Xu Hướng 6/2023 # Cách Phát Hiện Sớm Bạn Mắc Bệnh Tiểu Đường # Top 6 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Phát Hiện Sớm Bạn Mắc Bệnh Tiểu Đường # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Phát Hiện Sớm Bạn Mắc Bệnh Tiểu Đường được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, hay bị tỉnh giấc giữa đêm

Tiểu nhiều, khát nước nhiều.

Nhanh đói, do glucose đọng lại trong các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi được các thực phẩm nạp vào thành năng lượng, điều đó khiến bạn luôn có cảm giác đói.

Giảm cân không kiểm soát, không rõ lý do.

Vết thương lâu lành. Đặc biệt nếu không may bị nhiễm tùng, xước, thâm tím, nếu thấy vết thương khó lành hơn mức độ bình thường rất có thể đó là dấu hiêu bệnh tiểu đường. Đó là do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.

Mắc các bệnh về da, da có cảm giác ngứa, da bị khô hoặc tuần hoàn kém.

Mờ mắt.

Nhiễm nấm do tiểu đường khiến cơ thể rất nhậy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác.

Dễ bị cảm cúm và cảm lạnh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Ngứa ran hoặc đau bàn tay, bàn chân,

Chẩn đoán tiểu đường không hề đơn giản

Nếu chỉ dựa trên đặc tính môt thời của bệnh tiểu đường là người bệnh hay bị khát nước, gầy,sụt cân, hay đói … thì có lẽ đã bỏ qua nhiều trường hơp bị tiểu đường khác bởi các triệu chứng thật sự của bệnh tiểu đường rất mơ hồ, có người các triệu chứng rõ ràng, có người thì chỉ phát hiện ra bệnh qua vài lần thử đường máu.

Chưa kể đến, các triệu chứng tiểu đường cũng có các triệu chứng gần giống một số bệnh khác, đánh lạc hướng chữa bệnh như đau vai, đãng trí, mất ngủ, mệt mỏi … khiến nhiều bệnh nhân mất thời gian điều trị không đúng hướng. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh quá trễ do chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Các phương pháp kiểm soát đường huyết phát hiện sớm bệnh tiểu đường

Hiện nay, các phương pháp chính để kiểm soát đường huyết bao gồm: Thử đường trong nước tiểu, đo đường huyết và một số xét nghiệm chuyên môn. Qua mức đường huyết thay đổi, bạn có thể nắm rõ mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.

1. Thử đường trong nước tiểu

Đó là phương pháp đo lường lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bệnh được tư vấn tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.

Thử đường trong nước tiểu là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoài trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương pháp xét nghiệm nào khác. Và hạn chế của phương pháp này là không phát hiện ra bệnh nếu người bệnh có tăng đường huyết nhưng chỉ ở mức 160mg.

Đo đường huyết

Đo đường huyết là phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh tiểu đường. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110 mg. Nếu dùng theo đơn vị đo là mol (1 mol tương đương với 1.8 mg) thì các trường hợp có lượng đường trong máu cao hơn 120mg hoặc 65mol thì được gọi là đường máu cao. Ngày nay nhiều người đã sử dụng các loại máy đo đường huyết cá nhân để tự theo dõi đường huyết của mình, loại uy tín có thể kể đến như máy đo đường huyết Omron.

Cho đến nay, người ta thường đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc đói. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Kết quả chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Vậy nên không thể khẳng định bệnh nhân bị tiểu đường khi chỉ căn cứ vào trị số đường huyết đo của ngày hôm nay.

Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường.

Tóm lại, không thể dựa vào kết quả của một vài lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán người bị tiểu đường. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu. Trường hợp nghi ngờ bệnh, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn còn người bệnh tiểu đường thì không như thế.

Xét nghiệm HbA1C

Bên cạnh 2 xét nghiệm nước tiểu và đo đường huyết để kiểm soát đường huyết, một số xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp trên.

HbA1C là gì? Hb – viết tắt của từ hemoglobin là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, vận chuyển oxy trong máu. Chất này có đặc tính kết hợp tự nhiên với đường glucose một cách bền vững, khi đó gọi là HbA1c.

HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c người bệnh sẽ được lấy 1 mẫu máu và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu qua đó các bác sỹ sẽ đánh giá được đường huyết của bạn trong thời gian qua.

Mức đường máu HbA1c

Ý nghĩa của việc giảm HbA1c: Chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Dấu Hiệu Giúp Phát Hiện Sớm Bệnh Tiểu Đường!

Số ca mắc và tử vong do tiểu đường đang tăng lên chóng mặt. Một thực trạng là người tiểu đường tại Việt Nam có đến 65% không phát hiện mình mắc bệnh và 85% ca bệnh được phát hiện đã xảy ra các biến chứng. Vậy dấu hiệu bệnh tiểu đường nào có thể giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm để phòng ngừa biến chứng xảy ra?

Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường, một bệnh lý mạn tính với đặc điểm là chỉ số đường huyết trong cơ thể bạn luôn cao hơn người bình thường do cơ thể bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Tiểu đường hiện là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và tàn phế trên thế giới. Các tổ chứ y tế thế giới dự báo trong 20 năm từ 2010-2030 tỷ lệ mắc tiểu đường trên toàn cầu tăng khoảng 54% thì tại Việt Nam chỉ trong 10 năm vừa qua đã tăng tới 200%.

Tiểu đường có nhiều type với các cơ chế sinh bệnh khác nhau. Các loại tiểu đường bao gồm:

Tiểu đường type 1: tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin – hormon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường thành năng lượng; khiến người bệnh bị thiếu hụt insulin. Đường được thu nạp vào cơ thể không chuyển hóa được thành năng lượng nên khiến lượng đường trong máu tăng vọt không kiểm soát được. Tiểu đường type 1 chủ yếu do di truyền.

Tiểu đường type 2: xảy ra phổ biến nhất, khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin hoạt động không đúng chức năng thậm chí kháng lại insulin. Kết quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Tiểu đường type 2 do nhiều nguyên nhân như lối sống, ăn uống, trọng lượng cơ thể, độ tuổi, di truyền.

Tiểu đường type 3: xảy ra do tổn thương ở tụy kết hợp với não bộ không sản xuất đủ insulin. Mức độ tổn thương não phụ thuộc vào việc sản xuất insulin não. Xảy ra ở người có trọng lượng cơ thể cao, lối sống ăn uống không khoa học, thường xuyên bị stress trầm cảm.

Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường

Như đã nói ở trên, tiểu đường có nhiều dạng khác nhau. Mỗi type lại có những triệu chứng điển hình riêng. Cụ thể:

Triệu chứng tiểu đường type 1

Đối với người mắc tiểu đường type 1, triệu chứng biểu hiện rất rõ ràng bao gồm:

Tiểu nhiều, khát nhiều: nguyên nhân là do đường trong máu cao dư thừa quá nhiều. chất dịch được kéo từ các mô khiến cho cơ thể cảm giác khát nhiều. Bên cạnh đó đường trong máu cao lại không thể chuyển hóa thành năng lượng bắt buộc phải đào thải qua nước tiểu khiến cho người bệnh luôn muốn đi tiểu, tiểu nhiều.

Ăn nhiều, đói nhiều: insulin không được sản xuất dẫn đến hormon này bị thiếu hụt nghiêm trọng khiến cho đường không thể chuyển hóa thành năng lượng cho các cơ quan tế bào sử dụng. Cơ quan trong cơ thể bị cạn kiệt năng lượng, kích thích lên thần kinh trung ương gây cảm giác đói, mà đói là phải ăn. Tuy nhiên do đường trong thức ăn không thể tạo năng lượng cho các mô vì thiếu insulin chính vì vậy dù ăn rất nhiều nhưng người bệnh vẫn thấy đói.

Giảm cân: ăn nhiều hơn nhưng lại vẫn bị giảm cân, nguyên nhân là do năng lượng không thể tạo ra từ thức ăn, bắt buộc phải cơ thể phải tạo năng lượng từ mỡ chất béo. Mỡ chất béo co lại để tạo năng lượng nên sẽ khiến giảm cân không kiểm soát.

Ngoài ra người mắc tiểu đường type 1 còn gặp phải tình trạng mệt mỏi kéo dài, tầm nhìn mắt bị ảnh hưởng,…. do đường trong máu quá cao, tế bào không có năng lượng hoạt động.

Triệu chứng tiểu đường type 2

➤ Đọc tìm hiểu thêm trong bài viết: Bệnh tiểu đường type 1

Nếu như tiểu đường type 1 triệu chứng rất rõ dàng thì tiểu đường type 2các triệu chứng không xuất hiện ồ ạt như vậy. Nhưng người bệnh cũng có thể dễ dàng phát hiện khi gặp phải các triệu chứng:

Chậm lành vết loét hoặc bị nhiễm trùng thường xuyên. Bệnh tiểu đường týp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng của bạn.

Mệt mỏi: Nếu tế bào của bạn đang bị thiếu đường, bạn có thể trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.

Ăn nhiều, nhanh đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan của cơ thể trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói cồn cào dù ăn nhiều

Tiểu nhiều, khát nhiều: quá nhiều đường trong máu khiến chất dịch bị đẩy ra ngoài mô. Do đó bạn có thể có cảm giác khát. Kết quả là, bạn có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Mắt nhìn mờ: nếu lượng đường trong máu quá cao, chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể. Điều này thể ảnh hưởng đến tiêu điểm của bạn.

Da sẫm màu: một số người bị tiểu đường týp 2 có các mảng da màu tối, da thẫm ở chỗ nếp gấp, thường là ở nách và cổ. Tình trạng này cũng được gọi là chứng gai đen, có thể là dấu hiệu kháng insulin.

Giảm cân: mặc dù người bệnh cần ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm cơn đói nhưng họ vẫn thể bị sút cân. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose dư thừa được giải phóng trong nước tiểu.

Khi tiểu đường type 2 tiến triển nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Nếu nồng độ đường trong máu của bạn cao trong một thời gian dài, các triệu chứng có thể bao gồm: nhiễm nấm, đau chân, cảm giác tê ở ngọn chi, hoặc bệnh lý thần kinh.

Triệu chứng tiểu đường type 3

Đối với tiểu đường type 3, ngoài các triệu chứng điển hình của tiểu đường như tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, đói nhiều thì người bệnh còn gặp phải tình trạng hay quên.

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với triệu chứng gặp ở người mang bầu. Chính vì vậy các bà bầu đều được khuyên nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 28 khi mang thai. Một số triệu chứng tiểu đường thai kỳ có thể gặp bao gồm:

➤ Đọc tìm hiểu thêm trong bài viết: Bệnh tiểu đường type 3 là gì?

Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều

Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu…

Khó lành các vết trầy xước, vết thương

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức

Nước tiểu có nhiều kiến bâu ..

Ai là người có nguy cơ tiểu đường cao?

Để đánh giá nguy cơ người mắc bệnh tiểu đường từng loại, những người trong đối tượng sau sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường:

➤ Đọc tìm hiểu thêm trong bài viết: Bệnh tiểu đường thai kỳ- 9 vấn đề mẹ bầu phải biết

Đối với tiểu đường type 1

Người có cha mẹ, anh chị em mắc tiểu đường type 1

Người có sự hiện diện một số gen cho thấy tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1

Đối với tiểu đường type 2

Người bị béo phì, người béo bụng

Người sống trong gia đình có người mắc tiểu đường

Người ít vận động

Người mắc một trong các bệnh lý về cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout, vành khăn

Phụ nữ được chuẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mắc u nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh

Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

Người béo phì, thừa cân, không kiểm soát tốt cân nặng.

Bệnh nhân huyết áp cao.

Bệnh nhân trầm cảm.

Người mắc hội chứng PCOS (buồng trứng đa nang).

Đối với tiểu đường thai kỳ

Tiền sử gia đình có người đái tháo đường

Thai phụ béo phì

Tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc suy giảm dung nạp Gluco lúc đói

Người có tiền sử đái tháo đường thai kỳ

Người có tiền sử sinh con to trên 4kg

Người có tiển sử sản khoa bất thường như sảy thai liên tiếp, thai lưu, đa ối …

Người có tiền sử rối loạn huyết áp ở lần mang thai trước, tăng huyết áp mạn tính hay bệnh thận

Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm phải không?

Bệnh tiểu đường tuy chưa có thuốc điều trị triệt để nhưng nếu được phát hiện sớm có thể ổn định đường huyết về mức an toàn, giảm thiểu ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra, kéo dài tuổi thọ.

Khi có dấu hiệu tiểu đường cần làm gì?

Tiểu đường có thể gặp ở bất cứ độ tuổi, đối tượng nào. Khi thấy có những dấu hiệu nghi ngờ mắc tiểu đường hãy đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán tiểu đường.

➤ Tìm hiểu chi tiết hơn: Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định làm các xét nghiệm đường huyết để đánh giá kết luận có mắc tiểu đường hay không. Tùy thuộc vào tình trạng người bệnh, bác sĩ mà sẽ được quyết định làm một hoặc nhiều các xét nghiệm sau đâu:

HbA1C: Xét nghiệm này cho thấy mức đường huyết liên tục trung bình trong 2 hoặc 3 tháng qua. Xét nghiệm này không yêu cầu phải nhịn ăn hay uống bất cứ thứ gì.

Đường huyết lúc đói (FPG): xét nghiệm này cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm.

Dung nạp glucose đường uống (OGTT): thử nghiệm này mất từ ​​2 đến 3 giờ. Mức đường huyết được kiểm tra ban đầu và sau đó lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi uống một loại đồ uống ngọt cụ thể.

Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn.

Tiểu đường tuy chưa có thuốc điều trị triệt để nhưng nếu xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao kết hợp cùng các loại thuốc có thể kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Đừng chủ quan khi thấy các triệu chứng dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiểu đường, bởi nếu gặp phải các triệu chứng trên có 80% khả năng bạn đã mắc bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng nặng.

➤ Có thể bạn muốn đọc: Các phương pháp chẩn đoán tiểu đường hiện nay

Cần Phải Làm Như Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Bệnh Tiểu Đường?

Chia sẻ:

Hiện nay, tiểu đường có thể xuất hiện bất kì ở độ tuổi nào và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm tình trạng của bệnh tiểu đường?

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Tiểu đường (Đái tháo đường) là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường máu. Khi đó, lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, mù lòa, nhồi máu cơ tim, đột qụy, nhiễm trùng,… Mỗi giây căn bệnh này cướp đi sinh mạng của ít nhất 6 người trên toàn thế giới.

Thông thường, khi nạp thức ăn vào cơ thể, carbohydrate sẽ được chuyển hóa một phần thành đường glucose. Cùng với đó, tuyến tụy tiết horcmone insulin hỗ trợ glucose tiếp tục chuyển thành năng lượng, đi nuôi sống cơ thể. Trong trường hợp cơ thể thiếu hụt hoàn toàn insulin do tế bào beta tụy bị phá hủy (Đái tháo đường type 1) hoặc tế bào beta mất dần khả năng tiết insulin do sự kháng insulin hay cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả (Đái tháo đường type 2 chiếm 90-95% trường hợp mắc Đái tháo đường), tình trạng lâu dần sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Khát nước liên tục: Chỉ số đường huyết cao làm tăng áp lực thẩm thấu, kéo nước từ các tế bào vào lòng mạch, dẫn tới mất nước trong tế bào của cơ thể, khiến người bệnh cảm giác khát nước.

Sụt cân không rõ lý do: Rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể ít được cung cấp năng lượng từ thức ăn. Do đó, sụt cân không rõ lý do là một dấu hiệu dễ dàng nhận biết.

Đi tiểu thường xuyên hơn: Người thể trạng bình thường đi tiểu từ 4 tới 7 lần một ngày. Trong khi đó, người mắc tiểu đường có số lần thường xuyên hơn, bởi đường trong máu vượt quá khả năng hấp thu của thận. Đường trong nước tiểu tăng cao dẫn tới lượng nước tiểu tăng theo, cùng với tình trạng khát nước sẽ khiến bệnh nhân liên tục uống nước và đi tiểu nhiều lần trong ngày.

Thị lực giảm: Bệnh tiểu đường có khả năng làm suy giảm thị lực với các triệu chứng xuất huyết, phù nề mắt,…

Dễ bị nhiễm trùng và nấm: Điển hình là viêm loét bàn chân, mụn nhọt, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, nấm da,…

Chân tay hay bị tê hoặc cảm giác như kiến bò.

Vết thương hở rất chậm lành.

Bệnh tiểu đường rất khó chuẩn đoán chỉ bằng mắt thường, nhất là ở giai đoạn mới mắc. Khi phát hiện ra một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên, có thể chỉ số đường huyết của bạn đang ở mức báo động, cần phải can thiệp kịp thời.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Là phương pháp xét nghiệm máu, thực hiện sau 2 tiếng kể từ khi bệnh nhân uống nước đường (dạng glucose).

Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu)

Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện bệnh tiểu đường. Tuy nhiên phương pháp này không thể hiện được chính xác nồng độ đường trong máu.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Là phương pháp xét nghiệm không cần bệnh nhân phải nhịn ăn. Nếu chỉ số lượng đường huyết trên 200 mg/dL (≥11 mmol/L), bạn sẽ được kết luận là mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Lưu ý là trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn đói ít nhất 8 tiếng và không quá 14 tiếng.

HbA1c là loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn nhưng vẫn cho thấy kết quả chuẩn đoán chính.

Người xét nghiệm cần đặc biệt lưu ý:

Đối với phương pháp chỉ định nhịn đói nên xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất.

Tạm ngưng sử dụng thuốc làm tăng đường máu như corticoid, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc,…

Trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe trước khi làm xét nghiệm.

Không sử dụng thuốc hạ đường huyết gần thời điểm xét nghiệm.

Bạn Có Nhận Biết Sớm Các Biểu Hiện Của Tiểu Đường Tuýp 2?

Tiểu đường tuýp 2 đang trở thành căn bệnh của thế kỉ 21.Năm 2010,trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh.Đáng chú ý, đến 70% người Việt nam mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà chưa được chẩn đoán..Như mọi căn bệnh khác,biểu hiện của tiểu đường loại 2 thể hiện qua triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm.

Phát hiện sớm các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2 là con đường ngắn nhất để có thể kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận,mắt, thần kinh…

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC BIỂU HIỆN CỦA TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc có đủ nhưng chúng lại hoạt động không hiệu quả ( kháng insulin) hoặc kết hợp cả 2 yếu tố trên.Nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện của tiểu đường loại 2 chủ yếu do:

 Béo phì: đây nguyên nhân hàng đầu của tiểu đường tuýp 2. Kể cả trẻ em thừa cân cũng có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 nếu không kiểm soát tốt cân nặng

 Lối sống ít vận động: Vận động khiến giảm nồng độ đường trong máu, giúp insulin làm việc có hiệu quả hơn.Những người không tham gia các hoạt động thể dục khiến cơ thể rơi vào trạng thái ì, hậu quả gây đề kháng insulin.

 Những thói quen không lành mạnh: Đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán, đồ uống có gas, rượu bia…là kẻ thù của tiểu đường tuýp 2.Nhịp sống nhanh là nguyên nhân khiến các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn bao giờ hết.

 Yếu tố tố gen di truyền:Những gia đình có người thân bị tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ cao cũng sẽ mắc căn bệnh này.

BIỂU HIỆN CỦA TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 Các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2 thường diễn biến âm thầm, khó nắm bắt. Nếu không nhận biết sớm các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2 sẽ dẫn tới mù lòa,nghiêm trọng là tử vong:

1. Tiểu nhiều, khát nhiều Một trong những biểu hiện kinh điển của tiểu đường tuýp 2.Bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng thường xuyên muốn đi tiểu, đặc biệt tiểu đêm.Đó là do thận hoạt động mệt mài nhằm loại bỏ lượng đường dư thừa. Khát nhiều, tiểu nhiều chính là cách mà cơ thể cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu tăng cao

2. Giảm cân Giảm mỡ thừa là tín hiệu tốt nhưng giảm đến 5-10kg trong 3,4 tháng -biểu hiện điển hình của tiểu đường tuýp 2.Thận hoạt động cật lực loại bỏ đường dư, insulin không đưa được glucose vào trong tế bào- nơi sản sinh năng lượng.Cơ thể mang tín hiệu ” đói” sẽ phá hủy các protein của những bó cơ làm nguyên liệu thay thế.

3. Mệt mỏi Do chứng tiểu đêm khiến giấc ngủ không sâu giấc,thận hoạt động quá sức đặt cơ thể vào tình trạng hết năng lượng. Thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt đó là biểu hiện của tiểu đường tuyp 2

4. Vết thương lâu lành Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại.Có quá nhiều glucose di chuyển trong lòng động mạch,tĩnh mạch.Dòng máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể làm quá trình vá lành vết thương gặp trở ngại.

5. Tê ngứa ở các chi Đây là biểu hiện của tiểu đường tuýp 2 cho thấy hệ thần kinh đang bị phá hoại. Nhanh chóng kiểm soát tốt đường huyết là chìa khóa đảo ngược cảm giác tê ngứa khó chịu này.

6. Nhiễm nấm Nấm và vi khuẩn đều phát triển mạnh trong môi trường giàu đường.Cơ thể sẽ rất nhạy cảm với các loại nấm, tiêu biểu là candida.Phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là biểu hiện của tiểu đường tuýp 2.

7. Rối loạn chức năng sinh lý, đặc biệt là nam giới: Do đường huyết cao làm tổn thương dây thần kinh khiến tuần hoàn máu kém. Hậu quả giảm ham muốn,giảm sự cực khoái…trong quan hệ tình dục.

8. Xét nghiệm đường huyết trong máu

BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TỐT CÁC BIỂU HIỆN CỦA TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 Để cải thiện biểu hiện của tiểu đường tuýp 2,ngăn ngừa các biến chứng nguy hại người bệnh cần thực hiện:

Chế độ ăn uống:

 Chọn bánh mì, gạo nguyên cám thay vì bánh mì,gạo trắng.Đặc biệt không nên ăn miến.

 Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày,nên uống nước lọc,trà hạn chế dung nạp nước ép trái cây có đường, bánh kẹo ngọt

 Chế biến qua các món luộc,hấp,hạn chế chiên xào,thực phẩm đóng hộp.Chọn chất béo không no thay vì chất béo bão hòa.

 Hạn chế ăn mặn, chất kích thích,đồ uống có cồn.

 Kết hợp các thảo dược từ thiên nhiên có hiệu quả hạ đường huyết vào trong bữa ăn: mướp đắng, dây thìa canh,quế, lô hội….

Chế độ luyện tập:  Đi bộ tối thiểu 30-45p mỗi ngày.Lựa chọn môn thể thao phù hợp với độ tuổi,tình trang sức khỏe. Yoga là môn thể thao hiệu quả trong việc cải thiện các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2.  Không nên vận động quá sức khi đường huyết trong máu đang tăng cao rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Việc phát hiện sớm và thay đổi chế độ ăn uống,sinh hoạt hợp lí nhằm đẩy lùi các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2,ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đang được ưu tiên hàng đầu cho các bệnh nhân. Nâng cao hiểu biết về tiểu đường tuýp 2, nâng cao sức khỏe bản thân chính là sức mạnh giúp chúng ta đứng vững trước mọi mối nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phát Hiện Sớm Bạn Mắc Bệnh Tiểu Đường trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!