Bạn đang xem bài viết Đặt Ống Jj Thì Thấy Tiểu Ra Máu? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bác sĩ ơi, Tôi bị bí tiểu và phải đặt ống xông đã được 3 ngày mà vẫn ra toàn máu. Tình trạng như vậy có làm sao không ạ?
Chào em,
Triệu chứng của bạn gọi là tiểu máu đại thể, có nghĩa là thấy rõ có máu trong nước tiểu. Vị trí “chảy máu” trong đường tiểu có thể xuất phát từ tổn thương dọc theo đường dẫn nước tiểu (như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận), có thể xuất phát từ nơi lọc ra nước tiểu như cầu thận – ống thận, cũng có khi là do tán huyết.
Nhìn chung 3 ngày mà sonde bàng quang vẫn còn ra máu là dấu hiệu nguy hiểm, cần báo với bác sĩ điều trị để bác sĩ xác định nguyên nhân (dựa vào hồ sơ bệnh án) và xử trí thích hợp cho bạn.
JJ stent là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài của các stent dùng cho bệnh nhân người lớn thay đổi từ 24 đến 30 cm.
Những bất tiện của việc đặt JJ stent:
– Không thể dự báo được các tác dụng phụ của việc đặt stent sẽ xảy ra đối với bệnh nhân nào. Một số người dung nạp stent dễ dàng. Số khác lại gặp các vấn đề như sẽ mô tả sau đây. Các tác dụng phụ này có thể chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi đặt stent. Một số bệnh nhân khác lại cho biết các triệu chứng này kéo dài trong suốt thời gian stent hiện diện trong cơ thể họ.
– Stent JJ có thể gây tiểu máu ở nhiều thời điểm khác nhau. Thông thường, vận động thể lực khiến stent di chuyển trong cơ thể và nước tiểu có thể có máu. Người bệnh cảm thấy đau ở vùng hông lưng, vùng bàng quang, vùng bẹn, dương vật ở nam hoặc niệu đạo ở nữ, đôi khi đau lan xuống hai tinh hoàn. Đau và khó chịu có thể rõ rệt hơn sau các hoạt động thể lực hoặc sau khi đi tiểu.
– Stent có thể gây kích thích bàng quang và khiến bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả nhu cầu phải thức dậy ban đêm để đi tiểu. Các triệu chứng này sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc. Stent hiếm khi gây són tiểu ở phụ nữ.
Những Lưu Ý Khi Bệnh Nhân Được Đặt Ống Stent Jj
08-11-2011
JJ stent là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài của các stent dùng cho bệnh nhân người lớn thay đổi từ 24 đến 30 cm. Có nhiều kiểu stent, và một số những khác biệt giữa chúng giúp các stent có thể đem lại những lợi ích khác nhau tùy theo từng tình huống lâm sàng.
II. Tại sao phải đặt stent JJ?
Có nhiều trường hợp cần phải đặt JJ stent.
– Stent JJ giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống đến bàng quang ngay cả khi ống dẫn tiểu bị tắc nghẽn do bất kỳ nguyên nhân nào. Bằng cách này, thận tiếp tục hoạt động và không bị tổn thương do tắc nghẽn, đồng thời tránh những cơn đau quặn dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt. Nguy cơ nhiễm trùng cũng giảm đáng kể.
– Stent còn bảo vệ niệu quản, giúp niệu quản lành vết thương ngay cả khi đã bị thương tổn. Nếu không đặt stent khi niệu quản bị tổn thương vì một lý do nào đó, lúc vết thương lành, niệu quản có thể bị chít hẹp. Đặt stent đề phòng được điều này, giúp niệu quản phục hồi lại chức năng hoạt động bình thường về sau.
– Trong một số trường hợp, đặt stent vì nó có thể giúp niệu quản dãn rộng ra sau một thời gian. Việc này quan trọng khi cần đưa dụng cụ thông qua lòng niệu quản hoặc khi lấy sỏi. Điều này xảy ra điển hình khi những cố gắng đi ngược dòng lên niệu quản để lấy sỏi bị thất bại vì niệu quản quá hẹp. Đặt stent giúp các tiếp cận vào niệu quản sau này dễ thành công hơn.
III. Chỉ Định đặt Stent JJ. Đặt stent JJ giúp vượt qua được tắc nghẽn ở niệu quản
Đặt stent JJ khi có tắc nghẽn ở niệu quản hoặc thận. Các nguyên nhân điển hình gây tắc nghẽn là:
– Sỏi niệu quản: Sỏi thường được hình thành ở thận, sau đó di chuyển xuống niệu quản và gây tắc nghẽn. Nhiều sỏi có thể tự thoát ra ngoài theo đường tiểu, nhưng một số khác bị kẹt lại, gây ra tắc nghẽn cần được giải quyết. Khi tắc nghẽn đi kèm với biến chứng nhiễm trùng thì cần phải khẩn trương giải quyết
– Stent sau phẫu thuật: Sau khi thực hiện phẫu thuật, stent thường được đặt để giảm thiểu phù nề ở niệu quản, dự phòng nguy cơ tắc nghẽn hoặc đau. Cũng thường đặt stent sau khi tán sỏi ở thận hoặc niệu quản để giúp các sỏi vụn thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
– Chít hẹp: Chít hẹp có thể do sẹo gây hẹp và tắc nghẽn lòng niệu quản
– U bướu: Cả bướu lành lẫn u ác tính đều có thể gây tắc nghẽn lòng niệu quản, cần phải đặt stent để giải quyết tắc nghẽn ở thận. Stent được đặt để giúp cải thiện chức năng thận trước khi thực hiện các biện pháp điều trị khác như hóa trị hoặc phẫu thuật triệt để cắt bỏ khối u. Trong một số bệnh lý khác như bệnh Ormond (xơ cứng khoang sau phúc mạc), stent giúp dẫn lưu thận trong lúc điều trị nội khoa giảm bớt tình trạng sưng phù đã gây tắc nghẽn trước đó.
– Tổn thương niệu quản: Tổn thương có thể xảy ra khi nội soi niệu quản, đặc biệt trong những trường hợp điều trị sỏi hoặc thực hiện sinh thiết, khi phẫu thuật ở ruột, khi thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa, hoặc khi có các tổn thương trực tiếp đến niệu quản do vết thương xuyên thấu. Các tình huống kể trên sẽ dẫn đến phù nề như một đáp ứng sau tổn thương, và hậu quả sẽ là tắc nghẽn. Nếu có vết rách rất nhỏ ở niệu quản, stent JJ có thể giúp lành vết thương chung quanh nó, dù rằng trong một số trường hợp vẫn phải cần đến mổ hở để sửa chữa lại.
IV. Những bất tiện của việc đặt JJ stent?
– Không thể dự báo được các tác dụng phụ của việc đặt stent sẽ xảy ra đối với bệnh nhân nào. Một số người dung nạp stent dễ dàng. Số khác lại gặp các vấn đề như sẽ mô tả sau đây. Các tác dụng phụ này có thể chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi đặt stent. Một số bệnh nhân khác lại cho biết các triệu chứng này kéo dài trong suốt thời gian stent hiện diện trong cơ thể họ.
– Stent JJ có thể gây tiểu máu ở nhiều thời điểm khác nhau. Thông thường, vận động thể lực khiến stent di chuyển trong cơ thể và nước tiểu có thể có máu. Người bệnh cảm thấy đau ở vùng hông lưng, vùng bàng quang, vùng bẹn, dương vật ở nam hoặc niệu đạo ở nữ, đôi khi đau lan xuống hai tinh hoàn. Đau và khó chịu có thể rõ rệt hơn sau các hoạt động thể lực hoặc sau khi đi tiểu.
– Stent có thể gây kích thích bàng quang và khiến bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả nhu cầu phải thức dậy ban đêm để đi tiểu. Các triệu chứng này sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc. Stent hiếm khi gây són tiểu ở phụ nữ.
Các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi rút stent.
V. Những vấn đề có thể xảy ra khi đặt stent JJ?
Đôi khi stent bị vôi hóa và hình thành một lớp vỏ bọc bên ngoài tương tự như những viên sỏi. Stent cũng có thể di lệch khỏi vị trí. Trong những tình huống này, stent thường di chuyển xuống bàng quang và gây ra các biểu hiện nặng hơn như tiểu lắt nhắt, khó chịu ở vùng bàng quang và tiểu ra máu.
VI. Stent có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày không?
– Bệnh nhân vẫn có thể đi làm và chơi thể thao tuy rằng sẽ cảm thấy mau mệt và khó chịu hơn. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.
– Vẫn có thể đi du lịch dù rằng đôi khi phải cần đến chăm sóc y tế.
– Stent JJ có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
– Không có hạn chế nào về mặt sinh hoạt tình dục khi đặt stent JJ.
VII. Cần chú ý thêm điều gì khi đang được đặt stent JJ?
– Nên uống ít nhất 1½ đến 2 lít nước mỗi ngày
– Báo ngay cho bác sĩ biết nếu xảy ra các tác dụng phụ khó chịu
VIII. Khi nào cần đi khám ngay?
Đi khám ngay nếu:
– Đau thường xuyên và không thể chịu đựng nổi do stent
– Có các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng niệu (sốt, lạnh run, khó chịu và đau khi đi tiểu)
– Stent rơi ra ngoài
– Tiểu ra máu nhiều hơn một cách đáng kể
IX. Stent được đặt ra sao?
– Stent JJ thường được đặt sau khi gây mê toàn thân, đôi lúc phối hợp với các thủ thuật khác tùy theo lý do đặt stent.
– Đưa máy nội soi bàng quang dạng kính viễn vọng (telescope) qua niệu đạo rồi vào bàng quang. Stent được luồn qua máy nội soi rồi đưa vào niệu quản. Kiểm tra vị trí của stent bằng XQuang.
X. Các biện pháp được dùng để thay thế cho stent JJ?
– Trong một số trường hợp, khi tắc nghẽn có thể chỉ là thoáng qua thì không cần thiết phải đặt stent JJ. Tuy nhiên nếu thực hiện nhiều thủ thuật thì phù nề và đau sẽ có khả năng xảy ra.
– Trong một số trường hợp có thể đặt một ống thông từ thận, qua niệu quản rồi dẫn lưu ra da. Khi rút ống rất thuận tiện, không đòi hỏi thủ thuật nào. Điều bất tiện là chỉ có thể đặt ống thông này trong thời gian vài ngày mà thôi.
– Biện pháp thay thế khác là đặt một ống dẫn lưu trực tiếp từ thận ra da. Thủ thuật này được gọi là “mở thận ra da” (nephrostomy), thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm và đòi hỏi thận phải ứ nước đủ để cho phẫu thuật viên có thể tiếp cận vị trí cần thiết một cách dễ dàng. Do ống dẫn lưu nằm ở ngoài cơ thể nên khá bất tiện và có thể bị sơ ý rút ra. Lợi điểm là việc dẫn lưu sẽ tốt hơn stent JJ trong những trường hợp viêm thận mủ kèm tắc nghẽn (pyonephrosis).
XI. Stent JJ được lấy ra như thế nào?
– Stent JJ được lấy ra bằng ống nội soi bàng quang sau khi gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Một ống nội soi mềm đặc biệt, dạng kính viễn vọng được đưa vào niệu đạo. Gắp stent và rút ra.
– Stent JJ thường không được lưu giữ quá 3 tháng trong cơ thể
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn Theo tài liệu của Windsor Urology, Swansea Urology (Vương Quốc Anh), Duchess of Kent Day Surgery Unit
Kỹ Năng Chăm Sóc Người Bệnh Có Ống Thông Jj
Kỹ năng chăm sóc người bệnh có ống thông JJ
Thông JJ đặt trong 1 trường hợp sỏi kẹt niệu quản
Trong một số trường hợp sau điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc hẹp niệu quản, người bệnh sẽ được đặt vào trong niệu quản một ống thông nhỏ (thông J hay thông JJ) để tránh tình trạng tắc nghẽn niệu quản sau mổ. Hiện nay, việc đặt ống thông J hoặc JJ khá phố biến và có thể sẽ gây nên một số triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Điều dưỡng Lê Thị Anh Đào, điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM sẽ hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh có ống thông J và JJ.
Ống thông J và JJ là một loại ống thông bằng nhựa dẻo mềm được đặt vào trong niệu quản khi phẫu thuật hay khi nội soi. Nếu ống chỉ có một đầu quăn hình đuôi heo thì đó là thông J đơn (nay ít thông dụng). Nếu ống quăn hai đầu thì đó là thông JJ hay thông J kép. Hai đầu quăn làm cho ống không bị tụt xuống bàng quang cũng như không bị tụt lên thận, các đầu quăn có thể là một vòng hay hai vòng. Việc đặt ống thông J hoặc JJ là do bác sĩ chỉ định.
Khi đặt ống thông J hoặc JJ, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân có thể bị đau buốt vùng hông lưng hay phía trên đùi, đau tăng khi đi tiểu. Cảm giác kích thích bàng quang: rát buốt khi tiểu gần xong hoặc đau tức vùng trên xương mu, tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, cảm giác cộm và căng bàng quang. Mặt khác, nhiều bệnh nhân có thể gặp tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, triệu chứng này thường không quan trọng và không kéo dài. Trong các trường hợp này, bệnh nhân nên cố gắng để tiểu hết và uống đủ nước để cho nước tiểu bớt hồng. Các khó chịu này thường giảm dần và hết sau vài ngày.
Để điều trị các triệu chứng khó chịu trên, bệnh nhân cần giảm bớt sự vận động, có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm và dùng thuốc giảm đau. Bệnh nhân cần đi khám ngay hoặc điện thoại thông báo cho bác sĩ gấp nếu các triệu chứng khó chịu tăng dần, sốt cao, đau vùng hông lưng bên có thông JJ, đi tiểu có máu cục hoặc có lẫn máu đỏ tươi, đau nhiều khi đi tiểu, rơi ống thông JJ ra ngoài.
Thời gian bệnh nhân đặt ống thông JJ thay đổi tùy theo lý do. Thông thường, thông JJ được đặt trong niệu quản từ 2 tuần đến 1 tháng và không để lâu quá 3 tháng. Trường hợp đặc biệt phải để lâu quá 3 tháng, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đặt ông thông JJ chất liệu silicon. Ở trường hợp này, bệnh nhân và thân nhân cần liên lạc thường xuyên với bác sĩ tiết niệu.
Điều quan trọng nhất, người bệnh cần tái khám đúng hẹn để được kiểm tra, thay thông JJ mới và rút thông JJ. Trường hợp thông JJ để quá lâu sẽ có thể có nhiều nguy cơ như tạo sỏi xung quanh thông hoặc dọc theo thông JJ, nhiễm khuẩn, tắc niệu quản, suy thận.
Việc rút thông JJ được tiến hành tại cơ sở tiết niệu, lấy qua ngã nội soi bàng quang. Ngay sau khi rút ống thông, người bệnh nên uống 2 – 3 ly nước. Người bệnh có thể đau nhẹ về một bên hay ở bụng dưới, tiểu buốt và nước tiểu có tí máu trong 2 – 3 ngày đầu sau khi rút ống thông.
Với người bệnh có ống thông JJ, bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn một chế độ dinh dưỡng kiêng cữ cụ thể. Bệnh nhân cần uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày) và uống liên tục trong ngày; vận động nhẹ, tránh các vận động quá sức, không khuân vác nặng; hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng.
Các Triệu Chứng Khó Chịu Khi Sử Dụng Ống Sond Jj Hay Modelage
Hầu hết các bệnh nhân được phẫu thuật can thiệp vào thận hay niệu quản do nhiều nguyên nhân đều được sử dụng ống song JJ hay Modelage với mục đích: Dẫn lưu dòng nước tiểu từ trên thận xuống bàng quang qua niệu quản; tạo điều kiện cho vết thương bể thân – niệu quản nhanh liền, tránh rò nước tiểu ra ngoài, tránh tắc nghẽn lưu thông nước tiểu do máu cục, cặn sỏi,…Đương nhiên, ít hay nhiều ống sond đều gây khó chịu cho bệnh nhân
Các phẫu thuật thường sử dụng sond JJ, Modelage:
1. : Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Màu sắc nước tiểu đỏ nhiều hay ít
Phụ thuộc vào mức độ xây sát, tổn thương niệu mạc trong quá trình nong niệu quản, tán sỏi, đốt polype nếu có kèm theo, hoặc do niêm mạc thận – niệu quản – bàng quang kích thích và cọ sát vào sond… Hiện tượng đái máu còn có thể xảy ra muộn hơn khi bệnh nhân ra viện do sond chạm vào và gây tổn thương niêm mạc bàng quang khi bàng quang co bóp, bàng quang hết nước tiểu, hoặc bàng quang bị viêm.
à Triệu chứng này sẽ mất dần theo thời gian tương ứng với quá trình tái tạo của niêm mạc niệu quản, và sau khi rút ống sond.
à Trong quá trình điều trị, ngoài thao tác chuẩn xác của phẫu thuât viên nhằm tránh tổn thương niệu quản để hạn chế đái máu. Chúng tôi còn sử dụng phương pháp rửa bàng quang bằng dung dịch NaCl 0,9% pha Betadin với mục đích tránh hiện tượng máu cục, hạn chế nhiễm khuẩn tiết niệu và làm cho màu nước tiểu mất màu máu giúp bệnh nhân có cảm giác yên tâm khi nằm viện.
Đau vùng tiểu khung, đau thắt lưng đi tiểu, khi vận động mạnh:
– Trong quá trình tán sỏi nội soi, luôn phải dùng dung dịch NaCl 0,9% để bơm vào niệu quản làm cho phẫu trường nội soi được rõ, giúp cho phẫu thuật viên nhìn rõ sỏi để tán. Dòng nước đi vào phải thắng được áp lực động mạch mao mạch, nên có thể thấm nước ra ngoài niệu quản vào khoang sau phúc mạc. Nếu dịch nhiều thì sẽ gây ra cảm giác căng tức, đau tức. Dịch này sẽ được hấp thu dần theo thời gian, và sự khó chịu do khối dịch này cũng dần hết.
– Các dị vật gây bít tắc ống sond niệu quản tạm thời: Máu cục, cặn sỏi nhỏ cũng gây ứ nước thận niệu quản gây đau thắt lưng như khi có sỏi.
– Mặt khác sau tán sỏi niệu quản phải đặt ống sond JJ sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dòng nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản, bể thận. Dòng trào ngược sẽ tăng mạnh khi bệnh nhân vận động mạnh, nằm đầu thấp.
à Các nguyên nhân trên sẽ gây ra cảm giác đau sau mổ.
Các triệu chứng sẽ hết dần theo thời gian do sự thích nghi của cơ thể.
à Hiện tượng nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết sau phẫu thuật được khống chế tối đa bằng sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng trước mổ, và liều kháng sinh đặc hiệu cho các nhóm vi khuẩn hay gặp ở hệ tiết niệu.
4. Cảm giác khó chịu không hài lòng khi tán không hết sỏi, sỏi di chuyển lên thận:
– Đó là xác xuất không mong muốn của tất cả: Bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật,…
– Trong hay sau phẫu thuật bênh nhân được thông báo lại tình hình kết quả phẫu thuật: Nong rộng niệu quản đặt JJ, tán một phần sỏi và chỉ đặt JJ,… Đa số bệnh nhân cảm thấy không hài lòng ( dù đã được giải thích trước mổ hết các nguy cơ có thể xảy ra) do sự kỳ vọng của mình không được thỏa mãn.
à Sỏi còn lại sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hỗ trợ sau ra viện theo lịch hẹn.
ThS.BS Nguyễn Đình Liên
Nguyên Nhân Khiến Việc Đặt Thuốc Phụ Khoa Bị Ra Máu
Thứ Năm, 28-12-2023
Một trong những phương pháp điều trị bệnh phụ khoa tiện lợi nhất đang được nhiều người áp dụng đó chính là dùng thuốc đặt chữa bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này không phải bất kì ai cũng có thể thực hiện thành công, có một số trường hợp khi áp dụng cách làm này lại gây ra những biến chứng như tình trạng viêm nhiễm nặng hơn hoặc vùng kín bị ra máu…. Vậy nguyên nhân khiến việc đặt thuốc phụ khoa bị ra máu bạn đã biết chưa?
Phụ khoa là căn bệnh mà nhiều chị em phụ nữ thường hay mắc phải trong độ tuổi sinh nở, với các triệu chứng đi kèm như ngứa ngáy vùng kín, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn so với bình thường, có mùi hôi, kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới…. khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt làm ảnh hưởng đến tâm lí, sức khoẻ. Hầu hết các chị em thường sử dụng những phương pháp điều trị tại nhà bằng các loại thảo dược tự nhiên như: Lá chè, lá trầu không, rau húng, lá lốt, trinh nữ hoàng cung… để khắc phục bệnh nhưng sau một thời gian bệnh vẫn tái phát nên nhiều chị đã tìm đến cách điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc tây y.
Khi bác sĩ kê thuốc đặt lúc này sẽ hướng dẫn người bệnh về cách sử dụng thuốc đúng nhất. Thế nhưng sau khi đã được hướng dẫn xong lại có một số trường hợp không tuân thủ theo hoặc chủ quan sử dụng thuốc theo cảm tính nên đã dẫn đến chảy máu. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân khiến việc đặt thuốc phụ khoa bị ra máuThuốc đặt chữa bệnh phụ khoa thường ở dạng viên nén tròn hoặc viên đạn rất cứng. Nhiều người lười biếng nên đã dùng viên thuốc này đặt trực tiếp vào vùng bệnh mà không làm ẩm thuốc trước khi đặt. Chính điều này sẽ khiến cho viên thuốc khó tan thậm chí là không tan, các cạnh của thuốc sẽ cọ xát vào niêm mạc của âm đạo làm tăng nguy cơ trầy xước và dẫn đến chảy máu.
Một điều mà tất cả chúng ta cần phải biết đó chính là chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng cách đặt thuốc vào âm đạo, không nên thực hiện trong thời điểm sắp đến chu kì kinh nguyệt. Bởi điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vùng bệnh, hậu quả làm cho âm đạo bị chảy máu.
Một số loại thuốc đặt có chứa các thành phần gây kích ứng cho da hoặc thuốc không tương thích với môi trường âm đạo nên chảy máu là dấu hiệu phản kháng lại thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý trong quá trình đặt thuốc đã khiến cho nội tiết tố bị rối loạn gây rong kinh hoặc xuất huyết tại âm đạo.
Được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho việc đặt thuốc chữa bệnh phụ khoa bị ra máu mà nhiều người thường hay gặp phải. Vì trong thời gian đặt thuốc chữa bệnh bác sĩ có khuyên bạn cần phải kiên cử các vấn đề như: không quan hệ tình dục với bạn tình, có chế độ ăn uống đúng cách, nghỉ ngơi trong thời gian đặt thuốc…. nhưng dường như những lời khuyên này các bạn điều không tuân thủ mà lại phát huy nên mới dẫn đến hậu quả chảy máu âm đạo.
Việc dùng viên thuốc đặt đẩy nhanh và mạnh vào sâu bên trong âm đạo hoặc cũng có thể trong quá trình cầm viên thuốc đặt, bạn dùng móng tay dài và nhọn để làm việc va chạm với vùng quá mạnh sẽ làm tổn thương và gây chảy máu.
Thói quen lười vệ sinh, vệ sinh không đúng cách hoặc không giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công mạnh vào vùng bệnh gây viêm nhiễm nặng hơn, âm đạo sẽ trở nên ngứa rát, khó chịu gấp bội lần và chảy máu là kết quả của việc không giữ vệ sinh vùng bệnh sạch sẽ.
Ngoài ra, đặt thuốc phụ khoa bị chảy máu có thể do các tổn thương ở cổ tử cung như u tử cung, tiền ung thư, viêm lộ tuyến tử cung….
Hướng dẫn cách xử lí khi đặt thuốc phụ khoa bị ra máu+ Nên mặc quần lót chất liệu vải thoáng mát, hút ẩm và không nên mặc những bộ trang phục quần quá chật chội, bó sát người, cách tốt nhất bạn nên mặc váy để vùng bệnh không bị đau rát.
+ Hãy tìm xung quanh khu vực mình đang sống có những địa chỉ phòng khám hay bệnh viện phụ khoa nào uy tín và chất lượng để thăm khám. Từ đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và thay đổi phương pháp điều trị khác tốt hơn.
+ Trong quá trình điều trị bệnh nhân cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ từng bước một, không được tự ý điều trị bệnh tại nhà trong những trường hợp này.
+ Đừng quên chú ý đến chế độ sinh hoạt từ ăn uống , làm việc, nghỉ ngơi và vệ sinh vùng kín cẩn thận trong thời gian này.
Nguyên nhân khiến việc đặt thuốc phụ khoa bị ra máu… sau khi xem qua những chia sẻ trên chắc chắn sẽ giúp các chị em chúng ta cẩn thận hơn khi dùng thuốc đặt chữa viêm phụ khoa để không gây ra những rủi ro đáng tiếc làm ảnh hưởng đến vùng bệnh khiến bệnh trở nên nặng hơn, làm cho quá trình điều trị tốn nhiều thời gian và chi phí.
Máu Báo Có Thai Ra Trong Mấy Ngày, Ra Máu Báo Bao Lâu Thì Sinh?
Máu báo có thai ra trong mấy ngày?
Máu báo khi có thai ra nhiều hay ít?
Thời gian xuất hiện máu báo có thai là từ sau 8 – 15 ngày khi có quan hệ tình dục không có biện pháp phòng tránh. Lượng máu báo thai nhiều hay ít đối với mỗi người sẽ khác nhau, có người ra nhiều, có người ra ít. Hiện tượng ra máu này có thể xảy ra trong khoảng 8 ngày sau khi rụng trứng hoặc những ngày đầu chậm kinh.
Nhiều chị em máu báo thai kéo dài khoảng 7 ngày thì khoảng đến ngày thứ 4 trở lên có thể xuất hiện máu đông và lượng ra nhiều hơn để kết thúc. Nguyên nhân của tình trạng này là do lúc này tử cung bị co thắc mạnh do thai nhi làm tổ.
Có thể bạn đang quan tâm:
Phân biệt máu báo có thai và máu kinh nguyệt
Nhiều chị em nhầm lẫn hiện tượng máu báo có thai là máu kinh nguyệt. Vậy máu báo có thai và máu kinh nguyệt khác nhau như thế nào, sau đây là cách phân biệt máu báo có thai và máu kinh nguyệt chị em lưu ý:
– Dấu hiệu nhận biết máu báo có thai
Màu của máu báo thai: Máu báo có thai thường có màu hồng phớt hoặc có màu nâu.
Lượng máu ra: Thông thường máu báo thai chỉ ra nhỏ giọt không ra nhiều như chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu thường đều đều như nhau ở mỗi ngày.
Các biểu hiện kèm theo của máu báo có thai: Máu báo có thai không kèm theo dịch nhầy và thông thường không có máu cục.
– Dấu hiệu nhận biết máu kinh nguyệt
Màu của máu kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ thẫm.
Lượng máu ra: Máu kinh nguyệt thường ra nhiều. Lượng máu mất đi hàng tháng thường là từ 80 – 100ml kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Các dấu hiệu kèm theo máu kinh nguyệt:
Kèm theo máu kinh nguyệt là những dịch nhầy ở cổ tử cung, một số mảnh niêm mạc bị bong tróc và thỉnh thoảng cũng xuất hiện những cục máu đông.
Máu kinh nguyệt thường có tính chu kỳ. Máu kinh thường ra ít ở những ngày đầu và ra nhiều ở những ngày tiếp theo, ngày cuối cùng thường ít dần.
Một số chị em phụ nữ trước khi có kinh nguyệt còn có một số biểu hiện như đau bụng, ra nhiều khí hư dạng sợi, có màu trắng, không mùi, bị đau đầu, táo bón,…
Việc phân biệt được máu báo thai và máu kinh nguyệt là điều cần thiết, đặc biệt là những trường hợp không mong muốn có thai, không thể sinh con thì nên biết để phát hiện có thai sớm và khi phá thai sẽ có nhiều phương pháp phá thai an toàn hơn cho chị em lựa chọn như hút thai an toàn, hút thai 360 độ, phá thai bằng thuốc. Những phương pháp này hầu như chỉ áp dụng cho trường hợp thai nhi còn nhỏ, chị em cần lưu ý.
Chị em cần làm gì khi ra máu báo thai?
– Khi ra máu báo thai, chị em ần dùng ngay băng vệ sinh để biết lượng máu và máu màu gì. Đây là những thông tin cần thiết để cung cấp với bác sĩ khi đi thăm khám sản phụ khoa. Chị em phụ nữ cũng có thể thử thai ở nhà trước bằng que thử thai vào lần đi tiểu đầu tiên ngay sau khi ngủ dậy.
– Bên cạnh đó, chị em phụ nữ nên tới các cơ sở y tế đề được kiểm tra bởi bác sĩ hoặc chuyên gia về chăm sóc sức khỏe. Việc xét nghiệm rất quan trọng và cần thiết để có thể xác định chắc chắn nguồn gốc của máu.
– Chị em cần theo dõi máu báo thai để tránh nhầm lẫn giữa máu báo có thai với các nguyên nhân ra máu khác:
Nếu máu ra kéo dài có màu nâu đen kèm theo đó là tình trạng thường xuyên bị chuột rút phần bụng, có dấu hiệu đau một bên vùng bụng thì cần đi thăm khám bác sĩ sớm, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mang thai ngoài tử cung.
Nếu máu ra nhiều kèm theo đó là hiện tượng máu đỏ tươi từng cục, sốt cao và bị đau phần bụng dưới,… thì chị em lưu ý cần thăm khám bác sĩ ngay, vì những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của việc bị động thai, sảy thai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đặt Ống Jj Thì Thấy Tiểu Ra Máu? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!