Bạn đang xem bài viết Hậu Quả Của Tai Biến Mạch Máu Não Đối Với Cảm Xúc Và Hành Vi được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thay đổi cảm xúc và hành vi là những hậu quả của tai biến mạch máu não rất phổ biến. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có từ 1/3 đến 2/3 số bệnh nhân bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não, nỗi buồn bủa vây khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng đáng kể. Vậy phải khắc phục hậu quả của tai biến mạch máu não như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi trong bài viết sau. Trầm cảm – Hậu quả của tai biến mạch máu nãoSau tai biến mạch máu não, bệnh nhân thường trải qua những thay đổi về cảm xúc và hành vi. Lý do rất đơn giản: Tai biến mạch máu não tác động đến não, trong khi não kiểm soát hành vi và cảm xúc của con người. Bệnh nhân có thể sẽ thường xuyên có cảm giác cáu kỉnh, hay quên, bất cẩn hoặc nhầm lẫn. Bên cạnh đó, không ít người trở nên dễ tức giận, lo lắng thái quá hoặc trầm cảm sau tai biến mạch máu não.
Biểu hiện rõ ràng nhất của thay đổi cảm xúc và hành vi là chứng trầm cảm. Bệnh thường do những thay đổi sinh hóa trong não gây ra. Khi não bị tổn thương, người bệnh có thể không cảm nhận được cảm xúc tích cực mà chỉ tiếp nhận cảm xúc tiêu cực. Đây cũng có thể là một phản ứng tâm lý bình thường đối với những mất mát sau tai biến mạch máu não.
Người bệnh rất dễ thay đổi cảm xúc và hành vi sau tai biến
Người mắc chứng trầm cảm sau tai biến mạch máu não thường có những dấu hiệu sau:
– Buồn dai dẳng, hay lo lắng hoặc có khi cảm thấy tâm trạng trống rỗng.
– Thường xuyên bồn chồn, cáu kỉnh.
– Luôn có cảm giác tuyệt vọng, bi quan, tội lỗi, thấy mình vô giá trị hoặc bất lực.
– Mất hứng thú, niềm vui với những sở thích và hoạt động trước đây, bao gồm cả hoạt động tình dục.
– Cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu sức sống, chây ì.
– Khó tập trung, ghi nhớ và không dễ đưa ra quyết định.
– Cân nặng thay đổi thất thường.
– Nghĩ đến cái chết và có ý định tự tử hoặc cố gắng tự tử.
Nếu có ít nhất 5 triệu chứng kể trên và kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh cần được trị liệu tâm lý để cải thiện tâm trạng, đồng thời cũng giúp tăng cường phục hồi thể chất. Tuy trầm cảm có thể làm cho quá trình phục hồi sau tai biến trở nên khó khăn hơn nhưng những cảm xúc tiêu cực này có thể cải thiện dần theo thời gian. Mức độ cải thiện phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của cả bệnh nhân và những người chăm sóc.
Giải pháp trị liệu tập trung là phương pháp hướng dẫn người bệnh cách suy nghĩ tích cực, hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong tương lai.
Đây là phương pháp can thiệp tâm lý ngắn hạn thông qua nói chuyện trực tiếp với bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ trị liệu sẽ xác định vấn đề và hướng dẫn cho người bệnh cách tiếp cận logic, tích cực hơn.
Bệnh nhân cần nói chuyện trực tiếp với bác sĩ sau khi trải qua cơn tai biến
Liệu pháp hành vi nhận thức tập trung vào việc kiểm tra mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người bệnh. Bằng cách khám phá lối tư duy, bác sĩ sẽ giúp người bệnh từ bỏ những hành động tự hủy hoại, làm tổn thương bản thân.
Liệu pháp này hướng cho người bệnh tập trung suy nghĩ, chấp nhận cảm xúc, suy nghĩ, ký ức (đặc biệt là những ký ức đau buồn) thay vì cố gắng phủ nhận, che giấu chúng.
Phương pháp này tập trung vào các mối quan hệ giữa các cá nhân bằng cách cải thiện khả năng giao tiếp của người bị trầm cảm. Kỹ thuật trị liệu giữa các cá nhân giúp người bệnh xác định cảm xúc của mình và thể hiện theo một cách tích cực hơn.
Trị liệu chánh niệm giúp những người mắc chứng trầm cảm cải thiện cảm xúc. Đây là phương pháp kết hợp giữa liệu pháp nhận thức với thực hành thiền định nhằm giúp người bệnh ổn định cảm xúc, cải thiện chứng rối loạn tâm trạng.
“Không bao giờ nói không bao giờ” – Châm ngôn này có vẻ hơi sáo rỗng, nhưng nó thực sự hữu ích. Hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tự ti ra khỏi đầu. Ví dụ, thay vì nói “Tôi không làm được” thì hãy nói “Tôi sẽ làm!”. Quyết tâm thay đổi sẽ mang đến cho bạn những kết quả bất ngờ.
Việc chấp nhận không đồng nghĩa với buông xuôi. Thay vì cứ mãi đau khổ, chối bỏ tình trạng bệnh, hãy chấp nhận việc mình đã bị tai biến và tiếp nhận điều trị tích cực hơn.
Chấp nhận tình trạng bệnh để điều trị tai biến tốt hơn
Bạn có thể tìm thấy sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, các nhóm tình nguyện và bác sĩ. Đây là những cách tốt giúp bạn ổn định cảm xúc.
Tai biến mạch máu não để lại rất nhiều hậu quả nặng nề về cả thể chất và tinh thần. Để cải thiện sức khỏe, giúp tinh thần, nhận thức và hành vi được nâng lên, ngoài việc tăng cường luyện tập, điều trị theo chỉ định, các chuyên gia khuyên người bị tai biến nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường sức khỏe tuần hoàn, cải thiện di chứng sau tai biến. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
có thành phần chính là enzyme nattokinase . Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các vấn đề về mạch máu, tim mạch.
Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nattospes hỗ trợ cải thiện di chứng tai biến mạch máu não THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN Nhiều người đã cải thiện di chứng tai biến mạch máu não nhờ dùng Nattospes
Trong những năm qua, nhiều bệnh nhân tai biến mạch máu não bị liệt nửa người, méo miệng, nói khó,… dẫn đến sa sút tinh thần đã tin tưởng sử dụng Nattospes và cho thấy hiệu quả tích cực. Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Ông Tám bị tai biến mạch máu não với các di chứng như trên bài viết đã đề cập: Méo miệng, rối loạn ngôn ngữ… Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng sử dụng Nattospes, sức khỏe của ông đã cải thiện đáng kể, ông Tám hết méo miệng, huyết áp ổn định và có thể đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Mời bạn cùng theo dõi kinh nghiệm của ông Tám trong video sau:
Bạn đọc nếu có quan tâm đến trường hợp của ông Tám có thể liên hệ qua anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701
Để được giải đáp mọi thắc mắc hậu quả của tai biến mạch máu não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 ; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170 / 0917230950 .
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Trầm Cảm Sau Tai Biến Mạch Máu Não
Lịch sử
Kraepelin nhận thấy có sự liên kết giữa loạn thần hưng-trầm cảm và tai biến mạch máu não (TBMMN). Trong sách giáo khoa về tâm thần, Bleuler nhận xét: khí sắc sầu uất kéo dài hàng tháng hoặc hơn thường xuyên xuất hiện sau TBMMN.
Trước đây trầm cảm không được xem là biến chứng của TBMMN, mà được xem là một phản ứng cảm xúc tự nhiên đối với sự suy yếu về trí tuệ và thể chất. Gainotti cho rằng tổn thương bán cầu não trái gây ra các phản ứng hoảng loạn, lo âu, trầm cảm. Còn tổn thương cầu não phải gây ra vô cảm và thờ ơ.
Giả thuyết trầm cảm là một biến chứng đặc biệt của TBMMN chỉ mới được đưa ra nhờ các nghiên cứu của trường phái Baltimore – Robinson và Price (8,10,11). Chính các tác giả này đã đưa ra hiện tượng “trầm cảm sau TBMMN” không phải do phản ứng tâm lý đối với độ nặng của bệnh, nhưng lại liên kết với vị trí tổn thương bán cầu (nhân xám, đồi thị, bao trong).
Bên cạnh hội chứng trầm cảm, Robinson và cộng sự (8,10,11) cũng báo cáo nhiều trường hợp hưng cảm, phản ứng lo âu và hoảng loạn, cảm xúc dễ thay đổi vừa gây hấn vừa xung động, thiếu kiên nhẫn, rối loạn ngữ điệu, vô cảm, và mất năng lực, cũng như tâm thần phân liệt, hoang tưởng. Trường phái Bogousslavsky báo cáo trong số các rối loạn cảm xúc tâm thần sau TBMMN, có một loạt các rối loạn như: vô cảm, buồn, thụ động, gây hấn, thờ ơ, giải ức chế, khả năng thích nghi yếu, phủ nhận bệnh (5).
Tỷ lệ hội chứng trầm cảm khác nhau tùy theo cách chọn mẫu, thay đổi từ 23-60%. Nữ giới chiếm ưu thế (1,13,14,15). Chứng mất ngôn ngữ thường bị loại do khó khăn trong giao tiếp và trong đánh giá tâm lý(1). Thế nhưng tỷ lệ rối loạn khí sắc lại rất cao ở những người mất ngôn ngữ, điều này làm cho tỷ lệ trầm cảm sau TBMMN tìm ra thấp hơn so với thực tế, đặc biệt đối với các bệnh nhân thuận tay phải có tổn thương bán cầu não trái.
Tóm lại, có một nửa số bệnh nhân TBMMN bị trầm cảm, trong đó khoảng 20% rất nặng, thuộc loại sầu uất nặng (9,10,11,12). Trầm cảm sau TBMMN có tỷ lệ cao hơn trầm cảm trong phẫu thuật chỉnh hình, chấn thương, nhồi máu cơ tim, và các bệnh nội khoa khác (1,12,15,16).
Triệu chứng học của trầm cảm sau TBMMN
Trầm cảm chủ yếu: Thay đổi khí sắc trong ngày, tư duy chậm chạp, mất năng lực, đôi khi lo âu hoặc kích động, giảm cân, mất ngon miệng, dậy sớm vào buổi sáng, khó dỗ giấc ngủ, thu rút xã hội, ý nghĩ tai họa, mất mọi hy vọng, mất hứng thú, tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác bị tội. Giảm tình dục, ý tưởng tự tử thường gặp (6,9,10). Trạng thái khí sắc có đặc điểm của sầu uất.
Trầm cảm nhẹ hay loạn khí sắc: Lo âu, kích thích, thiếu kiên nhẫn, ít thay đổi trong ngày, tư duy ít chậm chạp hơn, mất năng lượng vừa, rối loạn giấc ngủ nhẹ hơn, khó dỗ giấc ngủ và dậy sớm. Thu rút xã hội ít hơn, mất cân thường thay thế bởi ăn nhiều và béo phì. Tự đánh giá thấp bản thân và ý tưởng tự tử, cảm giác bị tội, tuyệt vọng và mưu toan tự tử ít thấy. Mức độ rối loạn thay đổi hàng ngày hoặc theo thời gian (1,6,9,11,12,15,16).
Nhiều tác giả mô tả triệu chứng khác nhau giữa trầm cảm do bệnh cơ thể và trầm cảm của TBMMN. Trầm cảm do bệnh cơ thể thường có cảm giác tự đánh giá thấp bản thân, tự ti, nhụt chí, cảm giác không có đủ sự giúp đỡ, lo âu do khó khăn về cơ thể, mệt mỏi. Rối loạn giấc ngủ ít quan trọng hơn, đau đầu thường thấy, mặc cảm bị tội và ý tưởng tự tử ít hơn nhiều (9,16).
Sự khác nhau giữa trầm cảm chủ yếu và trầm cảm nhẹ chỉ ở mức trừu tượng. Có sự chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác trong quá trình tiến triển. Các dấu hiệu đặc trưng của trầm cảm sau TBMMN (1): – Các tổn thương sau TBMMN hồi phục ít hoặc không đủ mặc dù được tập vật lý trị liệu đầy đủ. – Khó hợp tác với quá trình tái hòa nhập – Không giao tiếp với người giúp đỡ – Sự suy yếu của các tổn thương đã ổn định
Các dấu hiệu phủ nhận trầm cảm, và độ nặng của của rối loạn thần kinh thực vật gây ra trở ngại cho việc hồi phục chức năng.
Sự hiện diện của cười hoặc khóc bệnh lý gợi ý hội chứng giả hành, nhưng cũng có thể là một loạn khí sắc trầm cảm tạo ra cảm xúc dễ thay đổi. Điểm đặc biệt là giọng nói đơn điệu, nghèo biểu lộ.
Một số bệnh nhân có cảm xúc cùn mòn, mất năng lực hoặc khí sắc không ổn định. Ở người lớn tuổi, trầm cảm có thể biểu hiện dưới dạng giảm nhận thức giả sa sút (tập trung, ghi nhớ) hoặc cảm giác đau. (6,7,12) Kết luận: Cần tìm kiếm dấu hiệu trầm cảm trên tất cả các bệnh nhân bị TBMMN. Phải có sự phối hợp giữa Thần kinh, Tâm thần, trị liệu viên, gia đình, người chăm sóc.
Nguyên nhân của trầm cảm sau TBMMN
Có hai cơ chế chính giải thích sự xảy ra của hội chứng trầm cảm sau TBMMN: – (1): Phản ứng cảm xúc tâm lý đối với tình huống TBMMN, đặc biệt đối với độ nặng của tổn thương. – (2): Cơ chế sinh học do tổn thương mạch máu và vị trí tổn thương.
Giả thuyết trầm cảm do phản ứng tâm lý đối với bệnh tật giải thích tại sao trầm cảm được xem là tự nhiên ở bệnh nhân bị giới hạn sự tự chủ sau TBMMN: giảm khả năng nhận thức, thay đổi hình ảnh cơ thể, đánh giá thấp bản thân, suy yếu và phụ thuộc, mất năng lực hoặc cứng ngắc, tổn thương cơ thể, tổn thương chức năng nhận thức, ngôn ngữ, thay đổi hoạt động gia đình, xã hội, giảm khả năng thích nghi, thậm chí mất vai trò nghề nghiệp, xã hội.
Giả thuyết sinh học của trầm cảm dựa trên giả thuyết tổn thương của TBMMN gây ra các rối loạn của hệ thống dẫn truyền có vai trò duy trì khí sắc, chủ yếu là hệ serotoninergique và hệ noradrenergique. Khái niệm này dựa trên sự kiện trầm cảm sau TBMMN nhiều hơn trầm cảm sau chấn thương não và càng nhiều hơn các trầm cảm sau can thiệp phẫu thuật, nhồi máu cơ tim, hoặc bệnh nội khoa. (1,5,11,15)
Vùng dưới đồi đóng vai trò đặc biệt trong các biểu hiện cơ thể và biểu hiện không tự chủ của trầm cảm. Trong nhồi máu và xuất huyết, cấu trúc cảm xúc bị tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp do tổn thương hay mất liên kết khớp thần kinh (6,7,8,10,11,14).
Trong thực tế, hai giả thuyết trên không loại trừ nhau. Ở phần lớn các bệnh nhân TBMMN, trầm cảm sớm có thể do yếu tố sinh học, còn trầm cảm muộn do độ nặng của tổn thương chức năng và các hậu quả xã hội, nghề nghiệp.
Tóm lại, có sự liên kết giữa trầm cảm, vị trí tổn thương, độ nặng của bệnh, và ảnh hưởng của xã hội. Cần biết một số thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm trầm cảm: các thuốc hạ áp, đặc biệt ức chế Beta, lợi tiểu, và các thuốc tác động trung ương, thuốc chống động kinh, thuốc chống rối loạn nhịp tim.
Hậu quả của trầm cảm sau TBMMN
Trầm cảm làm nặng thêm sự suy giảm nhận thức chú ý, trí nhớ, thị lực không gian, ngôn ngữ và có thể gây ra tình trạng sa sút giả ở người già. Trầm cảm làm nặng thêm suy giảm chức năng và làm chậm quá trình hồi phục khi tập vật lý trị liệu và phát âm. Các bệnh nhân trầm cảm có tiến triển xấu hơn về lâu dài do ít cố gắng tham gia vào việc tái hòa nhập sau khi ra viện.
Rối loạn khí sắc làm giảm khả năng hồi phục thao tác trong những hoạt động thường ngày và hoạt động xã hội. Trầm cảm sớm hoặc suy giảm chức năng thần kinh nặng báo trước chất lượng sống xấu hơn sau 6 tháng. Kolita (7) mô tả 3 triệu chứng có ảnh hưởng không tốt đến tiên lượng lâu dài: Cảm xúc dễ thay đổi, vô cảm, mất nhận thức.
Điều trị trầm cảm sau TBMMN
Các nghiên cứu tiền cứu của nhóm Baltimore (Robinson, Price và Starkstein) nhận xét rằng nếu không điều trị, trầm cảm có thể kéo dài hơn hai năm sau TBMMN. Điều trị bằng thuốc được sử dụng nhiều hơn do giả thuyết sinh học của trầm cảm (1,6). Nhưng phải kết hợp việc sử dụng thuốc với nâng đỡ tâm lý cũng như tiếp cận của gia đình và người giúp đỡ.
Nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của Fluoxetine và của các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin khác, chủ yếu là các thuốc có tác động serotoninergique và noradrenergique như Mirtazapine và Venlafaxine.
Hiển nhiên là việc điều trị trầm cảm gắn liền với cố gắng cải thiện sự tự lập của bệnh nhân. Nó cũng không tách rời khỏi chương trình tái hòa nhập. Phải hiểu rõ các tác động bất lợi của thuốc chống trầm cảm trên não: an thần, tình trạng lú lẫn, đặc biệt là cơn động kinh. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng được chỉ định đặc biệt cho hội chứng đau sau TBMMN (vùng đồi thị – thùy đỉnh, thân não). Nortriptyline, thuốc chống trầm cảm có tiếng là rất adrenergique có một số lợi ích. Tương tự, Clomipramine, Maprotiline, Amitriptyline, Dosulépine, và Trimipramine cũng có hiệu quả giảm đau. Trong các trầm cảm với suy nhược, mất hứng thú, và giảm khả năng nhận thức, ta có thể dùng IMAO B, Moclobemide rất tốt cho các bệnh nhân lớn tuổi than phiền sa sút trí nhớ giả. Khi lo âu là triệu chứng chủ yếu, chúng ta sử dụng Fluvoxamine, Amitriptyline, Doxepine. Ở những người bị chứng mất nói đang được điều trị phát âm, nếu có trầm cảm nên kết hợp thuốc chống trầm cảm với galantamine-sulbutiamine.
Kết luận
Các kết luận sinh bệnh học trầm cảm sau TBMMN và điều trị còn chưa rõ ràng. Vị trí tổn thương não do Robinson đề cập không được thừa nhận và nhiều công trình nghi ngờ điều này.
Cần phải chú ý đến trầm cảm sau TBMMN, và phải điều trị bệnh nhân toàn diện, với mục tiêu tái hòa nhập bệnh nhân vào môi trường gia đình và xã hội.
ThS. BS Chu Thị Dung, BS Khoa khám I
Trầm Cảm Do Di Chứng Tai Biến Mạch Máu Não
Trầm cảm là vấn đề nhiều người đang phải đối mặt hiện nay. Ít ai biết rằng, đây cũng là một di chứng tai biến mạch máu não rất phổ biến. Tình trạng này không chỉ khó khắc phục mà còn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ, cản trở quá trình phục hồi chức năng sau tai biến của bệnh nhân. Vậy, có cách nào để giúp người bệnh giữ tâm lý ổn định, tinh thần vui vẻ hơn sau tai biến hay không?
Tại sao nhiều bệnh nhân bị trầm cảm sau tai biến?Tai biến mạch máu não (hay còn gọi đột quỵ não) là tình trạng não bộ bị tổn thương do dòng máu lưu thông lên não đột ngột gián đoạn, xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, vùng não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ hoại tử, mất dần khả năng kiểm soát các chức năng của cơ thể. Nếu nặng, cơn tai biến có thể dẫn đến tử vong, nhẹ hơn thì sẽ để lại các di chứng như: , méo miệng, không thể đi lại, nói ngọng, nghe kém,…
Tại nước ta, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 ca tai biến mạch máu não, khiến khoảng 11.000 người tử vong. Trong số những người sống sót, chỉ có khoảng 10% là phục hồi hoàn toàn (không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác).
Những di chứng tai biến mạch máu não thường khiến người bệnh sa sút sức khỏe nghiêm trọng, họ bị hạn chế vận động, dễ té ngã. Đặc biệt, không ít trường hợp người bệnh chỉ nằm một chỗ, phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Do vậy, nhiều người cảm thấy mình trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội, không còn hứng thú với cuộc sống, luôn có suy nghĩ tiêu cực, buồn bã, mệt mỏi, xua đuổi những người đến gần mình. Từ đó, họ rơi vào trầm cảm. Đây là di chứng nặng nề nhất về tâm lý sau tai biến mạch máu não. Theo thống kê, có tới 60% bệnh nhân tai biến bị trầm cảm nghiêm trọng, tức là mức độ nặng và thời gian trầm cảm kéo dài.
Có khoảng 60% bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não
Bạn đang phải vật lộn với những cảm xúc bộn bề sau tai biến mạch máu não? Bạn e sợ bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số Tổng đài tư vấn miễn cước 18006305 để được tư vấn về cách cải thiện tình trạng của bạn.
Cải thiện trầm cảm sau tai biến mạch máu não bằng cách nào?Hiện nay, phương pháp điều trị trầm cảm do di chứng tai biến mạch máu não thường là kết hợp giữa trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc chống trầm cảm theo toa.
Đặc thù của trầm cảm do tai biến mạch máu não là nó xuất phát từ sự sa sút sức khỏe chứ không phải vì các vấn đề tâm lý trước đó. Người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực vì họ chán ghét sự yếu đuối của bản thân, phủ nhận việc mình không thể đi lại, hoạt động như trước,… Vì vậy, ngoài việc trị liệu tâm lý, người bệnh rất cần được trị liệu vật lý. Bên cạnh việc tham gia vào các lớp thực hành dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bệnh nhân tai biến mạch máu não cần tích cực luyện tập, cải thiện tại nhà.
Những người xung quanh cũng có thể giúp bệnh nhân sớm vượt qua các di chứng tai biến mạch máu não bằng cách hỗ trợ họ xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh tại nhà, cụ thể:
Người bị tai biến cần tránh thức khuya, tranh cãi căng thẳng và phải tránh xa các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu bia… Bên cạnh đó, nên tăng cường giao lưu, gặp gỡ người thân, bạn bè để tinh thần thoải mái hơn, từ đó cải thiện trầm cảm.
Đặc biệt, người bị trầm cảm sau tai biến cần nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế tiếp xúc với những nguồn gây căng thẳng. Việc giữ tinh thần thoải mái, thư thái sẽ rất có ích cho quá trình cải thiện di chứng trầm cảm và phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân tai biến nên nghỉ ngơi nhiều hơn để ổn định tâm lý
Người bị tai biến cần duy trì một chế độ ăn đủ chất, khoa học, tăng cường chất xơ, rau xanh và hoa quả, thực phẩm nhiều vitamin; Tránh đồ ăn mặn hoặc những món chiên rán. Các món ăn của người bị tai biến mạch máu não nên được chế biến ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp,… và nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
Khắc phục các di chứng tai biến mạch máu não, ổn định tâm lý và thể chất nhờ sản phẩm thảo dượcTrầm cảm là một di chứng tai biến mạch máu não mà bản thân người bệnh rất khó kiểm soát. Để cải thiện di chứng này một cách tích cực, những người xung quanh hãy cố gắng quan tâm, san sẻ, giúp đỡ người bệnh. Bên cạnh những khóa trị liệu tâm lý, giới chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, giúp cải thiện cả thể chất và tinh thần. Tại Việt Nam, sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhiều hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp làm natto – món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng của người Nhật Bản. Nattokinase có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông – tác nhân gây tai biến thể thiếu máu não cục bộ, đồng thời giảm độ nhớt máu, giúp hạ huyết áp.
Tổng hợp những ưu điểm của dưới dạng viên nang tiện dùng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả. Đặc biệt, cơ chế hoạt động của nattokinase còn giúp củng cố chức năng não, tăng tuần hoàn, lưu thông máu, từ đó kích thích vùng não bị tổn thương nhanh chóng. Nhờ vậy, Nattospes giúp cải thiện các di chứng tai biến mạch máu não, bao gồm cả di chứng thể chất như: Liệt, méo miệng, co giật,… và di chứng tinh thần như: Suy giảm trí nhớ, thay đổi tính cách,…
Nattospes giúp cải thiện các di chứng tai biến mạch máu não hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Nhiều người đã cải thiện biến chứng tai biến mạch máu não thành công
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, Nattospes đã giúp rất nhiều người cải thiện di chứng tai biến mạch máu não thành công. Tiêu biểu là trường hợp của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. HCM. Ông Tám bị tai biến dẫn đến méo miệng, khó đi lại. Tuy nhiên, những di chứng này đã cải thiện đáng kể chỉ sau 2 tháng ông dùng Nattospes. Mời bạn cùng lắng nghe câu chuyện của ông Tám trong video sau:
Nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám, bạn đọc có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701
Giới chuyên gia đánh giá thế nào?
Không chỉ lấy được lòng tin của đông đảo người dùng, Nattospes còn nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên gia. Mời bạn cùng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh đánh giá công dụng của Nattospes trong video sau:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách cải thiện trầm cảm do di chứng tai biến mạch máu não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 ; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170 / 0917230950 .
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Tai Biến Mạch Máu Não Xuất Huyết
Đau đầu dữ dội kèm theo nôn mửa
Đột ngột giảm hoặc mất vận động ở một bên thân, thị lực cùng bên giảm hoặc mất thị lực
Khó nói, nói ngọng, không nhai hay nuốt được.
Dễ bị suy hô hấp, tức ngực, khó thở, tụt lưỡi.
Để chuẩn đoán chính xác loại tai biến mạch máu não, cần phải sử dụng các biện pháp y tế hiện đại như chụp cắt lớp CT. Do vậy, khi gặp những triệu chứng trên, không được tự ý cho nạn nhân sử dụng thuốc tránh tình trạng bị xấu đi mà hãy gọi ngay xe cấp cứu để nạn nhân được điều trị tai biến mạch máu não kịp thời.
Đột quỵ xuất huyết là kết quả của mạch máu não bị suy yếu, vỡ và xuất huyết. Bệnh thường gặp ở người lớn ( đặc biệt là nhóm tuổi ngoài 40) hơn là trẻ em.
Huyết áp cao là yếu tố nguy hiểm nhất, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não lên đến 2 – 6 lần. Ngoài ra còn có các nguyên nhân như phình động mạch và dị dạng động tĩnh mạch…
Phình động mạch: Áp lực của máu đè lên thành động mạch, khiến cho khu vực bị yếu của động mạch phình to lên. Nếu không được điều trị kịp thời thì phình động mạch vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi nó to lên, vỡ ra và gây chảy máu não.
Dị dạng động tĩnh mạch: Dị dạng động tĩnh mạch là một tổn thương bẩm sinh gồm nhóm các mạch máu hình thành bất thường. Bất kỳ một trong những mạch máu này đều có thể bị vỡ ra gây chảy máu não.
Phương pháp điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não do xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của việc chảy máu não. Điều trị tai biến mạch máu não xuất huyết não bao gồm phẫu thuật và điều trị bằng thuốc.
Điều trị cấp cứu đột quỵ xuất huyết não chú trọng vào việc giảm huyết áp và kiểm soát tình trạng chảy máu. Giảm huyết áp xuống mức bình thường (dưới 130mmHg) là vô cùng quan trọng trong cấp cứu xuất huyết não, tuy nhiên, cần kiểm soát để tránh việc hạ áp quá mức. Để kiểm soát tình trạng chảy máu, bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc đông máu và ngăn chặn các cơn động kinh. Khi kiểm soát được những yếu tố đảm bảo sự sống sót, bệnh nhân sẽ được kiểm tra chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
Với trường hợp tổn thương lớn, phương án phẫu thuật có thể được sử dụng để giảm áp lực lên não như: phẫu thuật sửa chữa những mạch máu có nguy cơ phình mạch hay nhóm mạch dị dạng, có nguy cơ gây đột quỵ cao; phẫu thuật kẹp phình mạch để ngăn ngừa tái xuất huyết phình mạch,….
Sau điều trị cấp cứu, bệnh nhân sẽ áp dụng phác đồ chăm sóc tại nhà với các loại thuốc điều trị được kê để giảm bớt nguy cơ gây ra đột quỵ xuất huyết não như thuốc đông máu, thuốc hạ huyết áp,…, điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và có thể uống thuốc Đông y để cải thiện, bảo vệ thành mạch, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não xuất huyết.
Điều Trị Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não
Phương pháp điều trị hiện tượng tai biến mạch máu não khẩn cấp được căn cứ vào chẩn đoán nguyên nhân phát sinh bệnh:tai biến do nhồi máu não (tắc nghẽn động mạch não) và chảy máu não (do vỡ mạch máu).
Tai biến nhồi máu não
Để chữa hiện tượng tai biến nhồi máu não, các bác sĩ sẽ tiến hành phục hồi dòng máu lên não lưu thông bình thường.
Dùng thuốc:
* Aspirin: là liệu pháp điều trị tức thời trong phòng cấp cứu nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh; aspirin là kháng sinh ngăn chặn quá trình hình thành máu đông.
* TPA, chất hoạt hóa plasminogen của mô: nhiều bệnh nhân có thể chữa khỏi tai biến thành công nhờ được tiêm TPA, còn gọi là alteplase. TPA thường được tiêm vào máu qua tĩnh mạch ở cánh tay. Điều trị TPA phá vỡ máu đông được tiến hành trong 4.5 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Khi đó, nó bắt đầu làm tan các sợi huyết khối cho đến khi máu có thể chảy đến khu vực bị tổn thương. Tuy TPA gia tăng khả năng lành bệnh cho bệnh nhân tai biến, nhưng nhiều người vì không được đưa đến bệnh viện tiếp nhận TPA kịp thời nên khả năng phục hồi không cao.
Tai biến là bệnh lý có thể chữa khỏi nên hãy đưa nạn nhân đi cấp cứu càng sớm càng tốt khi phát hiện triệu chứng
Quy trình cấp cứu: cần được thực hiện càng sớm càng tốt tùy theo từng kiểu máu đông:
* Truyền thuốc trực tiếp vào não: Bác sĩ sẽ đưa một chiếc ống thông catheter vào động mạch qua háng lách đến bộ não để truyền TPA trực tiếp vào vết thương do đột quỵ. Thời gian trị liệu có thể kéo dài hơn tiêm TPA tĩnh mạch nhưng khá hạn chế.
* Loại bỏ máu đông: Bác sĩ dùng ống thông catheter đưa một thiết bị nhỏ vào não bạn để phá vỡ hoặc nắm lấy và loại bỏ nó trực tiếp.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sử dụng 2 phương pháp trên chưa thể phát huy tác dụng thành công. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân và cơ chế tận dụng hết lợi ích của những quá trình này.
Điều trị tai biến xuất huyết não tập trung kiểm soát quá trình xuất huyết và hạn chế áp lực lên não.
Biện pháp khẩn cấp:
Nếu bạn uống warfarin hoặc thuốc chống kết tụ tiểu cầu như clopidogrel để ngăn chặn máu đông, bác sĩ có thể chỉ dẫn sử dụng thuốc hoặc cho truyền máu để kiềm lại tác dụng của thuốc loãng máu. Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc hạ áp trong sọ, thuốc hạ huyết áp, ngừa co thắt huyết quản hoặc phòng bệnh động kinh.
Phẫu thuật ngăn chứng phình động mạch
Một khi não ngưng xuất huyết, điều trị sẽ kết hợp chăm sóc y tế bổ trợ quá trình cơ thể hấp thu máu. Vết thương của bạn sẽ lành dần tương tự quá trình vết bầm biến mất trên da. Nếu khu vực xuất huyết lan rộng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy bớt máu và hạ áp trong não.
Phẫu thuật chỉnh mạch : Phẫu thuật được tiến hành để điều trị các mạch máu não bất thường do xuất huyết não. * Phẫu thuật cắt bỏ điển hình sẽ sử dụng kẹp nhỏ dưới chân động mạch kiềm máu chảy để sửa chữa các mạch máu bị tổn thương do chứng phình động mạch. Chiếc kẹp sẽ ngăn các động mạch bị phình không vỡ ra hoặc ngăn các động mạch đang chảy máu không tái xuất huyết.
* Xạ trị đích: Sử dụng nhiều tia bức xạ có mức độ phóng xạ cao, xạ trí đích là công nghệ chữa trị hiện đại được áp dụng để sửa chữa dị dạng mạch máu.
Trầm Cảm Sau Tai Biến Mạch Máu Não: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Sau khi bị tai biến mạch máu não do não bộ người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng nên thường để lại các di chứng như: Liệt nửa người, co giật động kinh, khó nuốt… ngoài các di chứng nghiêm trọng này thì người bệnh dễ mắc phải những vấn đề về tâm lý như hay lo lắng, có nguy cơ cao sẽ bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não. Vì vậy việc điều trị sau tai biến giữ vai trò rất quan trọng, ngoài việc chăm sóc, điều trị tốt cho bệnh nhân thì người thân cần phải hiểu được tâm lý của họ để tránh dẫn đến việc bệnh nhân bị trầm cảm.
Trầm cảm sau tai biến mạch máu não: Nguyên nhân và cách điều trịTheo sách giáo khoa về tâm thần, nhà tâm lý và tâm thần học Thụy Sĩ Eugen Bleule: Trầm cảm kéo dài hàng tháng hoặc thường xuyên xuất hiện sau tai biến mạch máu não.
Thế nhưng giả thuyết trầm cảm là một biến chứng đặc biệt của tai biến mạch máu não chỉ mới được đưa ra nhờ các nghiên cứu của trường phái Baltimore – Robinson và Price. Những tác giả này cho rằng: “trầm cảm sau tai biến mạch máu não” không phải do phản ứng tâm lý đối với độ nặng của bệnh nhưng lại liên kết với vị trí tổn thương bán cầu.
Trầm cảm sau tai biến có nguyên nhân là gì?Việc nhìn thấy sự xuống cấp trầm trọng về thể xác của cơ thể sau tai biến chính là nguyên nhân gây rối loạn tâm lý sau tai biến. Một trong những biến chứng nặng của bệnh tai biến mạch máu não là tình trạng liệt nửa người, người bị tai biến rơi vào tình trạng tàn phế sau tai biến đây là việc dường như quá sức chịu đựng với một cơ thể đã từng rất khỏe mạnh trước đó.
Chính sự xuống cấp về “vật chất” đã kéo đến sự khủng hoảng về “tinh thần”. Mặt khác, thái độ chăm sóc, quan tâm từng ly từng tí của người thân cũng khiến họ cảm thấy mình bị phụ thuộc, bất lực, từ đó càng buồn bã và sống khép mình.
Rối loạn tâm lý sau tai biến sẽ khiến người bệnh trở nên khó chiều, từ chối , không có ý thức tập vật lý trị liệu khiến khả năng phục hồi bị suy giảm, thậm chí là nghĩ đến cái chết đây là những hệ lụy và hậu quả sau tai biến.
Trầm cảm trong thời gian phục hồi sau tai biếnTrầm cảm sau tai biến mạch máu não có hai dạng:
– Trầm cảm chủ yếu: Thay đổi khí sắc, tư duy trở nên chậm chạp, đôi khi có cảm giác lo âu, kích động, sút cân, ăn không ngon miệng, khó để đi vào giấc ngủ, có những suy nghĩ tiêu cực, mất hy vọng, tự đánh giá thấp về bản thân, cảm giác tội lỗi. Khuôn mặt thường xuyên lộ vẻ mệt mỏi, sầu uất.
– Trầm cảm nhẹ: Tâm trạng lo âu, thiếu kiên nhẫn, tư duy trở nên chậm chạp hơn, rối loạn giấc ngủ nhẹ, khó dỗ giấc ngủ và dậy sớm. Có thể là chán ghét bản thân nhưng không quá trầm trọng. Mức độ rối loạn thay đổi mỗi ngày hoặc là theo thời gian.
Cách giải tỏa trầm cảm sau tai biến mạch máu nãoCác nghiên cứu tiền cứu của nhóm Baltimore (Robinson, Price và Starkstein) nhận xét rằng nếu không điều trị, sau tai biến mạch máu não trầm cảm có thể kéo dài hơn 2 năm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị tai biến mạch máu não thì thái độ, biện pháp chăm sóc của người thân cực kỳ quan trọng và gần như chiếm vị trí quyết định. Việc quan trọng và cần thiết nhất lúc này là giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống.
Điều trị rối loạn tâm lý sau tai biến mạch máu não cũng khó như cai nghiện ma túy vậy nên nguyên tắc cần nhớ là hãy kiền trì. Điều trị tai biến mạch máu não sẽ là một quá trình dai dẳng vậy nên người thân và người bệnh cần biết là hồi phục không phải là chuyện “ngày một ngày hai” và phải biết chấp nhận thực tế ấy.
Bạn cần kiên nhẫn thuyết phục và động viên bệnh nhân luyện tập vật lý trị liệu, tạo đà tiến đến phục hồi vận động.
Khi chức năng vận động phục hồi, áp lực tâm lý đối diện với tình trạng thể chất sẽ được hóa giải.
Thêm vào đó, vận động còn giúp phòng tránh những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tai biến như cao huyết áp, táo bón, loét tì đè…
Trên thực tế, bệnh nhân tai biến thường buồn bực, tự ti vì có cảm giác rằng mình đang là gánh nặng của người thân trong gia đình. Do đó, người thân cần tinh tế, khéo léo trong cách cư xử với người bệnh: chăm sóc tỉ mỉ nhưng vẫn cho họ được tự chủ.
Dĩ nhiên điều này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhưng tự chủ là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giải tỏa tâm lý tiêu cực. Chẳng hạn thay vì nói “để con làm cho” thì hãy nói “Mẹ sẽ làm được mà”.
Cụ thể là người bệnh có thể tự chủ trong các hoạt động đơn giản như ăn uống, rửa mặt, thay quần áo… và hơn hết là tìm cách khuyến khích họ tự chủ trong vấn đề nhạy cảm như vệ sinh.
Một trong những phương pháp rèn luyện tính tự chủ trong vệ sinh chính là lựa chọn sản phẩm chăm sóc vệ sinh phù hợp với khả năng vận động của người bệnh chẳng hạn như tã quần phù hợp .
Như vậy, có thể tóm lại, phương pháp điều trị trầm cảm sau tai biến mạch máu não hiệu quả nhất chính là kiên nhẫn và yêu thương.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hậu Quả Của Tai Biến Mạch Máu Não Đối Với Cảm Xúc Và Hành Vi trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!