Xu Hướng 3/2023 # Chẩn Đoán U Não Ở Hố Sau # Top 9 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chẩn Đoán U Não Ở Hố Sau # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Chẩn Đoán U Não Ở Hố Sau được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thường thì người ta sẽ nghĩ đến u não ở hố sau nếu như trong trường hợp có các triệu chứng riêng biệt hoặc là bệnh nhân có thể có tập các biểu hiện triệu chứng sau đây:

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

+Đau đầu.

+Nôn.

+Rối loạn tri giác.

+Soi đáy mắt thì thấy có hiện tượng phù nề gai thị.

+Cổ bệnh nhân thì bị vẹo theo kiểu torticolis.

+ Đi đổ về một bên, trẻ em thường đi không vững hoặc là đi đổ người là phía sau.

+ Có khi có biểu hiện của rối loạn tâm lí, rối loạn phân biệt hướng đi, có dấu hiệu của múa rối nước.

Các dấu hiệu của các dây thần kinh sọ não:

+ Dây số 8: dây thần kinh tiền đình – ốc tai, có hội chứng tiền đình ngoại biên hay trung tâm, rối loạn hoạt động của dây ốc tai, bệnh nhân có biểu hiện là nghe kém.

+ Dây só 5: dây thần kinh sinh ba, biểu hiện của bệnh nhân là giảm cảm giác nửa mặt, hoặc ở một nhánh của dây sô 5 như giảm cảm giác của một vùng mặt, phản xạ giác mạc kém, liệt vận động của dây thần kinh sinh bao (cơ nhai).

+ Dây số 7 hay là dây thần kinh mặt: bệnh nhân có biểu hiện của liệt mặt, liệt các dây vận nhãn mắt.

+ Hoặc là phối hợp thêm các tổn thương của bó tháp (vận động) và cảm giác.

Tóm lại, nếu như có tập của các triệu chứng như tăng áp lực nội sọ và các tổn thương các dây thận kinh của sọ não như trên thì điều đó có nghĩa là bệnh nhân có u ở hố sau.

Chẩn đoán nguyên nhân:

+ Có thể căn cứ vào hỏi bệnh: như các biểu hiện của tuổi bệnh nhân, các triệu chứng khởi phát của bệnh, kéo dài triệu chứng trong bao lâu, tiền sử của bệnh nhân,…

+ Một số các xét nghiệm cận lâm sàng cũng có thể gợi ý cho hướng chẩn đoán của bệnh như:

Chụp sọ thẳng: nghiệng, tư thế Worm – Bretton cũng có thể cho biết được những tổn thương như xương bị ăn mòn hoặc là xương của bệnh nhân trở nên đậm đặc hơn.

Điện não đồ thường ít có giá trị đối với trường hợp bệnh nhân bị u hố sau, nhưng cũng có thể cho biết các biểu hiện của tăng áp lực nội sọ.

Chụp động mạch sống – nền băng phương pháp Seldinger.

Chụp não thất bằng các chất cản quang cho biết tương đối rõ khối u choán chỗ ở hố sau.

Hiện nay hai phương pháp sau này là phương pháp chẩn đoán giúp cho các bác sĩ ngoại khoa biết được vị trí của khối u và thái độ xử trí bệnh cần thiết.

+ Ngày nay với chụp cắt lớp vi tính đã giúp rất nhiều trng công tác chẩn đoán bệnh và là một phương tiện chẩn đoán bệnh chính ở các nước công nghiệp trên thế giới.

Phương pháp này cho thấy rõ được các khối u ở các vị trí của thể như như ở tiểu não, ở góc cầu – tiểu não nằm ở thân não, hay cũng có thể là ở não thất IV.

Cho phép đánh giá được những ảnh hưởng quan trọng của khối u choán chỗ như dọa tụt hạnh nhân tiểu não, giãn rộng các não thất.

Giúp chẩn đoán tương đối rõ tính chất của các khối u.

copy ghi nguồn: https://health-guru.org/

link bài viết: Chẩn đoán u não ở hố sau

Bệnh Giả U Não: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Thường xuyên đau đầu dữ dội, đau sau mắt

Nghe thấy tiếng vù vù trong đầu, đập theo mạch

Buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt

Mất thị lực

Có các giai đoạn mù trong vài giây ở một hoặc hai mắt

Khó nhìn sang một bên

Nhìn đôi

Thấy các chớp sáng

Đau cổ, vai và lưng

Thỉnh thoảng, các triệu chứng đã ngưng có thể tái phát sau nhiều tháng hoặc nhiều năm.

2. Nguyên nhân gây ra Giả u não là gì?

Nguyên nhân của giả u não vẫn chưa được biết rõ. Nếu xác định được nguyên nhân, thì tình trạng giả u này được gọi là tăng áp lực nội sọ thứ phát.

Não và tủy sống được bao quanh bởi dịch não tủy, giúp hạn chế chấn thương do va chạm. Dịch não tủy được tiết ra ở não và cuối cùng được hấp thu vào mạch máu ở một mức độ hằng định. Tăng áp lực nội sọ trong giả u não có thể do rối loạn trong quá trình hấp thu dịch não tủy.

3. Yếu tố nguy cơ của Giả u não là gì?

Béo phì

Phụ nữ béo phì ở độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao mắc bệnh giả u não.

Thuốc

Các chất gây tăng áp lực nội sọ thứ phát bao gồm:

Hormon tăng trưởng

Kháng sinh tetracycline

Vitamin A quá mức

Bệnh lý

Các tình trạng gây tăng áp lực nội sọ thứ phát bao gồm:

Bệnh Addison

Thiếu máu

Rối loạn đông máu

Bệnh thận

Lupus

Hội chứng buồng trứng đa nang

Ngưng thở khi ngủ

Suy tuyến cận giáp

4. Giả u não gây ra biến chứng gì?

Một số trường hợp giả u não gây giảm thị lực và dần có thể dẫn đến mù lòa.

5. Chẩn đoán Giả u não bằng cách nào?

Để chẩn đoán giả u não, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng và tiền căn bệnh lý, kết hợp với khám lâm sàng và xét nghiệm.

Khám mắt

Nếu nghi ngờ giả u não, khám mắt để tìm dấu hiệu phù gai thị.

Khám thị trường để tìm các điểm mù bất thường. Ngoài ra, có thể xét nghiệm hình ảnh học mắt để đo độ dày của võng mạc (chụp cắt lớp võng mạc).

Hình ảnh học sọ não

Chụp MRI hoặc CT scan sọ não để loại trừ các bệnh lý khác gây ra triệu chứng tương tự. Chẳng hạn như u não và huyết khối.

Chọc dò tủy sống

Giúp đo áp lực nội sọ và phân tích dịch não tủy. Thủ thuật này sử dụng một cây kim đưa vào giữa 2 đốt sống thắt lưng và lấy một lượng nhỏ dịch não tủy ra để đem đi xét nghiệm.

6. Điều trị bệnh Giả u não như thế nào?

Mục tiêu điều trị bệnh giả u não là cải thiện triệu chứng và giữ cho thị lực không giảm nữa.

Nếu bạn bị béo phì, bác sĩ có thể đề nghị chế độ giảm cân ít natri để cải thiện triệu chứng.

Thuốc

Thuốc điều trị glaucoma. Một trong những thuốc được sử dụng đầu tiên là acetazolamide. Giúp giảm tiết dịch não tủy và giảm triệu chứng. Tác dụng phụ bao gồm đau dạ dày, mệt mỏi, tê ngứa ngón tay, ngón chân và miệng, sỏi thận.

Các thuốc lợi tiểu khác. Nếu acetazolamide không hiệu quả sẽ kết hợp thêm một thuốc lợi tiểu khác, giúp làm giảm lượng dịch bằng cách tăng lượng nước tiểu.

Thuốc điều trị migraine. Các thuốc này đôi khi có thể làm giảm đau đầu nặng trong giả u não.

Phẫu thuật

Nếu thị lực bị giảm, phẫu thuật giảm áp lực quanh thần kinh thị hoặc giảm áp lực nội sọ là cần thiết.

Mở bao thần kinh thị. Trong phương pháp này, phẫu thuật viên sẽ tạo một cửa sổ trên bao thần kinh thị để cho dịch thoát ra ngoài. Thị lực thường sẽ ổn định hoặc cải thiện hơn. Hầu hết người bệnh điều trị một bên mắt đều cho kết quả tốt ở cả hai mắt. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng thành công và cũng có thể làm nặng thêm các vấn đề về thị lực.

Tạo shunt. Đưa một ống dài, nhỏ (shunt) vào não hoặc tủy sống thắt lưng để dẫn lưu dịch não tủy. Ống dẫn lưu sẽ được để dưới da và thông đến bụng. Thường chỉ đặt shunt khi tình trạng sức khỏe ổn định. Tác dụng phụ bao gồm tắc ống dẫn lưu, đau đầu nhẹ và nhiễm trùng.

Đặt stent xoang tĩnh mạch. Hiếm khi được sử dụng. Stent sẽ được đặt vào tĩnh mạch lớn trong sọ để làm tăng khả năng lưu thông máu. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định lợi ích và nguy cơ của thủ thuật này.

Khi bạn có giả u não, bạn cần phải đi khám mắt thường xuyên để theo dõi những thay đổi trong diễn tiến bệnh.

Lối sống

Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ giả u não ở phụ nữ. Ngay cả ở phụ nữ không bèo phì, tăng cân vừa phải cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn thị giác này.

Giả u não có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng thường gặp ở phụ nữ béo phì và trong độ tuổi sinh đẻ. Điều trị thuốc giúp làm giảm áp lực nội sọ và giảm đau đầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật. Nếu bạn có các triệu chứng của giả u não, hãy liên hệ bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ Vũ Thành Đô

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Chăm Sóc Người Bệnh Sau Mổ U Não Tại Nhà Chăm Sóc Người Bệnh Sau Mổ U Não Tại Nhà

Chăm sóc vết thương sau mổ u não tại nhà vô cùng quan trọng. Sau thời gian một tháng sau mổ, người bệnh nên sử dụng các loại dầu gội đầu không mùi hương, không kiêng ăn thịt vì cơ thể cần protein để liền vết thương. Để chăm sóc và theo dõi tốt người bệnh, gia đình người bệnh cần thực hiện đúng hướng dẫn sau đây trong một tháng sau mổ.

Chăm sóc vết mổ cho người bệnh

– Bệnh nhân sau mổ sọ não cần có người chăm sóc ở cùng.

– Việc mổ nội soi rất nhỏ và nguy cơ nhiễm trùng là rất thấp. Thông thường những vết mổ này không cần thay băng, nếu phẫu thuật viên may dưới da thì cần cắt chỉ.

– Trong những trường hợp mổ hở thì vết mổ vô khuẩn thì không thay băng, sau mổ từ 5-7 ngày cắt chỉ, nhưng nếu người bệnh già hay tình trạng người bệnh suy kiệt quá nhiều, vết mổ quá dài, vết mổ ở vị trí thiếu máu nuôi thì nên cắt chậm khoảng 10 ngày sau mổ.

– Với các loại chỉ khâu vết mổ thường tự tiêu trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày. Các loại chỉ không tiêu thì cần cắt chỉ trong khoảng thời gian từ 5-21 ngày tùy vào loại phẫu thuật. Cần liên hệ ngay với bác sỹ nếu chân chỉ gây cho bạn khó chịu hoặc đau.

– Giữ cho vết mổ luôn không sạch: Bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng như povidine, không nên thoa các loại kháng sinh không được chỉ định, hay đắp lá trầu tỏi giã lên vết mổ

– Không vận động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến vết mổ.

– Tránh để các vết mổ tiếp xúc với ánh sáng.

– Vết mổ có thể băng kín lại nhưng cần đảm bảo sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, hoặc dùng những vết thương dạng xịt giúp vết thương thông thoáng và mau lành.

– Sử dụng các loại dầu gội đầu không mùi hương như dầu gội dành cho em bé.

– Loại bỏ máu khô và bụi bẩn bằng nước ấm tránh chà mạnh vào vết thương.

– Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc, keo xịt tóc, gel cho đến khi vết thương lành hẳn.

– Không sử dụng bất kì loại thuốc nào bôi lên vết thương trừ khi được kê đơn bởi bác sĩ phẫu thuật.

– Bệnh nhân có thể đội mũ nhưng cũng cần phải đảm bảo sạch sẽ tránh nhiễm trùng vết mổ.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ u não

Bệnh nhân cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt lợn, trứng, rau…không nên ăn kiêng thịt, do cơ thể cần có protein và chất dinh dưỡng để liền vết thương. Cần có chế độ ăn thịt và đầy đủ dinh dưỡng không làm cho u Phát triển, nó giúp cho bệnh nhân phục hồi sớm và đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật.

Chơi thể thao: Tránh chơi thể thao, các hoạt động thể chất nặng trong 2 tháng sau mổ. nếu bạn muốn chơi thể thao bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Những người bệnh có tiền sử co giật, động kinh, trước khi mổ, cần phải duy trì các loại thuốc chống động kinh sau mổ, ít nhất 6 tháng sau mổ, cho đến khi bác sĩ cho phép bạn dùng thuốc.

Những trường hợp đang uống thuốc nội tiết tuyến yên ngay sau mổ cần duy trì thuốc và điều chỉnh thuốc theo các chỉ định của bác sĩ.

Với người mắc các bệnh lý mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…cần tiếp tục duy trì thuốc theo đơn của bác sĩ.

Những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng các vết mổ

Nếu người bệnh có một trong những dẫu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau đề nghị đưa ngay người bệnh tới bệnh viện gần nhất hoặc đưa tới Bệnh viện K trung ương.

Sưng đỏ hoặc nóng dọc theo vết mổ. Vết mổ chảy mủ hoặc dịch màu xanh, càng hay trắng. Sốt hoặc chảy dịch các vết mổ kèm theo các triệu chứng như cúm. Chảy máu vết mổ. Vết mổ bị hở hoặc rò dịch. Hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: đau đầu tăng, buồn nôn, co giật, ngủ nhiều, không rõ lý do…

Nên động viên tinh thần và cho bệnh nhân vận động sớm

Thực hiện y lệnh nằm tại giường hoặc đi lại. Thường sau gây mê bệnh nhân phải được xoay trở mỗi 30 phút cho đến khi tự cử động.

Khuyên bệnh nhân tập thở sâu, tập ho, tập cử động hai chân, hai tay sớm để tránh các biến chứng.

Chẩn Đoán Bệnh Care Ở Chó 3 Cách Chẩn Đoán Bệnh Tại Pethealth

Chẩn đoán bệnh care ở chó thật sự không hề khó như bạn nghĩ. Có thể chỉ cần 1 vài triệu chứng lâm sàng, bạn đã có thể biết chó có bị nhiễm bệnh hay không.

Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh Care khá giống với 1 số bệnh khác và dễ gây nhầm lẫn. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.

3 cách chẩn đoán bệnh care ở chó

Chẩn đoán theo triệu chứng lâm sàng

Giống như bệnh ghẻ ở chó, bệnh Care có các biểu hiện rất đặc trưng như tiêu chảy, phân có màu cafe hoặc có máu tươi, sốt có quy luật, hung dữ hơn mọi ngày… Đặc biệt là trên người xuất hiện các nốt sài. Bạn có thể dựa vào các đặc điểm này để chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán bệnh care ở chó phân biệt

Bệnh cảm mạo: Đây là 1 loại bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi. Chó bị sốt, sổ mũi, mi và viền mắt hơi đỏ, ho khạc. Các biểu hiện thường rất giống với triệu chứng bệnh Care ở giai đoạn đầu.

Bệnh tiêu chảy: Do nhiễm khuẩn hay ăn thức ăn không vệ sinh. Chó có các biểu hiện như: có thể sốt (do nhiễm khuẩn) hoặc không sốt, tiêu chảy nhưng không có máu kèm theo. Chỉ cần điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu cùng bổ xung nước và các chất điện giải. Sau từ 7-10 ngày bệnh sẽ giảm rồi dần khỏi hẳn.

Bệnh viêm phổi: Bệnh thường xuất hiện khi thay đổi thời tiết. Tất cả các giống chó đều có thể mắc bệnh này. Đặc điểm của bệnh là: chó sốt cao, khó thở hoặc thở khò khè. Bệnh được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu bệnh ở đường hô hấp. Sau 5-7 ngày bệnh giảm và khỏi, chó sẽ trở lại bình thường.

Các bệnh truyền nhiễm khác

Bệnh Parvo: Đây cũng là 1 bệnh rất nguy hiểm đối với chó con và có biểu hiện giống với bệnh Care. Nếu không quan sát kỹ, bạn sẽ bị nhầm lẫn. 2 bệnh này chó đều bị tiêu chảy, và phân có mùi tanh khắm khó chịu. Nhưng đặc điểm của bệnh Parvo là khi chó đi ngoài, phân loãng như nước. Mỗi lần đi ngoài đều với số lượng phân nhiều. Còn với bệnh Care thì phân trung bình, thường nát và có màu cafe.

Bệnh viêm gan ở chó: Cũng là 1 bệnh nguy hiểm của chó. Cũng có biểu hiện tiêu chảy và phân có mùi. Tuy nhiên, đối với bệnh viêm gan phân thành khuôn nhưng là phân sống. Bụng chướng to do gan sưng, báng nước. Niêm mạc mắt viêm nặng hơn Care, trong giống như cùi nhãn.

Bệnh dại ở chó và triệu chứng thần kinh của bệnh Care: Đối với bệnh dại thì bệnh có biểu hiện rõ ở từng giai đoạn. Còn đối với bệnh Care thì biểu hiện thần kinh chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối. Còn trong giai đoạn đầu thì biểu hiện không rõ ràng. Chính vì vậy nên chó khi khỏi bệnh thường có biểu hiện đần độn.

Chẩn đoán bệnh care ở chó dựa vào đặc điểm dịch tễ học

Virus Care ở chó thường xảy ra và có thể lây lay lan mạnh thành dịch khi thời tiết ẩm, mưa nhiều. Điển hình như mùa xuân của miền Bắc. Virus có dễ dàng sinh sôi khiến dịch bùng phát.

Bệnh thường xảy ra ở chó non có độ tuổi 3-4 tháng.

Các giống chó cảnh, chó nhập ngoại thường có tỷ lệ bị bệnh cao hơn các giống chó nội địa.

Chẩn đoán bằng các xét nghiệm, x-quang, CT

PetHealth vừa đưa ra 3 cách chẩn đoán bệnh care ở chó mà bạn có thể làm tại nhà. Tuy nhiên, nếu chưa chắc chắn về kết quả, bạn có thể đưa chó đến các cơ sở thú y để chẩn đoán bằng các phương pháp cho độ chính xác cao hơn.

Chẩn đoán bằng xét nghiệm sinh hóa và phân tích nước tiểu. Qua đó có thể tiết lộ số lượng bạch cầu lympho giảm.

Kiểm tra huyết thanh có thể xác định kháng thể dương tính.

Chụp X-quang để xác định xem chó bị nhiễm bệnh có mắc bệnh viêm phổi hay không.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra não xem có bất ký tổn thương nào hay không.

Phải làm gì khi bị nhiễm virus Care ở chó

1 lời khuyên mà chúng tôi muốn dành cho những người nuôi chó rằng: Hãy đưa chó đến ngay các cơ sở thú y khi thấy bất cứ biểu hiện nào của bệnh Care.

Tuyệt đối không tự chữa trị tại nhà. Nếu bạn không muốn thấy những hậu quả xấu từ việc này. Tuy vậy, bạn cần lưu ý chọn nhưng cơ sở uy tín và có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh care ở chó và cách điều trị bệnh Care.

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng

Cập nhật thông tin chi tiết về Chẩn Đoán U Não Ở Hố Sau trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!