Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Ghẻ Chàm Hóa được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Ghẻ chàm hóa là một trong những bệnh lý ngoài da gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến bệnh nhân dùng tay gãi gây trầy xước da. Bệnh ghẻ chàm hóa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm mất thẩm mỹ khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti, xấu hổ, lâu dần dẫn đến trầm cảm.
Ghẻ chàm hóa là bệnh gì? Dấu hiệu bệnh như thế nào?
Bệnh ghẻ là nguồn gốc sinh ra ghẻ chàm hóa, gây ngứa khiến người bệnh gãi nhiều dẫn đến những vùng tổn thương bị chảy nước, da dày và sẩn cục. Ghẻ chàm hóa lây lan từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung các đồ dùng cá nhân như: chăn, mền, quần áo,….
Khi ghẻ cái xâm nhập vào da, sinh sôi, đào hang và đẻ trứng, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu trong một khoảng thời gian ngắn. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện kéo dài từ 4 – 6 tuần hoặc hơn.
Những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân bị ghẻ chàm hóa có thể gặp phải:
►Ngứa ngáy dữ dội hoặc âm ỉ. Đa phần triệu chứng ngứa ngáy sẽ bùng phát dữ dội vào ban đêm. Bởi ban đêm là thời điểm mà con ghẻ phát triển, hoạt động mạnh, đào sâu vào da và đẻ trứng.
►Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, vùng da bị ghẻ của người bệnh còn hình thành thêm nhiều mụn nhọt.
►Vùng da bệnh bị nổi mụn nước, xuất hiện vảy bong tróc ra ngoài.
►Khi sử dụng tay hoặc đồ vật để gãi, vùng da bị bệnh sẽ hình thành nên những vết loét trên bề mặt của da.
►Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, phổ biến nhất ở kẽ tay, khuỷu tay, nách, cổ tay.
►Bệnh ghẻ thường xuất hiện dai dẳng và rất dễ phát triển mạnh để trở thành bệnh mạn tính. Ngay sau khi bệnh phát triển mạnh và ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những tổn thương da, nhiễm trùng, viêm loét và có cảm giác ngứa ngáy da dữ dội.
►Ở những trường hợp đặc biệt, da của bệnh nhân sẽ dày lên sau khi mắc bệnh. Đồng thời sẫm màu, những triệu chứng của bệnh tái phát nhiều lần gây mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ chàm hóa:
►Nguyên nhân gây bệnh ghẻ chàm hóa chính là bệnh ghẻ biến chứng thành, khi mắc bệnh ghẻ mà không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng phương pháp khiến bệnh kéo dài, dẫn đến ghẻ chàm hóa.
►Bệnh thường có xu hướng lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung vật dụng với người bệnh như: quần áo, chăn, màn, gối, khăn…..
Điều trị ghẻ chàm hóa như thế nào?
Ghẻ là một trong những bệnh ngoài da cần phải được chẩn đoán sớm. Dựa vào triệu chứng bệnh và các biện pháp xét nghiệm như trích da, soi dưới kính hiển vi, các bác sĩ có thể phát hiện được dấu vết hang ghẻ cũng như phát hiện được ấu trùng ghẻ. Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra những hướng dẫn chăm sóc và điều trị phù hợp nhất dành cho làn da của bạn.
Để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất thì việc đầu tiên cần làm là phải xóa sạch các ổ chứa kí sinh trùng ghẻ, điều trị cho bệnh nhân và cả những người có tiếp xúc và sống chung với bệnh nhân. Bệnh nhân bị bệnh ghẻ chàm hóa có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ, các loại thuốc tiêu diệt cái ghẻ có thể dùng cho toàn bộ cơ thể từ da đầu đến lòng bàn chân tùy vào tình trạng của bệnh. Về liều lượng và cách dùng, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Đa Khoa Khoa Cần Thơ – Địa chỉ chữa bệnh ghẻ chàm hóa hiệu quả nhất
Ở miền Tây muốn khám bệnh ghẻ chàm hóa thì khám ở đâu? Câu trả lời chắc chắn là Cần Thơ vì đây là thành phố hiện đại và phát triển nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Nền y tế ở đây hiện đại không thua kém gì thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Mà nếu đã đến Cần Thơ thì phải đến Đa Khoa Khoa Cần Thơ (133A Trần Hưng Đạo – P. An Phú – Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ). Phòng Khámlà một trong những phòng khám đạt tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu tại Cần Thơ, chuyên điều trị các bệnh da liễu, đặc biệt là các bệnh ghẻ, được Sở Y Tế cấp giấy phép hoạt động công khai dựa trên các tiêu chuẩn sau:
Đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, luôn hết lòng vì bệnh nhân.
Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, thoáng mát, đạt tiêu chuẩn Quốc Tế.
Đầy đủ trang thiết bị, máy móc hiện đại giúp hỗ trợ quá trình khám và điều trị hiệu quả.
Chi phí chữa bệnh hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.
Quy trình khám chữa bệnh khoa học, nhanh chóng, không cần phải chờ đợi.
Thông tin cá nhân của người bệnh được bảo mật tuyệt đối.
Làm việc từ 08:00h đến 20:00h hàng ngày kể cả chủ nhật và các ngày Lễ – Tết.
Nếu bạn bị ghẻ chàm hóa trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa khỏi thì hãy gọi ngay đến hotline 0292 3736 333 hoặc làm theo hướng dẫn bên dưới để được các bác sĩ tư vấn miễn phí.
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng – đơn giản – thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
– Tư vấn qua số điện thoại:0292 3736 333
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa của chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp miễn phí và cho lời khuyên tốt nhất.
Bệnh Ghẻ Chàm Hóa Và Cách Điều Trị Nhất Định Bạn Phải Biết
Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và điều trị đúng hướng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng căn bệnh này có thể lây lan và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ trên bề mặt da.
Bệnh ghẻ chàm hóa là gì?
Bệnh ghẻ chàm hóa xuất phát từ bệnh ghẻ ( Scabiei), một bệnh ngoài da do con ghẻ (Sarcoptes scabiei) gây ra. Khi xâm nhập vào da và có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ đào vào bên dưới lớp da của chúng ta để làm tổ (thường là tại lớp sừng trên da). Quá trình đào dưới da và làm tổ của con ghẻ sẽ gây ra bệnh ghẻ ngoài da. Không chỉ người, bệnh ghẻ còn có thể gặp phải trên da của một số động vật khác như chó, mèo, lợn, ngựa,…
Vòng đời của con ghẻ đi qua 4 giai đoạn chính, bao gồm:
Giai đoạn trứng có hình dạng từ 0,10 – 0,15 mm.
Sau khoảng 3 – 4 ngày, các triệu chứng của bệnh ghẻ sẽ bắt đầu khi trứng nở và ấu trùng đào xuống bề mặt da.
Trong thời gian 3 – 4 ngày tiếp theo, ghẻ sẽ lột xác nhiều lần cho đến khi trưởng thành.
Cái ghẻ lớn giao phối và tiếp tục đào hang dưới da để tiếp tục đẻ trứng mới.
Những đối tượng dễ mắc bệnh ghẻ
Ghẻ là một trong những bệnh dễ mắc phải với một số nhóm đối tượng bao gồm:
Người đang hoặc đã từng có tiền sử mắc bệnh ngoài da, khiến cho hàng rào bảo vệ da bị suy giảm.
Những người sống trong môi trường chật chội, ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh ghẻ.
Người có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những người đang có bệnh ghẻ cũng có thể bị lây nhiễm cái ghẻ.
Những bệnh nhân mắc các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch cũng có thể khiến cho da dễ mắc phải bệnh ghẻ.
Triệu chứng của bệnh ghẻ
Khi ghẻ xâm nhập vào da, đào hang và đẻ trứng, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu trong một khoảng thời gian nhất định. Ở một số trường hợp, quá trình này có thể kéo dài từ 4 – 6 tuần. Những triệu chứng điển hình của bệnh ghẻ gồm có:
Triệu chứng ngứa, có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Đa số những trường hợp ghẻ ngứa thường xuất hiện về đêm vì đây là thời điểm mà ghẻ bắt đầu đào hoạt động mạnh, đào hang và đẻ trứng.
Tại những vùng da bị ghẻ, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nhọt.
Ở những vùng da bị ghẻ, bệnh nhân có thể bị vảy da, nổi mụn nước.
Nếu bệnh nhân gãi trên vùng da bị ghẻ có thể tạo thành các vết loét trên bề mặt.
Những vùng da có thể mắc phải bệnh ghẻ khá đa dạng, bao gồm một số vị trí như: cổ tay, khuỷu tay, nách, móng, kẽ tay,… Ngoài ra một số bệnh nhân mắc bệnh ghẻ có thể xuất hiện một số dấu hiệu trên những vùng da khác.
Tiến triển của bệnh ghẻ
Ghẻ là một trong những bệnh ngoài da dai dẳng, dễ tiến triển thành mạn tính. Sau khi bệnh ghẻ tiến triển nặng, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng da thương tổn, viêm loét, nhiễm trùng da và bị ngứa ngáy dữ dội. Một số trường hợp ghẻ có thể khiến da dày lên, sẫm màu và thường xuyên tái đi tái lại, làm mất thẩm mỹ trên vùng da bị ảnh hưởng.
Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ chàm hóa
Ghẻ là một trong những bệnh ngoài da cần phải được chẩn đoán sớm. Dựa vào triệu chứng bệnh và các biện pháp xét nghiệm như trích da, soi dưới kính hiển vi, các bác sĩ có thể phát hiện được dấu vết hang ghẻ cũng như phát hiện được ấu trùng ghẻ. Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra những hướng dẫn chăm sóc và điều trị phù hợp nhất dành cho làn da của bạn.
Điều trị bệnh ghẻ
Để điều trị bệnh ghẻ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc chứa hoạt chất diệt ký sinh trùng. Phổ biến nhất là sử dụng các loại kem dưỡng, thuốc mỡ bôi ngoài da có các hoạt chất phù hợp. Thông thường việc điều trị bệnh ghẻ cần áp dụng chung cho những người sống cùng trong gia đình với bệnh nhân để ngăn chặn lây lan, dù chưa có dấu hiệu của bệnh ghẻ.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc bao gồm:
Kem Permethrin 5% có tác dụng diệt ghẻ, trứng ghẻ. Loại thuốc này được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 2 tháng tuổi.
Benzyl benzoat lotion 25% có tác dụng kiểm soát tình trạng ghẻ trên bề mặt da.
Điều trị với thuốc mỡ lưu huỳnh hàm lượng 10%.
Một số trường hợp có thể sử dụng các loại thuốc bôi dạng kem như crotamiton hàm lượng 10% dùng ngắn hạn trong thời gian từ 1 – 2 ngày.
*Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không điều trị tùy tiện để tránh nguy cơ kích ứng da, gây ra những thương tổn không mong muốn.
Chế độ sinh hoạt khi bị ghẻ chàm hóa
Trong thời gian điều trị ghẻ chàm hóa trên da, bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị. Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trong thời gian điều trị, bao gồm:
Sử dụng các loại thuốc, sản phẩm dưỡng ẩm và chăm sóc da hợp lý, đúng chỉ định để đạt được kết quả tối ưu nhất, tránh sử dụng thuốc tùy tiện, không có chỉ định của bác sĩ.
Chú ý uống đủ nước mỗi ngày để giúp cho làn da được khỏe mạnh.
Không gãi khi bị ngứa trong thời gian điều trị ghẻ vì có thể làm cho vùng da bị ghẻ tổn thương, bong tróc, nhiễm khuẩn nặng nề hơn. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các biện pháp chống ngứa.
Nên lựa chọn các loại trang phục thoải mái để sử dụng, không nên chọn những trang phục dày, nóng, bí hơi và gây cọ xát khi sử dụng.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, toa thuốc và chỉ định của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân cần chú ý thăm khám sớm khi có các dấu hiệu ghẻ chàm hóa.
Mèo Bị Ghẻ, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng, Điều Trị
Bệnh ghẻ do demodex là một bệnh viêm da ở mèo do nhiều loại bọ Demodex không thể nhìn thấy bằng mắt thường gây ra.
Bọ demodex thường được tìm thấy trên da động vật có vú, và trong hầu hết các trường hợp không có triệu chứng của tình trạng bất thường, nhưng khi hệ miễn dịch bị tổn hại do căng thẳng hoặc bệnh tật, hoặc cơ thể sản sinh quá dư thừa dầu hoặc hormone thì số lượng bọ Demodex có thể trở nên quá mức, dẫn đến các vấn đề về da và lông.
Khi số lượng bọ ve ký sinh trên nang lông của mèo quá lớn, các tổn thương da, rối loạn di truyền, các vấn đề về hệ miễn dịch và mất lông (rụng lông) có thể xảy ra.
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào loại bọ ve ký sinh trên mèo của bạn. Mặc dù bệnh ghẻ ở mèo là rất hiếm, nhưng giống mèo Xiêm và mèo Miến Điện dường như có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh ghẻ và viêm da chỉ là bệnh ở bên ngoài da. Tuy nhiên để chữa trị cần khoảng thời gian khá dài và phải có phương pháp điều trị đúng.
Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chú mèo của bạn đã bị ghẻ hoặc viêm da.
Dấu hiệu này rất giống với hiện tượng bong da, thay đổi tế bào da chết ở mèo. Chính vì vậy khiến nhiều người chủ quan không để ý.
Khi mèo bị ghẻ sẽ có cảm giác ngứa và gãi rất nhiều. Khi bệnh đã phát triển qua giai đoạn bong da sẽ đến rụng lông thành từng mảng ở vùng bị ghẻ và viêm da.
Vùng bị ghẻ khi đã bị nặng sẽ bị trầy xước, có những vết máu nhỏ đỏ li ti. Điều này khiến cho chú mèo cảm thấy khó chịu, chúng thường xuyên liếm.
Điều này khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
Trước khi tiến hành điều trị bệnh ghẻ và viêm da, các bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân của căn bệnh này để dễ dàng tìm kiếm hướng giải quyết.
Mèo bị ghẻ và viêm da có thể là do sữa tắm của chúng chưa thật sự phù hợp. Trường hợp dị ứng sữa tắm xảy ra ở mèo rất thường xuyên xảy ra.
Sau khi tắm xong cho mèo, các bạn không lau khô bộ lông cho chúng. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mèo bị ghẻ.
Thức ăn cho mèo có hàm lượng muối quá cao. Hệ tiêu hóa của mèo chỉ thích hợp với những thức ăn nhạt như các món luộc.
Nếu cho ăn thêm muối cũng là nguyên nhân khiến chúng bị ghẻ và viêm da.
Môi trường sống của chúng quá ô nhiễm và ẩm ướt. Điều này khiến cho các vi – rút và mầm bệnh dễ dàng phát triển trên da và lông của chúng, dẫn đến bị ghẻ và viêm da.
Lây nhiễm từ những con mèo bị ghẻ khác. Mèo là loài thường xuyên bỏ đi chơi, trong lúc tiếp xúc với những con mèo bị ghẻ khác chúng cũng rất dễ bị lây nhiễm.
Không chỉ có vậy, khi 1 trong 2 con mèo giao phối bị ghẻ cũng có thể lây nhiễm. Bệnh ghẻ còn có thể bị lây từ mẹ sang mèo con trong quá trình nuôi con.
Hiện tượng ghẻ và viêm da có thể lây giữa các cá thể mèo. Vậy, bệnh ghẻ mèo có thể lây sang người không?
Câu trả lời là hoàn toàn có khả năng lây nhiễm, tuy nhiên tỷ lệ là không cao.
Cho nên, khi chơi xong với mèo các bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng và không nên ôm ấp mèo quá nhiều.
Cạo da được áp dụng để tìm và chẩn đoán bệnh ghẻ do demodex ở mèo. Các mẫu lông cũng có thể giúp xác định loại bọ cụ thể gây ra tình trạng này. Xét nghiệm nước tiểu có thể xác định các nguyên nhân có thể khác của tình trạng này, cụ thể là những nguyên nhân do rối loạn trong hệ trao đổi chất của mèo. Các chẩn đoán khác có thể là ghẻ cơ hoặc dị ứng
Cách điều trị Mèo bị ghẻ, rụng lông từng mảng
Trị ghẻ và viêm da ở mèo có rất nhiều phương pháp. Bài viết này sẽ đưa ra cho các bạn những phương pháp trị ghẻ mèo hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm trị mèo bị ghẻ bằng tinh dầu bạc hà
Phương pháp này công dụng không nhanh như sử dụng thuốc. Ưu điểm của chúng hoàn toàn tự nhiên và không gây kích ứng cho vật nuôi.
Trong thành phần của tinh dầu bạc hà có rất nhiều chất có tính sát khuẩn và làm dịu mát cho làn da.
Hàng ngày, bạn sử dụng tinh dầu bạc hà bôi lên phần da bị ghẻ của mèo. Mỗi ngày từ 2 – 3 lần trong vòng từ 7 – 10 ngày, bệnh của mèo sẽ dần khỏi và mọc lông trở lại.
Cách khắc phục mèo bị ghẻ ở tai bằng lá đào:
Trị ghẻ cho mèo bằng lá đào là phương thức được dân gian sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, đối với mèo con thì không nên sử dụng, vì nếu tắm với liều lượng lớn mèo rất dễ bị say.
Lá đào rửa sạch, đun trong nước sôi và thêm chút muối trắng. 1 tuần tắm cho mèo khoảng 2 lần và tắm trong vòng 2 tuần.
Phương pháp này giúp mèo hết ghẻ và không còn mùi hôi.
Mẹo chữa mèo bị rụng lông từng mảng bằng lá xà cừ:
Phương pháp này cũng chỉ nên áp dụng cho mèo lớn. Dùng lá xà cừ đun làm nước tắm cho mèo trong vòng 2 tuần, 1 tuần chỉ cần tắm 1 – 2 lần cho mèo là bệnh sẽ giảm.
Hướng dẫn điều trị mèo bị ghẻ bằng thuốc
Phương pháp sử dụng thuốc có tác dụng nhanh, tuy nhiên các bạn cần đặc biệt chú ý đến liều lượng.
Loại thuốc này dùng để bôi trực tiếp lên bề mặt vùng da bị ghẻ. Loại thuốc này sử dụng đối với những chú mèo bị ghẻ trung bình và nặng.
Mỗi ngày 1 lần 1 bôi, nếu quá nặng các bạn nên hòa cùng nước để phun. Thuốc ghẻ đặc trị Sebacil Vet dùng sau 7 ngày mèo sẽ khỏi ghẻ và viêm da.
Khắc phục mèo bị viêm da có mủ bằng cách tiêm thuốc:
Phương pháp tiêm trị ghẻ này chỉ dành cho những chú mèo bị ghẻ nặng, sử dụng phương pháp bôi không khỏi.
Các bạn có thể sử dụng Pharmectin. Loại thuốc này dùng tiêm trực tiếp vào vùng da ở đoạn sống lưng, giúp thuốc nhanh ngấm và giúp mèo mau khỏi bệnh hơn.
Tuy nhiên, vì là tiêm trực tiếp nên cũng sẽ có nhiều tác dụng phụ. Cho nên, để đảm bảo an toàn, các bạn nên đưa mèo đến những bệnh viện thú y uy tín để tiêm.
Đưa thú cưng đến bệnh viện thú y
Các bác sĩ tại bệnh viện sẽ khám bệnh và lên đơn thuốc phù hợp để chữa trị cho các bé.
Để những chú chó, mèo nhà bạn tránh được các bệnh ngoài da như: Ghẻ lở, rụng lông,… bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
+ Không cho chó, mèo đến các khu vực nhiều bụi, bẩn, mất vệ sinh,…. Có thể kể đến như: Bãi rác, các khu vực sình lầy, nhiều bùn đất.
+ Khi phát hiện chó, mèo,… gần khu vực sinh sống mắc phải các bệnh này. Bạn tuyệt đối không cho chó mèo nhà mình tiếp xúc với chúng.
+ Tắm cho chó mèo thường xuyên với sữa tắm chuyên dùng.
+ Vệ sinh nơi ở, đặc biệt là chuồng, trại chó, mèo thật sạch sẽ.
Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc mèo tránh bị bệnh ghẻ.
Bệnh Ghẻ: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị Da liễu của Bộ Y tế, 2015, bệnh ghẻ nằm trong nhóm bệnh da do ký sinh trùng – côn trùng. Bệnh ghẻ có tên tiếng Anh là Scabies.
Đây là bệnh da khá phổ biến ở những vùng dân cứ đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Uớc tính, trên thế giới có khoảng 300 triệu người bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ.
Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh ghẻ nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm loại ký sinh trùng này do trẻ hiếu động thường nghịch đất bẩn, vệ sinh không sạch…
Triệu chứng bệnh ghẻ
Mụn nước trên nền da lành, rải rác, riêng rẽ.
Đường hầm ghẻ dài từ 3-5mm
Săng ghẻ
Sẩn cục, sẩn huyết thanh (hay gặp ở nách, bẹn, bìu).
Vết xước
Vảy da
Đỏ da
Dát thâm
Ngứa, ngứa nhiều về đêm
Một số hình ảnh về bệnh ghẻ
* Riêng với ghẻ Na Uy gặp ở người bị suy giảm miễn dịch với tổn thươn là các lớp vảy chồng lên nhau, lan tỏa toàn thân, có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các lớp vảy.
Vị trí thường gặp ở bệnh ghẻ
Các thương tổn cơ bản của ghẻ thường xuất hiện ở vùng da mỏng, nhiều nếp gấp.
Ghẻ ở chân
Chân là bộ phận thường xuyên bị các bệnh da liễu tấn công do môi trường tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, ký sinh trùng ẩn nấp và sinh sống như việc đi giày kín, đổ mồ hôi. Ngoài bàn chân, kẽ ngón chân thì mặt trong đùi cũng là bộ phận xuất hiện ghẻ nhiều.
Ghẻ ở mông
Mông cũng là bộ phận cơ thể bị ghẻ tấn công có thể do thói quen mặc quần ẩm ướt, mặc chung đồ với người bị bệnh ghẻ. Đây là bộ phận vùng kín nên việc điều trị khá khó khăn.
Ghẻ nước ở tay
Nguyên nhân của bệnh ghẻ ở tay có thể là do hằng ngày bộ phận này phải tiếp xúc với môi trường nước bẩn, bị ô nhiễm nặng kèm môi trường sống xung quanh cũng bị ô nhiễm…Trong đó bị nhiều nhất là kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay.
Da đầu bị ghẻ
Ghẻ da đầu ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt do nó rất dễ lây lan cho người khác chỉ qua việc tiếp xúc như đội chung mũ, dùng chung chăn gối, lược…
Ghẻ ngứa ở bộ phận sinh dục nam
Ghẻ ngứa ở bộ phận sinh dục nam nếu không được điều trị kịp thời, đúng liệu trình dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp. Do đó, bệnh nhân nên được điều trị kịp thời và có cách phòng tránh cho người thân, đặc biệt là thận trọng việc quan hệ tình dục.
Ngoài ra, một số những vị trí còn lại cũng thường bị ghẻ tấn công như vú, quang thắt lưng, rốn.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ
Là do ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis, hình bầu dục, có 8 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn, đồng thời để đào hầm.
Mỗi ngày ghẻ cái đẻ từ 1-5 trứng, sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành trẻ trưởng thành.
Đây là bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn màn.
Biến chứng của bệnh ghẻ
Chàm hoá do người bệnh ngứa, gãi. Thường xuất hiện tại nơi các mụn nước tập trung thành đám.
Hình ảnh ghẻ bị chàm hóa
Bội nhiễm do các mụn nước xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề, loét.
Lichen hoá do ngứa nên người bệnh gãi nhiều gây dầy da, thâm da.
Viêm cầu thận cấp thường xảy ra ở trẻ bị ghẻ bội nhiễm, không được điều trị hoặc điều trị không khỏi gây bệnh tái phát nhiều lần.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Soi tìm ký sinh trùng tại tổn thương bằng kính hiển vi có thể thấy cái ghẻ, trứng ghẻ, chất cặn thải của cái ghẻ. Hoặc sử dụng phương pháp khác như dermoscopy, phản ứng khuếch đại chuỗi polymerase tìm ra DNA của ký sinh trùng ghẻ từ vảy da.
Tiến hành điều trị cho bệnh nhân bị ghẻ và điều trị cho những người sống chung, ngủ chung giường.
Tiến hành vệ sinh toàn bộ quần áo, giường chiếu, chăn mềm, đồ dùng cá nhân của người bệnh và những người sống chung.
Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị (có thể là thuốc uống, thuốc bôi hoặc kết hợp cả hai) theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng liệu trình kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
Tránh xa các hóa chất, mỹ phẩm, các thuốc có độc tố như xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm,…
Dù có ngứa ngáy, khó chịu cũng không được gãi, tránh làm vết thương bị nhiễm trùng, khiến bệnh càng nghiêm trọng, khó điều trị hơn.
Có thể sử dụng thêm các loại thuốc toàn thân khác như kháng histamine, vitamin B, C…
Tuy nhiên dù sử dụng bất cứ loại thuốc nào đều cần tuân thủ đúng liệu trình, hướng dẫn của bác sĩ.
Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ triệt để, tận gốc
Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ
– Trị ghẻ theo phương pháp Tây y
Dùng thuốc bôi tại chỗ như Diethylphtalat (DEP) hoặc mỡ lưu huỳnh 5-10%… Đây là những loại thuốc có thể dùng cho trẻ em và cho người lớn, đặc biệt mỡ lưu huỳnh 5-10% có thể dùng cho bệnh nhi dưới 2 tháng tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Cách bôi: Tắm sạch bằng xà phòng, sau đó bôi thuốc vào thương tổn ngày một lần vào buổi tối.
Dùng cây vỏ chạc đen tắm.
Hạt dầu máu chó.
Trị ghẻ bằng lá xoan.
Trị ghẻ nước bằng lá trầu không.
Trị ghẻ bằng nước muối.
Trị ghẻ bằng lá khế.
Dùng thuốc toàn thân gồm thuốc uống kháng histamin tổng hợp.
– Trị ghẻ theo phương pháp Đông y
Gamma benzen 1%
Permethrin 5%
Benzoat benzyl 25%
Diethylphtalat (DEP)
Mỡ lưu huỳnh 5-10% cho trẻ em
Crotaminton 10%
Milian hoặc castellani ( ghẻ bội nhiễm)
Hồ nước hoặc kem chứa corticoid bôi trong 1-2 tuần.
Thuốc điều trị bệnh ghẻ
Kháng histamin tổng hợp.
Ivermectin liều 200µg/kg cân nặng, liều duy nhất.
– Thuốc bôi tại chỗ:
– Thuốc uống toàn thân
Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
Giữ đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, khăn khô ráo.
Điều trị bệnh sớm nếu phát hiện triệu chứng, tránh tiếp xúc và dùng chung đồ với người bị bệnh.
Xem video BS. Nguyễn Từ Đệ (Bệnh viện 103) chia sẻ về Bệnh Ghẻ:
Một số cách gọi khác của ghẻ
Cách phòng bệnh ghẻ
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ dựa trên độ tuổi, mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Bệnh nhân nên được điều trị sớm để tránh lây lan cho cộng đồng.
Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Ghẻ Chàm Hóa trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!