Xu Hướng 5/2023 # Hội Chứng Ống Cổ Tay Khi Mang Thai # Top 11 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Hội Chứng Ống Cổ Tay Khi Mang Thai # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Hội Chứng Ống Cổ Tay Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một vấn đề mà các bà bầu gặp phải không ít khi mang thai đó là hội chứng ống cổ tay. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến sinh hoạt của các bà bầu trong trong thai kỳ.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay khiên mẹ bầu đau nhức, khó chịu.

Hội chứng ống cổ tay là một hội chứng quen thuộc có tên tiếng anh là Carpal Tunnel Syndrome. Bệnh nhân bị bệnh hội chứng cổ tay thường có các dấu hiệu rõ rệt như ngón tay bị đau và tê rần rần sau khi xuất hiện chấn thương tại vùng cổ tay hay các cơn đau thấp khớp.

Bệnh hội chứng cổ tay thường gặp nhiều ở phụ nữ mang thai, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Khi mang thai, bà bầu bị đau cổ tay hay đau nhức cánh tay khi mang thai là điều dễ hiểu. Việc đau cổ tay khi mang thai hầu hết là do hội chứng ống cổ tay. Chúng xuất hiện chủ yếu là do sự tiết dịch nhầy tại các dây thần kinh ở cổ tay dẫn đến tình trạng ngứa ngáy và đau tê ngón tay và bàn tay trong thai kỳ.

Việc tê, ngứa hay đau âm ỉ ở ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay diễn ra suốt cả ngày, thế nhưng chúng trở nên nặng nề hơn vào ban đêm.

Hội chứng ống cổ tay có thể ảnh hưởng đến cả 2 cánh tay của mẹ bầu và xuất hiện bất cứ khi nào, thậm chí là khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, thế nhưng hầu hết là những tháng cuối thai kỳ.

Hội chứng này sẽ giảm hẳn hoặc biến mất khi mẹ sinh con vì chất dịch trong cơ đã quay về nguyên trạng ban đầu.

Vì sao mẹ thường cảm thấy đau, ngứa ran và tê ở tay?

Cảm giác sưng nhẹ ở tay trong thời kỳ mang thai là hoàn toàn bình thường. Điều này gây ra bởi sự tích tụ chất lỏng (phù) ở các mô.

Sự phù nề bóp ống cổ tay và chèn ép lên dây thần kinh giữa, khiến mẹ cảm thấy ngứa và tê tay.

Hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng tới 70% phụ nữ mang thai. Mẹ có thể nhận ra sự khó chịu này ở bất kỳ giai đoạn nào, mặc dù vậy khả năng cao cảm giác này sẽ xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3. Đó là khi mẹ đặc biệt rất dễ bị sưng ở tay.

Nếu mẹ bị hội chứng ống cổ tay, thường chỉ nhẹ và tạm thời và sẽ biến mất vài tháng sau khi đứa trẻ chào đời. Nhưng với một vài bà mẹ, hội chứng này có thể nặng và kéo dài rất lâu.

Những triệu chứng khác của hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Hội chứng ống cổ tay thường tệ hơn vào ban đêm, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày.

Những triệu chứng thường thấy là:

Bứt rứt, ngứa ran và nóng như thiêu đốt ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út mặt gần ngón cái nhất. Nhưng cũng có thể những triệu chứng này xảy ra ở cả bàn tay.

Đau ngón tay và ngón cái.

Nhức tay, cẳng tay và cánh tay trên.

Ngón tay yếu (đặc biệt là ở ngón cái) và các ngón tay vụng về hơn.

Da khô hoặc sưng lên ở những ngón tay bị ảnh hưởng hoặc ngón cái.

Tê ngón tay lòng bàn tay khi hội chứng ống cổ tay nặng hơn.

Điều trị đau cổ tay cho bà bầu như thế nào?

Nếu như mẹ bầu gặp phải tình trạng hội chứng ống cổ tay thì cũng không cần quá lo lắng. Hiện nay vẫn có nhiều cách thức để giúp cho mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này.

Thứ nhất mẹ bầu nên thay đổi thói quen, có nghĩa hạn chế những hoạt động làm cho hội chứng ống cổ tay trở nên nghiêm trọng hơn.

Chẳng hạn như mẹ làm việc ở văn phòng và phải tiếp xúc nhiều với máy tính thì hãy để ghế cao hơn một chút, điều này sẽ hạn chế ảnh hưởng đến tay khi gõ bàn phím.

Khi sử dụng máy tính cũng nên gõ bằng 2 tay và nên có thời gian nghỉ ngơi, một số động tác thư giãn sẽ giúp ích cho đôi tay của mẹ.

Tư thế ngủ giúp mẹ giảm triệu chứng đau cổ tay

Như đã nói ở trên những cơn đau cổ tay sẽ trở nên nặng nề và làm phiền mẹ vào lúc nửa đêm. Khi này mẹ cần cố định tay ở một vị trí trung lập và có thể là với một thanh nẹp tay. Mẹ bầu nếu cảm thấy đau nhức có thể kê tay lên gối, tránh nằm lên tay lúc ngủ hay thay đổi tư thế.

Mẹ có thể suy nghĩ đến những phương án tập luyện để tăng sức mạnh của bàn tay hay hạn chế những triệu chứng khó chịu mà hội chứng ống cổ tay khi mang thai gây ra.

Tình trạng hội chứng ống cổ tay diễn ra một cách trầm trọng thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ để tìm liệu pháp điều trị phù hợp như dùng thanh nẹp hay dây đeo… Các loại thuốc giảm đau khi tự ý dùng rất có hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Thử dịch chuyển hoặc lắc tay cho đến khi cơn đau và ngứa ngáy giảm bớt. Tìm hiểu điều gì có thể khiến cơn đau tồi tệ hơn. Ví dụ, những hoạt động phải uốn cong bàn tay liên tục có thể khiến triệu chứng tồi tệ hơn.

Nếu cơn đau đến vào buổi đêm, nhẹ nhàng thay đổi tư thế nằm ngủ. Nhớ rằng mẹ nên nằm nghiêng từ quý thứ 3, bởi điều này giúp giảm thiểu nguy cơ thai chết lưu.

Châm cứu giúp giảm cơn đau tạm thời. Trước khi đi khám vật lý trị liệu, mẹ hãy chắc chắn họ có khả năng và kinh nghiệm trong việc điều trị cho mẹ bầu.

Thuốc lợi tiểu không có ích cho việc giảm sưng. Mẹ cũng không nên uống thuốc chống viêm không chứa steroid (nsaids) như ibuprofen. Nsaids không có tác dụng và có thể gây hại cho thai nhi.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm?

Mẹ hãy gặp bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu nếu:

Những cơn đau và tê ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống thường ngày.

Thường xuyên bị tê ở các phần của bàn tay, hoặc mẹ cảm thấy các cơ gần ngón cái bị yếu đi.

Những triệu chứng ngày một nặng hơn.

Nếu việc tự chữa trị không có hiệu quả, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đề nghị đeo nẹp cổ tay vào ban đêm và có thể cả trong ngày. Chiếc nẹp giúp giữ cổ tay luôn ở tư thế thẳng, tăng tối đa khoảng cách ống cổ tay.

Các triệu chứng sẽ giảm trong tuần thứ 12 đeo nẹp. Có thể thời gian này khá dài, nhưng một nửa số bà mẹ mắc hội chứng ống cổ tay cảm thấy một chiếc nẹp thực sự có ích.

Mẹ có thể vẫn mắc hội chứng ống cổ tay sau khi con sinh ra không?

Các triệu chứng cùng với cảm giác sưng đau sẽ biến mất, trong vòng 1 năm khi con chào đời.

Tuy vậy, một số bà mẹ vẫn bị hội chứng ống cổ tay sau 1 năm và cần được chữa trị.

Nếu một chiếc nẹp cổ tay không giúp ích được gì, mẹ có thể chọn tiêm steroid (corticosteroid) vào cổ tay. Việc này giúp giảm viêm và dịu đi những áp lực vào dây thần kinh khắp cánh tay vào bàn tay của mẹ. Đây là một sự lựa chọn ngắn hạn tốt.

Nếu những triệu chứng không được cải thiện, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ làm tiểu phẫu tại bàn tay. Cuộc phẫu thuật bao gồm cắt dây chằng giảm chèn ép dây thần kinh. Mẹ có thể chỉ cần gây tê cục bộ khi bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật.

May mắn là, đối với hầu hết phụ nữ, hội chứng ống cổ tay cũng như những phiền hà nhỏ nhặt khi mang thai, chỉ đơn giản biến mất theo thời gian, và họ chẳng bao giờ cần phẫu thuật cả.

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Đau Cổ Tay Và Hội Chứng De Quervain

18-12-2010

Đau vùng cổ tay là một dấu hiệu thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có tình trạng viêm của bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái gọi là hội chứng De Quervain. Tình trạng này tương đối thường gặp và gây nên những biểu hiện đau của vùng cổ tay và phần dưới cẳng tay ngay phía trên ngón cái.

Thế nào là hội chứng De Quervain?

– Hội chứng De Quervain ảnh hưởng đến hai gân chi phối vận động ngón cái, đó là gân cơ duỗi ngắn ngón cái và gân cơ dạng dài ngón cái. Hai gân này chi phối hai động tác rất quan trọng của ngón cái là duỗi và dạng ngón cái. Khi thực hiện động tác, hai gân này trượt đi trượt lại dọc theo bờ bên của khớp cổ tay. Ở vùng cổ tay, cả hai gân trượt trong một đường hầm nằm sát đầu dưới của xương quay. Chính vì vậy, một số trường hợp chẩn đoán nhầm với viêm mỏm trâm quay. Đường hầm này có tác dụng giữ cho gân và chuyển hướng lực thực hiện động tác.

– Hai gân trượt trong đường hầm được bao bọc bởi bao hoạt dịch gân, có tác dụng làm trơn để hai gân trượt được dễ dàng. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân và gân dẫn đến hạn chế vận động của gân trong đường hầm gọi là hội chứng De Quervain.

Những dấu hiệu nào cần nghĩ đến bệnh?

Khởi đầu, có thể chỉ là các biểu hiện khó chịu của ngón cái, ngay vị trí cổ tay, có thể là đau. Nếu không được điều trị, triệu chứng đau có thể lan lên cẳng tay và lan xuống ngón cái. Khi tình trạng ma sát tăng lên, hai gân này có thể cọ xát vào nhau khi di chuyển trong đường hầm dẫn đến các tiếng “lục cục”. Nếu tình trạng này tiếp tục, có thể sẽ có biểu hiện sưng nề nhẹ vùng cổ tay dọc theo đường hầm, các động tác của ngón cái sẽ bị hạn chế do đau.

Tại sao lại bị tổn thương này? Những động tác lặp lại nhiều lần như cầm, nắm, xoay, vặn của cổ tay và ngón cái sẽ là điều kiện thuận lợi để tiến triển tổn thương này. Tình trạng viêm của bao hoạt dịch gân trong đường hầm sẽ dẫn đến sưng nề, cản trở vận động của gân. Các tình trạng tổn thương viêm khớp như thấp khớp, thoái hoá sẽ ảnh hưởng đến tình trạng viêm của bao gân và gân ngón cái. Một số yếu tố thuận lợi khác như chấn thương dẫn đến hình thành các sẹo cũng ảnh hưởng đến sự trượt của gân này.

Làm thế nào có thể cải thiện triệu chứng đau?

– Điều trị nội khoa: Nếu có thể, bạn nên ngừng lại tất cả các động tác gây đau. Nên có thời gian nghỉ giữa chừng nếu bạn phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại của cổ tay. Tránh những động tác phải sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại như nắm, duỗi, cầm, xoắn… Nên để cổ tay ở tư thế trung gian. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn mang nẹp để bất động cổ và bàn tay. Nẹp này cho phép bàn tay bạn nghỉ ngơi, tạo thuận lợi để cải thiện các triệu chứng viêm. Các thuốc điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng viêm và các triệu chứng đau. Những thuốc này có thể là các thuốc chống viêm giảm đau thông thường như ibuprofen và aspirin.

– Nếu các biện pháp này không cải thiện, bác sĩ có thể sẽ đề nghị với bạn kế hoạch điều trị tiêm corticoid tại chỗ vào đường hầm. Thuốc này có tác dụng giảm viêm tại chỗ và có thể cải thiện triệu chứng ngay lập tức.

– Việc tập phục hồi chức năng là cần thiết, mục đích chính là giảm hoặc loại trừ nguyên nhân gây viêm gân. Bác sĩ phục hồi chức năng có thể kiểm tra lại công việc của bạn, cách thức bạn sử dụng cổ và bàn tay khi làm việc và gợi ý cho bạn về việc sử dụng cổ tay và bàn tay đúng và hợp lý, tránh tư thế xấu, các động tác để tập luyện và các cách để ngăn ngừa triệu chứng tái phát.

– Phẫu thuật: Nếu tất cả các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể cần đến can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không bị cọ xát vào đường hầm nữa. Phẫu thuật này có thể thực hiện dưới gây mê toàn thân hoặc tại chỗ. Bác sĩ sẽ thực hiện đường rạch mở đường hầm để loại bỏ tất cả tổ chức xơ bên trong đường hầm và tạo ra nhiều khoảng trống để gân di chuyển.

Các biện pháp phục hồi chức năng

Nếu không cần can thiệp phẫu thuật, triệu chứng của bạn sẽ cải thiện trong vòng 4 -6 tuần. Bạn có thể phải đeo nẹp tiếp tục và hạn chế các vận động có hại đến cổ và bàn tay. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng. Quá trình này có thể kéo dài vài tháng. Đau và các triệu chứng toàn thân sẽ cải thiện sau phẫu thuật nhưng việc sưng nề sẽ còn kéo dài vài tháng sau mổ. Cắt chỉ sau 14 ngày, luôn giữ tay cao trong thời gian sau mổ. Cử động cổ và bàn tay thường xuyên. Sau mổ, bạn có thể tham gia phục hồi chức năng. Các bài tập chủ động thường bắt đầu sau khi cắt chỉ và là các bài tập tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.

ThS. BS. TRẦN TRUNG DŨNG Theo SK&ĐS

#1 Viêm Cổ Tử Cung Khi Mang Thai, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Thời kì mang thai cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi cả ở bên trong và bên ngoài cơ thể. Chính sự thay đổi đó, đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Điển hình nhất đó là bệnh viêm cổ tử cung – một loại bệnh phụ khoa trở thành nỗi lo cho không ít chị em phụ nữ hiện nay. Viêm cổ tử cung khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là mối đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, chị em cần trang bị cho mình kiến thức cần thiết về bệnh nhằm biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cũng như sự an toàn cho bé đến khi ra đời.

Viêm cổ tử cung là bệnh gì?

Viêm cổ tử cung là hiện tượng viêm nhiễm, lở loét hay mưng mủ ở cổ tử cung. Bệnh xảy ra do sự tấn công của nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng… ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của nữ giới và có thể diễn biến nguy hiểm như viêm tắc vòi trứng, vô sinh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Như đã nói ở trên, viêm cổ tử cung là chỉ tình trạng viêm nhiễm do các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cổ tử cung và phát triển gây bệnh. Bình thường nữ giới cũng rất dễ bị mắc viêm cổ tử cung nếu như không chú ý tới chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đối với phụ nữ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của chu kỳ thì càng có nguy cơ mắc viêm cổ tử cung cao hơn.

Viêm cổ tử cung khi mang thai là do cơ thể chị em có nhiều sự thay đổi, sức đề kháng bị giảm sút, nội tiết tố bị mất cân bằng. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển và gây bệnh ở cổ tử cung.

Hơn nữa, trong khi mang thai, môi trường âm đạo cũng bị thay đổi theo nội tiết tố, nên cũng dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn.

Bên cạnh đó vấn đề vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đảm bảo đúng cách cũng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập đến cổ tử cung và gây viêm nhiễm cổ tử cung.

Một số mẹ bầu sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm mạnh làm cho âm đạo trở nên khô rát và khiến các vi khuẩn lây lan từ âm đạo đến cổ tử cung và gây viêm cổ tử cung khi mang thai.

Trong thời kỳ mang thai nếu vẫn có quan hệ tình dục không an toàn cũng dễ khiến cho vi khuẩn và các bệnh tình dục lây lan và gây viêm nhiễm cổ tử cung.

Triệu chứng của bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai

Đối với những trường hợp chị em bị viêm cổ tử cung khi mang thai thì cần đặc biệt lưu ý ở những triệu chứng của bệnh qua các giai đoạn như sau:

Viêm cổ tử cung cấp tính là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh với các triệu chứng như: khí hư ra nhiều, có lẫn mủ, khí hư màu vàng xanh, cổ tử cung bị thương tổn, sưng phù.

Chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh quan hệ tình dục thô bạo, không làm việc quá sức…

Đó là tình trạng viêm cổ tử cung kéo dài, khí hư gồm nhiều mủ, nhày, đặc sánh, khi giao hợp cảm thấy đau và có ra máu âm đạo. Viêm cổ tử cung mãn tính nếu không có điều trị kịp thời, viêm nhiễm kéo dài là nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung khi mang thai có sao không?

Theo Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I Phùng Thanh Vân tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi cho biết, viêm cổ tử cung khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé:

Gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày: Viêm cổ tử cung khi mang thai gây ra tình trạng khí hư ra nhiều, bất thường về màu sắc và có mùi hôi tanh khó chịu. Đồng thời, vùng kín có cảm giác đau rát, ngứa ngáy và sưng tấy, khiến cho quá trình sinh hoạt của chị em gặp rất nhiều khó khăn.

Ảnh hưởng đến chuyện chăn gối: Đau vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục khiến cho chị em cảm thấy lo lắng, bất an, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.

Đe dọa tính mạng thai nhi: Chị em bị viêm cổ tử cung khi mang thai, các loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào thai nhi khiến cho thai nhi dễ có hiện tượng nhiễm trùng bào thai, sinh non.Hoặc trẻ sinh ra có khả năng bị nhiễm trùng sơ sinh nếu sinh thường. Trẻ cũng có khả năng bị mắc các bệnh viêm phổi, viêm giác mạc…

Điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai như thế nào an toàn?

Bản thân nữ giới khi mang thai đã rất nặng nề, hầu hết mọi sinh hoạt đều trở nên vô cùng khó khăn nhất là khi bị viêm cổ tử cung thì những khó khăn bất tiện này sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Việc này không chỉ khiến chị em cảm thấy bất tiện, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của bà bầu. Chính vì vậy, để điều trị viêm cổ tử cung khi mang thai an toàn, chị ngay khi nhận thấy các dấu hiệu phụ khoa bất thường, cần sớm thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé được khỏe mạnh.

Cũng theo Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản cấp I Phùng Thanh Vân cho biết, hiện nay lĩnh vực Y khoa ngày càng phát triển, cho nên với các trường hợp viêm cổ tử cung khi mang thai có nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Thông thường, tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi các bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám, sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Với những bà mẹ mang thai phương pháp được cho là an toàn nhất cho sức khỏe của mẹ và bé đó là phương pháp nội khoa. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc đặt để kìm hãm và tiêu diệt lượng vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh trong cơ thể.

Bên cạnh đó, để quá trình điều trị đạt kết quả cao, tại phòng khám bệnh nhân còn được sử dụng thêm thuốc Đông y giúp tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng, hỗ trợ tiêu viêm, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, cân bằng nội tiết tố, tốt cho cả mẹ và bé, đồng thời hạn chế tối đa mức độ tái phát của bệnh.

Chính vì vậy, nếu có những biểu hiện bị mắc viêm cổ tử cung khi mang thai thì bạn cần thăm khám và chữa trị ngay tại các cơ sở y tế đảm bảo để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Các bác sĩ khuyên bạn nếu bị viêm cổ tử cung bạn cần chữa trị trước khi sinh để đảm bảo sự phát triển và an toàn của trẻ.

Những thông tin mà các bác sĩ phụ sản phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi vừa cung cấp cho các bạn xoay quanh về bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để có lựa chọn tốt nhất cho mình. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ theo Hotline: 024.33.99.52.52 – 03.56.56.52.52 hoặc nhấp vào mục [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp và đặt lịch thăm khám miễn phí.

Địa chỉ: Phòng khám Đa Khoa Nguyễn Trãi – số 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội. Phòng khám làm việc từ 7h30 – 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ Tết giúp người bệnh chủ động lựa chọn thời gian thăm khám và điều trị bệnh.

Hội Chứng Ruột Kích Thích Khi Mang Thai: Những Điều Bạn Nên Biết

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) là vấn đề gặp ở 30% người trưởng thành. Đặc biệt, phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh hơn. Nếu duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, thai phụ có thể kiểm soát được chứng bệnh này và giữ cho thai nhi khỏe mạnh.

Hội chứng ruột kích thích khi mang thai là gì?

Hội chứng ruột kích thích thường xảy ra sau nhiễm trùng đường ruột, dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn, mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng thần kinh,… Bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng gây nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, việc điều trị tốn kém trong khi kết quả khá hạn chế.

Hội chứng ruột kích thích thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do IBS thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và mặt khác khi có thai các triệu chứng tiêu hóa dường như trầm trọng hơn vì tác động của hormone sinh dục nữ trên nhu động đường tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích có triệu chứng gì?

Đau quặn bụng.

Đại tiện bất thường: Tiêu chảy hoặc táo bón.

Đầy bụng xì hơi.

Các triệu chứng thường trầm trọng hơn sau khi ăn, giảm nhẹ sau khi đại tiện

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích khi mang thai

Tập luyện: Tập thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa và làm cho mẹ bầu cảm thấy mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Hãy thử đi bộ hàng ngày trong khoảng 30 phút để đạt được kết quả tốt nhất.

Thay đổi chế độ ăn: bổ sung chất xơ (hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt) vào chế độ ăn hằng ngày của bà bầu có thể cải thiện triệu chứng táo bón và tiêu chảy. Tuy nhiên, thực đơn ăn uống của mẹ bầu không nên có quá nhiều chất xơ vì có thể gây chướng bụng đầy hơi. Bên cạnh đó, thai phụ nên tránh dùng caffeine hay các chất kích thích, thực phẩm sinh hơi như đậu, bông cải, cải bắp,… vì sẽ làm tăng triệu chứng khó chịu của bệnh.

Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc: các loại thuốc giúp người mắc hội chứng ruột kích thích kiểm soát tình trạng tiêu chảy, táo bón và những triệu chứng khác. Tuy nhiên, một số thành phần của thuốc có thể không an toàn với phụ nữ mang thai. Vì vậy, thai phụ và gia đình nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dừng sử dụng thuốc cho tới khi sinh con hoặc chuyển sang dùng thuốc mới để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Có thể sử dụng một số loại thảo dược cải thiện triệu chứng ruột kích thích nếu có sự tư vấn của bác sĩ.

Khi mắc hội chứng ruột kích thích khi mang thai, người bệnh nên giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, ăn uống khoa học, tập luyện vừa sức và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Chứng Ống Cổ Tay Khi Mang Thai trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!