Xu Hướng 3/2023 # Căn Nguyên U Não Ác Tính Và Cách Phòng Chống # Top 4 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Căn Nguyên U Não Ác Tính Và Cách Phòng Chống # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Căn Nguyên U Não Ác Tính Và Cách Phòng Chống được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Và chắc hẳn bạn sẽ chẳng thể nào ăn ngon ngủ yên được. Khi một ngày nọ bất chợt cảm thấy. Cái án tử hình mang tên u não ác tính đang treo lủng lẳng trên đầu mình.

Bệnh u não hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Hoặc nếu không may bệnh đã chuyển sang u não ác tính. Chí ít cũng giúp kéo dài thọ mạng của bệnh nhân từ 3 đến 10 năm. Nếu bệnh sớm được phát hiện.

U não là căn bệnh không dễ nhận biết. Trong những ngày tháng giai đoạn đầu. Bệnh nhân chỉ đau đầu nhẹ. Nên sẽ không mấy để ý. Còn cơ thể yếu đi sẽ khiến bệnh nhân nghĩ rằng chỉ là do thời tiết xấu hoặc lao động mệt nhọc. Chỉ cho đến khi liệt hoàn toàn nửa trái cơ thể. Hoặc đau đầu dữ dội. Bệnh nhân mới đi khám và nhận ra bệnh của mình đã di căn sang u não ác tính cấp độ 3 hoặc 4.

U não lành tính là khối u chỉ gây hại tạm thời ở một điểm nhất định. Còn u não ác tínhlà khối u sẽ phát triển lây lan. Và bám cả vào những vùng não khác. Nên mới có biểu hiện yếu nửa người. Rồi sau đó liệt luôn cả nửa người.

Cho dù là u não lành hay ác tính cũng đều đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên u não lành tính thường phát triển chậm hơn u não ác tính rất nhiều. Và cũng giới hạn phạm vi rõ ràng. Bệnh nhân có thể tiến hành mổ xạ trị để chữa lành. Nhưng cũng phải trả giá là chức năng não suy giảm mạnh. Và bệnh sẽ dễ tái phát.

Hãy cố gắng để tâm phát hiện sớm mầm bệnh gây u não. Để có kế hoạch phòng chống và điều trị dứt điểm. Trước khi khối u chuyển sang giai đoạn u não ác tính.

Muốn tránh được khó thì cần phải đối phó với cái dễ trước. Muốn tránh được u não ác tính. Trước tiên chúng ta cần phải luôn lưu tâm chú ý tới sức khỏe của mình. Để u não lành tính không có cơ hội phát triển thành u não ác tính.

Ung Thư Phổi (U Phổi Ác Tính): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị

Ung thư phổi (tiếng Anh là Lung Cancer) là loại ung thư khởi phát từ phổi hay còn được gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp. Hai lá phổi trong lồng ngực có chức năng hấp thụ oxy khi hít vào và thải carbon dioxide khi thở ra. Bệnh xảy ra khi một khối u ác tính hình thành trong phổi, phát triển nhanh về kích cỡ dẫn tới xâm lấn, chèn ép các cơ quan xung quanh.

Các bác sĩ chia u phổi (đường hô hấp) ác tính thành hai loại chính dựa trên sự xuất hiện của các tế bào khối u thư dưới kính hiển vi ( 2). Đó là:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), chiếm 80 – 85% tổng số trường hợp mắc bệnh. Đây là thuật ngữ chung để chỉ một số loại u phổi ác tính, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, biểu mô tuyến và biểu mô tế bào lớn.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 15 – 20% các trường hợp. Loại này hầu như chỉ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá nặng và ít phổ biến hơn so với ung thư không tế bào nhỏ.

Ngoài ra, vẫn có trường hợp có thể xuất hiện các khối u phổi lành tính. U lành có về cơ bản có sự khác biệt rất lớn với u ác tính (tế bào ung thư). Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác tính chất của khối u, vẫn cần có các phương pháp chẩn đoán khoa học và chính xác từ các bác sĩ, chuyên gia y tế.

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, ung thư không tế bào nhỏ được chia thành 4 giai đoạn, tượng trưng cho mức độ di căn của các tế bào u ác tính. Việc chẩn đoán chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào sẽ giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Vì bệnh không gây ra các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, nên bệnh thường chỉ được chẩn đoán khi các tế bào khối u đã lan rộng.

Bốn giai đoạn của ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm:

Giai đoạn 1: Tế bào ung thư được tìm thấy trong phổi, nhưng chúng chưa lan ra ngoài phạm vi này;

Giai đoạn 2: Tế bào xuất hiện ở phổi và các hạch bạch huyết lân cận;

Giai đoạn 3: Tế bào được tìm thấy trong phổi và các hạch bạch huyết ở giữa ngực:

Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư có trong các hạch bạch huyết, nhưng chỉ ở cùng bên ngực nơi những tế bào ác tính đầu tiên xuất hiện;

Giai đoạn 3B: Ung thư lan sang các hạch bạch huyết ở bên ngực đối diện, hoặc đến các hạch bạch huyết trên xương đòn.

Giai đoạn 4: Ung thư giai đoạn cuối lan rộng cả hai phổi, sang khu vực xung quanh vị trí này hoặc đến các cơ quan ở xa.

Trong khi đó, ung thư phổi tế bào nhỏ có 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn hạn chế: Tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở một bên phổi hoặc các hạch bạch huyết lân cận ở cùng bên ngực.

Thống kê cho thấy tại thời điểm chẩn đoán, 2 trong số 3 người mắc ung thư tế bào nhỏ đã ở giai đoạn mở rộng.

Các dấu hiệu ung thư phổi thường gặp

Về cơ bản, các triệu chứng của 2 loại u phổi ác tính này là tương tự nhau. Những biểu hiện ban đầu có thể nhận thấy thường là:

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản kèm theo. Khi khối u lan rộng, một loạt triệu chứng khác sẽ xuất hiện, phụ thuộc vào vị trí khối u mới hình thành. Cụ thể, nếu khối u xuất hiện ở:

Hạch bạch huyết: người bệnh có hiện tượng nổi u, đặc biệt ở cổ hoặc xương đòn;

Xương: người bệnh cảm thấy đau xương, nhất là ở lưng, xương sườn hoặc hông;

Não hoặc cột sống: triệu chứng có thể là nhức đầu, chóng mặt, dễ mất thăng bằng hoặc tê tay/chân’

Gan: người bệnh bị vàng da và mắt.

Các khối u xuất hiện trên đỉnh phổi có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mặt, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt, đồng tử nhỏ, không đổ mồ hôi ở một bên mặt, đau nhức vai. Những triệu chứng này được gọi là hội chứng Horner. Nếu khối u đè lên tĩnh mạch lớn làm nhiệm vụ vận chuyển máu giữa đầu, cánh tay và tim sẽ dẫn đến tình trạng sưng mặt, cổ, ngực trên và cánh tay.

Ngoài ra, đôi lúc tế bào ung thư phổi còn khiến cơ thể tạo ra một chất tương tự như hormone, gây nên một loạt triệu chứng gọi là hội chứng paraneoplastic, bao gồm:

Môi trường không khí ô nhiễm chính là tác nhân hàng đầu gây ra các khối u ác tính:

1. Khói thuốc lá

Theo chúng tôi Ngô Quý Châu, bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh, nhưng 90% các trường hợp là do hút thuốc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những người hút thuốc lá có khả năng mắc u hô hấp cao gấp 15 – 30 lần so với những ai không hút ( ung thư phổi cấp tính 3). Ngay cả khi không hút thuốc, nguy cơ của cũng sẽ tăng lên nếu tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên (hút thuốc thụ động).

Khi khói thuốc lá vào cơ thể, nó sẽ bắt đầu làm tổn thương mô phổi. Phổi có thể sửa chữa những tổn thương này, nhưng việc hít khói thuốc mỗi ngày sẽ dần dần khiến nó mất đi khả năng tự chữa lành tổn thương.

2. Tiếp xúc với Radon

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, nguyên nhân thứ hai dẫn đến khối u ở vùng phổi là người bệnh tiếp xúc với radon – một loại khí phóng xạ tồn tại trong tự nhiên ( 4). Radon xâm nhập vào các tòa nhà thông qua những vết nứt nhỏ trên nền móng. Những người vừa hút thuốc lá vừa tiếp xúc với khí radon có nguy cơ bị ung thư rất cao.

3. Hấp thụ các khí độc hại

Việc hít thở các chất độc hại khác trong thời gian dài sẽ dẫn đến xơ phổi. Nguy cơ mắc khối u ác tính của bạn sẽ tăng gấp 7 lần nếu hiện tượng phổi bị xơ hóa tiến triển. Một số chất được coi là tác nhân gây bệnh bao gồm silic, amiăng, thạch tín, cadimi, crom, niken, uranium…

4. Biến đổi trong gen di truyền

Nguyên nhân thứ tư, các đột biến gen di truyền cũng làm tăng nguy cơ u ác tính. Nguy cơ này tăng lên nếu người mắc bệnh là người nghiện thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất gây u ác tính khác.

5. Trải qua quá trình xạ trị

Nếu đã trải qua quá trình xạ trị vùng ngực vì một loại ung thư khác, khả năng phát triển thành u ác tính ở hệ hô hấp là có thể xảy ra .

Ung thư ở đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

1. Khó thở

Những bệnh nhân u phổi sẽ bị khó thở nếu tế bào ác tính phát triển làm tắc nghẽn các đường hô hấp chính. Ung thư phổi cũng khiến chất lỏng tích tụ xung quanh phổi, làm cơ quan này khó giãn nở hoàn toàn khi hít vào.

2. Ho ra máu

Bệnh có thể gây chảy máu trong đường hô hấp, khiến bệnh nhân gặp tình trạng ho ra máu.

3. Tràn dịch màng phổi

Hiện tượng này được lý giải là do chất lỏng tích tụ quá mức trong khoang màng phổi, tràn ra cả không gian bao quanh phổi. Hệ quả là đôi lúc bệnh nhân cảm thấy khó thở.

4. Di căn

Khối u di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và xương, khiến những bộ phận này bị tổn thương nặng nề, gây ra những cơn đau đớn, buồn nôn cùng các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. Một khi khối u này đã lan ra ngoài phổi, bệnh thường không thể chữa khỏi. Mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm làm giảm các triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. ( 6)

Phương pháp chẩn đoán khối ung thư phổi

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng ung thư đường hô hấp, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị sớm. Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, sau đó chỉ định thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng sau:

Chẩn đoán hình ảnh: Một khối u bất thường có thể được nhìn thấy thông qua phim chụp X-quang, MRI, CT và PET.

Xét nghiệm đờm: Nếu xuất hiện triệu chứng ho có đờm, sẽ tiến hành kiểm tra đờm bằng kính hiển vi. Đây là một trong những phương pháp xác định có tế bào ung thư trong đó hay không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết nhằm kiểm tra xem khối u ở vị trí này là lành hay ác tính. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô bằng một trong những cách sau:

Nội soi phế quản: Một ống soi mềm được đưa qua mũi hoặc miệng, đi qua cổ họng và vào phổi.

Nội soi trung thất: Bác sĩ mở một đường nhỏ vào bên trong lồng ngực, sau đó đưa dụng cụ vào để lấy mẫu từ các hạch bạch huyết. Khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân.

Sinh thiết kim phổi: Kết quả chẩn đoán hình ảnh là cơ sở để bác sĩ xác định vị trí khối u. Sau đó, một cây kim sinh thiết được đưa qua thành ngực và đến mô phổi có khối u để lấy mẫu.

Sau khi phân tích các mẫu mô, nếu kết quả dương tính với tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm các kiểm tra khác, chẳng hạn như chụp xương, siêu âm ổ bụng… nhằm xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa, đang ở giai đoạn nào…

Phương pháp điều trị ung thư phổi

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh:

Giai đoạn 1: Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi, có thể hóa trị nếu bệnh có nguy cơ tái phát cao.

Giai đoạn 2: Phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lá phổi, kèm hóa trị để hạn chế tái phát khối u.

Giai đoạn 3: Kết hợp cả hóa trị, phẫu thuật và xạ trị.

Giai đoạn 4: Khối u đã di căn rộng nên không thể loại bỏ hoàn toàn. Lúc này, mọi biện pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch… chỉ nhằm mục tiêu kiểm soát khối u và cải thiện triệu chứng bệnh. (5)

Với ung thư phổi tế bào nhỏ, phương pháp điều trị phổ biến thường chỉ là hóa trị và xạ trị. Bởi lẽ, trong hầu hết các trường hợp được phát hiện, khối u đã quá lớn và khó phẫu thuật.

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, không có cách nào để ngăn ngừa ung thư ác tính ở phổi tuyệt đối, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nếu:

Tránh xa thuốc lá: Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng thử. Nếu đã hút thuốc trong nhiều năm, hãy ngừng ngay. Bên cạnh đó, cần hạn chế tiếp xúc với khói thuốc bằng cách vận động người thân không hút thuốc, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và tránh đến các khu vực có nhiều người hút thuốc, chẳng hạn như quán bar, nhà hàng, quán cà-phê…

Kiểm tra mức độ radon trong nhà: đảm bảo nó luôn ở ngưỡng an toàn.

Tránh các chất gây khối u tại nơi làm việc: Nếu phải làm việc trong môi trường có chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư ác tính ở phổi, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình khỏi tiếp xúc với chúng. Những biện pháp này bao gồm đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ…

Có chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả: Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh u phổi cấp tính.

Tập thể dục đều đặn: Nguy cơ mắc bệnh cùng nhiều loại u độc khác sẽ giảm khi vận động thường xuyên. Hãy cố gắng tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, với bất kỳ hình thức nào: đi bộ, đạp xe, yoga, nhảy dây, bơi lội…

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:

Bệnh ung thư phổi (u phổi ác tính) là căn bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện, điều trị ở giai đoạn khối u chưa phát triển lớn và lan rộng. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc tầm soát khối u ác tính là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh quái ác này.

Cách Phòng Chống Bệnh Tai Biến Mạch Máu Não

Cách phòng chống bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi dưỡng lên não gây ra. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các giác quan, các vùng cơ thể do vùng não bị thiếu máu, chảy máu não chi phối cũng bị tổn thương, thậm chí bị hủy hoại nghiêm trọng.

2. Hậu quả nghiêm trọng của bệnh tai biến mạch máu não

Nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não tử vong trong vòng 1 tháng, gần 10% số bệnh nhân còn lại tử vong trong vòng 1 năm; khoảng 10% phục hồi không di chứng; 30% có thể tự đi lại phục vụ bản thân; 25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt và gần 25% phải nhờ hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người khác

Bên cạnh đó, có một bộ phận người thoát khỏi lưỡi hái tử thần thì phải sống chung với những di chứng của bệnh tai biến mạch máu não là rối loạn một số chức năng như:

Người bệnh có thể bị nói ngọng, khó khăn trong việc phát ngôn, khuôn miệng bị méo.

Thêm vào đó một số biến chứng như mờ mắt hay thị giác sụt giảm cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác: tê bì hoặc mất cảm giác nửa người hoặc toàn thân.

Người bệnh có thê tiểu tiện không tự chủ

Biến chứng nguy hiểm nữa đó là rối loạn nhận thức: suy giảm trí nhớ, không nhận biết được không gian, thời gian, người thân hay thậm chí là bản thân mình.

Khi bị liệt nửa người bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc hoạt động, điều này tạo ra các biến chứng như: Loét do tì đè, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, teo cơ, co rút cơ… Những biến chứng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân tàn tật suốt đời nếu không được phòng ngừa, chăm sóc và phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não đúng cách. Thêm vào đó là chi phí cho người mắc tai biến mạch máu não rất cao nó làm tăng gánh nặng lên người bệnh, gia đình và toàn xã hội.

3. Cách phòng chống bệnh tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não có thể để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy nên, việc phòng chống bệnh tai biến mạch máu não là rất quan trọng. Trong đó việc kết hợp thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh kèm theo chế độ sinh hoạt có tác động không nhỏ đến việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Một số loại thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não là:

Một số loại gia vị được khuyến khích sử dụng để phòng ngừa tai biến hiệu quả là: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu

Các loại trái cây giàu kali, vitamin C: chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng phòng ngừa đột quỵ.

Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic:được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm… có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn máu lên não.

Các chất béo bão hòa có tác dụng phòng ngừa máu đông đó là dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi…

Bên cạnh đó cũng có một số loại thực phẩm không nên dùng, vì khi ăn nhiều những thực phẩm này sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não rất cao:

Muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao: giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao.

Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật,…

Điều trị từ sớm các nguyên nhân gây nên bệnh tai biến mạch máu não như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì…

Không sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá,…

Cần khám tại các trung tâm y tế nếu đột ngột thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não như: đau đầu, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi, sau đó mất đi mà không rõ nguyên nhân để được kiểm tra, phát hiện và điều trị kịp thời.

Không nên suy nghĩ căng thẳng, làm việc nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể một cách đột ngột.

Tăng cường các hoạt động thể lực sẽ làm cải thiện tình trạng tim mạch và làm cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp.

U Phổi Lành Tính: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Điều Trị Và Cách Phòng

Khối u là sự tích tụ bất thường của mô khi các tế bào phân chia quá nhanh hoặc không chết đi như bình thường. Khối u phổi xuất hiện ở mô phổi hoặc trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Các khối u phổi có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (không phải ung thư). ( 1)

U phổi lành tính (tiếng Anh là Benign Lung Tumors) là thuật ngữ ám chỉ khối u ở phổi, phát triển “lành tính”, không lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, tăng trưởng chậm và thường không gây nguy hiểm chết người. Khối u lành tính ở phổi này cũng xuất phát từ sự biến đổi cấu trúc ở phổi, nhưng theo hướng ít nguy hiểm.

U phổi lành tính có phải là nốt phổi?

Nốt phổi là một “điểm trên phổi”, dễ dàng nhìn thấy trên phim chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Nốt phổi có thể đứng một mình đơn độc hoặc nhiều nốt sát nhau. ( 2)

Nốt phổi của bạn có nhiều khả năng là lành tính nếu:

Trong khi đó, khối u phổi là những nốt phổi có đường kính từ 3cm trở lên. Nó được xem là ” ” khi các tế bào trong khối u là tế bào bình thường. Đồng thời, khối u phát triển chậm, không chèn ép các mô lân cận hoặc lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể (di căn).

Tốc độ phát triển: Các khối u ác tính có tốc độ phát triển rất nhanh, với thời gian nhân đôi trung bình là 4 tháng. Trong khi đó, khối u lành ở phổi thường phát triển chậm, có trường hợp còn nhỏ lại.

Khả năng tái phát: Cả khối u lành tính và ác tính đều có khả năng tái phát sau khi được cắt bỏ. Thế nhưng, khối u lành luôn tái phát tại vị trí cũ, còn u ác có thể phát triển ở các vị trí xung quanh.

Sự xâm lấn: Khác với khối u ác tính, khối u lành tính không chèn ép lên các bộ phận xung quanh.

Nguy cơ đe dọa sức khỏe: Trong khi căn bệnh ung thư phổi là mối đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh, thì hầu hết các khối u lành ở phổi có thể được kiểm soát. Chúng chỉ gây nguy hiểm nếu hiện diện gần các mạch máu lớn trong ngực (chẳng hạn như động mạch chủ).

Tuổi khởi phát: Người lớn tuổi sẽ có tỷ lệ xuất hiện u ác tính cao hơn (mặc dù ung thư ở phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ trẻ chưa bao giờ hút thuốc). Ngược lại, u lành có thể gặp bất kỳ lứa tuổi nào.

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, các bác sĩ phân biệt khối u lành tính và ác tính dựa trên các đặc điểm sau:

Các loại khối u và nốt lành tính ở phổi bao gồm: ( 3)

Hamartomas là loại nốt phổi lành tính phổ biến nhất. Chúng chiếm khoảng 55% trong số các khối u phổi lành tính và 8% trong số các khối u phổi. Khoảng 80% Hamartomas được tìm thấy ở phần ngoài mô liên kết của phổi. Phần còn lại xuất hiện bên trong các ống phế quản (đường dẫn khí đến phổi).

Hamartomas được tạo thành từ các mô như sụn, mô liên kết, chất béo và cơ nhưng với số lượng bất thường. Chúng thường có đường kính dưới 4cm và xuất hiện trong phim chụp X-quang ngực dưới dạng một khối tròn giống như đồng xu hay hình dạng lông cừu hoặc bỏng ngô. Tin vui là Hamartomas thường khu trú trong một khu vực giới hạn chứ không có khả năng chèn ép các mô lân cận.

Hamartomas thường gặp ở nam giới độ tuổi từ 50 – 70.

1. Hamartomas

U tuyến phế quản là một loại nốt phổi lành tính phổ biến khác. Chúng phát triển trong tuyến nhầy hoặc ống dẫn khí lớn của phổi (phế quản).

2. U tuyến phế quản

3. Papillomas (u nhú)

U nhú dạng vảy: Dạng u nhú này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đây là kết quả của tình trạng nhiễm virus u nhú ở người. Trong một số trường hợp hiếm hoi, những khối u này có thể chuyển đổi ác tính và trở thành ung thư.

U nhú tuyến: ít phổ biến hơn u nhú vảy và chủ yếu gặp ở người lớn. Chúng hầu như luôn xuất hiện dưới dạng một nốt, nằm ở trung tâm phổi. Chưa xác định được nguyên nhân gây ra u nhú dạng tuyến.

U nhú dạng vảy và tuyến hỗn hợp: Những u nhú này chứa hỗn hợp các mô u nhú cả dạng vảy và tuyến.

So với Hamartomas và u tuyến phế quản, u nhú là loại u lành ít phổ biến hơn. Chúng phát triển trong các ống phế quản, nhô ra khỏi bề mặt nơi chúng bám vào. Papillomas được chia thành 3 loại:

Các khối u lành tính hiếm gặp khác bao gồm u chondromas, fibromas, neurofibromas và lipomas. Những khối u này được tạo thành từ mô liên kết hoặc mô mỡ.

4. Các khối u lành khác ở phổi

Dấu hiệu u phổi lành tính thường gặp

Các khối u phổi tính lành thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Điều này lý giải tại sao chúng chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi chụp X-quang phổi hoặc chụp CT. Trong một số trường hợp, bệnh nhân u phổi có thể có các biểu hiện như:

Khi đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng can thiệp đúng cách.

Nguyên nhân hình thành khối u lành tính ở phổi

U hạt (các chùm nhỏ tế bào bị viêm) phát triển do nhiễm vi khuẩn (như vi khuẩn lao) hoặc do nhiễm nấm (như bệnh nấm histoplasmosis hoặc bệnh cầu trùng);

Áp xe phổi (nhiễm trùng chứa đầy mủ, thường do vi khuẩn gây ra);

Viêm do các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, sarcoidosis hoặc u hạt Wegener;

Nhiễm virus u nhú ở người;

Hút thuốc lá;

Dị tật bẩm sinh như u nang phổi, sẹo hoặc dị dạng phổi khác.

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn CHƯA XÁC ĐỊNH được nguyên nhân chính xác dẫn tới việc hình thành các nốt phổi và u lành tính . Nhìn chung, chúng thường là kết quả của những vấn đề như:

Cách chẩn đoán các khối u và nốt phổi lành tính

Theo chúng tôi Ngô Quý Châu, để chẩn đoán một nốt phổi hay khối l ành tính , ngoài việc xem xét bệnh sử và khám sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang nhiều lần ( 4). Nếu nốt phổi giữ nguyên kích thước trong ít nhất 2 năm, nó được coi là lành tính. Tuy vậy, bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục kiểm tra nốt phổi của bạn mỗi năm, trong tối đa 5 năm để đảm bảo rằng nó thực sự là u lành.

Xét nghiệm máu;

Xét nghiệm lao trên da để kiểm tra bệnh lao;

Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET);

CT phát xạ ảnh đơn (SPECT);

Chụp cộng hưởng từ (trong một số trường hợp hiếm hoi);

Sinh thiết, loại bỏ mô và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem khối u là lành hay ác tính;

Nội soi phế quản giúp bác sĩ quan sát đường thở của bạn.

Trong trường hợp nốt phổi/khối u phổi thay đổi về kích thước/hình dáng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm khác nhằm loại trừ khả năng ung thư hoặc xác định nguyên nhân của sự thay đổi này. Những xét nghiệm này thường là:

Phương pháp điều trị u phổi lành tính

Với các trường hợp khối u được chẩn đoán lành tính , bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc để thu nhỏ kích cỡ khối u hoặc kìm hãm sự phát triển của nó. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) nhằm theo dõi bất kỳ thay đổi nào về kích thước hoặc hình dạng của khối u.

Bạn là người hút thuốc lá hoặc có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao;

Bạn bị khó thở hoặc gặp phải các triệu chứng đường hô hấp khó chịu khác;

Các xét nghiệm cho thấy khối u có khả năng tiến triển thành ung thư;

Nốt phổi hoặc khối u phổi tiếp tục phát triển mà không có dấu hiệu ngừng lại.

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật/mổ để loại bỏ khối u nếu:

Phương pháp phẫu thuật như thế nào tùy thuộc vào vị trí và loại khối u. Bác sĩ có thể loại bỏ một phần nhỏ của khối u, một hoặc nhiều phần của một thùy, một hoặc nhiều thùy của phổi hoặc toàn bộ lá phổi. Trong mọi trường hợp, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ càng ít mô càng tốt. ( 5)

Cách phòng tránh khối u lành tính ở phổi

Để phòng ngừa sự hình thành khối u trong phổi, bạn cần tuân thủ các điều sau:

1. Ngừng hút thuốc

2. Tập thói quen đeo khẩu trang

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý hô hấp. Do đó, bạn hãy tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hoặc đến nơi công cộng để “giữ sạch” lá phổi.

3. Có chế độ ăn uống lành mạnh

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc ngăn ngừa các bệnh mạn tính không lây. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh này bằng cách tuân thủ một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh (giàu chất xơ và tinh bột có lợi; hạn chế thịt đỏ, chất béo xấu; tránh xa thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn; ăn ít hơn 5g muối/ngày).

4. Tập thể dục thường xuyên

Tình trạng lười vận động không chỉ gián tiếp gây ra các bệnh lý về phổi mà còn là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các ca bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Bạn nên làm quen dần với việc tập luyện đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần.

5. Mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất độc hại

Các câu hỏi thường gặp về khối u tính lành ở phổi

1. U phổi lành tính có đau không?

Ở giai đoạn đầu, các khối u lành tính ở phổi không biểu hiện bằng bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào, do đó người bệnh hoàn toàn không cảm nhận được cơn đau. Trong một số ít trường hợp khối u phát triển lớn hơn và chèn ép các bộ phận xung quanh, có thể khiến bệnh nhân đau dữ dội vùng ngực lan ra bả vai và vùng sau lưng. Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi ho hoặc vận động mạnh.

2. U phổi lành tính có phải mổ không?

Thông thường, với các khối u lành tính, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặc trị để làm teo hoặc kìm sự phát triển của u. Đồng thời, kết hợp theo dõi theo định kỳ để kiểm soát tiến độ điều trị bệnh.

Sẽ tiến hành phẫu thuật/mổ nếu bạn hút thuốc thường xuyên, gặp vấn đề hô hấp, khối u tiến triển xấu thành u ác…

! Điều này còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

3. U phổi tính lành có nguy hiểm không?

Thông thường, các khối u tính lành không gây nguy hiểm cho sức khỏe quá nhiều/tính mạng. Tuy nhiên, mọi thứ cần được chẩn đoán, theo dõi và điều trị hợp lý theo phác đồ của bác sĩ vì đôi lúc bệnh cũng chuyển biến theo chiều hướng phức tạp hơn! Còn về tuổi thọ cũng tùy thuộc vào việc bạn biết cách chăm sóc sức khỏe và tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Thiên Lam

U phổi lành tính hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm nếu bạn phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là rất cần thiết. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng và phương án điều trị ngay lập tức nếu bạn được chẩn đoán có khối u trong phổi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Căn Nguyên U Não Ác Tính Và Cách Phòng Chống trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!