Xu Hướng 3/2023 # Cùng Chuyên Gia Bệnh Viện K Tìm Hiểu Rõ Hơn Về Bệnh Ung Thư Dạ Dày # Top 6 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cùng Chuyên Gia Bệnh Viện K Tìm Hiểu Rõ Hơn Về Bệnh Ung Thư Dạ Dày # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cùng Chuyên Gia Bệnh Viện K Tìm Hiểu Rõ Hơn Về Bệnh Ung Thư Dạ Dày được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

PV – Thưa bác sỹ, bác sỹ có thể cho biết ở Việt Nam hiện nay, tình hình mắc bệnh ung thư dạ dày gia tăng như thế nào?

TS.BS Phạm Văn Bình – Theo con số thống kê mới nhất của tổ chức Y tế thế giới năm 2018 thì ước tính trên thế giới có hơn 1.033.000 ca ung thư dạ dày mới mắc và số ca tử vong là khoảng 800.000 ca. Đây là con số rất đáng báo động. Ở Việt Nam thì cũng ước tính năm 2018 có 17.527 ca ung thư dạ dày mới mắc, và tỉ lệ tử vong là hơn 15.000 ca, căn bệnh này hiện ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Như vậy chúng ta thấy rằng ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư tiêu hóa đáng phải được quan tâm, và đáng phải được đầu tư nghiên cứu điều trị tốt hơn.

PV – Ông có thể chia sẻ về dấu hiệu và triệu chứng nào cảnh báo sớm ung thư dạ dày?

TS.BS Phạm Văn Bình – Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân đến với dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, đau có thể lan ra sau lưng kèm theeo bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và cảm giác nóng rát. Trong những trường hợp mà bệnh ung thư tiến triển hơn thì chúng ta có thể thấy những hấu hiệu rõ hơn ví dụ như bệnh nhân có khối u lớn, gây hẹp một phần dạ dày, bệnh nhân có thể đau, buồn nôn, và thể trạng toàn thân thiếu máu, gầy sút. Đấy là những biểu hiện bệnh tiến triển của ung thư giai đoạn muộn hơn.

PV – Bác sĩ có thể cho biết các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư dạ dày là gì?

TS.BS Phạm Văn Bình – Nói về các bệnh lý ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng nếu chúng ta muốn phòng ngừa thì chúng ta phải hiểu các yếu tố, nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày, yếu tố nguy cơ là gì, là tổng hợp các yếu tố trong cuộc sống mà có thể ảnh hưởng, gây ra ung thư dạ dày đối với một người. Vậy thì đến hiện nay, năm 2018 để tìm hiểu thực sự một nguyên nhân đích xác gây ung thư dạ dày thì vẫn là một câu hỏi lớn. Người ta thống kê những yếu tố nguy cơ Một là các yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn (vi khuẩn HP), thì ước tính trên thế giới có khoảng 70% dân số thế giới mắc vi khuẩn HP này, tuy nhiên, không phải ai nhiễm HP cũng mắc phải ung thư dạ dày.

Hai là độ tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng lớn hơn, từ 40-50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người trẻ. Tuy nhiên cũng phải nói ung thư dạ dày nói riêng và ung thư nói chung có xu hướng trẻ hóa.

Ba là chế độ ăn uống, ăn nhiều chất cay, nhiều đồ ăn nướng, ăn nhiều thịt, ít chất xơ, ít vận động cũng là một trong những nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

PV – Vậy có phương pháp nào để phát hiện bệnh sớm hơn?

TS.BS Phạm Văn Bình – Việc phát hiện sàng lọc sớm ung thư dạ dày hiện nay thì phương pháp hữu hiệu nhất vẫn là phương pháp nội soi dạ dày bằng ống mềm cho phép chúng ta đánh giá toàn bộ niêm mạc trọng dạ dày, và nếu có tổn thương chúng ta có thể sinh thiết để chẩn đoán sớm ung thư dạ dày. Bệnh viện K đã tuyên truyền phổ biến kiến thức về căn bệnh này và khuyến cáo người dân nên đi thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường, khám định kỳ 6 tháng/lần.

PV- Vậy bác sĩ có thể cho biết một số dấu hiệu sớm cảnh báo căn bệnh này?

Một số dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày bạn cần lưu ý:

– Đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày chính vì vậy, bệnh nhân thường chủ quan, xem nhẹ bệnh và chỉ đi khám khi đã quá muộn. Cảm giác nhanh no này có thể do khối u gây ra, nhưng cũng có thể do tình trạng không phải ung thư mà là đầy bụng – xảy ra khi một người có cảm giác rằng có thứ gì đó đang cản trở dạ dày của mình.

– Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý.

– Sut cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Sút nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là cảnh báo ung thư dạ dày.

– Nôn ra máu, ợ chua, đầy bụng sau khi ăn, đi ngoài phân màu bất thường thì rất có thể cảnh báo bạn đã mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nếu như thấy những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời.

PV – Phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiện nay là gì thưa bác sĩ?

TS.BS Phạm Văn Bình – Ung thư là một bệnh cần phải điều trị đa mô thức nói chung và đặc biệt là ung thư dạ dày cũng không nằm ngoài đặc điểm chung đó, điều trị ung thư dạ dày là điều trị đa mô thức, phẫu thuật, hóa chất, xạ trị. Trong đó phẫu thuật đã, đang và vẫn đóng vai trò quan trọng nhất mang tính chất triệt căn. Trong phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày có 2 phương pháp, một là phẫu thuật kinh điển mổ cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ, nạo vét hạch trong ung thư dạ dày. Phương pháp thứ 2 là phẫu thuật nội soi, phẫu thuật nội soi là cách tiếp cận để cắt dạ dày bằng nội soi ổ bụng, từ nội soi 2D đến nội soi 3D và cuối cùng là phẫu thuật nội soi Robot, đó là phẫu thuật có tính thừa kế, phát triển, hoàn thiện ở mức độ cao hơn.

Hiện nay phẫu thuật nội soi robot trong ung thư dạ dày đang được ứng dụng và phát triển ở một số trung tâm cho kết quả ban đầu, kết quả tốt về mặt ngoại khoa,về mặt ung thư học.

Ngoài ra còn có các phương pháp khác về can thiệp qua nội soi ống mềm, là cắt niêm mạc dạ dày trong trường hợp ung thư dạ dày sớm, thì đây là một trong những phương pháp đang được ứng dụng tốt ở Việt Nam và đặc biệt là bệnh viện K, bước đầu đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ, tuy nhiên cần có thời gian để có những nghiên cứu tổng quát đưa ra những con số chính xác báo cáo kết quả theo, dõi lâm sàng tốt hơn.

Xạ trị cũng là một phương pháp điều trị đa mô thức trong ung thư dạ dày, tuy nhiên vai trò của xạ trị trong ung thư dạ dày ít tác dụng hơn so với các phương pháp khác. Người ta thường áp dụng xạ trị để điều trị những biến chứng trong ung thư dạ dày khi mà các phương pháp khác không còn hiệu lực nữa.

Hóa chất vẫn đã và đang là phương pháp quan trọng trong điều trị đa mô thức ung thư dạ dày. Ngày nay với những tiến bộ nhiều của lĩnh vực dược khoa và các thuốc điều trị đích, điều trị miễn dịch, các công thức hóa trị mới đã và đang được áp dụng ngày càng có những báo cáo rất là tốt trong điều trị ung thư dạ dày.

PV – Vậy bác sỹ có lời khuyên gì để mọi người phòng tránh căn bệnh này?

Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện sớm, bạn nên:

– Duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. hạn chế ăn đồ ăn mặn vì chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất độc nguy cơ gây ung thư.

– Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.

– Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.

– Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.

Và quan trọng nhất là tầm soát ung thư dạ dày để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu được phát hiện sớm căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, chất lượng điều trị hiệu quả rất cao.

Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Máu

Bạch cầu là một trong ba loại tế bào của máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu bào. Hồng cầu chứa huyết cầu tố, mang dưỡng khí nuôi các cơ quan bộ phận. Bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các chất lạ như vi sinh vật, hóa chất xâm nhập cơ thể và tạo ra kháng thể. Tiểu cầu giúp máu đóng cục, tránh xuất huyết ở vết thương.

Phần dung dịch lỏng của máu là huyết tương, có các hóa chất hòa tan như đạm, tùy theo tốc độ tiến triển tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Trường hợp cấp tính, xuất hiện nhiều tế bào máu chưa trưởng thành và vô dụng ở tủy xương và máu. Bệnh nhân bị thiếu máu vì hồng cầu thấp; dễ xuất huyết vì thiếu tiểu cầu; dễ mắc bệnh nhiễm vì khả năng tự vệ giảm. Do đó bệnh trở nên trầm trọng rất nhanh. Trong mãn tính, dấu hiệu xảy ra hormone, khoáng, vitamins, kháng thể.

Bệnh ung thư máu (bệnh máu trắng) (bệnh máu trắng) có cả ở súc vật như mèo, heo, trâu bò và dĩ nhiên ở người. Với người, bệnh xuất hiện ở bất cứ tuổi nào. Nam giới bị ung thư máu (bệnh máu trắng) nhiều hơn nữ giới.

Ung thư máu có thể là mạn tính hoặc cấp tính, chậm hơn, bệnh nhân có đủ thời gian tạo ra tế bào máu trưởng thành nhưng có thể chuyển sang tình trạng cấp tính. Ung thư máu (bệnh máu trắng) mãn tính nhiều hơn cấp tính và thường thấy ở người ngoài 67 tuổi. Trẻ em dưới 19 tuổi thường hay bị ung thư máu (bệnh máu trắng) cấp tính lympho bào.

Ung thư cũng được chia loại tùy theo bạch cầu ác tính được tạo ra từ hệ bạch huyết hoặc từ tủy xương.

Nguyên nhân đích thực của bệnh chưa được biết rõ, nhưng một số rủi ro có thể gây ra bệnh. Đó là:

– Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị.

– Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng dược phẩm.

– Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde.

– Một số bệnh do thay đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.

Triệu chứng của bệnh ung thư máu (bệnh máu trắng)

Sốt, đau đầu, đau khớp do sự chèn ép trong tủy Sốt, rét run, và triệu chứng giống như cảm cúm. Mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhợt do thiếu hồng cầu Hay bị nhiễm trùng do bạch cầu không thực hiện được chức năng chống nhiễm khuẩn Chảy máu chân/nướu răng do giảm khả năng làm đông máu Dễ bầm tím và dễ chảy máu. Biếng ăn, sút cân. Ra mồ hôi về ban đêm ở bệnh nhân là nữ Sưng nề bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng. Đau khớp và xương.

Nếu không được điều trị, ung thư máu cấp tính đưa tới tử vong rất mau. Ung thư mạn tính có thể không có dấu hiệu, khó chẩn đoán, dễ tử vong vì bội nhiễm các loại vi khuẩn. Đôi khi bệnh được khám phá tình cờ trong khi khám sức khỏe tổng quát.

Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các bước như sau:

Khám tổng quát cơ thể, tìm coi gan, lách, hạch có sưng; Thử nghiệm đếm số tế bào máu và số lượng huyết cầu tố, các chức năng của gan, thận; Xét nghiệm tế bào tủy xương và nước tủy, Chụp hình X-quang cơ thể.

Điều trị

Bệnh cần được các bác sĩ chuyên môn nhiều ngành như huyết học, u bướu hóa xạ trị chăm sóc, điều trị. Mục đích điều trị là đưa bệnh tới tình trạng không còn triệu chứng, bệnh nhân bình phục với tế bào máu và tủy xương lành mạnh như trước. Phương thức điều trị tùy thuộc vào một số yếu tố như loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Các phương pháp trị liệu gồm có:

a. Hóa trị (Chemotherapy)

Hóa trị dùng các dược phẩm khác nhau bằng cách uống, chích vào tĩnh mạch hoặc vào tủy xương để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị rất công hiệu và được áp dụng cho đa số bệnh nhân. Có nhiều loại thuốc và người bệnh có thể chỉ uống một thứ hoặc phối hợp hai ba thuốc. Tuy nhiên, hóa trị cũng ảnh hưởng tới các tế bào bình thường và gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, lở môi miệng, nôn mửa, tiêu chẩy, ăn mất ngon, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn sinh sản.

b. Xạ trị (Radiation therapy)

Với một máy phát xạ lớn, các tia phóng xạ được đưa vào các bộ phận có nhiều bạch cầu ung thư tụ tập, như lá lách, não bộ để tiêu diệt chúng. Tác dụng phụ gồm có: mệt mỏi, viêm đau nơi da nhận tia xạ.

c. Sinh trị liệu (Biological Therapy)

Còn gọi là miễn dịch trị liệu, sinh trị liệu sử dụng kháng thể để hủy hoại tế bào ung thư. Kháng thể là những chất đạm đặc biệt được cơ thể sản xuất khi có một vật lạ xâm nhập. Kháng thể này sẽ phát hiện và tiêu diệt các vật lạ đó khi chúng trở lại cơ thể.

Sinh trị liệu được thực hiện qua hai phương thức:

Gây miễn dịch để kích thích, huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư Cho bệnh nhân dùng các kháng thể đặc biệt được sản xuất trong phòng thí nghiệm để trị ung thư.

d. Ghép tế bào gốc (Stem Cell Transplant)

Ghép tủy là lấy tủy xương (thường là ở xương hông) có tế bào gốc của một người cho khỏe mạnh rồi đưa vào người bệnh với mục đích tái tạo tế bào máu và hệ thống miễn dịch. Tế bào gốc từ máu, cuống rốn thai nhi và nhau thai cũng được dùng để điều trị một vài loại ung thư máu.

Trong bệnh ung thư máu (bệnh máu trắng), tế bào gốc của tủy bị lỗi, sản xuất ra quá nhiều bạch cầu non yếu nhưng ác tính, gây trở ngại cho sự tăng sinh của tế bào bình thường ở máu.

Ghép tủy không hoàn toàn bảo đảm tránh được sự tái phát của ung thư nhưng có thể tăng khả năng trị bệnh và kéo dài đời sống người bệnh.

Phòng ngừa

Một số bệnh ung thư có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu tiếp xúc với rủi ro gây ung thư (như tránh khói thuốc lá), bằng nếp sống lành mạnh (không hút thuốc lá, uống nhiều rượu…), bằng dinh dưỡng đầy đủ hợp lý. Riêng với ung thư bạch cầu thì không có các rủi ro rõ rệt để phòng tránh.

Vì vậy người thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ, hóa chất độc mà có những dấu hiệu bệnh bất thường đều nên đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để sớm khám phá ra bệnh.

Ghép Tế Bào Gốc.

Vào giữa thế kỷ thứ 19, các khoa học gia người Ý đã gợi ý rằng tủy xương là nguồn gốc của tế báo máu nhờ có một hóa chất nào đó trong tủy. Tới đầu thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu chứng minh là một số tế bào ở tủy tạo ra tế bào máu. Họ gọi các tế bào này là “tế bào gốc”-stem cells. Kết quả nhiều nghiên cứu kế tiếp đã xác định dữ kiện này.

Tế bào gốc có trong tủy xương và máu. Tủy là lớp mô bào xốp nằm giữa các khoảng trống của xương. Ở trẻ sơ sinh, tất cả xương đều có tủy hoạt động mạnh. Tới tuổi tráng niên, tủy ở xương tay chân ngưng hoạt động trong khi đó tủy ở các xương sọ, hông, sườn, ức, cột sống vẫn tiếp tục sản xuất tế bào gốc.

Đặc tính của các tế bào gốc là có thể tự sinh ra tế bào khác y hệt như mình và tạo ra các tế bào trưởng thành như hồng cầu, bạch huyết cầu, tiểu cầu.

Ngoài tủy xương, tế bào gốc còn có trong dòng máu lưu thông hoặc máu từ cuống rốn thai nhi, nhau thai.. Ở tủy xương, cứ khoảng 100,000 tế bào máu thì có một tế bào gốc, trong khi đó số lượng tế bào gốc ở máu chỉ bằng 1/100 ở tủy.

Khái niệm ghép tủy để trị bệnh được khảo sát một cách khoa học vào cuối thế chiến II khi có nhiều nạn nhân bị hoại tủy do tiếp cận với phóng xạ, đặc biệt là sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật.

Kỹ thuật ghép tủy xương được thực hiện thành công vào năm 1968 để điều trị các bệnh ung thư bạch cầu, thiếu máu vô sinh (aplastic anemia), u ác tính các hạch bạch huyết như bệnh Hodgkin, rối loạn miễn dịch và vài loại u như ung thư noãn sào, vú.

Trong ghép tủy, các tế bào bệnh hoạn của tủy bị tiêu diệt và tế bào gốc lành mạnh được truyền vào máu, tập trung vào ổ xương và bắt đầu sinh ra tế bào máu bình thường cũng như thiết lập một hệ miễn dịch mới.

Ghép tế bào gốc cứu sống nhiều người và chỉ thực hiện được khi có người cho thích hợp. Điều này không dễ dàng, vì để phương thức thành công, tế bào đôi bên phải hầu như 100% tương xứng. Chỉ dưới 30% bệnh nhân cần ghép tế bào mầm có thể tìm được tương xứng ở thân nhân.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Cùng Nhau Tìm Hiểu Về Bệnh Khô Mắt

1. Biểu hiện:

– Cảm giác khó chịu như có dị vật trong mắt, ngứa mắt. – Thường xuyên thấy có các triệu chứng như cộm, cay, rát, nóng, ngứa, đỏ, nhức… – Mắt khi mờ khi tỏ, càng chớp càng rát. – Nhạy cảm và sợ ánh sáng. – Có hiện tượng chảy nước mắt. – Tăng tiết nhầy, có nhiều ghèn mắt ở 2 góc trái mắt. – Mắt dễ mỏi, khó nhắm mở, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy và có cảm giác buồn ngủ.

2. Nguyên nhân:

– Do yếu tố môi trường như môi trường bị ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường sử dụng điều hòa. – Tiếp xúc nhiều với máy tính. – Người bị các tật khúc xạ như cận thị.. – Bệnh nhân đã từng mổ Lasik do cận thị hoặc người dùng kính áp tròng

3. Biện pháp khắc phục tình trạng:

– Uống nhiều nước – Sử dụng thuốc nhỏ mắt có độ nhờn cao. – Thường xuyên chớp mắt – Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày – Hạn chế đeo kính áp tròng – Bổ sung các thực phẩm chứa omega3 như cá hồi, cá ngừ, dầu ô liu… – Chườm nóng mi hoặc massage mắt – Đeo kính mắt khi để bảo vệ mắt tránh tác động của nắng, gió, khói bụi, môi trường ô nhiễm. – Không để không khí thổi trực tiếp vào mắt (máy điều hòa, quạt gió,…). – Tránh các tác động gây kích thích mắt, cọ xát vào mắt như dụi mắt. – Để sách cách xa 30- 50 cm khi đọc

– Vệ sinh nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát. Nên trồng nhiều cây xanh để làm mát không khí, giúp không khí không bị khô và giảm bớt khói bụi. – Nếu do tính chất công việc phải làm việc hoặc học hành quá lâu, hoặc sử dụng máy tính liên tục trong nhiều giờ, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi mỗi tiếng 1 lần, mỗi lần khoảng 5 phút để mắt được thư giãn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng khô mắt để có được đôi mắt sáng khoẻ và long lanh.

Hiểu Hơn Về Yếu Tố Di Truyền Của Căn Bệnh Ung Thư

Mỗi năm có khoảng 200.000 ca bệnh mới và 75.000 người bệnh tử vong do ung thư tại Việt Nam khiến nó dần trở thành nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Trong đó, có 3 loại ung thư có nguy cơ di truyền cao nhất trên thế giới đó là ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày và ung thư vú.

Tùy vào mức độ thân cận của từng thế hệ trong gia đình đối với người bệnh ung thư mà con số phần trăm bạn có nguy cơ mắc bệnh sẽ khác nhau.

Vì dụ như bạn có người thân ở thế hệ thứ nhất như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị mắc bệnh thì nguy cơ mắc phải ung thư của bạn là 40% so với người bình thường và tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới. Còn khi bạn có người than ở thế hệ thứ hai như cô, dì, cháu, chú, bác… mắc ung thư thì nguy cơ bị bệnh của bạn chỉ là 20%.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có tỉ lệ di truyền cao lên tới 11%.

Trong số những loại ung thư, ung thư dạ dày được xếp vào nhóm có tỉ lệ di truyền cao là 11%, hội chứng ung thư di truyền là rối loạn mà các thành viên trong gia đình có các khiếm khuyết gene gây ung thư được truyền từ bố, mẹ, gene di truyền này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày của bạn.

Nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện như đau bụng ở vùng bụng trên không rõ nguyên di, không có cảm giác ngon miệng khi ăn uống, thỉnh thoảng nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen và đặc biệt là khó chịu, căng tức vùng bụng rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư dạ dày, cần mau tới các cơ sơ y tế làm siêu âm, xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh.

Ung thư buồng trứng

Đối với câu hỏi bệnh ung thư có di truyền không, bạn cần đặc biệt chú ý tới căn bệnh ung thư buồng trứng bởi nó chiếm tỉ lệ di truyền cao nhất là 19%, đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ và con gái.

Đặc thù của ung thư buồng trứng là các tế bào u ác tính được tìm thấy trong buồng trứng, trong đó ung thư biểu mô buồng trứng là thường gặp nhất với tỉ lệ 90% và thường không có triệu chứng cụ thể cho tới khi di căn. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại ung thư đường sinh dục.

Ung thư vú

Ung thư vú phổ biến ở phụ nữ và có tỉ lệ di truyền 9%.

Là loại ung thư có tỉ lệ di truyền thấp 9% nhưng cũng rất cần được chú ý so với các dạng ung thư còn lại, ung thư vú phổ biến ở phụ nữ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Ước tính trên thế giới có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư mỗi năm, trong đó ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca.

Nếu bạn mắc phải những triệu chứng như một bên vú dày chắc hơn bên kia, tụt núm vú, da vùng vú biến mày, lồi lõm, chảy dịch một bên vú, phát hiện có hạch ở nách hoặc hố thượng đòn thì 80% chính là bạn đã mắc phải ung thư vú. Trong trường hợp này, cần nhanh chóng làm các xét nghiệm chụp X-quang để có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh.

Bên cạnh 3 dạng ung thư có tính di truyền cao nhất kể trên, cũng cần nhắc tới 4 loại ung thư có tính đột biến di truyền với con số 8% là ung thư đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thần kinh đệm và ung thư phổi 1. Tiếp theo với con số di truyền 7% là ung thư nội mạc tử cung, ung thư phổi 2.

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Cập nhật thông tin chi tiết về Cùng Chuyên Gia Bệnh Viện K Tìm Hiểu Rõ Hơn Về Bệnh Ung Thư Dạ Dày trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!