Bạn đang xem bài viết Điều Trị Bệnh Lở Loét, Xuất Huyết Trên Cá Kèo được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá kèo là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ rộng rãi trong nước và có giá trị xuất khẩu. Cá kèo được nuôi tập trung ở một số tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, trong đó Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi khá lớn (trên 400 ha).
Hiện nay, mô hình nuôi cá kèo của tỉnh Bạc Liêu xuất hiện bệnh lở loét và lây lan trên diện rộng với dấu hiệu bệnh lý là cá yếu, bơi xoay tròn, xuất huyết trên thân, tại các vi và hậu môn, trên thân cá với nhiều vết lở loét, cá chết với tỉ lệ khá cao.
Mẫu cá kèo bệnh thu ngày 03/9/2023 tại huyện Hòa Bình
Ngày 03 tháng 9 năm 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu và Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ tiến hành thu 100 mẫu cá kèo nuôi thương phẩm bị bệnh ở xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình. Kết quả xét nghiệm cho thấy các mẫu cá đều bị nhiễm khuẩn rất nặng với các chủng vi khuẩn gây bệnh trên da và bên trong nội tạng.
Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành thí nghiệm kháng sinh đồ nhằm tìm những loại kháng sinh điều trị bệnh hiệu quả, kết quả cho thấy: Các chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá nuôi kháng mạnh với kháng sinh Amoxycylin (25µg), Colistin (25µg), Neomycin (30µg), Tylosin (5µg) và Trimethoprim + Sulfamethoxazole (25µg).
Kết quả trên cho thấy, có thể người nuôi đã lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi để phòng và trị bệnh, không theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, sử dụng quá liều lượng hoặc thời gian điều trị nên đã tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, điều này đã làm cho việc điều trị bệnh ngày càng khó khăn hơn và không hiệu quả khi sử dụng kháng sinh.
Kết quả kháng sinh đồ cũng cho thấy một số loại kháng sinh có thể tiêu diệt tốt vi khuẩn gây bệnh trên mẫu cá thí nghiệm là Doxycylin (30µg), Erythromycin (15µg), Florfenicol (30µg), Oxytetracylin (30µg). Tuy nhiên, việc sử dụng những loại kháng sinh này khi điều trị bệnh cho cá kèo thì người nuôi cũng cần kết hợp việc xử lý môi trường ao nuôi bằng các chất diệt khuẩn để cải thiện môi trường ao nuôi. Sau khi diệt khuẩn, ngưng cho cá ăn ít nhất một ngày, rồi cho cá ăn kháng sinh bằng cách trộn thuốc (chọn một trong các loại thuốc: Doxycylin, Erythromycin, Florfernicol, Oxytetracylin) vào thức ăn (liều lượng 2 – 3 g/kg thức ăn) với tỏi (1g tỏi/kg thức ăn), cho cá ăn liên tục đủ 5 hoặc 7 ngày để đủ liều điều trị dứt bệnh.
Ngoài ra, để vụ nuôi cá đạt kết quả cao, nên trộn tỏi và bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng cường khả năng miễn dịch của cá với các tác nhân gây bệnh, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi cá bị bệnh và cần dùng đúng thuốc, đủ liều để tránh khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh trên cá kèo.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Kèo
Pseudapocryptes lanceolatus (Bloch & Schneider, 1801)Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)Pseudapocryptes borneensis (Kawamoto, 1972)
Thuộc họ Cá bống trắng ( Gobiidae)
Cá kèo. Photo: Themudskipper
Các tên khác:
Cá bống kèo
Goby, keo fish, keo-fisk, chewa, belacak, 尖尾鲨
Trong tự nhiên cá kèo thường sinh sống ở các vùng nước lợ như bãi triều, cửa sông. Cá phân bố ở Việt Nam, India, Bangladesh, Campuchia, Taiwan, Indonesia, Malaysia, Japan, Singapore, Tahiti, Thailand, China.
Cá thuộc loại ruột ngắn, ăn tạp. Thức ăn tự nhiên của cá kèo là nhuyến thể như tôm nhỏ, giun, tảo, phiêu sinh vật…
Cá thường dài từ 10 – 20cm, thân cá hình trụ dài to bằng ngón tay cái, dẹp dần về phía đuôi, da trơn nhớt, chui rúc trong bùn như lươn, chạch, đào hang để trú.
Cá kèo có thể sống trong môi trường có độ mặn rộng từ 0 đến 40 phần ngàn, thích hợp nhất là từ 5 đến 25 phần ngàn, pH7-8,5, độ kiềm 100-150mg CaCO3 / lit, độ trong 30-35cm.
Có thể nuôi xen canh cá kèo trên ruộng muối, ao tôm sau khi thu hoạch; hoặc nuôi ghép cá kèo – cua, cá kèo – tôm trên ruộng lúa; hoặc nuôi ghép với mật độ thấp trong ao tôm.
Mùa nuôi cá kèo thường bắt đầu từ tháng 4 âm lịch, mùa nước lên.
Con giống:
Nguồn giống chủ yếu do khai thác tự nhiên, ở sông rạch, các bãi bồi cửa sông, rừng ngập mặn.
Cá kèo giống tự nhiên thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.
Chọn giống:
Chọn cá có chiều dài từ 2-5cm, kích cỡ đều nhau, màu sắc đồng đều, không bị xây xát. Chọn cá khỏe mạnh, hoạt động nhanh lẹ, khi để yên thì nằm theo phương thẳng đứng, đầu nhô lên mặt nước.
Vận chuyển cá giống:
Cho cá vào túi nước có bơm oxy, tỷ lệ nước : oxy là 1 : 3, tỉ lệ cá là 2.000-3.000 con / 1.5 lít nước. Nếu vận chuyển xa thì cứ 5 giờ bơm oxy mới 1 lần.
Ao nuôi:
Ao nuôi cá (hoặc ruộng lúa): san bằng phẳng đáy ao, tơi xốp, có độ bùn từ 10-20cm. Đắp bờ ao cao, chắc chắn, tránh rò rỉ, lỗ mọi. Quanh bờ ao có rào lưới, chân lưới chôn sâu xuống đất 20 – 30cm. Nuôi trong ruộng lúa cần độ cao nước từ 0,3m-0,5m trở lên.
Một số đề nghị của Việt Linh đối với bà con nuôi thâm canh là: Nên có ao lắng, tận dụng gây tảo làm thức ăn tự nhiên bổ sung cho ao nuôi. Thường xuyên bơm thay nước để kích thích cá tăng trưởng, hoặc có hệ thống cấp thoát nước theo thuỷ triều. Chăng dây trên mặt nước và làm hình nộm chống chim ăn cá. Tấn nylon để giữ nước và chống cá, cua còng, ba khía đào hang làm thất thoát. Bịt lỗ mọi trong ao. Nếu nuôi trong ruộng muối thì trước khi thả cá phải rửa ao nhiều lần để hạ độ mặn.
2 hình thức nuôi: nuôi đơn và nuôi luân canh cá kèo (mùa mưa) với tôm sú (mùa khô).
Cá kèo có tỷ lệ sống khá cao do khả năng chịu đựng biến động môi trường tốt hơn so với tôm.
Mật độ thả giống:
Một số mô hình nuôi thực tế cho thấy:
Nếu thả 10 và 20 con/m2, sau 4-5 tháng nuôi năng suất có thể đạt 350 kg – 1 tấn/ha.
Nếu nuôi thâm canh với mật độ thả giống 50-80 con/m2, sau 5-6 tháng nuôi, trọng lượng cá đạt trung bình khoảng 35-50 con/kg, năng suất 2-3 tấn/ha. Cá biệt ở Sóc Trăng, đã có những ao đạt 6-7 tấn/ha.
Thả giống:
Trước khi thả giống, xả cạn và phơi đáy ao 5-7 ngày, bón vôi để xử lý đáy, diệt cá tạp. Lấy nước vào ao qua túi lọc. Sau 7-10 ngày, gây tảo để làm thức ăn tự nhiên bổ sung cho cá.
Cá giống khi đem về nên thuần dưỡng để thích nghi với môi trường nuôi ít nhất 24 giờ, loại bỏ cá yếu, cá tạp. Thả cá vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm để tránh cá bị sốc.
Cho ăn và chăm sóc:
Tập tính ăn: cá ăn thức ăn nổi
Cá kèo nuôi quảng canh (3-10 con/m2) chủ yếu ăn rong tảo, phiêu sinh vật phù du trong nước, đất có nhiều bùn. Từ tháng thứ 2 trở đi cho ăn dặm thêm bằng cám gạo và bột đậu nành.
Cho nước ra vào thường xuyên, nhất là những ngày triều cường, qua hệ thống cấp thoát nước và ao lắng, tránh nguồn nước ô nhiễm. Duy trì tảo bằng cách bón phân urê, DAP, phân gà. Tùy theo mật độ tảo nhiều hay ít mà bón định kỳ từ 10-15 ngày/ lần.
Thu hoạch:
Cá kèo thích lội ngược dòng nước, do đó khi thu hoạch, xả bớt nước khỏi ao nuôi, tạo các đưỡng rãnh ở đáy ao dẫn đến cửa bọng, bơm nước mát vào ao, cá sẽ bơi ngược dòng vào lưới đặt ở bọng.
Khi nuôi trong đầm rộng thì có thể lợi dụng con nước vào, ra khi có đợt triều để thu hoạch hoặc chuyển vào ao nhỏ.
Những người nhiều kinh nghiệm có thể tạt saponin đã pha loãng để làm cá say, cá sẽ nổi lờ đờ, khi đó vớt cá thả lại vào thùng đựng nước ao sạch cho cá hồi tỉnh.
Phòng và trị bệnh của cá kèo
Bệnh chủ yếu của cá kèo là sình hơi và rũ xương.
Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas
Nguyên nhân: Do các vi khuẩn Aeromonas ( A.hydrophil, A. caviae, A. sobria) gây ra. Bệnh phát sinh khi môi trường ô nhiễm, oxy hòa tan thấp, nuôi mật độ dày. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm.
Triệu chứng: Mình cá có những mảng đỏ với nhiều khối u, bụng có từng vùng sẫm màu, lưng có nhiều vết thương, đuôi và vây bị hoại tử, mắt đục, lồi, sưng phù, hậu môn sưng to. Cá bỏ ăn, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ đờ trên mặt nước.
Bệnh trắng đuôi
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra.
Triệu chứng: trên đuôi có các đốm trắng, sau đó lây lan đến vây lưng, vây hậu môn. Dần dần đuôi và vây bị xuất huyết, rách nát. Khi bệnh nặng, cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, đầu chúi xuống hoặc treo lơ lửng trên mặt nước.
Bệnh tuột nhớt
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra. Bệnh phát sinh do cá bị sây sát trong đánh bắt, vận chuyển hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh giữa các cá thể trong cùng 1 ao và giữa các ao.
Triệu chứng: toàn thân bao phủ một lớp nhớt màu trắng đục. Cá tách đàn, bơi lờ đờ, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, mình cá lở loét, vây rách nát, sau đó cá chết rất nhanh.
Phòng bệnh
Luôn giữ môi trường nước trong ao sạch, không bị ô nhiễm. Chọn giống khỏe, vận chuyển đúng quy trình để cá khỏe, không bị sây sát.
Nếu nuôi thâm canh, định kỳ 10 -15 ngày xử lý nước và đáy ao bằng các chế phẩm vi sinh.
Đảm bảo đầy đủ thức ăn cho cá phát triển khỏe mạnh, định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn giúp cá tăng cường sức đề kháng.
Trị bệnh:
Biện pháp xử lý đầu tiên khi cá nhiễm bệnh là thay 20-30% nước trong ao bằng nguồn nước sạch, vệ sinh xung quanh ao. Dùng thuốc diệt khuẩn xử lý nước trong ao. Dùng thuốc điều trị trộn vào thức ăn theo đúng liều lượng.
Rải vôi sát khuẩn bờ ao, tránh lây lan rộng. Không dùng chung dụng cụ chăm sóc của ao bị nhiễm bệnh với ao chưa bị nhiễm bệnh.
Chú ý: Không dùng kháng sinh để phòng bệnh. Nếu phải điều trị bệnh bằng kháng sinh thì ngưng sử dụng thuốc 4 tuần trước khi thu hoạch.
Phòng Và Trị Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá Kèo
+ Bệnh ký sinh trùng: cá bị bệnh có những biểu hiện bên ngoài như da cá trở nên sậm màu, cá uốn mình liên tục, bơi lội không định hướng. Cá yếu dần và có khi 24 giờ sau cá mới chết. Mang cá có nhiều hạt nhỏ lấm tấm, màu đen, mang nhợt nhạt. Đó là các loài ký sinh: trùng bánh xe ( Trichodina sp.) và trùng quả dưa ( Ichthyophthyrius sp.) bám trên mang và vây cá, loài nấm Fusarium sp. ký sinh trên da và mang cá.
+ Bệnh nhiễm khuẩn: các loài vi khuẩn gây bệnh là Aeromonas sp, Pseudomonas sp, Mycobacterium và Vibrio sp. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cá hay nằm tách riêng một chỗ ở các góc bể, vài ngày sau mắt sưng to, bụng phình to, cơ 2 bên thân bị phù, nhất là ở gần cuống đuôi. Một số cá bị bệnh nặng, có thể hoại tử ra cả bên ngoài như ở bụng, gốc vi ngực, vi bụng, đầu… Khi mổ chỗ cơ bị sưng, có nhiều dịch chảy ra, màu hơi đỏ, mùi rất tanh. Khi giải phẫu nội quan, hầu hết bong bóng, thận, mật phình to, ruột hoàn toàn không có thức ăn.
Hình 8. Cá bị bệnh nhiễm trùng huyết Aeromonas sp..,mật và lách bị sưng Hình 9. Cá bị bệnh nhiễm khuẩn Pseudomonas sp., bong bóng và gan bị sưng to, nhạt màu
Hình 10. Một số dạng xuất huyết trên thân cá kèo nuôi thương phẩm (A, B, C)
Một số mẫu cá bị nhiễm khuẩn Mycobacterium spp. Ban đầu da cá nhạt dần, bơi chậm chạp, bỏ ăn. Sau đó một vài chỗ da trên thân bị lỏ loét, có màu xám trắng, vây và đuôi bị hoại tử và rách. Một số khối u xuất hiện trong mô cơ, nội tăng bị sưng, nhất là bong bóng. Gan và thận bị teo nhỏ lại.
Hình 11. Cá bị bệnh nhiễm khuẩn Mycobacterium spp, gan và thận bị teo
Một số biểu hiện bệnh do thiếu dinh dưỡng hay thiếu các yếu tố vi lượng: bệnh này xảy ra khi thức ăn thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Cá bị bệnh cơ thể gầy, bơi lội chậm. Ngoài ra có thể do nấm mốc Aspergilus sp. gây ra, cá bị chướng bụng do thức ăn không tiêu hóa.
Hình 12. Cá giống chết vì bị chướng bụng Hình 13. Trùng loa kèn kí sinh trên da cá Hình 14. Trùng bánh xe kí sinh trên mang cá Hình 15. Bào tử nấm mốc Aspergilus sp
Cá kèo bị bệnh là do các nguyên nhân sau:
– Do mật độ nuôi quá cao.
– Thức ăn quá dư thừa làm cho ao bị ô nhiễm, là điều kiện cho các loài vi khuẩn gây bệnh phát triển.
– Thức ăn cho cá chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, có thể bị thiếu một số thành phần như khoáng, vi lượng, vitamin, hoặc thức ăn bị nhiễm nấm mốc. Vì vậy cá bị giảm sức đề kháng, dẫn đến cơ thể gầy yếu, dễ bị nhiễm bệnh.
Do môi trường nước nuôi ít được thay đổi, nước ao nuôi quá nóng, đáy ao dư tồn đọng quá nhiều chất thải từ thức ăn và phân của cá
Một số biện pháp phòng và trị bệnh
– Thay nước ao thường xuyên để giữ cho môi trường nước ao sạch, không tồn lưu thức ăn dư thừa phân hủy sinh ra khí độc
– Bổ sung khoáng chất và vitamin vào thức ăn: bổ sung thêm các chất khoáng cần thiết. Vitamin cũng được trộn vào thức ăn cho cá, hòa tan vitamin A, C, D, E dạng bột mịn (liều dùng: 10 mg/kg thức ăn).
– Điều chỉnh mật độ nuôi: Mật độ nuôi không cao quá 50 con/m2
– Sử dụng kháng sinh trị bệnh: Khi cá bị nhiễm khuẩn huyết, dùng kháng sinh Oxytetracylin hoặc Kanamycin liều lượng dùng 50 – 70 mg thuốc/kg cá, trong 5 ngày liên tục.
Thu hoạch cá nuôi
Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá kèo có thể đạt trọng lượng trung bình 20 – 30 gam/con (30 – 50 con/kg), người nuôi có thể tùy theo giá cả thị trường để thu hoạch cá bống kèo khi có lợi nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân, việc thu hoạch cá kèo có nhiều cách, có thể dùng lưới kéo, nhưng cách này không thể thu hoạch hết cá trong ao. Ngư dân lợi dụng tính thích bơi ngược nước của cá bống kèo và dùng một loại dụng cụ là “xà lu” để bắt cá chạy ngược nước thì có hiệu quả hơn, thu cá triệt để hơn. Trước khi thu hoạch khoảng 10 ngày, cần giữ cho môi trường ao nuôi thật ổn định, trước khi triều cường thì tháo hoặc tát bớt nước ao, khi bắt đầu triều cường thì đưa nước vào ao. Sự chênh lệch mực nước sẽ kích thích cá bống kèo bơi ngược dòng nước chui vào trong xà lú. Sau mỗi đợt thu hoạch thì lại tát cạn ao hơn và tiếp tục cho nước thủy triều vào ao để bắt cá ngược dòng chạy vào xà lú cho đến khi ao cạn hoàn toàn và thu hết cá.
Ngoài ra để thu hoạch những cá còn “ngoan cố” không chịu ngược nước, ngư dân dùng dây thuốc cá với liều lượng thấp rải xuống ao nhằm làm cho cá phải ngoi lên mặt nước và ngư dân dùng lưới để kéo cá, nhưng cách bắt này làm cho cá dễ chết, bán không được giá, thường chỉ để phơi làm khô cá kèo.
Hiện nay do cá giống thu từ tự nhiên nên lẫn với rất nhiều loài cá khác, có khi tỷ lệ lẫn giống tới 30%. Do đó tỷ lệ sống của cá thương phẩm nuôi bằng con giống tự nhiên rất ít khi ổn định. Theo kết quả khảo sát từ những hộ nuôi cá bống kèo tại vùng Vĩnh Châu (Bạc Liêu), Long Phú (Sóc Trăng) và Bến Tre, cho thấy tỷ lệ sống cá nuôi dao động trung bình từ 15 – 50%.
Hình 16. “Xà lú ” để bắt cá kèo
Năng suất nuôi trung bình ở các địa phương hiện nay đạt từ 1-20 tấn/hecta. Lợi nhuận mang lại từ nuôi cá bống kèo từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng cho một hecta nuôi.
Hình 17. Cá kèo thương phẩm
Phác Đồ Điều Trị Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN
BS.CKII Lê Kim Sang – BS Nguyễn Thế Nhân Khoa Nội Tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu vào trong ống tiêu hóa sau đó được tống ra ngoài qua 2 phương thức: ói máu và hoặc đi tiêu máu.
*Xuất huyết tiêu hóa được chia làm 2 loại:
+ Xuất huyết tiêu hóa trên: tổn thương chảy máu từ góc treizt trở lên bao gồm: thực quản ,dạ dày, tá tràng.
+Xuất huyết tiêu hóa dưới: chảy máu từ góc treizt trở xuống.
*Lâm sàng: thường gặp nhất là XHTH trên (80%) và ảnh hưởng đến tình trạng người bệnh thuộc 2 nhóm bệnh sau:
+ Viêm loét dạ dày tá tràng + Dãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
Nôn máu hoặc đi tiêu phân đen
* Tùy theo mức độ chảy máu mà ta có các triệu chứng lâm sàng khác nhau.
*Phân loại mức độ mất máu cấp theo Smetannikov 1996
Thang Điểm Rockall
Rockall Score
*Nguyên Nhân:
1. Xuất huyết dạ dày tá tràng– Nôn ra máu: máu đỏ tươi, máu đen lẫn máu cục có thể lẫn thức ăn.
– Đi tiêu phân đen: phân đen như bả cà phê, mùi hôi thối, nếu chảy máu nhiều phân màu đỏ.
– Có thể bệnh nhân chỉ đi tiêu phân đen
2. Xuất Huyết Do Vỡ Dãn Tĩnh Mạch Thực Quản:– Ói máu ồ ạt, máu đỏ tươi kèm đi tiêu phân đen hoặc đỏ tươi.
– Bệnh nhân thường có kèm triệu chứng lâm sàng của xơ gan: vàng da, vàng mắt, báng bụng.
* Nội soi thực quản dạ dày tá tràng:
– Phương pháp tương đối an toàn
-Nên nội soi cấp cứu trước 24h kể từ lúc bắt đầu có biểu hiện xuất huyết vì:
+ Không làm chảy máu nặng hơn
+ Đa số tìm được nguyên nhân và để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp + Can thiệp điều trị cầm máu qua nội soi.
*Hiện nay phương pháp phân loại xuất huyết tiêu hóa qua nội soi được ứng dụng có giá trị trong công tác xử trí và tiên lượng chảy máu ở ổ loét dạ dày đã từng được áp dụng là phân loại của Forrest.
BẢNG PHÂN LOẠI THEO FORREST
3. CHỮA BỆNH XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN:*Nguyên tắcđiều trị: bao gồm 8 nguyên tắc
1. Hồi sức chống sốc
2. Đánh gía sự khởi phát và mức độ nặng
3. Xác định vị trí xuất huyết
4. Chuẩn bị nội soi cấp cứu
5. Xác định nguyên nhân xuất huyết
6. Kiểm soát xuất huyết qua nội soi
7. Hạn chế các biến chứng do điều trị
8. Điều trị xuất huyết tái phát và dự phòng tái xuất huyết.
3.1. Hồi Sức Và Chống Sốc+ Cần HSCC theo thứ tự ưu tiên A.B.C đối với bệnh nhân XHTH nặng + Ổn định hô hấp: cần đặt NKQ nếu XHTH nặng có shock hay suy hô hấp
+ Cho bệnh nhân nằm đầu thấp và thở oxy nếu B/N khó thở
3.2. Đánh Gíá Sự Khởi Phát Và Mức Độ Nặng* Phân biệt Cấp hay Mạn ( dựa trên triệu chứng LS và CLS )
* Đánh giá tình trạng mất máu: theo 3 Mức độ và 5 tiêu chuẩn của Smetannikov 1996 hoặc theo thang điểm của Rockall
-Nếu nghi chảy máu ở dạ dày, thực quản gửi nội soi cấp cứu khi tình trạng bệnh nhân cho phép.
3.3. Xác Định Vị Trí Xuất Huyết+ Lâm sàng: cần hỏi bệnh sử thật rõ ràng
+ Đặt sonde mũi dạ dày nhằm 2 mục đích chính cho chẩn đoán và điều
3.4. Chuẩn Bị Nội Soi Cấp Cứu+ Rửa dạ dày lấy đi máu tươi và máu cục tạo thuận lợi cho nội soi, giảm nguy cơ hít
+ Lưu ý kỹ thuật rửa dạ dày phải nhẹ nhàng và không một lượng lớn dịch cũng như không bơm rữa dưới áp suất mạnh.
+ Cần thông báo cho người bệnh về mục đích và cách thức làm để người bệnh yên tâm và hợp tác tốt trong nội soi điều trị.
+ BS điều trị cũng cần thông báo về các thông tin của người bệnh cho BS nội soi biết.
3.5. Xác Định Nguyên Nhân Xuất Huyết+ Bằng phương pháp nội soi ta có thể xác định được tổn thương xuất huyết do loét dạ dày tá tràng hay do dãn vỡ TMTQ.
+ Đặc biệt đối với chảy máu do ổ loét DD-TT. Người ta sẽ đánh giá mức độ chảy máu qua nội soi qua tiêu chuẩn của FORREST.
3.6. Kiểm Soát Xuất Huyết Qua Nội Soi:Nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu để làm ngưng chảy máu Loét tiêu hóa
+ Nhiệt đông: điện đông đơn cực, đa cực, đầu dò nhiệt, laser v..v + Chích xơ: polidocanol, epinephrine, cồn tuyệt đối + Clip.
+ Clip + chích xơ Dãn tMtQ
+ Chích xơ: Polidocanol 1%
+ Buộc thắt TMTQ
+ Chích xơ + buộc thắt TMTQ
+ Chèn bóng (Sengtaken Blakemore,Minnesota)
Hạn Chế Các Biến Chứng Do Điều Trị Trước Nội Soi
+ Nghẹt đường thở do hít dịch dạ dày hoặc máu + Hạ huyết áp do truyền máu không đủ Sau nội soi: cần chú ý
* Nếu chảy máu tái phát:
– Nội soi chích cầm máu lần 2
* Phòng ngừa tái xuất huyết:
+ Thuốc ức chế bom Proton ( P.P.I ):
Omeprazol 40mg (Losce) 1 ống x2 TMC. mỗi 12h. Hiện nay theo một số quan điểm mới người ta có thể sử dụng PPI liều cao như (Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole) 80mg TMC ngay từ đầu sau đó sử dụng truyền TM 8mg/g trong 72 giờ tiếp theo đến khi ngưng chảy máu hoàn toàn sẽ chuyển sang dạng PPI uống. Nếu không có PPI chúng ta có thể sử dụng thuốc kháng thụ thể H2 + Thuốc kháng thụ thể H2:
Ranitidin 50 mg (Zantac) x 3-5lần/ngày. tiêm tĩnh mạch chậm (đối với bệnh nhân suy gan,suy thận cần giảm / liều ). Tuy nhiên theo khuyến cáo của các hội nghị đồng thuận việc sử dụng PPI vẫn là ưu tiên.
– Thuốc: làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa
* Somatostatin 3000 pg 1 ống pha với 48ml Natriclorua 0,9%.
* Rút 4ml TMC
* Còn 44 ml bơm tiêm tự động 4ml/g.
* Octreotide (sandostatin) 100 pg
* 1ống x 3 lần / ngày TDD hoặc Truyền tĩnh mạch 25 -50 pg/g liên tục trong 5 ngày
* Chế độ ăn:
– Trong những ngày đang chảy máu ăn chế độ lỏng: sữa, nước thịt, cháo, nước hoa quả; ăn nhiều bữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng
– Khi tình trạng XHTH đã ổn định bắt đầu cho B/N ăn đặc dần, nên tránh các thức ăn dễ kích thích như chua cay, cà phê hoặc rượu bia
* Theo dõi:
– Theo dõi LS tình trạng nôn máu hoặc đi cầu phân đen.
– Mạch, HA, nước tiểu và tri giác của B/N.
– Cần kiểm tra công thức máu thường xuyên tùy theo mức độ chảy máu ở mỗi bệnh nhân.
– Nếu cần thiết đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để theo dõi lượng dịch truyền. * Điều trị ngoại khoa:
1. Chảy máu nặng mà không có máu hoặc dung dịch thay thế máu.
2. Nội soi thấy máu phụt thành tia do chảy máu ở động mạch mà không có phương tiện cầm máu.
3. Điều trị nội tích cực nhưng thất bại (B/N đã được điều trị chích cầm máu qua nội 2 lần nhưng vẫn còn chảy máu).
4. B/N XHTH đang ổn định đột nhiên chảy máu tái phát.
5. B/N lớn tuổi hay nhóm không chịu mất máu lần 2, đã được điều trị nội soi chích cầm máu lần đầu thất bại.
Cấp Cứu Chấn Thương Sọ Não (Rất Chi Tiết) – Xử Trí Chăm Sóc
Hướng Dẫn Chẩn Đoán, Xử Trí Cấp Cứu Và Điều Trị Ngộ Độc Cấp Khi Ăn So Biển
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Cấp Cứu Ngộ Độc Rượu Có Chứa Methanol
Ngộ Độc Thuốc Rầy – Thuốc Diệt Cỏ – Thuốc Sâu
Bệnh Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên
Thứ Ba, 10-10-2023
Tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên (xuất huyết tiêu hóa cao) là tình trạng bệnh lý tiêu hóa khá nghiêm trọng. Máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa và vào trong lòng ống tiêu hóa.
Vị trí xuất huyết tiêu hóa trên thường nằm tại phần trên ống tiêu hóa, vị trí từ thực quản đến góc Treitz. Xuất huyết tiêu hóa trên chiếm tỉ lệ khá cao trong các bệnh đường tiêu hóa, chiếm hơn 80% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa.
1. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên
Một số bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên như:
Bên cạnh các loại bệnh lý gây xuất huyết tiêu hóa, có nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên, trong đó có các vấn đề như:
Yếu tố về thời tiết.
Các bệnh hô hấp, nhất là cảm cúm.
Sử dụng một số loại thuốc giảm đau chống viêm, nhất là aspirin, các thuốc corticoid,…
Các yếu tố tâm lý như stress, tức giận,… cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng mắc bệnh.
2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên
Thường có biểu hiện nôn ra máu. Máu thường đỏ tươi, khi nôn có lẫn với thức ăn. Một số bệnh nhân có dấu hiệu ho ra máu.
Đi ngoài ra máu. Trong phân thường có lẫn máu tươi hoặc lẫn phân đen, mùi khắm, hắc.
Một số bệnh nhân cũng gặp phải dấu hiệu chảy máu răng miệng, chảy máu cam.
Bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng phụ như lạnh da, vã mồ hôi, da trắng bệch cũng như nhợt niêm mạc.
Có dấu hiệu huyết áp thấp, mạch nhanh, nhỏ và khó bắt.
Một số bệnh nhân thiếu oxy lên não có thể gặp phải cảm giác vật vã, mệt và li bì.
Xuất huyết tiêu hóa dưới có tỉ lệ mắc phải khoảng 20% trong số các trường hợp xuất huyết tiêu hóa. Vị trí xảy ra xuất huyết tiêu hoa dưới thường xuất hiện từ góc Treitz đến vị trí hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa trên thường có nguồn gốc từ đại trực tràng đến ruột non.
1. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới
Xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Số ca mắc bệnh tỉ lệ thuận theo độ tuổi. Ngoài ra những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa dưới có thể do các vấn đề về bệnh lý như:
Viêm túi thừa và các bệnh lý túi thừa là nguyên nhân khá phổ biến gây ra xuất huyết tiêu hóa dưới, chiếm từ 30% những trường hợp xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh lý mạch máu nhất là loạn sản mạch máu.
Tình trạng u đại trực tràng và những bệnh lý trực tràng do xạ trị trong điều trị.
Các vấn đề viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu cục bộ.
Một số bệnh lý hậu môn trực tràng trong đó có bệnh trĩ gây ra chảy máu cấp, bệnh đường ruột.
Bệnh nhân bị chảy máu sau phẫu thuật cắt polyp dạ dày.
Ngoài a, một số bệnh lý hiếm như loét Dieulafoy, bệnh lý đại tràng do dùng NSAID, các bệnh lý do nhiễm khuẩn và viêm đại tràng.
2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa dưới
So với xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới thường có ít triệu chứng hơn. Bệnh nhân thường gặp phải một số triệu chứng chính như:
Xuất huyết tiêu hóa dưới thường có triệu chứng là đi cầu ra máu tươi hoặc có phân đen.
Có thể kèm theo một số dấu hiệu đi kèm như mất sức, mệt mỏi.
Bệnh nhân gặp phải tình trạng đau âm ỉ và kéo dài tại vùng bụng dưới.
Xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là 2 bệnh lý khác nhau ở vị trí chảy máu, nhưng đều có một đặc điểm chung là rất nguy hiểm, có những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng trong những trường hợp xuất huyết ồ ạt. Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong công tác điều trị để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Những phương pháp giúp chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa gồm có chụp đồng vị phóng xạ, nội soi ruột non, nội soi đại tràng, chụp mạch máu chọn lọc,…
Các bước chẩn đoán gồm có:
Chảy máu nhẹ: bệnh nhân thường mất khoảng 250 ml máu. Bệnh nhân tỉnh táo, các dấu hiệu đi kèm hầu như không có hoặc không đáng kể. Lượng máu bị mất thường dưới 500 ml, huyết áp của bệnh nhân khoảng trên 90 mmHg.
Chảy máu ở mức độ trung bình: lượng máu bị mất từ 250 -500 ml, cơ thể bệnh nhân có nhiều ảnh hưởng, có các triệu chứng phụ đi kèm. Lượng máu bị mất thường dao động trong khoảng dưới 1500 ml và trên 500 ml. Huyết áp của bệnh nhân có thể từ 80 – 90 mmHg.
Chảy máu nặng: bệnh nhân mất trên 1000 ml, bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn nhận biết, cơ thể có dấu hiệu da xanh xao, nhợt nhạt, vật vã,… Lượng máu bị mất có thể trên 1500 ml. Huyết áp của bệnh nhân có thể tụt xuống dưới 80 mmHg.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên – dướiNgay khi có triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và điều trị, dù nặng hay nhẹ. Bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà chúng ta không thể lường trước được.
Sau quá trình thăm khám, khi đã xác định được vị trí xuất huyết tiêu hóa, mức độ nặng nhẹ, bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng một số phương pháp chính:
Lưu ý sau điều trịSau điều trị xuất huyết tiêu hóa, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:
Viêm Loét Đại Trực Tràng Xuất Huyết
Dấu hiệu nhận biết viêm loét đại trực tràng xuất huyết
Tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà viêm loét đại trực tràng chảy máu có những biểu hiện khác nhau, từ đó bác sĩ có biện pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn nhẹ
Giai đoạn nặng
Giai đoạn trầm trọng
Dấu hiệu ở giai đoạn nhẹ
Người bệnh thường gặp tình trạng đi ngoài phân có lẫn máu và nhày. Nhưng triệu chứng này kéo dài không quá 4 ngày và người bệnh không bị bất cứ thay đổi nào về thể trạng.
Bệnh thường khu trú ở trực tràng hoặc đại tràng sigma, ít khi có tổn thương cao hơn ở phía trên, các biểu hiện ngoài ruột cũng rất hiếm gặp.
Theo thời gian bệnh tiến triển trầm trọng hơn, các biểu hiện của bệnh ngày càng tăng và rõ rệt.
Người bệnh ở giai đoạn này không tránh khỏi các triệu chứng như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy.
Dấu hiệu ở giai đoạn nặng
Người bệnh gặp phải những cơn đau quặn bụng thường xuyên hơn. Số lần đi ngoài ra máu dưới 6 lần/ngày vào cả ngày lẫn đêm.
Có thể bị sốt, nồng độ protein trong máu giảm khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
Cảm giác bị đau rát và buốt ở hậu môn, mót rặn khi đi đại tiện.
Dấu hiệu ở mức độ trầm trọng
Khi bệnh tiến triển tới mức độ này, người bệnh bị đại tiện ra máu hơn 6 lần/ngày và thường xảy ra vào ban đêm. Người bị viêm loét đại trực tràng xung huyết có cảm giác đau rát và buốt hậu môn, mót rặn.
Cơ thể người bệnh suy sụp, nhịp tim nhanh, huyết áp cao, sốt cao, bụng trướng.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời tiến triển nặng dẫn tới tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng do nhiễm độc.
Bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các biến chứng như xuất huyết ồ ạt, phình giãn đại tràng nhiễm độc dẫn đến tử vong.
Một số triệu chứng khác mà người bị xuất huyết đại trực tràng có thể gặp phải như là: hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, phù chân, huyết áp tụt, đau bụng dữ dội, sưng đau các khớp, đau thắt lưng và cùng chậu do viêm khớp cùng chậu.
Nhiều người bệnh do chủ quan nên khi có triệu chứng không khám và điều trị sớm, dẫn tới phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Biến chứng nguy hiểm của viêm loét đại trực tràngViêm loét đại trực tràng không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:
Tình trạng suy dinh dưỡngViêm loét đại trực tràng chảy máu kéo dài khiến chức năng của đường ruột rối loạn, các loại lợi khuẩn bị tiêu diệt do sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên, từ đó việc hấp thụ dinh dưỡng cũng bị suy giảm. Hơn nữa, người bệnh thường xuyên phải kiêng khem, ăn uống không đủ chất nên dễ dẫn tới suy nhược, gầy yếu.
Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ làm cho người bệnh vô cùng mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên, sức đề kháng sụt giảm, có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Phình giãn đại tràng nhiễm độcNếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu nguy kịch của phình giãn đại tràng nhiễm độc như là sốt cao, tăng nhịp tim, mất nước, rối loạn tâm thần, tụt huyết áp, thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Phình giãn đại tràng nhiễm độc là một cấp cứu nội khoa vì có nguy cơ gây thủng đại tràng và tử vong.
Chảy máu ồ ạtViêm loét đại trực tràng xuất huyết chuyển sang giai đoạn trầm trọng làm tăng nguy cơ chảy máu ồ ạt. Khi máu chảy nhiều, người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn như có dao găm vào bụng, toát mồ hôi, huyết áp tụt, toàn thân run rẩy, rối loạn tâm thần.
Nguy cơ chảy máu ồ ạt khiến người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa nên cần chỉ định phẫu thuật ngoại khoa cắt toàn bộ đại tràng. Trường hợp này, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt nếu không sẽ nguy hại tới tính mạng.
Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng trong 10 năm đầu của bệnh là 2%, sau 20 năm bị bệnh là 8% và sau 30 năm là 18%. Mỗi năm có khoảng 11 triệu bệnh nhân mắc ca mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại trực tràng.
Do đó, nếu bị viêm đại tràng mãn tính, người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn để sàng lọc ung thư và chữa trị từ sớm.
Chẩn đoán viêm loét đại trực tràngMột số xét nghiệm có thể được chỉ định thêm như:
Xét nghiệm phân: Tìm thấy máu và bạch cầu cho thấy dấu hiệu xuất huyết. Ngoài ra xét nghiệm phân sẽ giúp bác sĩ xác định thêm nguyên nhân viêm loét đại trực tràng do tác nhân nào gây nên.
Xét nghiệm máu: Có biểu hiện bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng, có thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ thì bị viêm loét đại tràng, thiếu máu hồng cầu to bị bệnh Crohn
Sinh hóa: Albumin giảm do mất qua đường tiêu hóa khi viêm loét, giảm Vit B12, axit folic, Fe huyết thanh. Rối loạn điện giải ( giảm K, Mg) .
Chụp X-quang khung đại tràng: Đây là kỹ thuật bơm chất cản quang Barium giúp quan sát hình ảnh khung đại tràng. Trong suốt thời chụp bằng baryt, một chất trắng được đưa vào trong trực tràng và đại tràng. Barium là một chất cản quang, làm cho hình ảnh đại tràng được rõ nét khi chụp. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp X quang lạc hậu hơn so với nội soi đại tràng, nó cho kết quả hình ảnh kém chi tiết hơn nên hiện nay người ta ít sử dụng phương pháp chẩn đoán này.
Nội soi khung đại tràng và sinh thiết niêm mạc đại tràng được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác.
Điều trị viêm loét đại trực tràngTùy thuộc vào mức độ bệnh và phạm vi tổn thương mà các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Người bệnh được ưu tiên điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa được chỉ định khi việc điều trị nội khoa thất bại với các trường hợp thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc, ung thư hóa hoặc dị sản độ nặng.
Nguyên tắc điều trị bệnh
Với những trường hợp chưa được điều trị, quá trình điều trị khởi đầu 1 loại thuốc, đánh giá đáp ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng sau 10 – 15 ngày.
Với người bệnh đang điều trị mà bệnh tiến triển nặng hơn bắt đầu lại điều trị bằng 2 loại thuốc đang điều trị kết hợp thêm thuốc khác
Với người bệnh đã được điều trị và ngừng điều trị lâu thì cần điều trị khởi đầu như trường hợp chưa được điều trị, nên bắt đầu điều trị bằng thuốc khác.
Với những thể nhẹ tổn thương tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma nên kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ viên đặt hậu môn và thuốc thụt.
Điều trị gồm có điều trị tấn công và điều trị duy trì.
Điều trị nội khoaViệc điều trị nội khoa bao gồm:
Sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
Truyền máu cho bệnh nhân nếu như đại trực tràng bị xuất huyết nặng gây thiếu máu, tụt huyết áp để bù vào lượng máu đã mất.
Chế độ ăn uống cần được điều chỉnh, cần tuân thủ chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Kiêng các thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng.
Phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ đại trực tràng được đưa ra khi bệnh nhân gặp phải biến chứng nặng, bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật chủ yếu đó là mổ nội soi và mổ hở.
Phương pháp mổ nội soi: Các bác sĩ thực hiện rạch những đường mổ rất nhỏ trên ổ bụng, sử dụng kính nội soi và dụng cụ phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột già. Phương pháp này có nhiều ưu điểm và hạn chế biến chứng sau phẫu thuật hơn so với mổ hở.
Phương pháp mổ hở: Đây là một kỹ thuật mổ truyền thống, có thể để lại nhiều rủi ro hơn so với mổ nội soi. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt nhất là bệnh nhân gặp tình huống nguy kịch như ung thư thì mổ hở lại là phương pháp được ưu tiên.
Lưu ý cho người bệnh:
Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Khi phát hiện có rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như phân có máu, không khuôn, đau bụng nhiều thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh để ra tình trạng muộn như: đi đại tiện 2 – 3 ngày liền, mất máu thì việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn. Theo dõi thường xuyên 6 tháng một lần bằng nội soi đại tràng, sinh thiết đại tràng, đại tràng sigma để phát hiện giai đoạn đầu của tiến triển ung thư.
Hạn chế căng thẳng quá mức khiến bệnh trở thêm trầm trọng, nên thư giãn, tránh suy nghĩ quá mức, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh đối với người khỏe mạnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Bệnh Lở Loét, Xuất Huyết Trên Cá Kèo trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!