác nhau như:
Đau vùng chậu
50% chị em phụ nữ lạc nội mạc tử cung đau có biểu hiện đau vùng chậu mạn tính. Cơn đau kéo dài nhiều ngày ở vùng lưng dưới, bụng, vùng tiểu khung, chuyển nặng hơn khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, những cơn đau dữ dội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của phụ nữ.
Một trong những nguyên do khiến rất nhiều chị em phát hiện bệnh chậm trễ là không nhiều nữ giới nhận thấy cơn đau bụng kinh có điều bất thường và phần lớn đều bỏ qua triệu chứng này.
Đau khi quan hệ tình dục
Đau khi quan hệ tình dục là triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc tử cung, được mô tả là những cơn đau “sâu” khác với cảm giác đau khi dương vật bắt đầu “xâm nhập”. Nguyên nhân là do khi quan hệ, dương vật vào sâu trong âm đạo, mô nội mạc tử cung có thể bị căng, giãn, các dây chằng giữ tử cung bị đè ép.
Đau khi đi tiểu
Lạc nội mạc tử cung có những triệu chứng tương tự với viêm bàng quang kẽ, người bệnh sẽ thấy đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên do áp lực trong bàng quang. Một số ít trường hợp có thể sẽ thấy máu trong nước tiểu.
Rối loạn tiêu hóa
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nếu chị em thấy các triệu chứng này trầm trọng hơn khi đến kỳ kinh nguyệt thì cần chú ý vì đây rất có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung.
Theo thống kê, có khoảng 25 – 50% bệnh nhân lạc nội mạc tử cung bị vô sinh. Các tổn thương do mô nội mạc đi lạc để lại sẹo trên ống dẫn trứng làm giảm cơ hội có con của nữ giới. Ngay cả khi ống dẫn trứng không bị ảnh hưởng thì lạc nội mạc tử cung cũng có thể gây khó khăn trong việc thụ thai.
Sau khi xác định nguyên nhân thì những triệu chứng chính là cơ sở để xác định tính chất căn bệnh mà chị em cần nhận biết thật chính xác: Dấu hiệu lạc nội mạc tử cung
Chế độ dinh dưỡng
Uống đủ nước
Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn. Cung cấp đủ nước khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, giảm nguy cơ nội mạc tử cung đi lạc.
Lưu ý, chị em nên uống nước lọc, hạn chế nước có ga, nước ngọt, …
Thực phẩm giàu protein
Bổ sung các thực phẩm giàu protein góp phần duy trì sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, hormone được điều hòa giúp cải thiện tình trạng lạc nội mạc tử cung, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Các chị em có thể bổ sung thực phẩm chứa protein sau vào khẩu phần ăn hàng ngày: thịt nạc, thịt cá, gia cầm, lạc, bơ…
Thực phẩm bổ sung axit béo omega 3
Những chất béo thiết yếu như omega 3 có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hệ thống của cơ thể bao gồm cả hệ thống sinh sản.
Theo nhiều chuyên gia, thực phẩm giàu omega 3 rất tốt cho người lạc nội mạc tử cung. Phụ nữ lạc nội mạc tử cung cũng được khuyên nên cắt giảm các thực phẩm chứa đường, bổ sung thêm các axit béo thiết yếu do omega 3 giúp giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung.
Axit béo omega 3 có nhiều trong cá hồi, quả óc chó,…
Thực phẩm giàu chất xơ
Nữ giới lạc nội mạc tử cung nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ để giúp giảm viêm, kiểm soát tình trạng lạc nội mạc. Ngoài ra, dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp ổn định lượng hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ, cải thiện các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ gồm: các loại rau, củ, trái cây tươi,….
Thực phẩm từ đậu nành
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, isoflavone có trong đậu nành có tác dụng làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ. Do isoflavone có tác dụng ngăn cản cơ thể sản sinh estrogen khi đã quá lượng estrogen cần thiết, điều này giúp cải thiện các triệu chứng, kiểm soát tình trạng lạc nội mạc tử cung.
Với chị em mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, các bạn nên có chế độ dinh dưỡng thật hợp lý để cải thiện sức khỏe: Những món nên ăn và nên kiêng khi mắc lạc nội mạc tử cung
Các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
Thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung được chia thành 2 nhóm: nhóm điều trị giảm đau và nhóm liệu pháp hormone.
Nhóm điều trị giảm đau
Có rất nhiều thuốc có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do lạc nội mạc tử cung gây ra như: paracetamol, ibuprofen, diclophenac,…
Các thuốc này có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp tùy vào từng tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Nhóm liệu pháp hormone
Do hormone estrogen kích thích sự phát triển của các mô lạc nội mạc nên để giảm triệu chứng, liệp pháp hormon có thể được sử dụng nhằm ức chế quá trình tổng hợp estrogen, làm teo các mô nội mạc tử cung đi lạc, ngăn ngừa sự kích thích và xuất huyết.
Liệu pháp hormone hiệu quả với các trường hợp nữ giới đau nhẹ, triệu chứng không nghiêm trọng. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc tránh thai: đơn độc hoặc phối hợp, có thể là dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
Thuốc chủ vận GnRH: giúp giảm sản xuất estrogen tại buồng trứng, ngăn sự phát triển của nội mạc tử cung.
Phẫu thuật thường được lựa chọn đối với các trường hợp bệnh tiến triển nặng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ định vị các vùng có mảng nội mạc tử cung đi lạc để tiến hành loại bỏ. Hiện nay phương pháp mổ nội soi thường được áp dụng do có nhiều ưu điểm so với mổ mở.
Linh Tự Đan – liệu pháp đông tây y kết hợp
Theo y học cổ truyền, Keo ong, cao Hoàng Bá là vị thuốc có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch, tái tạo tổ chức tổn thương ở tử cung, cổ tử cung. Bạch tật lê, nhân sâm có tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa hormone sinh dục, tăng chất lượng trứng cho nữ giới.
3 Lý do nên chọn Linh Tự Đan
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. *Lưu ý: tác dụng của thuốc/ phương pháp/ sản phẩm có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất mỗi nguời
Lý do nên chọn Linh Tự Đan
Bệnh Lạc Nội Mạc Tử Cung Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa ở phụ nữ, khá nhiều chị em phụ nữ bị mắc lạc nội mạc tử cung. Bệnh lạc nội mạc tử cung thường là nguyên nhân, triệu chứng cho thấy một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?
Khi mỗi kỳ hành kinh tới bạn lại thấy đau bụng dữ dội? Chu kỳ hành kinh của bạn thường xuyên bị rối loạn? Đó là những triệu chứng “nhắc bạn” rất có thể bạn đang bị lạc nội mạc tử cung. Một trong những căn bệnh phụ khoa thường gặp và nguy hiểm ở phụ nữ.
Bệnh lạc nội mạc tử cung là một sự “rối loạn” bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Tức là nó sẽ phát triển ở bên ngoài của tử cung. Nhưng sự phát triển của lớp lót này thường sẽ không đi ra ngoài vùng chậu. Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội.
Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?
Bệnh lạc nội mạc tử cung thực sự rất nguy hiểm nếu chúng ta không có những kiến thức về nó để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đau bụng và rối loạn kinh nguyệt chỉ là những triệu chứng ban đầu của đầu của nó. Chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh bệnh lạc nội mạc tử cung.
Nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc tử cung:
Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung có thể do nhiều yếu tố gây ra như: bệnh phụ khoa, sau phẫu thuật hoặc rối loạn nội tiết…
– Máu kinh bị chảy ngược: khi máu kinh bị chảy ngược sẽ gây ra lạc nội mạc tử cung. Trong máu kinh có chứa những tế bào nội mạc tử cung, máu kinh chảy ngược lại qua ống dẫn trứng và khoang xương chậu thay vì bị đẩy ra khỏi cơ thể, làm cho các tế bào này bị bám lại các vùng bên ngoài của tử cung nhưng lại không đi ra ngoài.
– Quan hệ tình dục trong những ngày bị hành kinh làm cho máu kinh bị dương vật đẩy ngược vào trong gây ra lạc nội mạc tử cung.
– Tăng trưởng tế bào phôi: Các tế bào ở khoang bụng và xương chậu đến từ tế bào phôi. Khi một hoặc nhiều khu vực nhỏ của khoang bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử có thể phát triển.
– Do phẫu thuật: khi trải qua phẫu thuật thì lớp lót bên trong tử cung có thể bị dính vào các vết phẫu thuật.
– Hệ miễn dịch rối loạn: hệ miễn dịch rối loạn có thể làm phá hủy mô nội mạc tử cung mà đang phát triển bên ngoài tử cung.
– Các hệ thống mạch máu hoặc các mô chất lỏng (bạch huyết) có thể vận chuyển lớp lót nội mạc tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể.
Cách chữa trị bệnh lạc nội mạc tử cung:
Điều trị lạc nội mạc tử cung phụ thuộc cụ thể vào tình trạng diễn biến của bệnh và nguyện vọng của bệnh nhân. Và mục đích của việc điều trị bệnh là giảm đau, chữa trị hiếm muộn, chữa lành các tổn thương của nội mạc tử cung. Một số phương pháp:
– Dùng thuốc giảm đau: sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh theo đơn của bác sĩ.
– Liệu pháp Hormone: bổ sung nội tiết tố có thể tạo ra hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau. Nó ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài, nhưng đây lại không phải phương pháp chữa lâu dài.
– Phẫu thuật: nếu trong 3 tháng điều trị bệnh tình thuyên giảm thì bắt buộc phải dùng đến phương pháp phẫu thuật. Với những trường hợp mong muốn có thai, thì phương pháp phẫu thuật này có thể mang lại những thành công nhất định. Mổ nội soi loại bỏ những lớp lót nội mạc tử cung bị “lạc”. Sau khi phẫu thuật xong cần khám thường xuyên từ 3-6 tháng để tránh tái phát trở lại.
Cách phòng tránh bệnh lạc nội mạc tử cung:
Khi chưa mắc phải căn bệnh này, hãy học cách để đẩy lùi bệnh. Đó là cách để có một sức khỏe sinh sản tốt nhất.
a. Vệ sinh hàng ngày:
– Vệ sinh hàng ngày bằng nước hơi ấm, sạch sẽ, rửa vùng kín nhẹ nhàng, không nên dùng vòi hoa sen để rửa vì làm cho vi khuẩn sẽ theo đường nước vòi sen đi ngược lên niệu đạo và tử cung.
– Hạn chế dùng các dung dịch tẩy rửa mà nên thay bằng nước muối pha loãng. Diệt trùng nhưng không làm mất cân bằng PH trong âm đạo.
– Luôn giữ cho vùng kín được khô ráo hàng ngày.
– Mặc quần lót bằng vải thoáng, mềm, và thay quần lót 2 lần/ ngày hoặc khi cảm thấy vùng kín bị ẩm ướt.
– Đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt, thay băng 4 lần/1 ngày. Rửa sạch sẽ.
– Quan hệ tình dục an toàn, và sạch sẽ. Đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục.
b. Chế độ ăn uống:
– Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống nước có tác dụng thải các tạp chất trong cơ thể ra ngoài theo đường tiểu để làm sạch hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn. Uống nước lọc và hạn chế uống các nước có đường quá nhiều. Đây là cách đơn giản nhưng có tác dụng điều trị viêm màng dạ con một cách tự nhiên.
– Ăn nhiều hoa quả và rau xanh: Các loại rau lá xanh và trái cây có màu sậm thường tốt hơn cả vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin mà cơ thể cần.
– Ăn những thực phẩm giàu protein : cá, gà… vì protein góp phần duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể, nhờ đó giảm được tình trạng rối loạn nội tiết ở nữ giới và nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cũng được hạn chế. Giảm những thứ dầu mỡ, nhiều chất béo.
Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh – phòng khám uy tín và chất lượng hàng đầu tại Hà Nội về điều trị các bệnh phụ khoa. Mọi thắc mắc cần giải đáp và đặt lịch khám tại phòng khám xin vui lòng liên hệ về số điện thoại:0386.977.199 – – Địa chỉ: Số 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội.
Nhận Biết Dấu Hiệu U Lạc Nội Mạc Tử Cung Dễ Dàng
Thứ Hai, 01-10-2018
Lạc nội mạc tử cung là một chứng rối loạn dây đau đớn. Tuy nhiên, cách dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung thường dễ bị nhầm lẫn thành bệnh phụ khoa khác. Lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện ở buồng trứng, ống dẫn trứng và cả xương chậu của bạn.
Đây là một căn bệnh phụ khoa khá phổ biến. Song, thông tin về nó lại quá ít ỏi. Nên hôm nay, hãy theo dõi bài viết này để nhận biết dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung. Hiểu về bệnh để có cách điều trị tốt và hiệu quả nhất.
Dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung
Các triệu chứng và dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung có thể bao gồm các triệu chứng bên dưới.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt chính là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa. Tất nhiên, trong đó bao gồm cả u lạc nội mạc tử cung. Nếu bạn có một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, thì hãy chú ý. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài 4 đến 7 ngày. Qua thời gian đó, được xem là bất thường và cần được kiểm tra.
Chảy máu âm đạo bất thường giữa chu kỳ cũng được xem là dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung. Khi bạn chảy máu ở giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, hãy đi khám bác sĩ. Chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc nhiễm trùng. Do đó, bạn hãy cẩn trọng.
Ngoài ra, có cục máu đông trong chu kỳ cũng là một dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung bạn cần biết. Nếu bạn có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ, hãy báo cho bác sĩ.
2. Đau vùng xương chậu
Đau vùng xương chậu là dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung hàng đầu. Tuy nhiên, nó lại thường bị nhầm lẫn thành báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt hay rụng trứng.
Nguyên nhân chính dẫn đến đau vùng xương chậu là nhiễm trùng hoặc rối loạn đường ruột. Tuy nhiên, nếu các cơn đau dữ dội lại là một vấn đề khác. Nó có thể là dấu hiệu của u lạc nội mạc tử cung. Hoặc vỡ các cơ quan nội tạng, chẳng hạn như ruột thừa, túi mật.
Do đó, đừng xem thường khi bạn có các cơn đau ở vùng chậu. Nhất là khi nó xảy ra thường xuyên. Hãy báo với bác sĩ để được kiểm tra theo khoa học.
3. Đau khi quan hệ tình dục
Lại là một dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung dễ bị nhầm lẫn khác. Đau khi quan hệ, sau khi quan hệ thường được cho là dấu hiệu của tuổi tác. Hoặc cảm xúc.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến bạn đau trong và sau khi quan hệ có thể phức tạp hơn nhiều. Nhiễm trùng hay nhiễm nấm men, viêm nhiễm đường tiết niệu cũng khiến bạn đau khi quan hệ.
Ngoài ra, một số dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung có thể không được nhắc đến. Do nó không phổ biến và không thường xảy ra. Các dấu hiệu đó bao gồm đau lưng dưới hay khó khăn khi đại hoặc tiểu tiện.
Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể không có một triệu chứng nào cả. Cho đến khi họ đi khám định kỳ hoặc vô tình siêu âm vùng chậu hoặc âm đạo. Do đó, điều quan trọng là bạn cần đi khám phụ khoa thường xuyên. Điều này giúp bác sĩ nhận thấy dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung khi nó vừa hình thành.
Bạn nên biết: Nguyên nhân gây đau rát sau khi quan hệ xong ở nữ giới
Lạc nội mạc tử cung được phát hiện như thế nào?
Việc chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung cung giống như các bệnh khác. Bác sĩ cần dựa theo triệu chứng của bạn chẳng hạn như buồng trứng hoặc vùng chậu.
Các xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung, bao gồm:
Siêu âm. Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật chẩn đoán qua hình ảnh tần số cao. Các có quan nội tạng của bạn sẽ được soi thấu và cho ra hình ảnh. Từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh.
CT Scan. Là một quy trình chẩn đoán không xâm lấn. Công nghệ này kết hợp tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh. Các vấn đề của cơ thể sẽ được phơi bày trước tia X. Bao gồm cả u lạc nội mạc tử cung.
Nội soi. Để chẩn đoán chính xác u lạc nội mạc tử cung, bạn cần được nội soi. Nội soi có nghĩa là bác sĩ sẽ nhìn trực tiếp tử cung của bạn qua dụng cụ chuyên dụng. Sau đó bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch để xét nghiệm.
Quét MRI. Là một qui trình chẩn đoán không xâm lấn. MRI sẽ tạo ra một cái nhìn hai chiều về bên ngoài cơ thể và cả cấu trúc bên trong.
Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và yêu cầu kiểm tra âm đạo. Do đó, đừng ngại ngừng. Hãy chuẩn bị tâm lý trước khi đi kiểm tra bệnh.
Các giai đoạn của u lạc nội mạc tử cung
U lạc nội mạc tử cung có thể có 4 giai đoạn phát triển. Nó có thể bao gồm các rối loạn từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, các yếu tố này còn bao gồm vị trí, số lượng, kích thước và độ sâu của u lạc nội mạc tử cung.
Các giai đoạn của u lạc nội mạc tử cung bao gồm:
Giai đoạn một. Khối u lạc nội mạc tử cung vừa mới hình thành. Các tổn thương có thể còn nhỏ hoặc chưa đủ sức để tạo ra các vết thương. Cũng có thể nó chưa đủ độ kết dính để bám vào thành tử cung, buồng trứng của bạn. Lúc này có thể bạn đã bị viêm bên trong hoặc xung quanh vùng khoang chậu.
Giai đoạn hai. Dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung có thể còn nhẹ. Lúc này tế bào nội mạc tử cung có thể đã bám lên buồng trứng hoặc niêm mạc vùng chậu.
Giai đoạn ba. Giai đoạn này có thể đã gây nhiều tổn thương đến buồng trứng và vùng chậu. Bạn có thể cảm thấy các cơn đau và dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung rõ rệt.
Giai đoạn bốn. Là giai đoạn nghiêm trọng nhất. Lúc này, tế bào lạc nội mạc tử cung đã bám lên buồng trứng và sàn chậu. Thậm chí ống dẫn trứng và ruột của bạn cũng có thể có tế bào nội mạc tử cung. Lúc này, các cơn đau sẽ khiến bạn “sống không bằng chết”.
Mặc dù không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng u lạc nội mạc tử cung sẽ khiến cuộc sống cảu bạn đảo lộn. Tâm lý và hạnh phúc gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng do nó. Vì vậy, hãy nắm rõ các dấu hiệu u lạc nội mạc tử cung để có kế hoạch khắc phục tốt nhất.
Một số hình ảnh lạc nội mạc tử cung khi siêu âm
Một số hình ảnh lạc nội mạc tử cung trên siêu âm có thể giúp bạn hình dung bệnh dễ dàng hơn.
Những Ai Có Nguy Cơ Cao Bị Ung Thư Nội Mạc Tử Cung?
Ung thư nội mạc tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ. Nó cũng là bệnh ung thư phổ biến nhất ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó, hãy chiến đấu chống lại nó bằng cách tìm hiểu các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh. Với cách này, bạn có thể đến gặp ngay bác sĩ phụ khoa để được điều trị sớm.
Triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung
Chảy máu âm đạo bất thường là triệu chứng ban đầu cũng là triệu chứng chính để nhận diện ung thư nội mạc tử cung. Chảy máu âm đạo bất thường bao gồm:
Chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh
Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh ra nhiều hoặc kéo dài hơn bình thường
Khoảng 1/3 phụ nữ bị chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh bị ung thư nội mạc tử cung. Mặc dù không phải lúc nào đây cũng là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung nhưng nếu như nhận thấy dấu hiệu này, nhất là khi bạn đã bước qua tuổi mãn kinh, bạn cần đi khám ngay để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, các triệu chứng khác của ung thư nội mạc tử cung còn có:
Dịch âm đạo bất thường, có thể như nước, có máu hoặc màu nâu, có mùi hôi
Đi tiểu khó hoặc đau
Đau vùng xương chậu
Đau hay chảy máu khi quan hệ tình dục
Suy nhược cơ thể, sốt cao, thiếu máu …là các triệu chứng muộn của bệnh.
Đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung
1. Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố sinh dục
Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố sinh dục, điển hình là có lượng estrogen cao trong cơ thể, thường mắc các bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, vô kinh, vô sinh. Ở những bệnh này, tế bào trứng không rụng theo chu kì bình thường, nội mạc tử cung thiếu chất đối kháng với progesterone, và tác dụng của estrogen đơn độc trong thời gian dài khiến nội mạc tử cung tăng sinh, thậm chí trở thành ung thư.
2. Phụ nữ mãn kinh hoặc mãn kinh muộn
Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ sau mãn kinh, khi các tế bào ung thư xuất hiện trên các mô của nội mạc tử cung hoặc niêm mạc tử cung thì đó là ung thư nội mạc tử cung.
Sau tuổi sinh sản, tuổi khởi phát ung thư nội mạc tử cung trung bình là ≥ 55 tuổi, 75% là sau mãn kinh, 25% trước mãn kinh. Những người dưới 40 tuổi chiếm 4% -14%. Hiện nay, khi phụ nữ ngày càng có xu hướng sinh nở muộn, do đó độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ dần bị đẩy lùi, tỷ lệ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì, chức năng buồng trứng bất thường và các bệnh khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ngày càng tăng và tỷ lệ bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung ngày càng trẻ hóa qua từng năm.
Độ tuổi chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung trung bình là 60 tuổi. Để phát hiện sớm ung thư tử cung, phụ nữ sau 55 nên tầm soát bệnh định kì hằng năm và kiểm tra sức khỏe phụ khoa để xem có bất thường nào không.
Phụ nữ mãn kinh muộn hầu hết có kinh nguyệt không đều trong những năm sau đó, do đó, thời gian kích thích estrogen không có tác dụng hiệp đồng của progesterone kéo dài.
2. Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, cao huyết áp hay tiểu đường
Lối sống thiếu lành mạnh như ăn nhiều chất béo, tinh bột, lười vận động, hút thuốc, nghiện rượu là điều kiện gây ra các bệnh béo phì, cao huyết áp hay tiểu đường.
Bên cạnh đó, bệnh nhân đái tháo đường hoặc bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose có nguy cơ mắc bệnh tăng 2,8 lần so với người bình thường, bệnh nhân tăng huyết áp tăng 1,8 lần.
4. Phụ nữ vô sinh hoặc không sinh con
Vô sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, và ngược lại, mỗi lần mang thai có thể giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở một mức độ nhất định.
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu Australia cho thấy, mang thai và sinh con giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.
Giáo sư Penelope Webb, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, thống kê cho thấy trong một số lần mang thai nhất định, mỗi lần mang thai thêm tháng có thể giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ khoảng 15%; nếu một lần mang thai kết thúc bằng sẩy thai cũng có thể giảm. Nguy cơ mắc bệnh ung thư của phụ nữ khoảng 7%; sinh đôi hoặc sinh nhiều con cũng không làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nghiên cứu này có nghĩa là nồng độ progesterone cao hơn vào cuối thai kỳ và những thay đổi sinh lý nhất định ở phụ nữ mang thai trước khi sinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể giúp giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Tất nhiên cũng cần thời gian khám phá sâu hơn các tác dụng bảo vệ được phản ánh trong nghiên cứu này để xác định các yếu tố chính làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và giúp khắc phục căn bệnh ung thư này.
5. Phụ nữ có khối u ở tử cung, buồng trứng
Một số khối u buồng trứng hay tử cung, chẳng hạn như khối u tế bào hạt buồng trứng và khối u tế bào nang, u xơ tử cung, polyp tử cung thường tạo ra lượng estrogen cao, khiến cho kinh nguyệt không đều, chảy máu sau mãn kinh, tăng sản nội mạc tử cung và thậm chí là ung thư nội mạc tử cung. Sinh thiết nội mạc tử cung nên được thực hiện định kì ở những bệnh nhân mắc các bệnh trên để tầm soát ung thư sớm.
6. Phụ nữ điều trị/ bổ sung Estrogen ngoại sinh
Estrogen là loại hormone sinh dục quan trọng bậc nhất với hệ thống sinh sản nữ giới. Thiếu estrogen gây ra rất nhiều hệ lụy. Tuy nhiên, không phải cứ thiếu là bù. Nhiều phụ nữ thích dùng bổ sung các sản phẩm sức khỏe có estrogen. Bổ sung nội tiết tố thiếu khoa học hại nhiều hơn lợi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng estrogen lâu dài có thể gây ung thư nội mạc tử cung.
7. Yếu tố di truyền
Ngoài ra, nếu trong gia đình có người từng bị ung thư vú hoặc một bệnh ung thư khác thì nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cũng cao hơn người bình thường.
Phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung
Vì nguyên nhân của ung thư nội mạc tử cung cho đến nay vẫn chưa được tìm ra rõ ràng, nên chưa thể ngăn ngừa được sự xuất hiện của nó. Do đó, chúng ta cần tập trung phát hiện sớm và điều trị sớm.
Phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh nên tầm soát ung thư định kì hàng năm. Đối với phụ nữ trẻ cũng nên khám sức khỏe phụ khoa định kì, chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cơ thể như là rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo bất thường, đau bụng dưới dai dẳng…
Đối với các bệnh nhân đã được xác định mắc chứng loạn sản nội mạc tử cung và các tổn thương tiền ung thư khác, nên cắt toàn bộ tử cung nếu không còn nguyện vọng sinh sản. Những phụ nữ vẫn mong muốn sinh con trong tương lai thì nên điều trị bằng progesterone liều cao để bảo vệ nội mạc tử cung kết hợp với việc theo dõi chặt chẽ.
Bên cạnh đó, các chị em cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hằng ngày, kiểm soát chế độ ăn, tăng cường vận động, giảm tỷ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung bằng cách kiểm soát sự xuất hiện của các như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì. Lối sống lành mạnh không nhất thiết phải giống nhau. Do đó, hãy tìm chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện phù hợp với bạn nhất. Một lối sống lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật khác.
Cập nhật thông tin chi tiết về Lạc Nội Mạc Tử Cung: Những Điều Chị Em Cần Biết Nếu Không Muốn Bị Vô Sinh trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!