Bạn đang xem bài viết Cựu Hoa Hậu Hong Kong Nhập Viện Vì Bệnh U Não Diễn Biến Xấu được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lý San San thường xuyên phải nhập viện trong thời gian gần đây vì các triệu chứng nghiêm trọng như nôn mửa, sốt cao..
Tờ QQ đưa tin cựu hoa hậu Hong Kong Lý San San đang chống chọi với căn bệnh u não. Cô tích cực điều trị nhưng vài tháng trở lại, bệnh diễn biến xấu hơn. Mới nhất, do các triệu chứng nghiêm trọng như sốt và nôn mửa, cô đã phải nhập viện cấp cứu trong đêm.
Báo chí Hong Kong cho biết Lý San San bắt đầu chiến đấu với bệnh u não từ bốn năm trước. Cô chỉ điều trị bằng thuốc, thường xuyên đến viện kiểm tra vì khối u nằm ở vị trí khó phẫu thuật. Đây cũng là lý do cô hạn chế xuất hiện trong showbiz.
Tuy nhiên trả lời phỏng vấn, cô khước từ việc nói về bệnh tật. “Đừng lo cho tôi, tôi không sao cả, không thể dễ dàng chết như thế đâu”, Lý San San khẳng định. Cô cũng từ chối chia sẻ thông tin sức khỏe suy giảm trầm trọng.
“Bệnh tật là chuyện cá nhân, tôi không muốn bị thổi phồng nên cũng không muốn kể lể”, cô viết trên trang cá nhân. Lý San San cho rằng khi có thêm tuổi thì không thể tránh khỏi bệnh tật, điều này cũng là lẽ tự nhiên.
“Giống như máy móc chạy lâu cũng sẽ bị hỏng, cần sửa chữa, bảo dưỡng”, cô so sánh.
Lý San San sinh năm 1977, đăng quang Hoa hậu Hong Kong năm 1996 và trở thành ngôi sao được o bế của TVB. Tuy nhiên, sự nghiệp Lý San San không tỏa sáng rực rỡ.
Vì thế, cô sớm lạnh nhạt với ngành giải trí. Về đời tư, cô gắn bó nhiều năm với tài tử Tiền Gia Lạc. Nhưng sau đó, cô và anh tan vỡ. Nam diễn viên hiện có vợ là diễn viên Thang Doanh Doanh và hai con trong khi San San vẫn lẻ bóng.
Năm 2016 có tin đồn Lý San San đang hẹn hò đồng tính. Trước câu hỏi này, cô lấp lửng: “Tôi đang hẹn hò với một người ngoài ngành giải trí. Bốn năm rồi, tôi không yêu người khác giới”.
Dịch Cúm A Đang Diễn Biến Nguy Hiểm, Đừng Chết Vì Coi Thường
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (Covid-19) liên tục có diễn biến phức tạp, Bộ Y tế cho biết, các chủng cúm A nguy hiểm (cúm A/H1N1, A/H5N1, cúm A/H5N6) đã xuất hiện trở lại tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặt Việt Nam vào tình huống khẩn cấp phòng ngừa.
Cúm A đang có xu hướng gia tăng
Trung Quốc vừa phát hiện sự xuất hiện của cúm A/H5N1 nguy hiểm ở tỉnh Hồ Nam, giáp phía nam tỉnh Hồ Bắc – “tâm chấn” của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (Covid-19) đang gây rúng động toàn thế giới. Báo cáo của bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết, tính đến ngày 2/2/2020, cúm A/H5N1 đã khiến 4.500 con gà chết và hơn 17.828 gia cầm bị tiêu hủy.
Virus cúm A/H5N1 gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở gia cầm và có khả năng lây nhiễm sang người. Theo WHO, cúm A/H5N1 là một trong những chủng cúm nguy hiểm, lây lan nhanh ở người và có thể giết chết gần 60% người nhiễm bệnh. Thế giới từng chứng kiến hai đợt bùng phát cúm A/H5N1 nghiêm trọng vào năm 2019 – 2010 và 2013 – 2014.
Trong khi Trung Quốc đang gồng mình khống chế đồng thời cùng lúc 2 dịch bệnh nguy hiểm, thì tại Đài Loan, dịch cúm A/H1N1 đang thể hiện mức độ nghiêm trọng. Theo South China Morning Post (tờ báo lớn và uy tín của Hong Kong), sau 3 tháng kể từ khi công bố dịch cúm A/H1N1, Đài Loan đã có gần 900 người mắc cúm A/H1N1, trong đó có ít nhất 61 người tử vong.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo, tỉnh Tứ Xuyên đã bộc phát ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao – cúm A/H5N6. Tại Việt Nam, tính đến ngày 10/2/2020, cả nước có 8 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 gây ra, buộc phải tiêu hủy hàng chục nghìn con gia cầm tại 4 tỉnh thành gồm TP Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.
Trong thời điểm dịch cúm A có những diễn biến phức tạp và đe dọa nghiêm trọng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ lập tức ban hành công văn kêu gọi người dân chủ động phòng, chống dịch cúm A trên gia cầm và ở người, không để dịch bệnh xảy ra và lây lan.
Dịch cúm A là gì?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1, H7N9 gây nên. Trong đó, cúm A/H5N1 và A/H7N9 là một loại huyết thanh của virus cúm A nhưng chủ yếu thường lưu hành ở các loài gia cầm và, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Cúm A thường có những biểu hiện giống với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm. Đặc biệt, các loại cúm A có chủng độc lực cao có thể khiến người bệnh tử vong nhanh, tiềm ẩn cao nguy cơ gây đại dịch do đó cần được theo dõi chặt chẽ.
Dịch cúm A khác gì so với cúm B, cúm C và cúm D?
Khác với bệnh cúm do virus loại A gây ra, cúm B do virus lành tính gây ra cảm cúm thông thường ở người, lây qua đường hô hấp. Người mắc bệnh có các triệu chứng như sốt (có thể sốt cao, đột ngột), viêm đường hô hấp trên, ho, sưng đau họng, ít khi xuất hiện các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày và diễn biến bệnh từ 3-5 ngày. Đối tượng nhiễm bệnh là tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh mạn tính khác. Đa phần người bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Virus loại B không gây ra đại dịch.
Cúm C gây ra bởi virus loại C, thường rất ít gặp và gây bệnh nhẹ hơn các trường hợp do virus nhóm A, B . Bệnh có các triệu chứng lâm sàng không điển hình và chúng cũng không gây dịch.
Các trường hợp nhiễm virus loại D rất hiếm so với loại A, B và C. Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và có vẻ không lây nhiễm cho người.
Trong 4 loại virus cúm, cúm A là loại phổ biến nhất, nguy hiểm nhất và rất dễ lây lan.
Vì sao dịch cúm A dễ bùng phát?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh BV Nhi Đồng I, chúng tôi thời tiết thay đổi thất thường cộng với nhu cầu tiêu thụ gia cầm tăng trong dịp Tết Nguyên đán khiến virus cúm A có nguy cơ bùng phát thành đại dịch, đặc biệt là khi chủng độc lực cao làm tăng khả năng truyền bệnh từ gia cầm sang người. Ngoài ra, các ổ dịch cúm A xảy ra tại Trung Quốc cũng đe dọa nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam thông qua các cửa khẩu. Do đó, việc phòng chống cúm A hiện nay đang là vấn đề rất cấp thiết.
Virus cúm A, nhất là cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống đến 48h trên bề mặt các vật dụng thông thường như tay nắm cửa, bề mặt tủ, bàn ghế… tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt, virus cúm A có thể sống đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C.
Bệnh cúm A có thể có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và khác nhau tùy theo từng người.
Các triệu chứng phổ biến của cúm A bao gồm: mệt mỏi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đau họng, nhức mỏi cơ thể, ớn lạnh, sốt, nôn hoặc tiêu chảy, thường gặp ở trẻ em.
Một số người gặp các triệu chứng nghiêm trọng, có thể bao gồm: tức ngực, khó thở, đau nhiều, yếu nhiều, sốt cao, co giật, chóng mặt…
Đa phần người mắc sẽ tự khỏi sau khi được nghỉ ngơi ngay khi xuất hiện các triệu chứng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch yếu nếu mắc bệnh cúm sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác, hoặc gặp biến chứng bệnh ở thể nặng, gây nguy hiểm tính mạng.
Biến chứng nặng nhất của cúm A chính là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc ra đờm đặc có lẫn máu… dẫn đến viêm phổi cấp tính, thiếu oxi và tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Video đề xuất:
Vì sao cần đi tiêm phòng bệnh cúm A càng sớm càng tốt?
Bệnh cúm A do virus hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, do đó tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Vắc xin cúm giúp tạo kháng thể chủ động bảo vệ lên đến 97% trước sự tấn công của virus cúm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người đã tiêm cúm nếu không may mắc phải chủng cúm khác, thì nguy cơ các biến chứng nặng do cúm cũng nhẹ hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn.
Theo một nghiên cứu năm 2017, vắc xin có thể làm giảm nguy cơ tử vong tại bệnh viện do cúm, ngăn ngừa nguy cơ phải vào khoa hồi sức tích cực và giảm thời gian nằm viện.
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tiêm vắc xin phòng bệnh cúm. Các chuyên gia khuyến cáo: phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm vắc xin cúm càng sớm càng tốt, người lớn và trẻ em nên tiêm nhắc cúm hàng năm để phòng bệnh dịch.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể có nhiều biến đổi, suy giảm hệ miễn dịch. Nếu nhiễm cúm B, người mẹ có khả năng sinh non hoặc sảy thai, do đó phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm vắc xin ngừa cúm để bảo vệ cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ và những tháng đầu sau sinh, giúp giảm nguy cơ bệnh lý ở thai nhi, bảo vệ sức khỏe trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng cúm.
Tiêm vắc xin gì phòng bệnh cúm?
Hiện tại, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có vắc xin cúm phòng các chủng cúm A với nguồn vắc xin dồi dào, nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất vắc xin uy tín hàng đầu trên Thế giới.
Cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi: vắc xin Vaxigrip 0.25ml (Pháp),
Cho trẻ em 3 tuổi trở lên và người lớn: vắc xin Influvac 0.5ml (Hà Lan), GC Flu 0,5ml (Hàn Quốc), Vaxigrip 0.5ml (Pháp),
Cho người lớn trên 18 tuổi: vắc xin Ivacflu-S 0,5ml (Việt Nam).
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin ngừa cúm, Quý Khách có thể gọi vào hotline 028.7300.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.
Thanh Hằng
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bác Sỹ Bệnh Viện K Chỉ Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh U Não
Khi có một số triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo bệnh u não, cần phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm, chính xác và tìm ra phương án điều trị phù hợp.
Theo các bác sỹ Bệnh viện K, u não xuất hiện khi có tế bào bất thường hình thành bên trong não. Khối u não có nhiều loại, trong số đó có những khối u ác tính và những khối u não lành tính.
Khối u não ác tính bắt nguồn từ não được gọi là ung thư não nguyên phát. Một khối u não do bệnh ung thư khác của cơ thể lan rộng vào não được gọi là ung thư não thứ phát, hay còn gọi là di căn não.
Tùy theo tuổi mắc bệnh, vị trí và tính chất mô bệnh học của u mà bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau. Các triệu chứng này thường biểu hiện khác nhau đối với mỗi người bệnh, tùy thuộc vào vị trí khối u, loại u, kích thước và tốc độ phát triển của nó.
Đau đầu có thể là dấu hiệu của u não
Đau đầu trầm trọng là triệu trứng phổ biến, có thể bắt gặp ở khoảng 50% số bệnh nhân u não. Thường đau nhiều vào sáng sớm hay nửa đêm về sáng, đau dai dẳng, lặp lại hàng ngày, càng ngày càng đau nhiều hơn về cả cường độ và thời gian.
Ở trẻ nhỏ chưa biết phàn nàn đau có thể biểu hiện bằng bỏ ăn, quấy khóc, ngủ ít, vật vã.
U não thường buồn nôn và nôn
Bệnh nhân có khối u não thường có biểu hiện nôn, buồn nôn đi kèm với triệu chứng đau đầu, thường nôn vào buổi sáng, sau mỗi lần nôn bệnh nhân thường mệt hơn, nhưng đỡ đau đầu. Nếu để bệnh nhân nôn nhiều có thể dẫn đến suy kiệt, mất nước, rối loạn điện giải.
Cần chú ý các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh u não.
Thời gian đầu, dấu hiệu chưa rõ ràng thì một số ít bệnh nhân được chẩn đoán là triệu chứng nôn đơn thuần có thể nghi ngờ do vấn đề bệnh lý tiêu hóa, đến khi thực hiện các xét nghiệm, chỉ định cho kết quả rõ ràng hơn mới phát hiện ra là u não.
Phù gai thị: Đây là dấu hiệu nặng thường gặp trong tăng áp lực nội sọ. Khi nghi ngờ có tăng áp lực nội sọ nên soi đáy mắt để xác định vì qua giai đoạn phù gai thị sẽ chuyển sang teo gai thị có thể dẫn đến mù.
Bán manh: Gặp trong trường hợp u chèn vào một phần của cửa dày thị giác hay giải thị giác.
Liệt vận nhãn: Gây nhìn đôi, với bệnh nhân liệt dây thần kinh VI thì thường có biểu hiện lác trong, liệt dây thần kinh III biểu hiện lác ngoài. Hội chứng parinaud (bệnh nhân không hội tụ được mắt) thường gặp khi u chèn vào cuống não hoặc u vùng tuyến tùng.
Rung giật nhãn cầu: Thường gặp ở bệnh nhân u hố sau.
Kích thước vòng đầu tăng bất thường có thể là dấu hiệu u não
Ở các trẻ nhỏ, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi thì nhiều khi không có các triệu chứng đau đầu, nôn, phù gai mà biểu hiện bằng kích thước vòng đầu tăng lên bất thường (nhanh hơn so với số đo chuẩn), các khớp sọ giãn rộng, thóp phồng, da đầu căng, giãn các tĩnh mạch dưới da đầu, có thể thấy mắt của bệnh nhân ở vị trí nhìn xuống.
Các bác sĩ Bệnh viện K điều trị u não cho bệnh nhân.
Ngoài ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể có biểu hiện tăng động và rối loạn hành vi nên cha mẹ cần hết sức lưu ý đến biểu hiện của trẻ. Ngoài ra trẻ có biểu hiện hội chứng thần kinh da gồm xơ hóa củ, đa u xơ thần kinh (NF1) thường tăng nguy cơ có khối u ở não.
U não lam mất năng lực kiểm soát hành vi
Biểu hiện này khiến cho người bệnh đi lại loạng choạng, hay bị ngã, rối loạn thăng bằng, rối tầm, liệt các dây thần kinh sọ não.
U não se làm căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm
Biểu hiện cáu gắt, mệt mỏi, căng thẳng, dễ kích động, kém tập trung, ngủ nhiều hoặc luôn ở trạng thái buồn ngủ cũng là một trong những biểu hiện cần chú ý.
Người bị u não sẽ yếu liệt và tê bì
Cảm giác yếu liệt, tê bì, cảm giác kiến bò ở bàn tay, bàn chân. Tê, yếu thường có xu hướng một bên thân người. Nhất là bệnh nhân có hội chứng của trên lều tiểu não: thường sẽ giảm hoặc mất cảm giác nửa người, yếu hoặc liệt vận động nửa người, rối loạn nói (có thể hiểu lời nói nhưng bệnh nhân không nói được hoặc nói được nhưng không hiểu lời nói), rối loạn nhìn, rối loạn ý thức, giảm sự tập chung, rối loạn giấc ngủ.
U não có thể gây ra động kinh
Các khối u có thể đè đẩy vào các tế bào thần kinh não, tác động và làm biến đổi các tín hiệu điện từ trong não sẽ gây ra các cơn động kinh.
Cơn động kinh đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của một khối u não, nó cũng có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Khoảng 50% người bệnh bị u não trải qua ít nhất một lần cơn động kinh. Tuy nhiên động kinh không phải lúc nào cũng vì sự xuất hiện của một khối u não.
Các nguyên nhân gây co giật khác bao gồm: dị dạng mạch máu não, sau đột quỵ não, sau chấn thương não, viêm nhiễm ký sinh trùng trong não…
Tuy nhiên bạn cần phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm, chính xác và tìm ra phương án điều trị phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.
Theo GiaDinhVietNam
Bệnh U Màng Não: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị
Các tên gọi khác của bệnh này:
U màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ thần kinh tủy sống (màng não). Hầu hết u màng não là u lành tính (không phải ung thư)
Điều trị
Nếu bạn có khối u màng não nhỏ, phát triển chậm và không có triệu chứng. bạn không cần điều trị đặc biệt nhưng sẽ được chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) thường xuyên để theo dõi mức độ phát triển của khối u.
U màng Não là bệnh gì?U màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ Thần kinh tủy sống (màng não). Hầu hết u màng não là u lành tính (không phải ung thư). Khoảng 80% bệnh nhân U màng não được chữa khỏi nếu khối u được loại bỏ hoàn toàn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
Nguyên nhân gây u màng não là gì?Nguyên nhân gây u màng não là do các tế bào bao phủ màng não, tủy sống hoặc rễ thần kinh tủy sống phát triển mất kiểm soát. Quá trình phát triển quá mức này qua một thời gian sẽ tạo thành khối u. Tuy nhiên, điều gì dẫn đến những bất thường trong quá trình tạo tế bào trên vẫn là ẩn số chưa được tìm ra.
Nguy cơ mắc bệnh Những ai thường mắc phải u màng não?
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh u màng não. Trong đó, phụ nữ lớn tuổi có khả năng bị bệnh nhiều nhất. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u màng não?
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u màng não bao gồm:
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.Những phương pháp nào dùng để điều trị u màng não?
Nếu bạn có khối u màng não nhỏ, phát triển chậm và không có triệu chứng. bạn không cần điều trị đặc biệt nhưng sẽ được chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) thường xuyên để theo dõi mức độ phát triển của khối u.
Nếu bác sĩ thấy cần thiết, bạn sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khối u sau khi được lấy ra sẽ được kiểm tra xem có phải là u ác tính hay không. Nếu kết quả là u ác tính, bạn có thể cần xạ trị sau phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, khối u màng não nằm sâu và khó loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng dao gamma. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh trước và sau phẫu thuật để ngăn ngừa cơn động kinh.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u màng não?
U màng não có thể được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cắt lớp (CT), chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) não. Bác sĩ có thể thực hiện một phương pháp khác như chụp mạch máu trong não (mạch não đồ) nếu cần phẫu thuật.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cựu Hoa Hậu Hong Kong Nhập Viện Vì Bệnh U Não Diễn Biến Xấu trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!