Bạn đang xem bài viết Chẩn Đoán Nhược Cơ Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhược cơ là một trong những bệnh lý thần kinh – cơ tự miễn thường gặp nhiều hơn ở nữ giới. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải vấn đề là giảm số lượng các thụ thể acetylcholine tại bản vận động cơ do sự tấn công của các kháng thể tự miễn vào các thụ thể này. Bệnh nhược cơ nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ rất cao.
1. Bệnh Nhược cơ là gì:
Bệnh nhược cơ còn có tên khoa học khác là Myasthenia gravis, là một loại bệnh lý tự miễn dịch dẫn đến rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh – cơ ở người bệnh và làm giảm chức năng hoạt động của hệ cơ, với đặc tính là mỏi và yếu cơ vân, biểu hiện này tăng khi người bệnh gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi.
Khi mắc bệnh nhược cơ, người bệnh có hiện tượng cơ thể sinh ra một loại kháng thể kháng Achr, từ đó làm giảm số lượng chất này, đồng thời làm giảm sự đáp ứng của các thụ thể Achr tại màng hậu synap khiến cho cơ thể bị giảm hoặc mất sự dẫn truyền các xung thần kinh từ các đầu mút thần kinh tới màng hậu synap thần kinh cơ và dẫn đến hiện tượng yếu cơ, liệt cơ.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh nhược cơ trong dân cư là 0,5-5/100.000. Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng dễ mắc nhất ở đối tượng phụ nữ dưới 40 tuổi.
Tùy vào tình trạng và mức độ mà bệnh nhược cơ được phân loại như sau:
Nhóm I: Nhược cơ khu trú ở mắt;
Nhóm IIA: Nhược cơ toàn thân nhẹ và chưa có rối loạn hô hấp, nuốt;
Nhóm IIB: Nhược cơ toàn thân trung bình, bắt đầu có rối loạn nuốt và nói nhưng chưa có rối loạn hô hấp;
Nhóm III: Nhược cơ toàn thân nặng, cấp tính, xuất hiện rối loạn nói, nuốt và hô hấp;
Nhóm IV: Nhược cơ nặng như trong nhóm III và kéo dài trong suốt nhiều năm.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhược cơ
Chẩn đoán nhược cơ Bị nhược cơ chân, cơ tay, không thể làm việc, thậm chí không đi lại được là dấu hiệu của bênh nhược cơ Một số dấu hiệu nhận biết giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện bệnh nhược cơ bao gồm:
Cảm giác yếu mỏi các cơ và cảm giác có sự thay đổi trong ngày, khi nghỉ ngơi và khi vận động;
Bị sụp mí mắt hoặc có thể kết hợp với nhìn đôi, lác.
Bị nhược cơ chân, cơ tay, không thể làm việc, thậm chí không đi lại được;
Bị nhược cơ vùng hầu của thanh quản, người bệnh bỗng nhiên nói ngọng, khó nói, khó nuốt;
Bị nhược cơ hô hấp, cảm thấy khó thở, nếu nặng sẽ là suy thở và đe dọa tính mạng.
3. Đối tượng có nguy cơ mắc phải nhược cơ
Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải bệnh nhược cơ hay yếu cơ, tuy nhiên, đối tượng dễ mắc nhất là phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới trên 50 tuổi. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh lý này bao gồm:
Bệnh nhân đang điều trị bệnh tim mạch và tăng huyết áp;
Yếu tố di truyền, có bố hoặc mẹ bị nhược cơ;
Bệnh nhân có u tuyến ức;
Mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
Chẩn đoán nhược cơ
Bệnh nhân tim mạch có nguy cơ mắc nhược cơ cao hơn bình thường
4. Chẩn đoán nhược cơ:
Để chẩn đoán nhược cơ chính xác, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm trên cơ thể người bệnh. Cùng với việc đánh giá thần kinh và thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi cho người bệnh như:
Tình trạng yếu cơ có nặng lên khi hoạt động nặng hoặc về buổi chiều không? Người bệnh có gặp tình trạng mắt mở lớn lúc mới thức dậy sau đó sụp mí dần, kèm theo lé mắt không? Có bị nuốt khó, uống sặc, nói khó? Nếu bệnh nhân là trẻ sơ sinh thì có quấy khóc, bú kém vài giờ đầu sau sinh không? Gia đình có ai bị bệnh nhược cơ không? Sau khi hỏi tiền sử bệnh ở bệnh nhân thì bác sĩ tiến hành chẩn đoán nhược cơ bằng cách thăm khám lâm sàng:
Tìm dấu hiệu sụp mí một hoặc hai bên, liệt vận nhãn; Yếu cơ chân tay; Khám phản xạ gân cơ; Tìm dấu hiệu dọa suy hô hấp ở người bệnh. Ngoài ra, một số xét nghiệm giúp chẩn đoán nhược cơ cần thực hiện bao gồm:
Thử nghiệm Prostigmin: Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc kháng men Cholinesterase để cho các phân tử Achr chậm bị phá huỷ và nhờ đó mà các cơ hoạt động được. Thử nghiệm sẽ có kết quả dương tính khi các triệu chứng nhược cơ giảm đi rõ rệt; Ghi điện cơ; Chụp X-quang thường và có bơm khí trung thất; Chụp CT và MRI; Soi trung thất và sinh thiết để xác định bản chất của tổn thương tuyến ức; Xét nghiệm tìm các tự kháng thể kháng Achr: Là xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán nhược cơ cũng như theo dõi và tiên lượng bệnh.
Một khi đã mắc phải bệnh nhược cơ, người bệnh có thể phải sống chung với căn bệnh này trong nhiều năm. Chính vì thế để đảm bảo sức khỏe, người bệnh không nên quá phụ thuộc và ỷ lại vào phương án điều trị của bác sĩ mà cần phải có chế độ lao động, ăn uống, sinh hoạt phù hợp, chủ động thăm khám theo lịch và khi nhận thấy bất thường xảy ra.
Khám Chẩn Đoán Bệnh U Nang Buồng Trứng Như Thế Nào?
U nang buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa phổ biến ở chị em phụ nữ đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản. Để chẩn đoán chính xác bệnh u nang buồng trứng, người bệnh cần được chẩn đoán lân sàng và cận làm sàng.
Phương pháp chẩn đoán u nang buồng trứng
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng là chẩn đoán dựa vào các triệu chứng biểu hiện của khối u nang để đưa ra kết luận. Với cách chuẩn đoán này người bệnh chỉ xác định được nguy cơ mắc bệnh chứ chưa xác định chính xác được bệnh. U nang buồng trứng chia làm cơ nang và thực thể.
Chẩn đoán lâm sàng u nang buồng trứng cơ năng: U nang buồng trứng cơ năng khi còn bé thường ít cho triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, người bệnh vẫn có cuộc sống bình thường, kinh nguyệt vẫn có và sinh đẻ như không bị bệnh. Các khối u nang sẽ phát triển âm thầm theo thời gian, đến khi khối u phát triển to mới thấy các biển hiện rõ hơn như cảm giác căng tức nặng vùng bụng dưới, có thể sờ thấy khối u, kinh nguyệt bị rối loạn, gây đầy bụng, rối loạn hệ thống tiêu hóa.
Chẩn đoán lâm sàng u nang buồng trứng dạng thực thể: là khối u di động, thường xảy ra ở một bên buồng trứng. Khi tiến hành thăm khám phụ khoa kết hợp với nắn vùng bụng dưới sẽ thấy có một khối u trong hố chậu hay trong ổ bụng, mềm.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng là sử dụng các dụng cụ kỹ thuật y tế để đưa ra kết luận chẩn xác về khối u, loại u và kích thước mức độ phát triển của khối u. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng đối với u nang buồng trứng bao gồm:
Siêu âm: là phương pháp chẩn đoán hiệu quả, dựa vào kết quả siêu âm sẽ là căn cứ để xác định kích thước, cấu trúc, mật độ, hình dáng, ranh giới với các cơ quan xung quanh của khối u nang. Đồng thời cũng xác định tình trạng tử cung và các phần phụ của tử cung bị khối u ảnh hưởng như thế nào. Đặc biệt, ngay cả tính chất của khối u cũng rất sắc nét với những loại máy hiện đại, nghĩa là u là dạng chứa thủy dịch, rắn hay hỗn hợp. Với phụ nữ mang thai cũng được thực hiện kiểm tra theo cách này. Ngoài ra, nếu muốn, bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm khác về nồng độ hormone như LH, FSH, estradiol và testosterone.
Siêu âm phát hiện u nang buồng trứng
XQ bụng không chuẩn bị: Để xác định khối u nang có phải là u bì hay không. Nếu có các hình ảnh phản quang răng, tóc và xương trong khối u thì đó là các khôi u nang bì.
Chụp TC, buồng trứng có cản quang: Cho hình ảnh gián tiếp của u buồng trứng, tử cung bị đẩy lệch sang 1 bên, vòi trứng bị căng dài ra.
Nội soi ổ bụng: Trường hợp các khối u quá to thì việc siêu âm không thể phát hiện được ranh giới của khối u. Lúc đó để biết vị trí và kích thước thật của khối u ta phải dùng kỹ thuật CT Scanner hay còn gọi là nội soi ổ bụng để chụp lại.
Xét nghiệm máu: Để phân biệt là khối u ác tính hay không, các bác sĩ có thể thực hiện thêm một bước nữa là xét nghiệm máu để đo nồng độ của một chất trong máu được gọi là CA-125. Các chuyên gia giải thích rằng, lượng protein này sẽ cao hơn nếu buồng trứng của phụ nữ có tế bào ác tính. Tuy nhiên, một số bệnh nhân mắc u xơ tử cung và bệnh lạc nội mạc tử cung, tuy không có tế bào ác tính nhưng vẫn bị tăng nồng độ CA- 125. Thông thường, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng này sẽ được chỉ định ở những phụ nữ trên 35 tuổi, những trường hợp có khối u cứng và nguy cơ cao về u nang, cũng như một số bệnh phụ khoa khác.
Khám u nang buồng trứng ở đâu tốt nhất?
Để phát hiện u nang buồng trứng kịp thời và chính xác nhất bạn nên đi khám ở những cơ sở y tế uy tín khi có bất cứ nghi ngờ gì về triệu chứng của bệnh.
Cơ sở y tế uy tín cần đảm bảo các yếu tố:
Hệ thống trang thiết bị y tế: Đảm bảo độ an toàn và nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Đội ngũ y bác sĩ: Luôn tận tâm với bệnh nhân, nhiệt huyết với nghề, có trình độ tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh buồng trứng.
Mức chi phí khám chữa bệnh: Chi phí hợp lý và rõ ràng sau khi trải qua bước thăm khám sơ bộ.
Chất lượng tốt: Mọi thủ tục đều được tiến hành gọn gàng, nhanh chóng, người bệnh không phải mất thời gian chờ đợi hay thực hiện những thủ tục rườm rà.
Tại Hà Nội chị có thể lựa chọn các cơ sở y tế hiện đại uy tín như Bệnh viện Phụ Sản TW, Bệnh viện Bạch Mai….
Khám phụ khoa định kỳ là biện pháp phòng tránh và phát hiện sớm nhất có mác u nang buồng trứng hay không. Chính vì vậy để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình các chị em hãy đi khám phụ khoa định kỳ để được chẩn đoán và điều trị nhanh nhất khi mắc bệnh.
Bệnh Ung Thư Máu Có Lây Nhiễm Không, Cách Chẩn Đoán Như Thế Nào
1. Bệnh ung thư máu có lây nhiễm không
Bệnh ung thư máu có lây truyền hay không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Do đó, việc hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản về bệnh ung thư máu là điều vô cùng quan trọng.
Theo các chuyên gia y tế cũng như các nhà nghiên cứu thì ung thư máu không lây truyền từ người sang người. Các bác sĩ lý giải rằng chỉ những bệnh do virus gây bệnh xâm nhập mới lây nhiễm. Virus sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp, quan hệ tình dục,…
Do đó, các bạn có thể yên tâm rằng bệnh ung thư máu không lây nhiễm qua các con đường như ôm, hôn, quan hệ tình dục, đường hô hấp,…
Nếu là virus thì bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc quan hệ tình dục tuy nhiên ung thư máu không như virus, nó không lây nhiễm. Ung thư máu không lây nhiễm cũng không di truyền. Một số trường hợp đột biến gen thì cơ thể có thể phát sinh bệnh ung thư máu. Để phát hiện bệnh thì các bạn có thể đi kiểm tra khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư.
Bệnh ung thư máu phát triển dựa trên sự mất cân bằng giữa hồng cầu và bạch cầu. Những người có tỷ lệ bạch cầu cao hơn hồng cầu có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Cũng giống các căn bệnh nan y khác, ung thư máu hình thành dựa trên một cơ chế riêng.
Sự mất cân bằng giữa các tế bào hồng cầu và bạch cầu làm cho các tế bào bạch cầu tiêu diệt hết hồng cầu. Khi cơ thể chịu tác động của các yếu tố độc hại từ môi trường bên ngoài sẽ khiến các tế bào trở nên mất kiểm soát, thiếu cân bằng, mất đi khả năng phân chia tế bào. Đỉnh điểm là làm phá hủy các liên kết.
Số lượng bạch cầu trong máu tăng nhanh khiến chúng thiếu nguồn dưỡng chất nên hấp thụ luôn tế bào hồng cầu, làm cho các tế bào hồng cầu bị phá hủy và mất đi khả năng tái tạo, dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu máu.
Do đó, có thể xác định cơ chế gây ung thư máu chính là sự phát triển đột biến các tế bào bạch cầu, khiến tế bào trong máu mất cân bằng, phân chia tế bào bất hợp lý, khiến một số tế bào bị thiếu hụt và hình thành bệnh ung thư máu.
Xét nghiệm máu là phương pháp cơ bản nhất để xác định có mắc ung thư máu. Bác sĩ sẽ lấy máu của bạn để xét nghiệm kiểm tra tỉ lệ các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trong máu có chênh lệch.
Nếu tỷ lệ bạch cầu quá cao thì bạn đã có nguy cơ mắc ung thư máu. Việc chủ động xét nghiệm máu sớm phát hiện ung thư cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người tham gia bởi nó cho kết quả chính xác.
Bệnh ung thư máu có lây nhiễm không? Ung thư máu không lây nhiễm nhưng ai cũng có nguy cơ mắc bệnh do đó cần khám tủy xương để phát hiện bệnh. Khi bác sĩ nghi ngờ bạn mắc ung thư máu sau khi xét nghiệm máu thì sẽ tiến hành chọc tủy xương để xác định nghi ngờ mắc ung thư máu. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định các loại tế bào ung thư trong máu, tình trạng bệnh cũng như giai đoạn bệnh.
4.3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh – CT scan, PET, và X-quang
Các chỉ số tế bào hồng cầu và bạch cầu trong xét nghiệm máu chênh lệch có thể do rất nhiều nguyên nhân, do đó để chẩn đoán chính xác có mắc ung thư máu hay không thì bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp PET, chụp MRI,nội soi, sinh thiết… tùy từng trường hợp bệnh cụ thể để chẩn đoán chính xác nhất.
Cách tốt nhất để có thể phát hiện bản thân có mắc ung thư máu hay không là đi khám sức khỏe định kỳ. Kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư tại bệnh viện uy tín để nhận được nhiều phương pháp kiểm tra khác nhau, việc chẩn đoán bệnh vì thế mà cũng chính xác hơn.
4.5. Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết (để kiểm tra)
Hiện nay phương pháp chẩn đoán ung thư máu chính xác nhất là tiến hành cắt bỏ hạch bạch huyết để kiểm tra. Khi các bác sĩ không chắc liệu ung thư đã phát triển hay chưa thì họ sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết xung quanh để tìm kiếm các tế bào ung thư.
Nếu các bạn đang có nhu cầu thăm khám và điều trị thì có thể truy cập vào website chúng tôi để tham khảo, đặt lịch khám chữa bệnh ở nước ngoài sử dụng những kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất, đội ngũ bác sĩ hàng đầu hay đăng ký dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín trong nước đều rất tiện lợi và tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng, yên tâm sử dụng.
Với những chia sẻ trên chắc hẳn các bạn đã biết bệnh ung thư máu có lây nhiễm không, tuy ung thư máu không lây nhiễm nhưng đây là căn bệnh rất nguy hiểm, để đảm bảo bản thân khỏe mạnh bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hy vọng những chia sẻ trên đã cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh ung thư máu.
Dấu Hiệu Bệnh Nhược Cơ Và Cách Chữa Nhược Cơ
Bệnh thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng ban đầu thoáng qua, chỉ một số ít trường hợp là bệnh tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối. Bệnh có thể khởi phát sau một thời gian stress hay mắc các bệnh nhiễm trùng (thường là nhiễm trùng hô hấp); trong thời gian mang thai; khi gây mê.
Các cơ vận nhãn: Khoảng 85% số bệnh nhân sẽ bị tổn thương các cơ vận động nhãn cầu. Điều này gây nên tình trạng sụp mí mắt. Bệnh nhân nhược cơ có thể bị sụp mi một bên kèm với mắt còn lại mở to hoặc bị sụp mí cả 2 mắt. Nhiều bệnh nhân nhược cơ còn kèm theo chứng song thị (nhìn đôi).
Các cơ khác : 5-10% bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát bệnh và 80% bệnh nhân ở giai đoạn bệnh phát triển bị tổn thương các cơ ở mặt, các cơ nhai, nuốt và nói. Bệnh nhân cảm thấy nhai nuốt rất khó khăn, cảm giác khó nuốt ở cổ họng, phải nuốt nhiều lần mới có thể xong một miếng. Khi nói chuyện, đối thoại thì càng về cuối, giọng nói càng khó nghe hơn và chuyển thành giọng mũi, giọng nói trở nên “ủy mị”. Do yếu cơ gáy nên cổ bệnh nhân có thể bị rủ xuông. Khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn sau, tất cả các cơ đều bị yếu, suy nhược, bao gồm cả các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ liên sườn, cơ thành bụng. Trong các cơ ở tứ chi, thì các cơ gốc chi thường bị nặng hơn các cơ ở ngoại biên.
Đặc điểm: Sự yếu cơ sẽ thay đổi trong 1 ngày, thường là nhẹ nhất vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi và trở nặng vào buổi chiều tối. Cơ tim và các cơ trơn của người mắc bệnh nhược cơ không bị ảnh hưởng. Phản xạ gân xương bình thường; phản xạ đồng tử với ánh sáng và điều tiết cũng vẫn bình thường.
Tổn thương kết hợp: Khoảng 5-10% bệnh nhân nhược cơ sẽ mắc thêm các bệnh tự miễn khác như rối loạn tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động suy yếu hoặc tuyến giáp hoạt động quá mạnh)
Cách chữa nhược cơ
Điều trị khởi đầu: Acetylcholinesterase là nhóm thuốc ức chế được sử dụng trong điều trị khởi đầu bệnh nhược cơ. Thuốc có tác dụng ức chế sự phá hủy các thụ thể acetylcholinesterase của kháng thể. Do đó không làm giảm số lượng các thụ thể sau khe synap thần kinh-cơ. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong điều trị ban đầu với bệnh nhân bị nhược cơ nhẹ hoặc mới được chấn đoán mắc nhược cơ.
Ức chế miễn dịch: Đây là phương pháp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để ức chế hoạt động tự miễn dịch ở khe synap thần kinh – cơ. Corticoid hoặc nhóm thuốc không chứa steroide là những nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên tác dụng phụ của corticoid nếu sử dụng lâu dài là rất nguy hiểm.
Phẫu thuật tuyến ức: Có tới 75% bệnh nhân nhược cơ gặp các bất thường về tuyến ức, vì thế phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức cũng là một cách chữa nhược cơ. Kết quả chữa nhược cơ bằng phương pháp này tương đối khả quan nhưng điều trị hậu phẫu lại rất vất vả, vì vậy việc phẫu thuật cần phải thực hiện ở những trung tâm có kinh nghiệm và hồi sức tốt. Sau khi mổ, người bệnh nhược cơ vẫn tiếp tục được điều trị bằng Prednisolon liều trung bình.
Lọc huyết tương: Phương pháp chữa này nhằm để lọc bỏ các kháng thể kháng thụ thể cũng như các thành phần bổ thể trong huyết tương của bệnh nhân nhược cơ, các triệu chứng nặng của nhược cơ sẽ được thuyên giảm. Xét ở một khía cạnh nào đó, đây cũng có thể coi là một phương pháp ức chế miễn dịch.
Các phương pháp điều trị ngắn hạn khác: Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ còn có thể sử dụng các phương thức điều trị ngắn hạn như truyền immunoglobulin miễn dịch hay thay huyết tương (đối với bệnh nhân nhược cơ diễn tiến xấu, trầm trọng và bệnh nhân nhược cơ trước phẫu thuật tuyến ức) khi các triệu chứng nhược cơ chưa được kiểm soát tốt. Hai phương pháp điều trị ngắn hạn này cho kết quả rất tốt nhưng không có tác dụng lâu dài.
Hiện nay, việc chữa và điều trị nhược cơ đã có những bước tiến đáng kể. Trước khi phương pháp ức chế miễn dịch được được áp dụng, 30% là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc nhược cơ và hơn 60% bệnh nhân không cải thiện các triệu chứng nhược cơ hoặc bệnh trở nên xấu dần. Đặc biệt, đến 70% bệnh nhân sẽ tử vong nếu nhược cơ trở thành cơn nhược cơ cấp.Với phương pháp điều trị hiện nay, người bệnh nhược cơ đã có thể có một cuộc sống gần như bình thường giống mọi người, tuổi thọ của họ cũng không bị giảm đi so với những người khác. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bệnh nhân sẽ phải lệ thuộc và các loại thuốc này trong nhiều năm hoặc gần như suốt đời, dù họ có nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.
Tại Việt Nam, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về cây Chay Việt Nam trong điều trị bệnh nhược cơ đã được triển khai. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm lâm sàng trên những bệnh nhân tại bệnh viên 103, kết quả điều trị rất khả quan trong những trường hợp này.
Lohha Tráng Kiện sản phẩm dành riêng cho chứng Nhược Cơ
Cập nhật thông tin chi tiết về Chẩn Đoán Nhược Cơ Như Thế Nào? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!