Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Bệnh Suy Thận được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mãn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mãn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận
Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.
Cách phát hiện bệnh thận sớm Các bệnh viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn đều có thể tiến triển đến suy thận.
Suy thận có hai loại suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Suy thận cấp thường do: nhiễm khuẩn, chấn thương, sốc, suy tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều. Việc điều trị bao gồm điều chỉnh lại các chức năng thận, chạy thận nhân tạo.
Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận. Nếu các nguyên nhân được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm tình trạng suy thận, tuy không thể hồi phục lại được chức năng thận đã bị suy yếu. Suy thận dẫn đến tình trạng nhiễm độc cho cơ thể bởi các chất thải trong máu không được loại trừ ra ngoài.
Những dấu hiệu suy thận thường rất mơ hồ
Đa số các triệu chứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh: cảm cúm, ngộ độc thức ăn, thức ăn không hợp khẩu vị, thiếu chất đạm hay bị nhược cơ. Người cao tuổi, bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc gia đình có người bị bệnh thận là những yếu tố dễ bị suy thận.
Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi (thường xuyên mệt hoặc chỉ mệt khi hoạt động thể lực), khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ … có thể do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được các chất độc. Những triệu chứng này cũng xuất hiện vì các nguyên nhân khác, do đó cần thăm khám tỉ mỉ và làm các xét nghiệm.
Và sau đây là những dấu hiệu cơ bản để phát hiện bạn có bị suy thận hay không
Những thay đổi khi đi tiểu
Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:
– Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu
– Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt
– Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.
– Nước tiểu của bạn có thể có máu
– Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn
Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith’-ro-po’-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.
Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.
Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac
Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn
Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung
Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.
Suy thận có thể do một số nguyên nhân sau:
Suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể: Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, khó tập trung, bị ngứa.
Suy thận do tích tụ nước trong cơ thể: phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi (do có nước ở trong phổi). Giữ nước biểu hiện bằng các triệu chứng: phù, tăng huyết áp và khó thở. Phù trắng, mềm, ấn lõm, đôi khi chỉ nặng hai mi mắt hoặc nặng hơn là phù to toàn thân, tăng cân nhanh chóng. Tăng huyết áp cả số tối đa và số tối thiểu. Sự mất cân bằng giữa lượng muối và nước uống, có thể làm nước tích tụ. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân phải ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu. Nhưng liệu pháp này có thể không kéo dài được lâu và bệnh nhân phải lọc máu. Do đó bệnh nhân suy thận, khi thấy những triệu chứng trên cần phải đến khám để được điều trị phù hợp, kịp thời.
Suy thận có thể do thận bị tổn thương: đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu.
Suy thận có thể do thiếu máu: mệt mỏi, yếu sức, luôn thấy lạnh, khó thở, lú lẫn…
Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân suy thận như: ngứa ngoài da, có thể là do hàm lượng phospho và canxi trong máu cao. Nhưng có một số bệnh nhân, mặc dù đã điều chỉnh hàm lượng phospho và canxi máu nhưng triệu chứng ngứa vẫn còn, có lẽ do kích thích thần kinh trong da, do sự tích tụ các độc tố bởi thận không có khả năng lọc. Đối với trường hợp này, phải tiến hành chạy thận nhân tạo để điều trị. Bệnh nhân có thể thấy đau ở chân tay, nếu xác định bệnh nhân bị đau dây thần kinh do thận thì cần phải lọc máu.
Chẩn Ðoán Bệnh:
Như đã nói trên, thường thì bệnh nhân không có triệu chứng gì cả khi bị suy thận cho đến khi đã muộn. Vì vậy, cách duy nhất để chẩn đoán bệnh suy thận là qua thử nghiệm máu và nước tiểu. Vì chức năng làm việc của thận bị giảm đi khi bị suy thận, nên những chất dơ như urê sẽ tăng cao trong máu. Khi thử nghiệm máu, thì mức độ của những chất này sẽ cao hơn bình thường.
Sau khi đã khám phá ra là người bệnh nhân bị suy thận, thì bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh nhân chụp siêu âm thận hoặc chụp quang tuyến tùy theo nguyên do suy thận. Cuối cùng là bác sĩ có thể làm “chọc thận” (kidney biopsy) tức sinh thiết để thử nghiệm tế bào thận hầu truy tìm nguyên nhân chính xác. Chữa Trị: Vì có rất nhiều nguyên nhân gây suy kiệt chức năng thận, nên cách điều trị phải dựa vào từng trường hợp thích hợp.
Nhưng nói chung thì người bệnh nhân thường được cho thuốc cao áp huyết, thuốc lợi tiểu nếu bị phù thủng, và thuốc hạ mỡ nếu bị mỡ cao. Ngoài ra, người bệnh nhân thường phải kiêng muối và kiêng những thức ăn có nhiều chất phospho hoặc potassium.
Khi người bệnh nhân đã bị suy thận đến giai đoạn cuối (chức năng thận chỉ còn 10-15%) thì phải cần lọc thận (danh từ y khoa gọi là thấu tích). Có hai cách lọc thận: lọc thận qua màng bụng (peritoneal dialysis) và lọc thận qua máu (hemodialysis).
Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
Theo một chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
Dừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
Chú ý, những sản phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình X-quang cũng có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chụp X-quang.
Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm dần mức lọc cầu thận, nếu giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì coi là suy thận mạn.
Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm dần mức lọc cầu thận, nếu giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) thì coi là suy thận mạn.
Dấu Hiệu Suy Thận Ở Người Cao Tuổi
Dấu hiệu bệnh suy thận ở người cao tuổi
Hầu hết với người cao tuổi mắc bệnh suy thận không có bất kì dấu hiệu đặc biệt nào để báo trước về sự xuất hiện của nó. Nhiều trường hợp suy thận ở người cao tuổi đến khi thận đã suy giảm tới 90% chức năng mà vẫn không có một dấu hiệu đặc trưng nào.Tuy là căn bệnh khá mơ hồ nhưng nếu người bệnh biết chủ động quan sát và khám xét những dấu hiệu bệnh sau đây thì hoàn toàn vẫn có thể nhận biết được sớm bệnh suy thận ở người cao tuổi.
Triệu chứng suy thận ở người cao tuổi thường gặp nhất là dấu hiệu người già sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn, ngứa ngáy khắp cơ thể và thiếu máu.Nhưng đây là những dấu hiệu thường “ẩn náu” và không lộ rõ “nguyên hình” nên nhiều người thường bỏ qua. Khi bệnh suy thận ở người cao tuổi nặng hơn nữa thì có thể xuất hiện những triệu chứng khác như đi tiểu ra máu hoặc mủ, thường xuyên tiểu đêm, buồn nôn, ăn không ngon miệng, tay chân bị sưng hoặc tê, da kém sắc xỉn màu, cơ bắp hay có hiện tượng chuột rút.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh suy thận ở người cao tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở người cao tuổi, một số nguyên nhân chủ yếu được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề cập là:
Sử dụng thuốc
Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý đòi hỏi phải sử dụng một lượng thuốc kháng sinh lớn, đó còn chưa kể đến trường hợp tự ý sử dụng đến những loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ cùng sự chỉ dẫn của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa. Những loại thuốc này có nhiều cơ chế khác nhau tác động tới thận và gây nên tổn thương cho thận cũng như ống thận, gây ra nhiều biến chứng suy thận ở người cao tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở người cao tuổi còn do các thói quen ăn uống hàng ngày không khoa học, ăn uống kém, cơ thể không còn nhiều sức đề kháng với các dịch bệnh, đào thải chất độc nên gây ra những triệu chứng bệnh cho người cao tuổi.
Mắc một số bệnh khác
Những căn bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp có thể gây ra tổn thương cho các mạch máu bên trong cơ thể trong đó có mạch máu thận, vì vậy những người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính này rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.
Ngoài ra, các bệnh xơ cứng động mạch cũng gây nên tổn hại mạch máu trong thận và gây ra bệnh thận ở người cao tuổi.
Làm gì để phát hiện và điều trị suy thận sớm ở người cao tuổi?
Người cao tuổi cần đi khám bệnh định kỳ và thường xuyên để xác định chính xác suy thận khi có triệu chứng xuất hiện. Vì các dấu hiệu của suy thận ở người cao tuổi không rõ rệt và đặc thù như nhiều bệnh lý khác. Nhiều trường hợp, việc điều trị chỉ dùng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp khác mà không phải chạy thận nhân tạo. Chỉ định chạy thận nhân tạo phải dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng bệnh suy thận ở người cao tuổi. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính bệnh nhân phải được điều trị sớm mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng bệnh có thể xảy ra.
Suy Thận Độ 1 Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Bệnh Suy Thận Độ 1
Suy thận độ 1 là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy thận độ 1
Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể cũng đều có những chức năng riêng biệt. Và khi các cơ quan đó bị suy yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ thể. Suy thận độ 1 cũng là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều người.
Tìm hiểu về suy thận độ 1
Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm được chia thành các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện riêng và nếu không chẩn đoán và chữa trị kịp thời bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Suy thận độ 1 là cấp độ đầu tiên của bệnh suy thận. Chức năng thận của người bệnh suy thận độ 1 sẽ bị suy giảm khoảng 25% so với mức độ bình thường. Và việc suy giảm chức năng thận sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan khác.
Suy thận độ 1 là cấp độ đầu tiên của bệnh suy thận
Nếu người bệnh phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì tỉ lệ khỏi bệnh có thể là 95%. Tuy nhiên nếu không chữa trị sớm bệnh có thể tiến triển sang các cấp độ khác và chắc chắn gây nên nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Những dấu hiệu của bệnh suy thận độ 1
Bệnh suy thận độ 1 là cấp độ đầu tiên của một bệnh lý rất nguy hiểm chính vì thế việc phát hiện sớm sẽ rất tốt cho người bệnh. Nếu bạn có những dấu hiệu như sau thì nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Bởi những dấu hiệu này không thực sự rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác:
+ Chán ăn: Khi thận bị suy yếu các chất độc bình thường được thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu sẽ bị lắng đọng trong máu. Những chất thải này sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, chướng hơi và chán ăn.
+ Thiếu máu nhẹ: Thận có chức năng quan trọng là sản sinh ra hormone tham gia vào quá trình tạo hồng cầu. Tuy nhiên khi thận bị suy yếu chức năng này cũng bị suy giảm.
+ Mệt mỏi: khi thận suy yếu sẽ ít sinh ra hormone để tạo ra hồng cầu mang oxy và khiến người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi. Đau hai bên hố lưng: Người bịsuy thận độ 1 có thể thấy những cơn đau xuất hiện ở cạnh sườn sát với thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân.
Người bị suy thận độ 1 thường bị đau hai bên hố lưng gần thận
Cách điều trị bệnh suy thận độ 1
Như đã nói ở trên bệnh suy thận độ 1 có thể chữa trị khỏi hoàn toàn đến 95%. Chính vì thế khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Trong giai đoạn này bác sĩ chủ yếu chỉ định phương pháp điều trị kết hợp dùng thuốc và áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học để làm chậm tiến trình của bệnh, kiểm soát tốt nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa các biến chứng khác. Các phương pháp điều trị cụ thể là:
Chỉ định dùng thuốc
Suy thận độ 1 gây ra bởi nhiều nguyên nhân và tùy nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Chẳng hạn nếu người bệnh bị suy thận do cao huyết áp sẽ kê đơn thuốc hạ huyết áp, còn nếu nguyên nhân là bệnh tiểu đường sẽ kê thuốc hạ đường huyết.
Việc kê toa thuốc điều trị suy thận độ 1 sẽ tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động khoa học
Việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý sẽ rất tốt cho những người bị bệnh suy thận độ 1. Và tùy triệu chứng sẽ có chế độ ăn uống khác nhau.
Chẳng hạn với bệnh nhân tiểu ít cần hạn chế nước, muối, kali, phospho và chất đạm. Những người chán ăn có thể bổ sung glucose, acid amin, nhũ tương chất béo,… qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên chế độ ăn uống cho người suy thận độ 1 cần chú ý những điều sau đây:
Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau củ tươi.
Uống ít nhất 2 -3 lít nước/ ngày để giúp thận hoạt động tốt.
Không nên ăn những thực phẩm có quá nhiều chất béo, các loại thịt đỏ. Không nên ăn muối quá nhiều chỉ nên dừng ở 2-4 g/ngày, tức là người bệnh không nên tiêu thụ những thực phẩm như các loại mắm, cá khô, một số thực phẩm đóng hộp…
Không nên hút thuốc lá, uống rượu, bia, nước ngọt có gas…
Chọn những bài tập thể dục có cường độ thấp và luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Suy thận độ 1 là một bệnh không hề nguy hiểm nếu phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên để phòng ngừa bệnh ngay bây giờ hãy áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học.
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn
Nhận Biết Các Dấu Hiệu Sớm Của Suy Thận
Suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh
Thận là bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể con người. Chức năng chính của thận là lọc máu, cân bằng nội môi, loại bỏ độc tố, cặn bã, chất dư thừa và bài tiết chúng qua nước tiểu. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu thận bị suy giảm chức năng, máu không được lọc. Điều này gây dồn ứ các chất cặn bã, độc hại trong máu, gây nhiễm độc máu, tăng huyết áp, cuối cùng là tử vong.
Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, có khoảng 5 triệu ca mắc bệnh suy thận. Trong đó, 26.000 ca bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. chỉ có 20% trong số đó được điều trị bằng phương pháp ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Nguyên nhân chính là do chi phí điều trị tốn kém không phải ai cũng có thể chi trả. Bệnh nhân mắc suy thận gây gánh nặng kinh tế lớn cho gia đình cho đến khi chết.
Cẩn trọng những dấu hiệu sớm của suy thận
Suy thận không biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng cho đến giai đoạn nặng. Các xét nghiệm lâm sàng và thăm khám để chẩn đoán xác định bệnh gồm: Xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu, kết hợp đo huyết áp thường xuyên.
Tuy nhiên, nếu bạn theo dõi sức khoẻ hàng ngày, hoàn toàn có thể phát hiện các dấu hiệu sớm của suy thận gồm:
Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi ở nước tiểu thường rất dễ nhận biết như, tăng số lần đi tiểu vào đêm. Nước tiểu cũng có thể xuất hiện máu, có sủi bọt, hoặc cảm thấy căng tức, khó đi tiểu…
Phù toàn thân: Suy giảm chức năng thận gây tồn tăng natri trong máu gây nên tình trạng phù. Nếu bị phù toàn thân, đặc biệt là ở chân, tay và mặt kèm theo da trắng nhạt thì đó là rất có thể là do suy thận gây ra.
: Tình trạng mệt mỏi trong suy thận gây ra do thiếu máu. Khi thận khoẻ mạnh, Erythropoietin, một cytokine glycoprotein được tiết ra bởi thận, để đáp ứng với tình trạng thiểu oxy tế bào. Loại hormone này có chức nặng kích thích sản xuất hồng cầu ở tuỷ xương. Do vậy, khi thận suy yếu, erythropoietin được sản xuất ra ít hơn, gây nên tình trạng thiếu máu do suy thận.
Phù nề là dấu hiệu cảnh báo dễ nhận biết của chứng suy thận
Ngứa, phát ban: Thận khỏe mạnh giúp loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, tạo ra các tế bào hồng cầu, giữ cho da khỏe mạnh, căng đẹp. Chất chất độc, chất thải tồn dư trong máu do không được lọc gây độc cho da, gây nên tình trạng kích ứng, phát ban và ngứa.
Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
Nôn và buồn nôn: Sự tích tụ của quá nhiều chất thải, chất độc trong máu đã gây ra chứng ure huyết và khiến người mắc bệnh thận có cảm giác buồn nôn.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.
Ớn lạnh: Thận suy yếu khiến máu không được lọc kịp thời, không đủ để cung cấp cho cơ thể và gây ra hiện tượng thiếu máu. Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Phải làm gì khi nhận thấy có biểu hiện bất thường cảnh báo bệnh?
Nếu có bất cứ triệu chứng nào trùng với dấu hiệu sớm nào của suy thận thì hãy đi khám ngay. Tại bệnh viện, các xét nghiệm cận lâm sàng và thăm khám nội khoa sẽ được thực hiện để chẩn đoán đúng bệnh. Hãy nhớ, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm không chỉ tăng khả năng điều trị thành công mà còn giám gánh nặng kinh tế cho gia đình bạn.
Thường xuyên kiểm tra chức năng thận trong đợt khám định kỳ cũng được khuyến khích. Việc khám định kỳ cũng giúp bạn phát hiện 1 số bệnh lý mạn tính có triệu chứng không rõ ràng như gan nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp, các nhiễm trùng…Đặc biệt, ung thư chỉ được phát hiện sớm bằng cách này.
Bên cạnh đó, kết hợp thói quen sống lành mạnh và chế độ sinh hoạt cần được ưu tiên. Lưu ý ăn uống thanh đạm, tránh căng thẳng và lạm dụng chất kích thích.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Bệnh Suy Thận trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!