Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Lao Phổi được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Tôi bị nhiễm vi khuẩn lao bằng cách nào?
N.hững người bị nhiễm lao không có triệu chứng và không thể truyền bệnh cho người khác.
Tuy nhiên, vị trùng có thể bộc phát thành bệnh lao trong tương lai.
Để ngăn ngừa bệnh lao phát triển, những người bị nhiễm lao tiềm ẩn có thể dùng thuốc.
Khi bạn đã nhiễm lao thì có rủi ro bị bệnh lao cao hơn nếu:
Nhiễm TB trong thời gian gần đây (trong hai năm gần đây).
Có vấn đề sức khỏe khác, như bệnh tiểu đường, sẽ làm cơ thể khó chống lại vi trùng.
Lạm dụng rượu hoặc chích thuốc phi pháp.
Không được chữa trị đúng cách khi nhiễm lao trước kia.
Vì vậy ở tất cả các bệnh nhân bị bệnh lao, xét nghiệm HIV là một chỉ định bắt buộc.
Những người mắc bệnh lao có thể truyền mầm bệnh cho người khác nếu không được dùng thuốc ngay. Bệnh lao cần được điều trị bằng thuốc theo đúng phác đồ. Nếu KHÔNG được điều trị, một người mắc bệnh lao có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tử vong.
Dùng thuốc đúng theo cách bác sĩ dặn
Dùng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe.
Cho bác sĩ biết về bất cứ tác dụng ngoại ý nào khi dùng thuốc
Thuốc điều trị lao phổ biến là:
Thông thường, sau khi dùng thuốc được vài tuần thì triệu chứng sẽ giảm. Bác sĩ sẽ cho biết khi nào bạn không còn lây vi trùng lao cho người khác. Ngay cả khi cảm thấy khá hơn thì vẫn cần dùng thuốc để trị dứt bệnh. Bạn sẽ cần dùng thuốc trị lao đúng cách ít nhất 6 tháng để trị dứt bệnh lao.
Phương pháp quan sát trực tiếp (Directly Observed Therapy – DOT)
Một số trạm xá, tổ chức phòng chống lao có chương trình này để giám sát việc sử dụng thuốc của bạn. Tuỳ từng địa phương, từng giai đoạn, bạn sẽ được phát thuốc tận tay và uống tại chỗ dưới sự quan sát của nhân viên y tế. Bạn có thể sẽ được lên lịch hẹn trong vài ngày hay vài tuần để theo dõi việc dùng thuốc. Người thân, gia đình cũng có thể giúp đỡ nhắc nhở bạn tuân thủ dùng thuốc hằng ngày
Các chỉ dẫn giúp tuân thủ dùng thuốc
Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc quên uống thuốc
Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc quên uống thuốc MỘT LẦN thì không nên lo lắng. Hãy uống liều tiếp theo như bình thường.
Nếu bạn quên uống thuốc hơn một lần thì gọi cho bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe TRƯỚC KHI uống liều tiếp theo. Họ sẽ cho bạn biết cần làm gì sau đó.
4.3. Nếu bạn ngưng dùng thuốc trị lao sớm hoặc không dùng đúng cách
Bạn có thể bị bệnh lại và bệnh trong thời gian lâu hơn.
Lao kháng thuốc : Thuốc bạn dùng trước đây có thể không có hiệu quả. Và phải dùng loại thuốc khác có nhiều tác dụng ngoại ý hơn.
Ngay cả thuốc mới có thể không có hiệu quả trị dứt bệnh lao.
Bạn có thể lây lại vi trùng lao cho người khác
Như tất cả các loại thuốc khác, thuốc chữa lao có thể có tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên, hầu hết mọi người dùng thuốc chữa lao mà không có vấn đề gì gì. Cho bác sĩ của bạn biết nếu có tác dụng ngoại ý. Một trong những tác dụng ngoại ý phổ biến : Rifampin làm nước tiểu, nước miếng và ngay cả nước mắt có màu cam nhạt. Ngoài ra còn có thể dễ bị sạm da khi tiếp xúc với ánh nắng. Ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, Rifampin có thể làm giảm hiệu quả một số biện pháp tránh thai.
Nếu bạn đang điều trị bệnh lao thì cho bác sĩ biết ngay khi có các triệu chứng:
Hầu hết mọi người có thể dùng thuốc chữa lao mà không có vấn đề gì.
6. Làm sao để tôi có thể bảo vệ người thân khỏi bị lây bệnh từ tôi?
Biện pháp hiệu quả nhất để không lây lan vi trùng lao là uống thuốc đúng theo chỉ dẫn bác sĩ. Bạn nên nói với người nhà về tình trạng bệnh để nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc. Khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà cần lưu ý:
Cách ly tại nhà cho đến khi bác sĩ cho biết bạn có thể trở lại trường học hoặc nơi làm việc.
Yêu cầu bạn bè không đến thăm cho đến khi bác sĩ cho biết người khác có thể đến thăm
Cách ly trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với những thành viên khác trong gia đình
Vì đang mang mầm bệnh nên tốt nhất là không tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, bệnh nhân HIV/AIDS, bị các bệnh đái tháo đường, suy thận.
Luôn mang khẩu trang che mũi, miệng khi phải giao tiếp với người khác.
Khi ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng, khạc đàm đúng nơi quy định.
Hủy bệnh phẩm theo đúng phương pháp: Vứt tất cả khăn giấy dùng rồi trong thùng rác. Đóng túi lại cho đến khi bạn vứt túi đi.
Dùng chung đĩa, uống chung ly hoặc ăn chung chén đĩa.
Hút thuốc hoặc dùng chung điếu thuốc với người khác.
Dùng chung đồ ăn với người khác.
Chạm vào khăn trải giường.
Dùng chung bàn chải đánh răng, Bồn cầu
Cách duy nhất để bị nhiễm vi trùng TB trong người là hít phải chúng.
Nếu bệnh nhân ho ra máu phải làm sao?
Người bệnh nghỉ ngơi tại giường yên tĩnh, tránh di chuyển, tránh lo lắng, kích động
Nằm ở tư thế đầu cao, thoải mái, khi ho khạc đỡ đầu nghiêng qua một bên
Chuẩn bị sẵn bên cạnh một chiếc cốc cạnh bên; có vạch đo để biết số lượng máu thoát ra của bệnh nhân. Tránh nuốt vào trong vì sẽ kích thích người bệnh gây nôn.
Nếu BN ho ra máu nhiều cần đưa đến khoa cấp cứu để kịp thời điều trị.
7. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bệnh nhân lao
Cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân để thúc đẩy quá trình hồi phục, nâng cao tổng trạng cho người bệnh. Bệnh nhân lao thường ăn ít, ăn không ngon nên cần nấu ăn hợp khẩu vị; động viên người bệnh ăn nhiều, đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân lao tăng lên do mắc bệnh. Thường năng lượng từ khẩu phần ăn tăng từ 20-30% để duy trì trọng lượng cơ thể.
Bổ sung các loại đạm, vitamin và khoáng chất, vượt 50 – 150% lượng thức ăn khuyến nghị hàng ngày của người bình thường
Kẽm: Người bệnh lao cần bổ sung kẽm từ thịt bò, gan và hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương…
Vitamin A, E, C: Các chất này có nhiều trong rau, củ, quả, cá biển, thịt, gan.
Sắt: Bệnh nhân cần ăn nhiều mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng…
Vitamin K, B6: có nhiều trong rau xanh, gan, thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt
Trong khi điều trị bằng thuốc, người bệnh lao phổi hay bị phản ứng phụ là chán ăn. Vì vậy cần phải đa dạng các món ăn, lựa chọn những món ăn mà họ thích và chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.
Trong giai đoạn đầu, tốt nhất là nên cho bệnh nhân lao ăn nhẹ, thức ăn lỏng thì dễ tiêu hóa hơn, ví dụ như cháo hay súp, canh. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống rượu, bia thuốc lá chất kích thích và ăn những thức ăn cay, nóng vì có thể khiến bệnh nhân ho nhiều hơn.
Nghỉ ngơi: Ngủ đủ mang lại hiệu quả hồi phục sức khoẻ. Thời gian ngủ lý tưởng của bệnh nhân lao phổi là trưa ngủ 1-2 tiếng, tối ngủ 7-8 tiếng.
Khi đã vào giai đoạn ổn định, hết triệu chứng, có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người. Lúc này, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân có thể trở lại gần giống như bình thường.
Việc bị cách ly với mọi người, tuân thủ uống thuốc hằng ngày là một việc khó khăn, một ngày nào đó bạn có thể muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành thói quen dễ dàng và giúp bạn chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Bên cạnh đó ,nên giữ thái độ bình tĩnh và tích cực, nghỉ ngơi và tập thể dục. Sự chăm sóc động viên về mặt tinh thần lẫn thể chất của gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn chiến thắng vi khuẩn lao.
Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến
Nguồn: youmed.vn Từ khóa tìm kiếm: Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi
Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Hen Phế Quản
Hỏi thăm bệnh nhân để biết về tình trạng bệnh. Người bệnh có bị dị ứng với loại thức ăn nào, mắc bệnh về chàm không?. Mỗi lần hen xuất hiện tình trang có kéo dài không. Người bệnh có bị nhiễm khuẩn trong giai đoạn này. Gia đình người bênh có ai bị dị ứng không. Điều kiện làm việc và hoàn cảnh sống có tốt không. Từ việc biết được chính xác tình trạng bệnh chúng ta sẽ có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản đúng cách nhất.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Để có kế hoặc chăm sóc bệnh nhân hen phế quản chúng ta cần nắm rõ tình trạng bệnh. bệnh nhân hen phế quản có xuất hiện dấu hiệu khó thở? Những cơn khó thở kéo dài bao lâu? Khi bị khó thở có thấy điều gì bất thường? Những tư thế nào thì bệnh nhân khó thở. Đờm nhiều hay ít, mầu sắc và số lương đờm như thế nào?
1. Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân
Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản giúp người bệnh hạn chế được những cơn hen tái phát nặng.
Tránh các tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bệnh hen phế quản.
Duy trì các hoạt động sinh hoạt ổn định hơn.
2. Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh lý khá phức tạp. Do vậy, cần đi khám để các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có những chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân hen phế quản phù hợp.
Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân hen phế quản:
3. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản
Chăm sóc người bệnh hen suyễn cần theo đuổi và kiên trì trong thời gian dài để giúp người bệnh cải thiện về tình trạng bệnh.Do đó chúng ta cần giải quyết cho người bệnh một số những khó khăn nhất định như.
Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố tác nhân gây dị ứng. Đặc biệt trong phòng ngủ và trong nhà: không dùng đồ len dạ, lông, hạn chế bụi khói. Không nuôi những con vật ưa thích như; mèo, chim, chó cảnh, không trồng cây có phấn hoa, nấm mốc…
Tránh ra khỏi nhà khi độ ẩm ngoài trời quá cao hoặc khi môi trường ở bên ngoài quá ô nhiễm.
Tích cực thực hành tập thở, tập làm giãn nở phổi, tập ho…
Không hút thuốc và tránh những nơi hút thuốc
Không dùng quá liều, không lạm dụng thuốc giãn phế quản và thuốc co mạch.Không dùng các loại thuốc hay
gây dị ứng như penicillin, vitamin B…
– Chăm sóc chế độ dinh dưỡng:
Khi chăm sóc người bệnh hen phế quản nên để cho người bệnh ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp…
Tránh xa các thực phẩm gây kích ứng đối với cơ địa của người bệnh. Ví dụ như hải sản gây kích ứng cho người bệnh thì không để cho người bệnh hen phế quản ăn hải sản.
Thêm nữa, những đồ uống có chứa cồn như rượu, bia cần phải bỏ để hạn chế những cơn hen.
– Chăm sóc về tinh thần
Đối với bệnh nhân hen phế quản, tinh thần rất quan trọng và có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Không để người bệnh bị stress, rối loạn tâm lý…bởi có thể ảnh hưởng và bùng phát cơn hen.
Luôn động viên tinh thần của người bệnh.
Điều trị bệnh hen phế quản
Ngoài việc chăm sóc người bệnh hen suyễn qua chế độ dinh dưỡng thì việc điều trị bệnh cũng rất quan trọng.
Uống thuốc đúng giờ để kiểm soát được những cơn hen.
Vỗ rung lồng ngực cho bệnh nhân.
Bệnh nhân hen suyễn nên uống nhiều nước.
Thực hiện hút đờm giúp bệnh nhân.
Bên cạnh kế hoạch chăm sóc bệnh nhân hen phế quản cần thì người bệnh cũng cần chủ động có những phương pháp phòng bệnh, hạn chế những cơn hen suyễn tái phát.
Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Trầm Cảm Nhẹ, Nặng Hiệu Quả
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân mắc chứng trầm cảm. Việc chăm sóc bệnh nhân trầm cảm không đơn giản nên việc xây dựng kế hoạch, áp dụng các phương pháp điều trị khoa học, sẽ giúp cải thiện bệnh nhân rất tốt.
1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm và rất khó để chữa trị. Việc điều trị bệnh này cần rất nhiều thời gian do đó các bạn cần lập kế hoạch để chăm sóc bệnh nhân bị trầm cảm kết hợp với việc đưa họ đi thăm khám chuyên khoa nhận tư vấn hữu ích từ đó được lên phác đồ điều trị phù hợp.
Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tốt nhất là bạn có thể hiểu và giúp đỡ người bệnh. Bạn có thể giúp đỡ người thân yêu của mình bắt đầu bằng cách tìm hiểu về căn bệnh trầm cảm, cách nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình bị mắc bệnh. Nhưng khi bạn tiếp cận người bệnh cũng nên chăm sóc sức khỏe cảm xúc của chính mình. Suy nghĩ về nhu cầu của bản thân là một điều cần thiết. Sức mạnh cảm xúc của bạn sẽ cho phép bạn hỗ trợ liên tục cho người bạn bị trầm cảm.
1.2. Hiểu về trầm cảm ở một người bạn hoặc các thành viên trong gia đình
Bạn không thể khắc phục tình trạng trầm cảm của người khác nhưng thay vào đó bạn có thể chăm sóc và tập hiểu về căn bệnh này. Hãy luôn bên cạnh, thấu hiểu cho người bệnh, đừng cố gắng giải cứu người thân của bạn khỏi trầm cảm. Khả năng phục hồi bệnh nằm trong tay của người bệnh.
1.3. Nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở người thân
Gia đình và bạn bè thường là tuyến phòng thủ đầu tiên trong cuộc chiến chống trầm cảm. Đó là lý do tại sao phải hiểu các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm. Bạn có thể nhận thấy vấn đề ở người thân bị bệnh trước khi căn bệnh trở nên trầm trọng, sức ảnh hưởng và mối quan tâm của bạn có thể thúc đẩy họ tìm kiếm sự giúp đỡ và lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm.
1.4. Khuyến khích bệnh nhân trầm cảm
Hãy luôn ở bên, trò chuyện, thấu hiểu, chia sẻ và khuyến khích người thân là cách tốt nhất giúp người bệnh cải thiện tinh thần, suy nghĩ và có cách nghĩ tích cực hơn trong việc điều trị, giúp quá trình phục hồi hiệu quả hơn.
1.5. Hỗ trợ điều trị với người thân
Người bệnh sẽ không thể lành bệnh nếu những người xung quanh thờ ơ, hãy luôn ở bên cạnh để hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm hiệu quả không cần thuốc với người thân vượt qua giai đoạn khó khăn này để phục hội bệnh tật.
Bên cạnh việc lập kế hoạch, nhận sự hỗ trợ của người thân thì chính bản thân bệnh nhân trầm cảm phải cố gắng để tự điều trị cho bản thân.
2.1. Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ
Cách tốt nhất để bệnh nhân trầm cảm cải thiện bệnh tình là cần phải tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ. Thực hiện kế hoạch điều trị của bác sĩ tốt sẽ giúp cải thiện bệnh tình rất tốt.
2.2. Tập thể dục giữ cho tinh thần thoải mái
Cách chăm sóc bệnh nhân trầm cảm hiệu quả nhất là người bệnh phải giữ tinh thần luôn thoải mái. Người bệnh cần có một tinh thần thoải mái, một sức khỏe tốt sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Do đó người bệnh cần phải thường xuyên rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên, tham gia các lớp học yoga là một cách hiệu quả rất được khuyến khích.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cải thiện chất lượng bữa ăn, sử dụng các thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau củ quả tươi sạch giúp người bệnh có sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
2.4. Tập điều tiết suy nghĩ
Ổn định tinh thần thần, tập điều tiết suy nghĩ, luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ là phương pháp tốt nhất mà người bệnh nên áp dụng để cải thiện bệnh trầm cảm. Mỗi lúc căng thẳng bạn có thể chủ động tìm đến những cách giúp mình tạm quên đi những sự không vui, áp lực đó như là đi du lịch ngắn ngày cùng bạn bè, hẹn hò cạ cứng ăn uống những món ngon, hợp khẩu vị,…
2.5. Tập phối hợp với người thân với kế hoạch điều trị của mình
Bên cạnh việc tư vấn và nhận sự điều trị tâm lý của bác sĩ, bản thân tự nỗ lực thì người bệnh cần có sự hỗ trợ của người thân trong kế hoạch điều trị chung. Phối kết hợp nhiều yếu tố sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt.
Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư Vòm Họng
Bài viết này sẽ là những lời khuyên tâm huyết của các y bác sĩ điều trị ung thư vòm họng cũng như những người đã từng chăm sóc cho bệnh nhân bị bệnh ung thư những ngày cuối đời, bạn có thể tham khảo để chăm sóc cho người thân của mình.
1. Chọn cách điều trị theo mong muốn của bệnh nhân
Trong quá trình điều trị ung thư vòm họng, nếu ở giai đoạn sớm, bệnh nhân phải thử nhiều phương pháp khác nhau, không phải phương pháp nào cũng đem lại hiệu quả, có thể bệnh nhân sẽ buông xuôi tất cả không muốn điều trị, nhưng nếu có thể bạn hãy nên động viên khuyến khích bệnh nhân một số phương pháp điều trị phù hợp như:
Thử nghiệm lâm sàng: Bạn có thể tìm hiểu các thử nghiệm lâm sàng phù hợp với điều kiện sức khỏe và tình trạng bệnh của người thân bạn. Đây là những thử nghiệm về điều trị bệnh đang được nghiên cứu. Vì là liệu pháp mới, thử nghiệm lâm sàng có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát căn bệnh của bạn khi các loại thuốc khác đã không có tác dụng.
Liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị: Phương pháp này dùng để thu nhỏ hoặc làm chậm sự phát triển của khối u. Sử dụng phương pháp này có thể có tác dụng ở những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn đầu nhưng sẽ có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và hỏi nguyện vọng của bệnh nhân khi chọn lựa liệu pháp này.
Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ: Với những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị hầu như không có tác dụng, cơ hội chữa khỏi gần như là không còn thì đây là liệu pháp giúp giảm đau cho bệnh nhân ở những ngày cuối đời.
Cho dù là chọn lựa phương pháp nào thì bạn cũng nên đáp ứng theo nguyện vọng và mục đích của bệnh nhân. Bạn nên coi trọng những mong muốn cá nhân của bệnh nhân khi đưa ra quyết định ở bất kỳ giai đoạn nào của ung thư vòm họng, kể cả khi ở giai đoạn muộn hay những ngày cuối đời nếu bệnh nhân muốn từ chối điều trị bạn cũng nên động viên và tôn trọng quyết định của họ.
2. Giảm bớt triệu chứng khó thở cho bệnh nhân
Để khắc phục tình trạng này tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bạn có thể thay đổi tư thế ngồi, sử dụng bình thở oxy, các thiết bị hỗ trợ thở hoặc trợ giúp từ các bệnh viện.
Bạn cũng có thể cùng họ thực hành những bài tập thở đơn giản, hạn chế di chuyển mạnh, hạn chế cho người bệnh ăn quá no. Ngoài ra, hãy làm thông thoáng không khí phòng bệnh bằng quạt. Đồng thời, tâm sự cùng người bệnh là cách giúp giảm bớt lo lắng hay áp lực tâm lý, từ đó tình trạng khó thở cũng sẽ ít diễn ra hơn.
3. Phản ứng kịp thời khi bệnh nhân bị đau
Những cơn đau dữ dỗi toàn thân là triệu chứng mà hầu hết các bệnh nhân K vòm họng giai đoạn cuối sẽ gặp phải. Tại thời điểm này, khối u sẽ chèn ép và gây tổn thương dây thần kinh các mô khỏe mạnh. Dẫn đến tình trạng hoại tử mô, máu kém lưu thông, xương và màng xương bị xâm nhập gây ra đau nhức.
Lúc này thuốc tê và thuốc giảm đau là cách tốt nhất để giúp bệnh nhân giảm đau, tuy nhiên khi sử dụng phải được chỉ định từ bác sĩ chăm sóc, bạn không nên tự ý mua thuốc và cho bệnh nhân uống thuốc giảm đau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Cách tốt nhất là bạn cần lưu ý đến các cơn đau của bệnh nhân, báo cho bác sĩ hoặc y tá tiêm thuốc kịp thời để xoa dịu phần nào những đau đớn mà họ phải chịu đựng.
4. Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý cho mỗi bữa
Để kích thích vị giác của bệnh nhân bạn cần thay đổi thực đơn thường xuyên, sử dụng các thực phẩm có mùi vị thanh nhẹ, chú ý linh hoạt màu sắc, hình dạng thức ăn,… Cùng với đó, hãy chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, dùng một ít rượu khai vị giúp người bệnh ngon miệng hơn.
Bệnh nhân cũng cần uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh. Đặc biệt, cần chiều theo ý thích và khẩu vị của bệnh nhân, không nên ăn kiêng.
➤ Để hiểu rõ hơn chế độ ăn cho bệnh nhân UTVH bạn có thể đọc bài viết : Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vòm họng
Bên cạnh đó bạn nên động viên bệnh nhân thường xuyên tập các bài hít thở và nuốt thức ăn. Sau khi điều trị ung thư vòm họng, bệnh nhân nên hoạt động thể lực nhẹ nhàng vừa sức để được thoải mái.
Thực hiện các bài tập há miệng và xoa bóp vùng cổ hàng ngày để phòng, giảm các ảnh hưởng của xạ trị. Không cho bệnh nhân tắm rửa quá kỹ ở vùng đầu cổ, tránh dội nước trực tiếp vào vết mổ. Phải mất ít nhất là một tuần thì các vết mổ mới khô dần, sau cả tháng mới lành lại được. Vì vậy, nếu để vết mổ tiếp xúc với nước sẽ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao
5. Động viên bệnh nhân đừng bỏ cuộc
Thường thì tâm lý bệnh nhân rất lo sợ khi thực hiện các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ vì liệu pháp này đồng nghĩa với việc bệnh tình đã đi đến giai đoạn cuối không chữa được.Vì vậy, hãy luôn ở bên cạnh, động viên, trò truyện, cố gắng thực hiện những mong muốn của bệnh nhân.
Kéo dài cuộc sống là hết sức quan trọng đối với người bệnh ung thư, nhưng các phương pháp hóa trị liệu có thể gây đau đớn cho người bệnh vào những ngày cuối đời. Các bác sĩ và người thân nên hướng đến cuộc sống chất lượng nhất có thể cho bệnh nhân chứ không phải thời gian sống dài hay ngắn.
Bác sĩ chuyên điều trị cho bệnh nhân ung thư chia sẻ : Khi trò chuyện về những lựa chọn chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thường hỏi về những nguyện vọng của bệnh nhân dựa trên niềm tin của họ về con cái, gia đình hoặc sự nghiệp. Trách nhiệm của người chăm sóc có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi bệnh nhân được điều trị. Vì vậy, việc chăm sóc tại nhà thường sẽ giúp hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần nhiều hơn.
6. Giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái
Bạn có thể giúp bệnh nhân thoải mái nhất có thể trong những ngày cuối đời. Các bác sĩ và y tá có thể hướng dẫn người chăm sóc từng bước chi tiết dựa trên tình trạng sức khỏe và những nhu cầu cụ thể của bệnh nhân.
Giúp bệnh nhân thay đổi vị trí thường xuyên.
Dùng một số loại gối, đệm phù hợp để làm cho giường và ghế ngồi êm và thoải mái hơn.
Giúp bệnh nhân ngồi ở tư thế đầu nâng cao, để người bệnh cảm thấy thoải mái và quay về phía giúp họ cảm thấy dễ thở hơn.
Thay ga trải giường ít nhất 2 lần mỗi tuần, thậm chí thường xuyên hơn nếu cần.
Dùng chăn để giữ ấm cho bệnh nhân, không nên dùng chăn điện vì có thể gây cháy.
Xoa tay, chân nhẹ nhàng để làm ấm tay chân, có thể ngâm nước nóng nếu cách này làm bệnh nhân thấy thoải mái.
Khi trò chuyện với bệnh nhân, giọng nói nên rõ ràng, bình tĩnh và cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thời gian, nơi bệnh nhân đang ở và những ai đang ở xung quanh.
Giữ ẩm miệng cho bệnh nhân, tránh để bị khô miệng, môi. Có thể cho bệnh nhân uống chất lỏng bằng ống hút hoặc thìa nếu bệnh nhân có thể nuốt.
Massage cơ thể bệnh nhân nhẹ nhàng, cách làm này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giúp bệnh nhân có cảm giác được an ủi.
Đôi khi, cách tốt nhất để an ủi và trấn an bệnh nhân là ở bên cạnh, trò chuyện hoặc nắm tay họ, tạo cho họ cảm giác yên tâm và bình an nhất có thể. Điều này không chỉ giúp giảm bớt sự cô đơn mà còn là cách thể hiện tình yêu thương đối với những bệnh nhân đang sống những ngày cuối đời.
7. Kiểm soát biến chứng của bệnh ung thư
Hãy quan sát cả màu sắc, nhiệt độ và độ đàn hồi trên da của bệnh nhân, nếu thấy nhiệt độ cơ thể giảm, da tím tái và ngày càng trầm trọng thì nên báo với bác sĩ ngay lập tức.
Hút chất dịch trong miệng, khoang mũi và họng của bệnh nhân để giữ cho đường thở bệnh nhân luôn thông thoáng. Bệnh nhân cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch răng nếu việc sử dụng bàn chải khiến người bệnh thấy khó chịu, đau đớn.
Nếu bệnh nhân không có khả năng nói chuyện, người nhà nên chú ý kiểm tra các triệu chứng tắc nghẽn đường thở như khó chịu hay mũi giương lên và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có.
Sau khi mổ xong nên vận chuyển bệnh nhân thật nhẹ nhàng để bệnh nhân bớt đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, nếu thay đổi tư thế quá đột ngột người bệnh cũng sẽ dễ bị chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp hoặc trụy mạch.
Ung thư không phải bản án tử hình! Nếu như may mắn phát hiện bệnh sớm, cơ may chữa khỏi vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy, bởi đa số các trường hợp đều phát hiện muộn, và khi đã ở giai đoạn muộn thì chỉ có cách chăm sóc giảm nhẹ để giúp bệnh nhân có những tháng ngày cuối đời nhẹ nhàng, vui vẻ, yên tâm. Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Lao Phổi trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!