Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Bệnh U Não Ở Trẻ Em, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cập nhật vào 17/10
U não ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Đọc bài viết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
1. Bệnh u não ở trẻ em là gì?
U não ở trẻ em hình thành từ các tế bào phát triển bất thường ở trong bộ não hoặc tại các cấu trúc, các mô lân cận. U não được phân chia thành 2 thể chính:
Lành tính: loại u này không chứa các tế bào ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, một khi khối u được cắt bỏ thì chúng sẽ không tái phát. Đa số các khối u lành tính không xâm lấn các mô lân cận. Triệu chứng của loại u này phụ thuộc vào kích thước, vị trí u.
Ác tính: loại u này chứa các tế bào ung thư. Chúng thường phát triền rất nhanh, xâm lấn các mô lân cận. Các u não ác tính thường không di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, nó dễ tái phát sau điều trị.
Bệnh nhi u não có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu do hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng tiểu não, hội chứng chèn ép khu trú… Dấu hiệu khác so với u não ở người lớn là đầu to, thóp phồng, thóp giãn, giãn khớp so (hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi) hay bệnh nhi rất hay nôn, dễ nôn (nhiều trường hợp đã được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và nằm điều trị ở khoa tiêu hóa dài ngày). Dấu hiệu u não có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhi do vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u.
Các triệu chứng do tăng áp lực nội sọ bao gồm: Nhức đầu, phồng não, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nôn ói, thay đổi tính tình, dễ kích động, ngủ gà, co giật, hôn mê…
Triệu chứng của u não tại đại não: Co giật, thay đổi thị lực và khả năng nghe, khó khăn trong việc đi lại, yếu cơ hoặc liệt, thay đổi khí sắc, ví dụ như trầm cảm.
Triệu chứng của u não tại tiểu não: Khó nuốt, khó vận động mắt, nói chuyện khó khăn, cử động tay, chân một cách vụng về, khó khăn trong đi đứng.
Triệu chứng của u não tại cuống não: yếu người, khó khăn trong đi lại, cứng cơ, khó khăn trong cử động mắt và các cơ mặt, nhìn đôi, giảm thính giác…
3. Nguyên nhân khiến trẻ bị u não?
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến não là bất thường gen hoặc bất thường nhiễm sắc thể. Còn lý do khiến gen và nhiễm sắc thể bị bất thường hiện vẫn chưa rõ. Một số chất hoá học cũng đóng vai trò trong sự thay đổi gen. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn đang nghiên cứu.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh u não ở trẻ em:
U sợi thần kinh:
Đây là rối loạn di truyền gây u trên các mô thần kinh. Nó có thể phát triển bất cứ nơi nào trên hệ thần kinh, bao gồm não, tủy sống và dây thần kinh. Thường u sợi thần kinh được chẩn đoán ở trẻ em hoặc giai đoạn sớm của thanh thiếu niên.
Bệnh Von-Hippel-Lindau:
Đây là một dạng rối loạn di truyền, hình thành các u, nang trong cơ thể. U có thể lành tính hoặc ác tính. Chúng có thể xuất phát từ não, tủy sống, thận, tụy và hệ sinh dục (ở nam). Triệu chứng bệnh rất đa dạng phụ thuộc kích thước, vị trí u: nhức dấu, gặp vấn đề trong thăng bằng, đi lại, thị giác, yếu tay chân và cao huyết áp. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Điều trị bao gồm phẫu thuật hay xạ trị.
U nguyên bào võng mạc:
Đây là dạng u bắt nguồn từ lớp võng mạc ở mắt. U thường xảy ra ở trẻ em. Đây là dạng u hiếm gặp ở mắt và có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt.
4. U não nguy hiểm như thế nào đối với trẻ?
Trong quá trình bệnh cũng như trong quá trình điều trị, một số biến chứng trẻ có thể trải qua như sau:
Tổn thương não hoặc hệ thần kinh trung ương: dẫn đến: rối loạn phối hợp hoạt động, yếu cơ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm khả năng nhìn.
Các vấn đề sau phẫu thuật như: nhiễm trùng, chảy máu, tác dụng phụ thuốc gây mê.
Giảm phát triển ở trẻ em
Vô sinh
Ung thư tái phát
Phát triển các ung thư khác.
5. Chẩn đoán u não ở trẻ bằng phương pháp nào?
Chụp CT: phương pháp này dùng tia X và máy tính để xử lý và cho ra hình ảnh cơ thể dưới dạng các lát cắt.
MRI: phương pháp này dùng một nam châm lớn, sóng điện từ và máy tính để xử lý và cho ra những hình ảnh về chi tiết trong cơ thể. Thuốc cản từ có thể sẽ được tiêm vào tĩnh mạch bé, giúp hình ảnh khối u hiện rõ hơn.
Chọc ống sống thắt lưng: bệnh nhân nằm nghiêng cong người, Bác sĩ sẽ dùng kim đâm vào vùng lưng ở đoạn thấp, đi vào ống sống (khoang xung quanh tủy sống). Sau đó hút dịch não tủy mang đi xét nghiệm tìm tế bào ung thư.
PET: trong phương pháp này, dung dịch đường có hoạt tính phóng xạ sẽ được tiêm vào máu. Các tế bào ung thư sử dụng đường nhiều hơn tế bào bình thường, nên đường sẽ tập trung nhiều trong tế bào ung thư. Một máy ghi đặc biệt sẽ giúp nhận biết các phân tử đường. Phương pháp này còn giúp phát hiện tế bào ung thư ở nhiều nơi khác trong cơ thể, ngay cả khi các phương pháp thông thường không thể phát hiện. Hiện nay, PET thường được kết hợp với CT, nên còn được gọi là PET/CT.
Sinh thiết: các tế bào trong khối u sẽ được trích ra và mang đi xét nghiệm. Phương pháp này còn giúp xác định loại khối u và tốc độ phát triển của khối u.
Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra các chất chỉ điểm ung thư, chúng được giải phóng từ khối u.
6. Các phương pháp điều trị u não ở trẻ
Phẫu thuật:
Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để khối u là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em, tuy nhiên điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn khối u, kinh nghiệm phẫu thuật viên, vấn đề gây mê hồi sức và vấn đề di chứng sau mổ. Phẫu thuật lấy u não trẻ em gặp nhiều khó khăn do tư thế khó, khó cố định đầu, tắc mạch do khí nếu mổ tư thế ngồi, mất máu…
Xạ trị:
Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại tia khác để giết tế bào ung thư hay ngăn chặn sự phát triển củng tế bào ung thư. Có tác dụng trong một số loại u não trẻ em, nhất là Medulloblastoma, Germinoma. Điều trị xạ trị là cần thiết nếu còn sót u sau phẫu thuật. Tuy nhiên, xạ trị có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nên phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xạ trị. Một số trường hợp có thể chờ đợi tới khi trẻ lớn sẽ giảm thiểu được tác dụng phụ do tia xạ.
Hóa trị:
Chỉ định điều trị cho những u ác tính mức độ cao ở trẻ em. Đây là các thuốc giúp giết các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Các thuốc này được đưa vào cơ thể có thể qua đường tĩnh mạch, tiêm trực tiếp vào mô hay qua đường uống.Chính vì vậy, nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng hóa chất cho u não ở trẻ em.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau hóa trị và xạ trị:
Rụng tóc: cả hóa trị và xạ trị đều có khả năng gây rụng tóc. Nếu như do hóa trị, tóc sẽ mọc lại sau kết thúc điều trị. Nhưng đối với xạ trị, tóc có thể sẽ không mọc trở lại.
Mệt mỏi: rất thường gặp trong cả hai phương pháp điều trị này, và có thể kéo dài nhiều tuần sau khi kết thúc hóa trị hoặc xạ trị.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Biến đổi da tại nơi xạ trị: phương pháp này có thể khiến phần da chiếu xạ bị tổn thương, giống như cháy nắng. Vùng da đó trở nên đỏ, dễ bong, hoặc đau nếu như da sáng. Còn trong trường hợp da sạm, vùng đó trở nên sạm hơn và dễ bong da.
7. Một số điều cha mẹ cần nhớ trong quá trình điều trị u não cho con?
Nếu trẻ gặp vấn đề trong ăn uống, hãy tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên hữu ích.
Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, cần hài hòa giữa việc nghỉ ngơi và hoạt động. Hãy động viên bé tập thể dục nhẹ nhàng bởi việc này giúp tăng sức khỏe và có thể làm giảm đau.
Nếu con bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy khuyên trẻ cai thuốc và diễn giải cho con biết về những tác hại của thuốc lá.
Luôn bên cạnh động viên và trở thành chỗ dựa tinh thần cho trẻ
Đưa trẻ tái khám định kỳ
Hen Suyễn Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Hen suyễn là bệnh mãn tính đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, vì phát hiện chậm trễ nên việc điều trị bệnh còn nhiều khó khăn, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như: Thường xuyên lên cơn, nhập viện thậm chí là tử vong. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cụ thể nhất về dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị để cha mẹ sớm nhận biết và điều trị cho trẻ.
Hen suyễn ở trẻ em là gì?
Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là bệnh viêm mãn tính đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em. Thông thường, đường dẫn khí hình ống sẽ đưa không khí vào và ra khỏi phổi. Tuy nhiên, khi đường hô hấp này bị viêm sẽ dẫn tới phù nề, nhạy cảm và phản ứng mạnh với các chất hít vào ở trẻ.
Khi đường dẫn khí bị kích ứng, các cơ quan xung quanh sẽ co thắt lại khiến đường dẫn khí bị thu hẹp, ngăn không khí vào phổi. Khi đường dẫn này ngày một thu hẹp nhiều hơn, các tế bào hô hấp sẽ tạo ra chất nhầy nhiều hơn so với bình thường khiến đường hô hấp bị bít kín gây nên triệu chứng hen phế quản. Những cơn hen sẽ xuất hiện liên tục mỗi lần đường hô hấp bị viêm.
Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ
Nguyên nhân hen suyễn ở trẻ nhỏ thường bắt nguồn từ những nguyên nhân:
Các dị nguyên trong gia đình như mạt bụi nhà, lông thú, gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa chất…
Dị nguyên từ môi trường bên ngoài như bụi đường phố, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm trùng như virus, hương khói các loại…
Nhiễm trùng trong đó chủ yếu là do virus
Than, bụi bông, hóa chất độc hại trẻ vô tình tiếp xúc
Khói thuốc lá thụ động hút bởi những người xung quanh
Ô nhiễm từ môi trường không khí
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em: Cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua
Các đợt khởi phát hen suyễn ở trẻ em thường bắt nguồn từ việc tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như: lông thú, hóa chất, khói thuốc, phấn hoa hoặc thay đổi thời tiết, nhiễm trùng không khí.
Trẻ mắc bệnh hen suyễn thường có một số dấu hiệu chung, bao gồm:
Ho nhiều, nhất là về đêm, tái phát nhiều lần. Đay là phản ứng giúp cơ thể trẻ bài tiết và đẩy chất kích ứng ra ngoài. Tuy ho là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp khác nhau nhưng nếu tình trạng kéo dài, nhất là ban đêm thì có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh hen suyễn.
Thở khò khè: Khi phế quản bị phù nề, có nhiều chất nhày không khí đi qua sẽ bị cản trở tạo thành âm thanh khò khè. Đây là dấu hiệu điển hình và dễ nhận thấy nhất ở người bệnh hen suyễn.
Khó thở, thở nhanh và gấp: Khi đường thở bị co hẹp trẻ cần thở nhanh và gấp để đảm bảo cung cấp đủ O2 cho cơ thể. Triệu chứng hen suyễn ở trẻ này sẽ nặng hơn khi trẻ vận động chạy nhảy, leo cầu thang…
Sắc mặt nhợt nhạt, đổ mồ hôi: Vì lượng O2 cung cấp cho cơ thể không đủ, trẻ sẽ mệt mỏi, nhợt nhạt và thường xuyên bài tiết mồ hôi.
Hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nhóm trẻ em từ 12 đến 13 tuổi ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh hen cao hàng đầu Châu Á và đang ngày một gia tăng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hen suyễn ở trẻ có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Xẹp phổi: Đây là biến chứng thường gặp ở hơn 1/3 trẻ em nhập viện. Khi bệnh hen được kiểm soát, tình trạng xẹp phổi sẽ được cải thiện.
Giãn phế nang đa tiểu thùy: Ở trẻ bị hen suyễn, sự đàn hồi của các phế nang sẽ giảm dần theo theo thời gian. Điều này dẫn đến thể tích khí thở ra giảm, khí cặn tăng.
Tràn khí màng phổi, trung thất: Khi bị hen phế quản các phế nang bị giãn rộng. Tại các vùng phế nang bị giãn ít có mạch máu nuôi dưỡng, áp lực trong phế nang tăng. Khi vận động nhiều, làm việc nặng hoặc ho mạnh, phế nang dễ bị vỡ gây tràn màng phổi, tràn khí trung thất.
Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: Thiếu O2 lâu ngày dẫn tới tình trạng suy hô hấp, nếu kéo dài gây ra thiếu oxy não.
Suy hô hấp: Đây là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân suy hô hấp cảm thấy khó thở liên tục, tím tái, đôi lúc ngừng thở và phải được sự hỗ trợ của máy thở. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong nếu không được sử dụng thuốc và máy hỗ trợ kịp thời.
Bệnh hen suyễn có lây không?
Nhiều người lo ngại về việc lây nhiễm bệnh hen suyễn. Thực tế đây không phải bệnh lây nhiễm từ người sang người. Dù vậy, bệnh lại có tính chất di truyền, nếu trong gia đình cha mẹ mắc bệnh thì khả năng con cái mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Hiện tại chưa có thuốc nào chữa khỏi triệt để được bệnh hen suyễn, người mắc bệnh sẽ phải chung sống với nó cả đời. Tuy vậy, nếu điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể kiểm soát được hoàn toàn, không có hoặc ít xuất hiện triệu chứng, chức năng phổi hoạt động tốt gần như người bình thường.
Cách chữa bệnh hen suyễn mãn tính
Chữa bệnh hen suyễn bằng mẹo dân gian
Lá hẹ
Chữa hen suyễn bằng lá hẹ bằng cách sử dụng 1 nắm lá hẹ rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước uống trực tiếp. Ngoài ra để đẩy lùi triệu chứng thở khò khè do viêm phế quản có thể dùng lá hẹ sắc lấy nước uống.
Hạt tía tô
Hạt tía tô kết hợp với các vị thuốc khác như: Bán hạ, trần bì, hạt ý dĩ, hạt củ cải… đem đun sắc sẽ được bài thuốc chữa hen phế quản hiệu quả.
Ngải cứu
Dùng thân và lá ngải cứu đem phơi khô để đốt và ngửi khó sẽ giúp giảm ho, long đờm hiệu quả. Nhờ vậy, người bệnh hen suyễn sẽ thở dễ dàng hơn.
Nước chanh
Thường xuyên uống nước chanh sẽ giúp làm sạch, cải thiện khả năng hoạt động cho phổi khiến người bệnh thở dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nước chanh còn hiệu quả tuyệt vời trong việc ngăn chặn những yếu tố gây dị ứng tiếp xúc với hệ hô hấp, giảm nguy cơ xảy ra cơn hen ở người bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh hen suyễn
Mục tiêu
Phòng tránh các triệu chứng mãn tính và khó chịu
Duy trì cho trẻ chức năng hô hấp bình thường hoặc gần như bình thường
Duy trì mức độ hoạt động bình thường cho trẻ, kể cả khi vận động mạnh
Phòng tránh các đợt hen cấp
Cung cấp các liệu pháp dùng thuốc tối ưu ít tác dụng phụ nhất có thể cho trẻ
Điều trị cắt cơn và dự phòng ngoài cơn hen
Thuốc điều trị bệnh hen suyễn
Tùy từng triệu chứng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên thông thường đơn thuốc điều trị bệnh hen suyễn sẽ bao gồm:
Thuốc làm giảm co thắt và giảm nhanh các triệu chứng như: Thuốc cường beta tác dụng ngắn, corticoid toàn thân, thuốc kháng cholinergic.
Điều trị viêm kèm theo bao gồm các loại thuốc cường beta tác dụng kéo dài, Corticoid dạng hít, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng leucotrien, Theophyline.
Ngoài việc sử dụng thuốc, cần giáo dục trẻ về tầm quan trọng của bệnh, cách xử lý khi lên cơn hen suyễn và kiểm soát dị nguyên, yếu tố gây kích ứng trong môi trường.
Phác đồ điều trị cụ thể
Điều trị cắt cơn
Tùy mức độ nặng nhẹ của cơn hen cấp và đáp ứng của từng bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị cắt cơn phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc cường beta tác dụng ngắn giúp giãn và bảo vệ phế quản, phòng co cơ phế quản. Thuốc có nhiều dạng như: Thuốc uống, dạng xịt, khí dung, tiêm truyền tĩnh mạch. Tuy vậy, thuốc thường kèm theo nhiều tác dụng phụ như: Run tay, đau đầu, tăng nhịp tim, hạ kali máu, tăng đường huyết. Thuốc được khuyến cáo chỉ nên sử dụng 3 – 5 ngày với trẻ dưới 5 tuổi và 5 – 7 ngày với trẻ trên 5 tuổi.
Thuốc kháng cholinergic kết hợp với cường beta giao cảm giúp điều trị tốt các đợt hen cấp tình ở trẻ. Thuốc phổ biến nhất hiện nay là Ipratropium dạng khí dung. Sử dụng liều 1 ống 4 lần/ngày hoặc 0.25 – 2mg/kg hoặc mỗi ngày khi cần thiết để đạt được kiểm soát kéo dài. Tuy nhiên liều lượng tối đa không vượt quá 60mg/ngày.
Điều trị dự phòng hen
Dựa theo bậc và thể hen lâm sàng, nhóm tuổi và mức độ kiểm soát hen để lựa chọn thuốc dự phòng phù hợp.
Theo đó, trẻ dưới 5 tuổi hen dai dẳng đã điều trị dự phòng bằng antileucotrien (LTRA) hàng ngày đáp ứng kém, có tiền sử dị ứng trong gia đình có thể cân nhắc cho sử dụng corticoid đường hít (ICS), liều thấp dùng hàng ngày để kiểm soát hen
Để đánh giá hiệu quả kiểm soát hen cần cho sử dụng ít nhất 3 tháng. Trẻ khò khè tái diễn do nhiễm virus, không có tiền sử dị ứng có thể sử dụng antileucotrien để dự phòng.
Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh hen suyễn
Trong việc sử dụng thuốc dự phòng
Trẻ không thức giấc về đêm trong khoảng 1 tháng, không có nguy cơ con kịch phát không cần sử dụng thuốc dự phòng.
Bệnh nhân có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ gây kịch phát, tần suất triệu chứng ít. bệnh nhân cần SABA từ 2 lần/tuần tới 2 lần/tháng, thức giấc vì hen 1 hoặc nhiều lần/tháng có thể sử dụng ICS liều thấp.
Bệnh nhân có triệu chứng hen ở hầu hết các ngày, thức giấc vì hen 1 lần/tuần hoặc hơn, có yếu tố nguy cơ sử dụng ICS liều trung bình hoặc liều thấp ICS/LABA.
Bệnh nhân hen nặng không kiểm soát, hen kịch phát cần sử dụng OCS ngắn và thuốc dự phòng ICS liều cao hoặc ICS/LABA liều trung bình.
Trước khi điều trị dự phòng bắt đầu
Ghi lại các triệu chứng chẩn đoán hen
Ghi lại mức độ kiểm soát triệu chứng được cho là hen suyễn của trẻ và yếu tố nguy cơ, bao gồm cả chức năng phổi
Cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng khi lựa chọn phương pháp điều trị
Đảm bảo rằng trẻ có thể sử dụng thuốc xịt đúng cách hoặc chủ đông/nhờ người khác hỗ trợ.
Ghi rõ lịch khám lại và tái khám đúng thời gian
Sau quá trình điều trị dự phòng
Phụ thuộc vào mức độ cần thiết lâm sàng để đánh giá khả năng đáp ứng của bệnh nhân sau 2 – 3 tháng hoặc sớm hơn
Kiểm soát tốt đạt được và duy trì trong 3 tháng có thể cân nhắc giảm liều
Khi nào cần cho trẻ bị hen suyễn nhập viện?
Trẻ được chỉ định nhập viện khi không đáp ứng được liệu pháp cường beta, có lưu lượng đỉnh <50% so với kết quả tốt nhất trước đó sau khi sử dụng thuốc. Trẻ có biểu hiện khó thở, co kéo cổ là lồng ngực, rướn người, đi lại và nói chuyện khó khăn, ngừng chơi, môi hoặc móng tay tím tái.
Trẻ bị hen suyễn cần gặp bác sĩ chuyên khoa khi có đợt cấp đe dọa tính mạng và đã nhập viện khoa điều trị tích cực nhưng không đạt kiểm soát sau 3 – 6 tháng điều trị và tình trạng:
Bệnh có những dấu hiệu và triệu chứng không điển hình
Biểu hiện nặng và dai dẳng
Trẻ cần uống 2 đợt corticoid trong 1 năm.
Hen suyễn nên ăn gì và kiêng gì?
Người bệnh hen suyễn cần tuân theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh cơ thể kích thích gây cơn hen kịch phát, có thể đe dọa tới tính mạng. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của trẻ hen suyễn, cha mẹ cần ghi nhớ bao gồm:
Hạn chế sử dụng thức ăn mặn, nhiều muối bởi có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn
Không sử dụng rượu bia, chất kích thích do histamine trong rượu có thể gây hắt hơi, chảy nước mắt, thở khò khè
Việc sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản sẽ gây kích ứng phổi, khiến bệnh nặng hơn
Bên cạnh đó cha mẹ nên cho trẻ bị viêm phế quản sử dụng tăng cường:
Các loại rau củ quả giàu vitamin C, E và chất chống oxy hóa. Một số loại thực phẩm được khuyên dùng bao gồm: Cà rốt, bí xanh, rau xanh sẫm màu, khoai lang…
Những loại thực phẩm giúp tăng đề kháng, tiêu đờm giúp thông thoáng đường thở như: Hành tây, tỏi, ớt, nghệ, rau thơm, ngũ cốc…
Thực phẩm giàu magie có tác dụng kháng viêm, giãn cơ trơn tốt cho người bệnh hen suyễn và hạn chế khả năng tái phát bệnh
Thực phẩm giàu axit béo omega 3 từ cá và các loại hạt có dầu sẽ giúp giảm viêm, phòng ngừa và điều trị hen phế quản
Huyền Trang.
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Của Khối U Não Ở Trẻ Em
Phản ứng ruột có thể giúp cha mẹ tìm ra manh mối mà người khác bỏ lỡ
Trong khi nó có vẻ như một cái gì đó đáng sợ như một khối u não sẽ là như nhau đối với trẻ em vì nó là dành cho người lớn, hãy nghĩ lại. Các khối u não ở trẻ em có xu hướng khác nhau ở cả hai phần của não mà chúng thường ảnh hưởng và cách thức chúng được điều trị y tế.
Về mặt tích cực, trong khi các khối u não có xu hướng được điều trị tích cực hơn ở trẻ em, kết quả là hầu như luôn luôn tốt hơn.
Hơn nữa, khối u não ở trẻ em có xu hướng thay đổi ít hơn ở người lớn, sau này dễ bị tăng trưởng nhanh và tiến triển nhanh hơn của bệnh.
Việc biết những gì để tìm kiếm với tư cách là một phụ huynh có thể giúp bạn phát hiện ra một vấn đề tốt trước khi nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến các dấu hiệu và triệu chứng của khối u não ở trẻ em
Các triệu chứng của khối u não thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào một số yếu tố quan trọng:
ở đâu trong khối u có vị trí
kích thước của khối lượng
khối u phát triển nhanh đến mức nào
tuổi của đứa trẻ
Não là cả hai tinh tế và phức tạp, vì vậy ngay cả những khối u nhỏ nhất có thể ảnh hưởng đến cơ thể và cá tính theo những cách đáng chú ý. Với điều đó đang được nói, mức độ nghiêm trọng của một triệu chứng không có mối quan hệ nào cho dù là lớn hay nhỏ.
Các khối u nhỏ đôi khi có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về sức khỏe và hành vi của một người, trong khi một khối u lớn thậm chí có thể không được nhận thấy cho đến khi nó được phát hiện ngẫu nhiên trên X quang.
Các khối u não và tủy sống chiếm khoảng 25 phần trăm của tất cả các bệnh ung thư ở trẻ em, chỉ đứng sau bệnh bạch cầu, và có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không ung thư).
Các triệu chứng của khối u não ở trẻ em
Các triệu chứng của khối u não có thể mơ hồ hoặc sâu sắc, không có mô hình hay triệu chứng nào. Thông thường, đó là phản ứng ruột của cha mẹ dẫn họ đến tìm tư vấn y tế, ngay cả khi không có dấu hiệu rõ ràng. Đó là sau đó cha mẹ cần phải đẩy cho hành động lớn hơn, ngay cả khi những người khác đảm bảo với họ rằng tất cả mọi thứ là “có lẽ” okay.
Trong số các triệu chứng phổ biến nhất:
Động kinh cũng là một triệu chứng phổ biến và thường là dấu hiệu đầu tiên của khối u não. Quang phổ co giật có thể dao động từ các cơn co giật “bổ-âm” nghiêm trọng đến những cơn rung nhẹ hơn với các cử động không tự nguyện, giật gân. Đôi khi, một cơn động kinh có thể khó phát hiện, với đứa trẻ xuất hiện nhiều hơn “ra khỏi nó” hơn trong sự đau khổ thực sự.
Thay đổi tinh thần hoặc mệt mỏi có thể là mối quan tâm đối với những bậc cha mẹ nghi ngờ rằng có điều gì đó sai nhưng không thể đặt ngón tay lên đó. Một số bậc cha mẹ đã được biết đến để mô tả những thay đổi về mức năng lượng khi bị “thiêu rụi” hơn là mệt mỏi. Nói cách khác, ngay cả khi đứa trẻ tỉnh dậy, bé có thể xuất hiện ít tỉnh táo hơn và ít có khả năng theo dõi các cuộc trò chuyện hơn.
Sự suy giảm nhận thức có thể thấy rõ ở trẻ em bị u não, người thường có dấu hiệu rối loạn và không hiểu được nhiệm vụ mà những người khác trong nhóm tuổi của họ sẽ làm. Cha mẹ có thể nhận thấy rằng con của họ không đạt đến các mốc phát triển mà họ nên hoặc thậm chí có thể di chuyển lạc hậu. Điều này có xu hướng dễ nhận biết hơn ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Ở trẻ nhỏ hơn, công việc hàng ngày có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành, chẳng hạn như đặt cùng Legos hoặc đánh răng.
Hành vi và thay đổi tính cách là phổ biến ở trẻ em có khối u não. Các thành phần quan trọng của triệu chứng này là có một loại hành vi mà chỉ đơn giản là không có trước đây. Ví dụ, một đứa trẻ im lặng có thể đột nhiên trở nên rambunctious, trong khi một đứa trẻ to hơn có thể trở nên yên tĩnh. Phản ứng có thể không trùng khớp với các tình huống, với một đứa trẻ cười vào thứ gì đó không vui hoặc tức giận vì không có lý do gì cả.
Buồn nôn và ói mửa có thể do bất cứ điều gì gây ra, nhưng khi nó không giải thích được hoặc xảy ra với cảnh báo nhỏ, nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu trẻ bị nôn mửa đột ngột, mạnh mẽ và bạo lực, thường được gọi là “nôn mửa.”
Mờ mắt có thể xảy ra nếu một khối u tác động đến thần kinh thị giác. Các khối u não được biết là gây ra thị lực kép và các rối loạn thị giác khác, bao gồm các điểm mù và tắc nghẽn thị lực ngoại biên. Một đứa trẻ có thể phàn nàn về việc gặp khó khăn khi nhìn hoặc đọc. Hoặc bạn có thể thấy đứa trẻ quay đầu hoặc nghiêng đầu nhìn vào đồ vật. Đây là những manh mối rằng có điều gì đó rắc rối hơn so với tầm nhìn xa hoặc cận thị.
Vây phồng phồng là đường cong bên ngoài của điểm mềm trên hộp sọ của trẻ sơ sinh, nơi các tấm chưa đóng. Khi một khối u làm tăng áp lực nội sọ, nó có thể làm cho chỗ này phồng lên rõ rệt , mà cha mẹ thường sẽ thông báo bằng cách chạm vào. Mặc dù tình trạng này có thể do viêm não (nơi chất lỏng lấp đầy sọ của trẻ), nó cũng có thể là kết quả của khối lượng não phát triển.
Một từ từ
Mặc dù có nhiều lý do khiến trẻ có thể bị thay đổi về thể chất hoặc hành vi đột ngột, chẩn đoán sớm hầu như luôn đảm bảo thành công điều trị tốt hơn. Đừng để bất cứ ai nói với bạn rằng bạn đang “phản ứng quá mức” nếu bạn cảm thấy có điều gì đó sai.
Lưu giữ hồ sơ của tất cả các phát hiện của bạn và nhấn mạnh vào cuộc họp với một nhà thần kinh học chuyên gia nếu nhà cung cấp của bạn không thể giúp đỡ.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. “Dấu hiệu và triệu chứng của u não và cột sống ở trẻ em.” Washington DC; Tháng 1 năm 2016.
Viện ung thư quốc gia. “Tổng quan về điều trị khối u não và cột sống trẻ em (PDQ).” Rockville, Maryland; Tháng 12 năm 2016.
Related Content
Fresh articles
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Mắc Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em Và Cách Điều Trị Tốt Nhất
Bệnh trĩ ở trẻ em vẫn có thể xảy ra nếu trẻ có thói quen ngồi vệ sinh quá 30 phút, táo bón, tiêu chảy diễn ra thường xuyên hoặc vệ sinh hậu môn không sạch…có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho bé yêu mắc phải bệnh trĩ.
Bé đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cơ thể nên cơ hậu môn còn tương đối yếu, liên kết giữa trực tràng và hậu môn còn lỏng lẻo. Vùng xương cùng và trực tràng nằm trên cùng một đường thẳng, vì vậy dễ bị đẩy lên phía trên do tác động của lực ép. Vì vậy, cha mẹ và các bậc phụ huynh không nên để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ rặn sẽ phải nín thở, tăng áp lực lên vùng bụng, trực tràng bị ép xuống khiến cho nó dễ bị lòi ra ngoài khoang ruột.
Trẻ nhỏ sau khi đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lên lại vị trí ban đầu, đây là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ. Trẻ bị bệnh trĩ giai đoạn nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ ngày một khiến tình trạng bệnh nặng và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng… Với lý do trên, cha mẹ cần kiểm soát tốt mỗi khi trẻ đi vệ sinh, không cho trẻ ngồi bô quá lâu để tránh bị trĩ.
Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ở trẻ em. Táo bón làm cho bé yêu khó chịu, đầy bụng, ăn không tiêu. Trẻ sẽ có những biểu hiện như khó chịu ở bụng, ngồi cầu quá lâu. Cần xem lại chế độ ăn của trẻ có phù hợp với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện của bé chưa
Trẻ mắc bệnh trĩ thường có các biểu hiện như khó đi đại tiện, đại tiện bị chảy máu, phù thũng hoặc sa búi trĩ ra ngoài hậu môn, tiết dịch khiến hậu môn bị ngứa đây là những dấu hiện trẻ bị trĩ khá dễ thấy. Trĩ là căn bệnh không chừa một ai, hầu hết các đối tượng, do vậy việc phòng bệnh là rất cần thiết.
– Thay đổi chế độ ăn uống thường xuyên, với da dạng các loại rau, trái cây, nếu trẻ ghét ăn rau có thể xay rau và trái cây làm sinh tốt cho trẻ uống sau mỗi bữa ăn. – Tập cho bé thói quan đi cầu đúng giờ, mỗi ngày một lần, tốt nhất là vào buổi sáng. – Giữ vệ sinh hậu môn cho bé thật tốt, nên cho trẻ ngâm nước ấm sau mỗi lần đại tiện và trước khi ngủ. – Có thể sử dụng các loại thuốc xông chữa trĩ bằng thảo mộc tự nhiên để cải thiện tuần hoàn máu ở hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Cha mẹ cần lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện và dấu hiệu rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối trĩ sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Bệnh U Não Ở Trẻ Em, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!