Xu Hướng 3/2023 # Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện # Top 10 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Giải thích từ ngữ chuyên môn

1.1. Chăm sóc người bệnh trong bệnh việnBao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.

1.2. Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh tại nhà có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng.

1.3. Phiếu chăm sóc là phiếu ghi diễn biến bệnh của người bệnh và những can thiệp điều dưỡng do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện.

1.5. Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

1.6. Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

2. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

2.1. Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.

2.2. Dịch vụ chăm sóc người bệnh, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.

2.3. Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.

Nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh

3.1. Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.

3.2. Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

4.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.

4.2. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.

4.3. Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.

4.4 Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.

5. Chăm sóc vệ sinh cá nhân

5.1. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.

5.2. Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:

a) Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;

b) Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.

Chăm sóc dinh dưỡng

6.1. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.

6.2. Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

6.3. Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.

6.4. Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.

7.2. Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

8.1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.

8.2. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

a) Hoàn thiện thủ tục hành chính;

b) Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật;

c) Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.

8.3. Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.

Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

9.1. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

9.2. Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.

9.3. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.

9.4. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.

9.5. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.

9.6. Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

9.7. Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.

9.8. Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.

Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong

10.1. Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.

10.2. Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.

10.3. Động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.

10.4. Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.

Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

11.1. Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

11.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.

11.3. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

11.4. Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và được xử lý theo Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.

12.1. Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.

12.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.

12.3. Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.

12.4. Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa.

12.5. Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh.

13.1. Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.

13.2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật.

13.3. Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

14.1. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác.

14.2. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.

b) Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;

c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.

14.3. Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hình phân công chăm sóc sau đây:

a) Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.

b) Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

c) Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

d) Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.

Trang thiết bị phục vụ chăm sóc người bệnh

16.1. Thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng, vật tư tiêu hao y tế và phương tiện bảo hộ phục vụ công tác chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

16.2. Phương tiện phục vụ sinh hoạt của người bệnh.

16.3. Mỗi khoa lâm sàng có ít nhất một buồng thủ thuật, một buồng cách ly và một buồng xử lý dụng cụ được thiết kế đúng quy cách và có đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

16.4. Phòng nhân viên, phòng trực, phòng vệ sinh và các điều kiện làm việc, phục vụ sinh hoạt khác cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

17.1. Căn cứ vào thực tế, bệnh viện bố trí hộ lý trợ giúp chăm sóc để thực hiện các chăm sóc thông thường cho người bệnh.

17.2. Hộ lý trợ giúp chăm sóc phải:

a) Có chứng chỉ đào tạo theo Chương trình đào tạo hộ lý được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Tuyệt đối không được làm các thủ thuật chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

CÔNG TY TNHH DV TÂM VÀ ĐỨC

Chăm Sóc Người Bệnh Gãy Xương

Chăm sóc người bệnh gãy xương

BỆNH HỌC

GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG HỆ XƯƠNG

Giải phẫu

Bộ xương người có 206 xương, bao gồm các xương trục: xương sọ, xương mặt, cột sống, xương sườn, xương ức; và các xương phụ: xương chi trên, xương chi dưới.

Chức năng của xương là nâng đỡ, bảo vệ, vận động, tạo máu và trao đổi chất.

Sự tăng trưởng của hệ xương bao gồm:

Sự cốt hoá

Là quá trình biến đổi mô liên kết thường thành mô liên kết rắn đặc ngấm đầy muối calci và mô xương.

Có hai hình thức cốt hóa:

Cốt hoá trực tiếp (cốt hoá màng): chất căn bản của mô liên kết ngấm calci và biến thành xương. Các xương được hình thành bằng cách này gọi là xương màng.

Cốt hoá sụn: chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn, sau đó sụn này biến thành xương.

Sự tăng trưởng

Tăng trưởng theo chiều dài: nhờ sụn đầu xương nối giữa đầu và thân xương. Khoảng 25 tuổi thì ngừng tăng trưởng. Tăng trưởng theo chiều dày là do sự phát triển của cốt mạc.

Sự tái tạo xương

Khi xương gãy, giữa nơi gãy sẽ hình thành tổ chức liên kết; tổ chức này sẽ ngấm calci, biến thành xương và làm lành xương.

ĐỊNH NGHĨA

Gãy xương là sự mất liên tục của xương, là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học dẫn đến gián đoạn truyền lực qua xương.

NGUYÊN NHÂN

Là sự mất liên tục của xương do chấn thương té ngã, do bệnh lý về xương. Lực gãy xương phụ thuộc vào độ cứng của xương, cường độ lực tác động, tuổi thường gặp ở gãy xương là trẻ em hay người già.

Gãy xương chấn thương

Là gãy xương do lực bên ngoài tác động lên xương lành mạnh. Lực gây chấn thương tạo ra gãy xương trực tiếp và gãy xương gián tiếp.

Gãy xương bệnh lý

Là gãy xương nếu xương có bệnh từ trước như bệnh lý u xương, loãng xương, viêm xương… chỉ cần chấn thương nhẹ cũng có thể gãy xương. Gọi là gãy xương bệnh lý do xương không đủ chất dinh dưỡng.

Gãy xương do mỏi

Là trạng thái của xương lành mạnh nhưng không bị gãy do chấn thương gây ra nhưng do giảm sức chịu đựng, do stress liên tục nên dù có những chấn thương nhẹ nhưng được nhắc đi nhắc lại lâu dần gây gãy xương.

DỊCH TỄ

Gãy xương xảy ra ở mọi giới nam và nữ, mọi nhóm tuổi nhưng thường gặp nhất ở người trẻ từ 15 – 20 tuổi và người già trên 60 tuổi nhất là ở phụ nữ. Gãy xương do stress đối với vận động viên thường xảy ra ở giới nữ do giảm mức độ estrogen, do kinh nguyệt không đều, do stress thường xuyên nên rất có nguy cơ loãng xương.

PHÂN LOẠI

Gãy xương kín

Gãy xương kín độ 0: gãy xương không tổn thương mô mềm, thường là gãy xương gián tiếp không di lệch hoặc di lệch ít.

Gãy xương kín độ 1: có xây xát da nông. Gãy xương mức độ đơn giản hay trung bình.

Gãy xương kín độ 2: gãy xương do chấn thương trực tiếp mức độ trung bình hay nặng. Gãy xương có xây xát da sâu và tổn thương cơ khu trú do chấn thương. Nếu có chèn ép khoang cũng xếp vào giai đoạn này.

Gãy xương kín độ 3: gãy xương do chấn thương trực tiếp mức độ trung bình hay nặng. Gãy xương có chạm thương da rộng, giập nát cơ, có hội chứng chèn ép khoang thực sự hay đứt mạch máu chính.

Gãy xương hở

Gãy xương hở độ 1: da bị thủng do đoạn xương gãy chọc thủng từ trong ra. Xương gãy đơn giản ít bị nhiễm trùng.

Gãy xương hở độ 2: rách da, chạm thương da khu trú do chính chấn thương trực tiếp gây ra, nguy cơ nhiễm trùng mức độ trung bình.

Gãy xương hở độ 3: rách da, tổn thương phần mềm rộng lớn, kèm theo tổn thương thần kinh, mạch máu.

Gãy xương có kèm theo tổn thương động mạch chính có nguy cơ nhiễm trùng lớn.

Gãy xương hở độ 4: đứt lìa chi hay gần lìa chi. Tình trạng nạn nhân rất trầm trọng do mất máu.

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH VÀ TUỔI TÁC ĐẾN LOẠI GÃY XƯƠNG

Ở trẻ em, bộ xương đang tăng trưởng, màng xương dày nên gặp các loại gãy cành tươi, gãy xương cong tạo hình.

Ở người già có loãng xương nên có một số xương xốp, yếu dễ bị gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi. Ở

giới nữ từ sau tuổi mãn kinh thì gãy xương do loãng xương xuất hiện sớm hơn.

TÁC ĐỘNG CỦA GÃY XƯƠNG Ở TOÀN THÂN VÀ TẠI CHỖ

Choáng chấn thương sau gãy xương

Hai yếu tố gây choáng trong gãy xương là mất máu và đau. Để tiên lượng nạn nhân có nguy cơ choáng sẽ dựa vào mức độ trầm trọng của xương gãy như gãy xương lớn, gãy nhiều xương, tổn thương nhiều mô mềm, đa chấn thương và các dấu hiệu trước choáng như mạch nhanh, chỉ số choáng là mạch trên huyết áp tâm thu lớn hơn 1 (bình thường là 0,5), dấu hiệu móng tay hồng trở lại muộn trên 2 giây sau khi bấm.

Mạch

Huyết áp tâm thu

Chảy máu

Dẫn đến tình trạng choáng do mất máu nhất là gãy xương đùi, xương chậu. Chảy máu gây ra máu tụ dẫn

đến chèn ép khoang. Gãy xương có đứt mạch máu kèm theo giập tủy cũng gây nguy cơ tắc mạch máu do mỡ.

Đau đớn

Đau đớn cũng làm người bệnh rơi vào tình trạng choáng. Để giảm đau sau gãy xương điều cần thiết phải làm là bất động tốt xương gãy và tránh xử trí thô bạo khi thăm khám xương gãy. Thực hiện công tác tư tưởng để nạn nhân an tâm.

Tắc mạch máu do mỡ

Gãy xương có giập nát tủy có nguy cơ cao về khả năng mỡ trong tủy xương tràn vào trong mạch máu gây tắc mạch do mỡ là nguyên nhân gây tử vong.

Chèn ép khoang cấp tính

Nếu máu tụ vùng xương gãy lớn sẽ gây cản trở máu gây hội chứng chèn ép khoang.

Rối loạn dinh dưỡng

Chảy máu sau gãy xương gây ra khối máu tụ trung bình cũng góp phần gây hội chứng rối loạn dinh dưỡng.

Co rút các cơ tại vùng gãy

Các cơ xung quanh vùng xương gãy tổn thương, phù nề làm cản trở máu lưu thông dẫn đến thiếu máu ở cơ, cơ bị co rút. Mặt khác, xương gãy có di lệch làm xương ngắn đi và cơ co lại, sau đó tự ngắn đi. Bất kỳ kích thích nào như đau xương chưa bất động cũng làm cơ co lại.

Chèn ép thần kinh ngoại biên

Tổn thương trực tiếp thần kinh bị rách hay đứt. Nếu do chèn ép cục bộ cũng gây rối loạn về thần kinh.

Nhiễm trùng

Bất kỳ gãy xương nào có tổn thương da, gãy xương hở đều có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.

ĐIỀU TRỊ

Mục đích

Mục đích là làm liền xương gãy theo đúng hình dạng ban đầu và phục hồi tốt chức năng vận động cho người bệnh.

Nguyên tắc

Nắn các di lệch, bất động tốt và liên tục đủ thời gian, tập vận động chủ động sớm.

Phương pháp

Điều trị bảo tồn kinh điển: bó bột.

Bảo tồn cải tiến: sự bất động có tính tương đối (ví dụ: đặt nẹp, mang đai vải…).

Cố định ngoài: dùng khung cố định bên ngoài để cố định xương gãy.

Phẫu thuật: mổ kết hợp xương, đóng đinh nội tủy, bắt nẹp, cắt lọc trong gãy xương hở.

Kéo tạ: chỉ là giai đoạn đầu áp dụng cho một số gãy xương không vững trước khi bó bột hay khi mổ kết hợp xương.

SINH LÝ VÀ BỆNH HỌC GÃY XƯƠNG

Gãy xương do lực tác động trực tiếp tới xương do chấn thương, co rút rất mạnh của cơ bất thình lình làm bẻ cong xương tới một điểm gãy và tiếp tục truyền lực vào xương, hay nguyên nhân sinh bệnh học do giảm chất khoáng hoá ở xương. Sự mất khoáng chất xương xảy ra ở người bệnh nằm lâu, giảm sức chịu nặng của xương, quá trình lão hoá thì nguy cơ gãy xương càng cao với những stress nhỏ hay chấn thương. Có rất nhiều loại gãy xương, có vài loại gãy xương phổ biến. Gãy xương kín thì xương gãy nhưng không có vết thương bên ngoài hay có vết thương nhưng không thông thương với vùng xương gãy. Gãy xương kín ít đe dọa đến tính mạng nhưng nếu gãy xương không ổn định thì rất nguy hiểm đến sự sống ở cơ quan, mạch máu, như chảy máu bên trong, choáng. Gãy xương hở tổn thương trầm trọng đến mô cơ, mất máu nhiều, nhiễm trùng cao, đe dọa tính mạng người bệnh nặng nề.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Các dấu hiệu lâm sàng chính được phân thành hai nhóm chính:

Các dấu hiệu chắc chắn gãy xương: biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo xạo của xương gãy. Sau một chấn thương nếu thấy một hoặc nhiều trong các dấu hiệu kể trên thì chắc chắn có gãy xương.

Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương: đau, sưng, bầm tím, mất cơ năng. Các trường hợp gãy xương đều có các dấu hiệu trên nhưng trong bong gân, trật khớp… cũng có nên khó khẳng định là có gãy xương hay không.

CÁC DẤU HIỆU GÃY XƯƠNG BẰNG HÌNH ẢNH

X quang thông thường: chụp tối thiểu 2 bình diện (mặt và bên), chụp lấy đủ 2 khớp của 1 thân xương dài và ở các tư thế khác.

CT scan đối với các gãy xương phức tạp.

Phim X quang cho phép xác định những chi tiết gãy xương như sau: vị trí gãy, đường gãy, các di lệch, các đặc điểm hình ảnh mô mềm (mức độ phù nề).

TIẾN TRIỂN CỦA GÃY XƯƠNG

Sự phục hồi lưu thông máu ở vùng gãy xương

Những điều cần làm:

Yêu cầu đám đông tách ra.

Xem xét nạn nhân theo thứ tự cấp cứu: nghẹt thở, chảy máu mạch máu lớn, gãy xương, vết thương.

Chống choáng:

Nhận định đường thở, kiểu thở, tuần hoàn, dấu hiệu chảy máu.

Băng ép nơi chảy máu bằng băng vô khuẩn.

Trấn an, cho nạn nhân uống nước ấm, ủ ấm, nghỉ ngơi.

Không di chuyển nạn nhân khi chưa giảm đau và chưa bất động chi gãy.

Bất động xương gãy:

Bất động chi gãy trên và dưới 2 khớp.

Kiểm tra mạch trước và sau khi nẹp chi.

Không cố gắng kéo thẳng chi gãy hay nơi trật khớp.

Không sờ nắn vào nơi xương nhô ra.

Dội rửa sạch xương hở bằng nước vô khuẩn, băng kín giữ ẩm và sạch.

Nâng đỡ chi cao lên.

Đặt túi nước đá nơi vùng tổn thương.

Bảng 34.1. Cấp cứu nạn nhân gãy xương chi

Ở xương lành các hệ thống mạch máu trong ống tủy xương đảm bảo nuôi dưỡng 2/3 thân xương cứng, chỉ 1/3 thân xương cứng được hệ thống các mạch máu dưới màng từ các mạch máu mô mềm xung quanh cung cấp. Gãy xương làm đứt đoạn hệ thống mạch máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu oxy vùng xương gãy làm cản trở quá trình liền xương.

Yếu tố bất động đối với liền xương

Xương gãy gây đau và co mạch vì thế gây ra tình trạng thiếu máu nuôi tại vùng gãy làm ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Bất động để giảm đau, bất động giúp 2 mặt xương gãy áp sát vào nhau, tạo điều kiện để xương tái tạo kết nối các đoạn gãy.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG

NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

Sau khi bất động tốt người bệnh, điều dưỡng cần thẩm định lại dấu hiệu đau, sưng, da mất màu, chi không thẳng trục.

Tìm dấu hiệu chảy máu, kiểm tra dấu hiệu chèn ép thần kinh, tắc mạch như sờ mạch gần và xa vùng chi gãy, da chi ấm, giảm cảm giác.

Nhận định dấu chứng sinh tồn: phát hiện dấu hiệu choáng do mất máu như mạch nhanh, nhỏ, yếu, huyết áp giảm, gia tăng nhịp thở.

Nhận định dấu hiệu chèn ép: hỏi nạn nhân về dấu hiệu tê, kiến bò ở chi. Sau khi nạn nhân đã được điều trị, điều dưỡng vẫn tiếp tục nhận định lại dấu hiệu chèn ép thần kinh, tìm kiếm dấu hiệu thiếu tưới máu do bất động bởi bó bột, kéo tạ hay do sự phù nề của chấn thương.

Nhận định lại tâm lý người bệnh như mức độ lo âu, xác định mức độ hiểu biết về sự gãy xương, sự lành xương, thời gian điều trị.

Nhận định lại mức độ thích nghi của người bệnh với gãy xương và sự tự chăm sóc chính người bệnh.

Nhận định về dinh dưỡng người bệnh: đau ăn không ngon, do bất động… Phát hiện sớm tình trạng choáng do đau, mất máu.

CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG

Nhận định chung quanh vùng xương gãy, mô mềm như dấu hiệu bầm, sưng nề, vết thương rách da, mô giập nát, tình trạng vết thương…

Giữ nhẹ nhàng mô tổn thương bằng sự cố định vững khớp trên và dưới vùng gãy, tránh tổn thương thêm và đau gia tăng. Luôn luôn nhớ rằng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được nắn sửa xương khi chưa giảm đau hay gây tê cho nạn nhân.

Đắp đá lạnh để giảm phù nề làm ngưng chảy máu cho nạn nhân. Sau gãy xương do chảy máu sẽ gây máu tụ, chèn ép kèm theo tổn thương cơ nên chi phù nề nhiều. Điều dưỡng nâng đỡ chi cao lên bằng cách kê gối giúp máu tĩnh mạch hồi lưu, giảm sưng. Nên đặt gối chêm lót dọc theo chiều dài chi, tránh đặt gối ngay các khớp vì dễ gây chèn ép chi.

Kiểm tra dấu hiệu chèn ép thần kinh, mạch máu mỗi giờ nhất là vùng gãy xương lớn. Nhận định dấu hiệu tổn thương mô mềm như chảy máu, phù nề, tình trạng vùng da chung quanh vết thương.

Giúp người bệnh duy trì được tư thế chức năng tối đa mà không gây đau đớn cho người bệnh, chêm lót tốt những vùng cố định, thường xuyên thăm hỏi người bệnh. Trợ giúp người bệnh thay đổi tư thế 2 giờ/1 lần. Nhận định toàn bộ về bó bột, kéo tạ, vết thương trong 1 – 2 giờ đầu và sau đó là 4 giờ/1 lần, ghi chú mức độ vận động, đo vòng chi để so sánh sự phù nề chi. Hướng dẫn người bệnh tập vận động cơ liên tục, các cơ tứ đầu đùi, cơ tam đầu, mông, tập 4 giờ/1 lần.

Cho người bệnh nghỉ ngơi, giúp người bệnh giảm căng thẳng, giúp phục hồi cơ thể sau chấn thương, giải thích cho người bệnh ích lợi của sự nghỉ ngơi.

Nhận định mức độ, tính chất, thời gian của cơn đau. Các chèn ép cấp tính thường biểu hiện bằng dấu hiệu điển hình của rối loạn cảm giác và vận động. Ví dụ như đau ở ống trụ, khi ấn vào rãnh trụ đau nhói và lan truyền theo đường đi xuống cẳng tay của thần kinh trụ.

Giúp người bệnh thực hiện tư thế giảm đau mà không ảnh hưởng đến tổn thương. Thay đổi tư thế 2 giờ/1 lần giúp cơ không bị mệt. Thực hiện thuốc giảm đau theo y lệnh.

Áp lực trong khoang bình thường là 0 – 5mmHg, khi gồng cơ chủ động áp lực tăng lên 50mmHg nhưng sau khi hết gồng cơ thì áp lực tụt xuống trị số bình thường sau 5 phút. Chèn ép khoang là sự tăng áp lực trong một hay nhiều khoang làm giảm lưu thông máu qua khoang dẫn đến thiếu máu cục bộ. Nếu chèn ép kéo dài gây tổn thương cơ và rối loạn thần kinh. Điều dưỡng cần nhận định dấu hiệu đe dọa của chèn ép khoang là đau dữ dội ngày càng tăng, đau kéo dài khi sờ lên mặt da cứng và căng bóng. Đau là dấu hiệu được phát hiện sớm nhất của chèn ép khoang. Đây là dấu hiệu sớm giúp điều dưỡng can thiệp ngay để tránh dẫn đến chèn ép khoang. Những dấu hiệu chèn ép rõ rệt là đau có kèm các biểu hiện thần kinh như cảm giác tê bì như kiến bò, giảm cảm giác, rối loạn vận động (cơ yếu đi). Điều dưỡng cần theo dõi thường xuyên và phát hiện sớm dấu hiệu chèn ép khoang vì thời gian chèn ép khoang 6 giờ được coi là trị số ngưỡng. Nếu dưới 6 sẽ giờ có hy vọng điều trị bảo tồn, nhưng trên 6 giờ thì có chỉ định phẫu thuật. Mốc thời gian cụ thể như sau:

6 giờ: giới hạn điều trị bảo tồn.

6 – 15 giờ phẫu thuật có thể giữ được chi.

trên 15 giờ đoạn chi để cứu sống nạn nhân.

Biến dạng cơ thể hay sự mất tạm thời chức năng độc lập của cơ thể

Nhận định sự nhận thức và mức độ độc lập của từng người bệnh. Giúp người bệnh có khoảng riêng tư, giúp người bệnh tự vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc mình ở mức độ cho phép. Giúp người bệnh tự nâng người lên thay tã, xoay trở, vệ sinh… Giúp người bệnh ăn uống tốt tránh sụt cân, duy trì sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến hình dạng cơ thể. Tự tập những cơ không tổn thương, hướng dẫn hay hỗ trợ tập những cơ tổn thương. Khuyến khích những thành viên trong gia đình duy trì quan hệ tốt, tôn trọng người bệnh. Nhờ thế người bệnh cảm thấy họ không phải là người tàn phế, giúp người bệnh tự tin và cố gắng tập luyện.

Giảm tưới máu mô do chấn thương

Nhận định tình trạng mô tổn thương: mức độ tổn thương, dấu hiệu chảy máu, mô hạt trên vết thương, mô hoại tử, mạch chi.

Kiểm tra màu sắc, nhiệt độ, mạch ngoại biên, phù, đau, chức năng vận động, đổ đầy máu ngoại biên, so sánh vùng tổn thương với chung quanh. Chăm sóc vết thương với phương pháp vô trùng, nâng cao chi phù nề giúp máu hồi lưu tốt, vận động thụ động, gồng cơ giúp máu luân lưu và cung cấp máu tốt. Theo dõi tình trạng phù nề vì phù nề cũng là nguy cơ trong giảm tưới máu cho mô. Giảm tưới máu cho mô cũng gây chậm lành vết thương.

Tổn thương da do bất động, do bó bột, kéo tạ

Nhận định bề mặt của da với các dấu hiệu chèn ép như: đỏ, đau, tình trạng vết thương. Xoay trở 2 giờ/1 lần, massage lưng, mông tránh bị chèn ép, loét, gồng cơ chi gãy giúp máu lưu thông tốt. Cho người bệnh phơi nắng giúp da chuyển hoá vitamin D trong quá trình lành xương. Theo dõi dấu hiệu tắc mạch do bất động. Về dinh dưỡng cho người bệnh ăn đầy đủ chất và uống nhiều nước. Hướng dẫn cho người bệnh tập vận động chi lành và qua chi lành người bệnh tập cho chi đau.

Nguy cơ nhiễm trùng do vết thương, do gãy xương hở, do xuyên đinh, do dẫn lưu, do môi trường bệnh viện

Nhận định dấu hiệu nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau. Dấu hiệu toàn thân là sốt. Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn điều dưỡng luôn áp dụng kỹ thuật vô khuẩn khi chăm sóc vết thương, che chở vùng xương lộ ra, cắt lọc mô cơ hoại tử, chăm sóc dẫn lưu. Thực hiện kháng sinh theo kháng sinh đồ, theo dõi nhiệt độ, đánh giá mức độ đau nhức. Ngoài ra, cần hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, cách bảo vệ môi trường xung quanh an toàn sạch sẽ.

Chăm sóc gãy xương trẻ em

Trẻ em xương lành nhanh và cơ chế tự điều chỉnh biến dạng tốt hơn người lớn cho nên thường được chỉ định điều trị bảo tồn. Nếu người bệnh kéo tạ, điều dưỡng chăm sóc trẻ kéo tạ qua da, thường trọng lượng tạ không quá 3 kg. Điều dưỡng theo dõi sự liền xương mỗi ngày như đo chi, theo dõi phim X quang.

Chăm sóc da sạch sẽ, luôn theo dõi sát tình trạng da của trẻ. Xử trí ngay khi thấy trẻ có tổn thương trên da. Nếu trẻ được bó bột, điều dưỡng chăm sóc trẻ bó bột, phát hiện sớm chèn ép, rối loạn tuần hoàn, giúp trẻ thoải mái, dễ chịu. Hướng dẫn người nhà của trẻ cách chăm sóc bột. Cung cấp cho trẻ đồ chơi, tạo không khí vui chơi để giúp trẻ bớt khó chịu, bứt rứt, cho bé tự chăm sóc theo mức độ cho phép. Cần hướng dẫn trẻ cẩn thận với những động tác nào cần tự làm và những động tác nào không nên làm. Tạo cho trẻ sự tự tin và không lo sợ.

Vật lý trị liệu: không xoa bóp dù là nhẹ nhàng nhất ở vùng khớp vì dễ gây cứng khớp vĩnh viễn. Đơ khớp sau bó bột chỉ là tạm thời, không cần can thiệp.

GIÁO DỤC NGƯỜI BỆNH

Khuyên không cho người bệnh mang nặng trên chi tổn thương. Tránh động tác gắng sức, tránh cố gắng đi trên chi bị thương. Người bệnh phải biết tự đánh giá cơn đau và cách giảm đau. Hướng dẫn người bệnh lấy lại sức cơ bằng dinh dưỡng và luyện tập. Hỗ trợ người bệnh xoay trở và hướng dẫn người bệnh cách xoay trở, vận động, khuyến khích người bệnh phơi nắng, hướng dẫn cách đi nạng. Sau gãy xương tình trạng dinh dưỡng vùng da cũng giảm do bất động sau kéo tạ, sau bó bột, do máu nuôi kém. Cần hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc da, vệ sinh da, xoa bóp da thoa chất làm mềm da. Vệ sinh cá nhân, phòng ngừa loét da… Táikhám đúng hẹn. Hướng dẫn người bệnh các dấu hiệu viêm xương như chảy dịch quanh vết thương, sốt, đau không giảm.

LƯỢNG GIÁ

Tình trạng chi gãy liền tốt. Người bệnh đi lại được không thấy dấu hiệu di lệch. Người bệnh không bị viêm xương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Caroll Miller. Musculoskeletal. Knowledge base for Patient with Dysfunction, in Medical Surgical Nursing Foundations for Clinical Practice, 2nd Edition,WB Saunders company, 1998, 837 – 945.

Susan Ruda, Musculoskeletal Problem, Nursing Role in Management Musculoskeletal Proplems, in Medical Surgical Nursing, fourth Edition, Lewis Collier Heitkemper/ MOSBY, 1992, 1839 – 1892.

Musculoskeletal system, chapter 4, Mosby’s Manual of Clinical Nursing, second Edition, the C, V, Mosby Company, 1986, 375 – 474.

Nguyễn Quang Long, Đại cương về gãy xương, Bài giảng bệnh học ngoại khoa, tập 5, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn ngoại tổng quát, 1988, 46.

Chăm sóc ngoại khoa (tài liệu thí điểm giảng dạy Điều dưỡng Trung học) 03 – SIDA Hà Nội, 1994, 110 – 112.

Nguyễn Quang Long, Đại cương về gãy xương, Bài giảng bệnh học chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng, lưu hành nội bộ, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 9.

Chỉnh hình và chấn thương học, tổ chức Y tế Thế giới, đề án đào tạo 03 – SIDA, Hà Nội, 1993.

Nguyễn Văn Quang, Nguyên tắc chấn thương chỉnh hình, Hội Y Dược học thành phố Hồ Chí Minh, 1987, 104.

Chăm Sóc Người Bệnh Bạch Cầu

Bệnh bạch cầu có thể là cấp hoặc kinh diễn. Bạch cầu kinh diễn cũng có giai đoạn chuyển thành cấp. Bài này đề cập đến chăm sóc người bệnh mắc bệnh bạch cầu cấp, một bệnh có tăng sinh dòng bạch cầu non dòng hạt, lấn át các dòng khác.

NGUYÊN NHÂN

Do virus.

Do phóng xạ.

Do hoá chất độc như benzen, toluen, thạch tín vô cơ.

Do yếu tố di truyền.

Phần lớn chưa rõ nguyên nhân, được cho là bệnh tự miễn dịch.

TRIỆU CHỨNG

Thường gặp ở lứa tuổi trẻ, đặc điểm là tăng sinh bạch cầu non chưa biệt hoá, dòng bạch cầu trung gian không có.

Lâm sàng: (Có 5 hội chứng)

+ Sốt cao 39 – 41 0 C, sốt liên tục.

+ Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.

+ Hoa mắt, chóng mặt.

+ Hồi hộp, đánh trống ngực.

+ Da xanh, niêm mạc nhợt.

+ Mạch nhanh, nhịp tim nhanh.

+ Xuất huyết: dưới da, niêm mạc, nội tạng.

+ Xuất huyết tự nhiên, nhiều hình thái, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Hội chứng gan, lách, hạch to mức độ vừa phải.

Hội chứng viêm loét miệng và có thể đau các xương dài.

Cận lâm sàng

Huyết đồ: lấy máu ngoại vi

+ Số lượng hồng cầu giảm.

+ Số lượng tiểu cầu giảm.

Tuỷ đồ: lấy bệnh phẩm ở tuỷ xương.

, + Số lượng tế bào tủy tăng sinh (bình thường: 30.000-100.000/mm 3 máu), tăng nhất là dòng bạch cầu non chưa biệt hoá.

+ Bạch cầu trung gian (Tủy bào – Hậu tủy bào) không có.

+ Bạch cầu già (Bạch cầu đũa – múi) ít.

Những đặc điểm tuỷ đồ như trên còn được gọi là “khoảng trống bạch cầu”.

+ Còn dòng hồng cầu và dòng tiểu cầu giảm.

Dùng thuốc ức chế dòng bạch cầu non

Prednisolon 5 mg X 6 – 10 viên/24 h, uống sau ăn.

Vincristin hoặc Myleran, 6MP.

Nếu thiếu máu nhiều, cho truyền máu cùng nhóm.

Cho uống thêm các loại thuốc tạo hồng cầu như vitamin C, vitamin B 6, sắt.

Paracetamol 0,5 g X 2 viên/24h.

Chườm mát cơ thể.

Kháng sinh: penixilin; cephalecin hoặc ampixilin.

Nâng cao thể trạng.

Nhận định chăm sóc

+ Mắc bệnh từ bao giờ?

+ Có sốt không, sốt liên tục hay sốt cơn?

+ Có hoa mắt chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, mệt nhọc?

+ Có chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da không?

+ Có tiếp xúc với chất độc hoá học, hoặc khu vực có ô nhiễm phóng xạ không?

+ Da xanh, niêm mạc môi, lưỡi có nhợt, lòng bàn tay, móng tay nhợt.

+ Có xuất huyết trên da không?

+ Bắt mạch, đếm nhịp tim.

+ Xem gan, lách, hạch có to không?

+ Số lượng hồng cầu, tiểu cầu.

+ Bạch cầu non.

+ Tủy đồ: số lượng tế bào tủy.

Lập kế hoạch chăm sóc

Tăng lượng máu tới các tổ chức.

Giảm thân nhiệt và chống nhiễm khuẩn.

Làm giảm và hết xuất huyết.

Giảm lo lắng cho bệnh nhân.

Thực hiện chăm sóc

Tăng cường lượng máu tới các tổ chức

Để bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, buồng yên tĩnh, nằm đầu thấp, chân cao, thay đổi tư thế phải từ từ, đi lại phải có người trợ giúp.

Thực hiện y lệnh:

+ Lấy máu xét nghiệm, phụ giúp bác sĩ làm huyết đồ – tủy đồ.

+ Nếu số lượng hồng cầu < 2 triệu/mm 3 phải truyền máu tươi cùng nhóm.

+ Khi truyền máu, phải theo dõi mạch, huyết áp, tinh thần bệnh nhân.

+ Thực hiện y lệnh một số thuốc như: vitaminC, vitamin B 6, sắt, axit folic.

+ Ăn nhẹ dễ tiêu, ăn thức ăn có nhiều calo, ăn các loại hoa quả tươi.

+ Ăn chia nhiều bữa nhỏ.

Giảm sốt và chống nhiễm khuẩn

+ Vệ sinh răng miệng: chải răng bằng bàn chải mềm, súc miệng bằng nước muối sinh lý, nếu có loét miệng phải lau bằng gạc mềm.

+ Vệ sinh thân thể: lau người, vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước ấm, thay quần áo thường xuyên.

+ Sốt cho hạ sốt: Paracetamol 0,5 g X 2 viên/24h.

+ Có nhiễm khuẩn: cho penixilin G, cephalecin, ampixilin…

+ Thuốc chống ung thư để ức chế bạch cầu non: prednisolon, vincristin, 6MP, myleran.

Chú ý: Khi sử dụng thuốc chống ung thư phải theo dõi: đau dạ dày, huyết áp hạ, rụng tóc, buồn nôn… nếu có thì phải tạm dừng thuốc và báo cáo bác sỹ.

Làm giảm, hết xuất huyết và ngăn ngừa xuất huyết tái phát

Hạn chế sử dụng các loại thuốc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch.

Tránh va chạm, không để đứt tay, đứt chân.

Nếu có sốt, đau đầu không uống aspirin.

Thực hiện y lệnh: vitamin C, rutin 4 viên/24h giúp bền vững thành mạch.

Thực hiện y lệnh truyền máu và các chế phẩm của máu như tiểu cầu.

Giảm lo lắng cho bệnh nhân

Gần gũi bệnh nhân, kiên trì động viên, tạo cho bệnh nhân tinh thần thoải mái, khuyến khích bệnh nhân tham gia vào chế độ điều trị.

Hướng dẫn bệnh nhân cách theo dõi một số tác dụng phụ của thuốc, giữ gìn vệ sinh thân thể, không để xuất huyết bằng cách tránh va chạm.

Hướng dẫn cho những người thân chăm sóc bệnh nhân chu đáo, ăn tăng các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… chế biến hợp khẩu vị, chia nhiều bữa trong ngày, ăn thêm hoa quả tươi.

Đánh giá chăm sóc

Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi:

Bệnh nhân hết sốt, đỡ mệt, đỡ hoa mắt chóng mặt.

Hết xuất huyết, hết nhiễm khuẩn.

Hiểu và yên tâm điều trị, tham gia theo dõi bệnh.

Biểu Hiện Và Chăm Sóc Người Bệnh Dại

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú. Bệnh được lây truyền qua các chất tiết nhiễm virus dại (thường là nước bọt qua vết cắn).

Virus dại thuộc họ Rhabdovirrus, chủng Lyssa, có ARN, hình viên đạn, đường kính 70-80nm. Sức đề kháng của virus rất yếu, dễ bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, sức nóng, nhạy cảm với xà phòng và formol.

Virus dại có nhiều trong nước bọt, nước tiểu, dịch não tủy của súc vật bị bệnh. Virus xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, xây xước ngoài da (virus cũng có thể lây truyền qua ghép giác mạc).

Có 2 thể dịch tễ: thể thành thị lan truyền chủ yếu do chó, mèo không được tiêm phòng và thể hoang dã lan truyền chủ yếu do các loài động vật hoang dại như chồn hôi, chó sói, cáo, gấu, cầy và dõi.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Thời kỳ ủ bệnh: không có triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại rất thay đổi. Trung bình khoảng 40 ngày, tối thiểu 7 ngày, tối đa một năm. Thời kỳ ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, tình trạng vết cắn, sự đề kháng của vật chủ, khoảng cách từ chỗ cắn đến hệ thần kinh trung ương.

Thời kỳ khởi phát

Xảy ra 2-4 ngày trước khi cơn dại xuất hiện. Có thể có một số tiền triệu:

Thay đổi tính tình: người bệnh mất ngủ, bồn chồn, có lúc thảng thốt, lo âu, buồn bã hoặc nói nhiều. Có thể tìm cách xa lánh hoặc cách ly người xung quanh.

Dị cảm nơi bị cắn: tê bì, nhức, co cứng cơ,…

Một số biểu hiện khác: chán ăn, mệt mỏi, sốt, đau mỏi cơ bắp và một số dấu hiệu ít gặp hơn như: đau đầu, bí tiểu, buồn nôn, đau bụng.

Một số yếu tố thuận lợi: sang chấn tâm lý như lo lắng, vui hoặc buồn,…hoặc sau tai nạn, phẫu thuật.

Thời kỳ toàn phát

Thể hung dữ.

Thể liệt.

Là thể hay gặp nhất, chiếm 80%. Hầu hết các trường hợp đều có các biểu hiện của kích thích hành tủy.

Rối loạn hô hấp: thay đổi nhịp thở, thở dồn dập không đều, thở dài hoặc nói nhiều, nói đứt hơi hổn hển.

Sợ nước, sợ gió: không giám uống nước mặc dù đói khát, sợ quạt gió mặc dù thời tiết nóng bức.

Dần dần xuất hiện co thắt họng và thanh quản: đặc biệt khi uống nước hoặc có gió thổi, khi đưa thức ăn, nước uống lên miệng gây co thắt họng- thanh quản làm người bệnh sợ hãi nấc lên không ăn uống được. Đây là dấu hiệu “Thít thanh quản”.

Tăng kích thích các giác quan: mắt sáng long lanh, tai rất thính. Người bệnh sợ ánh sáng, tiếng động hay tìm nấp vào chồ tối yên tĩnh.

Rối loạn thần kinh thực vật: huyết áp dao động, da xanh tái vã mồ hôi, đồng tử giãn hoặc không đều 2 bên. Tăng tiết nước bọt kèm sợ nước làm người bệnh khạc nhố liên tục.

Cương đau dương vật, xuất tinh tự nhiên là biểu hiện hay gặp ở nam giới.

Toàn trạng:

+ Người bệnh thường không sốt, nhưng có thể sốt cao hoặc gai rét

+ Tinh thần: người bệnh hoàn toàn tỉnh táo trong giai đoạn đầu, về sau có thế giãy dụa, đập phá, kêu rú lên rồi đi vào hôn mê,… thuốc an thần hầu như không có tác dụng.

Thể này dễ bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm. Chiếm khoảng 20%.

Là liệt kiểu hướng thượng (Landry), liệt từ chân lân dần lên trên, cuối cùng liệt hành tủy và tử vong.

Lúc đầu là đau dọc xương sống, đau 2 chân, đi yếu rồi liệt.

Bí đại tiểu tiện.

Bụng chướng dần.

Liệt các cơ hô hấp, liệt tay, nuốt sặc, liệt hành tủy và tử vong.

Có biểu hiện viêm não-tủy cấp: dịch não tủy có thể biến loạn theo kiếu viêm màng não nước trong.

Diễn biến của thể liệt: nếu có các phương tiện hồ trợ, có thể kéo dài hơn thế hung dữ nhưng không quá 13 ngày.

The hung dữ: diễn biến thầm lặng hơn, ít khi đập phá, kích động. Dấu hiệu sợ nước sợ gió không rõ rệt. Trẻ bồn chồn khó chịu hết nằm lại ngồi, nôn ọe, chướng bụng, trụy tim mạch rồi tử vong. Khai thác tiền sử bị chó cắn thường không rõ ràng, gây khó khăn cho chẩn đoán.

Thể liệt: cũng liệt hướng thượng Landry, rối loạn hành tủy và tử vong.

XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG

Xét nghiệm cơ bản

Công thức máu, urê, đường, điện giải đồ bình thường trong những ngày đầu và không đặc hiệu

Xét nghiệm dịch não tủy có thể biến đổi viêm màng não nước trong: albumin dưới lg/lít, tế bào tăng chủ yếu lymphocyte.

Các xét nghiệm đặc hiệu Phân lập virus

Phân lập virus từ bệnh phẩm là nước bọt, tổ chức não, dịch não tủy.

Các phản ứng huyết thanh

Kháng thể miễn dịch huỳnh quang EFRA (ImmunoAuorescent rabies antibody) độ đặc hiệu cao.

Kháng thể trung hòa: RFFIT (Rapid íluorescent focus in hibition test).

Miễn dịch men: RREID (Rapid rabies enzyme immunodiagnosis).

Khảo sát mô bệnh học tím hiểu thể Négri Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reactien)

Không có thuốc chữa đặc hiệu khi bệnh dại đã lên cơn. Điều trị chỉ là triệu chứng và hồ trợ.

Dùng thuốc an thần giảm kích thích như seduxen, hoặc hỗn họp cocktailytics (gồm Aminazin, Dolacgan và Domedrol), Phenobarbital.

Hồ trợ hô hấp: dùng thuốc, thở máy, bóp bóng ambu, -..

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DẠI LÊN CƠN

1. Nhận định

Hỏi

Có sốt, có gai rét?

Có bị mất ngủ, cảm giác bồn chồn, thảng thốt?

Đau đầu, mệt mỏi, đau mỏi bắp thịt?

Cảm giác sợ nước, sợ ánh sáng, sợ tiếng động?

Tính tình có thay đổi: lo âu, hoặc buồn bã,…

Có khó thở/ thở dồn dập, hoặc có cơn co thít thanh quản?

Có khạc nhổ liên tục không?

Chán ăn, buồn nôn, nôn?

Có vết chó cắn?

Có hiện tượng bị cương cứng dương vật, bị xuất tinh tự nhiên (Nam giới)?

Thăm khám thể chất Dấu hiệu sinh tồn:

Nhiệt độ: không sốt, hoặc có thể sốt rất cao hoặc gai rét.

Mạch: bình thường theo tuổi, có thể nhanh khi sốt cao.

Huyết áp: bình thường theo tuổi, có khi huyết áp giao động.

Nhịp thở bình thường theo tuổi, có thể thở nhanh dồn dập, có khi có cơn co thít thanh quản đặc biệt khi có quạt gió, hoặc uống nước.

Có vết chó, mèo cắn? vết thương khô lành hay nhiễm trùng?

Da xanh tái, vã mồ hôi do bị rối loạn thần kinh thực vật. *

Mắt long lanh.

Nhịp thở, kiểu thở: thở nhanh, thở dồn dập nhịp thở không đều, nói đứt hơi thở hổn hển.

Đối với thể liệt: liệt hô hấp dẫn đến ngừng thở và tử vong.

Tuần hoàn: rối loạn thần kinh thực vật

Da xanh tái, vã mồ hôi.

Huyết áp giao động.

Tình trạng toàn thân:

Ý thức của người bệnh: hoàn toàn tỉnh táo, vẻ mặt hốt hoảng.

Khám bụng: bụng có thể chướng dần ở thể liệt.

Bí đại tiểu tiện ở thể liệt.

Xác định vấn đề ưu tiên chăm sóc người bệnh dại

Giảm kích thích, kích động cho người bệnh

Bố trí người bệnh nằm tại phòng cách ly riêng biệt.

Khu vực yên tĩnh, hạn chế ánh sáng và tiếng động. Buồng bệnh phải đảm bảo an toàn, không có bất kỳ vật dụng gì dễ gây thưcmg tích nguy hiểm cho người bệnh.

Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp cho người bệnh (lưu ý tránh sử dụng nhiệt kế thủy ngân dễ vỡ, nguy hiểm cho người bệnh).

Thực hiện thuốc an thần theo y lệnh.

Hạ sốt cho người bệnh bằng uống paracetamol theo y lệnh khi có sốt cao.

Tình trạng tăng kích thích của người bệnh (thể hung dữ), tình trạng liệt hướng thượng (thể liệt).

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.

Tình trạng tăng tiết.

Tinh trạng ngừng thở, ngừng tim đột ngột.

Đảm bảo thông khí cho người bệnh

Tư thế người bệnh nằm đầu cao, dễ thở, cho thở oxy cannula hỗ trợ (người bệnh vật vã kích thích, nằm ngồi không yên lại có cơn co thít thanh quản, hoặc liệt cơ hô hấp, liệt hành tủy ở thể dại bại liệt nên thiếu ô xy).

Đặt cannula Mayo tránh tụt lưỡi.

Hút đờm dãi hỗ trợ.

Chuẩn bị bóng ambu, dụng cụ đặt nội khí quản, phụ giúp bác sỹ đặt ống nội khí quả, thở máy khi có cơn ngừng thở.

Nhịp thở, kiểu thở, co thít thanh quản, suy hô hấp.

Tăng tiết đờm dãi, khạc nhổ.

Thở máy (nếu có).

Thực hiện y lệnh thuốc và xét nghiện cận lâm sàng

Thực hiện thuốc theo y lệnh: tiêm an thần, truyền dịch hỗ trợ (hạn chế).

Phụ giúp bác sỹ chọc dịch não tủy.

Lấy máu, dịch tiết xét nghiệm phân lập virus dại.

Theo dõi các tiến triển của bệnh

Biểu hiện liệt hướng thượng đối với thể liệt (thể liệt kéo dài khoảng 14 ngày sẽ tử vong); Thể hung dữ tử vong trong từ 2-7 ngày.

Theo dõi số lần lên con trong ngày.

Tình trạng li bì tăng dần lên.

Tình trạng ngừng thở, ngừng tim đột ngột.

Dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân

Cho người bệnh ăn theo nhu cầu, ăn nhẹ, nhỏ bữa (lưu ý tránh bị sặc, do người bệnh có con co thít thanh quản, đặc biệt khi uống nước và ăn).

Rửa vết thưong thay băng vết thương hàng ngày (nếu có).

Vệ sinh răng miệng hàng ngày (cận thận đề phòng người bệnh cắn vào tay người chăm sóc).

Hướng dẫn, tư vấn cho người nhà người bệnh

Không được để vật dụng cứng, sắc nhọn trong buồng bệnh, phòng tránh khi người bệnh có cơn kích động.

Khi chăm sóc người bệnh, cẩn thận khi người bệnh cắn vào tay.

Phải vệ sinh tay trước khi tiếp xúc và sau khi tiếp xúc với người bệnh, các vật dụng, dịch tiết của người bệnh (lưu ý vùng da bị tổn thương).

Động viên an ủi người bệnh, tránh biểu cảm trước mặt người bệnh (buồn rầu, khóc, bàn tán,…).

Tư vấn cho người nhà người bệnh cần phải tiêm phòng cho vật nuôi (chó, mèo) theo đúng lịch của cơ quan thú ý.

Hướng dẫn người nhà người bệnh khi bị súc vật nghi dại cắn: rửa sạch ngay vết cắn bằng dung dịch xà phòng, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, sát khuẩn bằng dung dịch Betadine 1%, song đến ngay cơ sở y tế để tiêm vaccin phòng dại.

Nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh phải hết sức tế nhị, giải thích cho người nhà về tình trạng bệnh, không giải thích trước mặt người bệnh rằng đây là bệnh không thể chữa khỏi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Người Bệnh Toàn Diện trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!