Bạn đang xem bài viết Các Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Bệnh Sốt Phát Ban được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng hiện nay đang lây lan nhanh ở người lớn. Vậy sốt phát ban có những biểu hiện gì? Cần kiêng kị và điều trị như thế nào? Bệnh sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban).
Nguyên nhân gây nên bệnh sốt phát ban?
Bệnh do nhiều loại siêu vi gây ra nhưng có 2 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, còn bệnh rubella còn gọi là ban đào.
Bệnh sốt phát ban lây theo đường nào?
Ðây là bệnh lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.
Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?
Ban đỏ hay sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não. Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu mắc bệnh ban đào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều tật ở mắt, tim, não.
Bệnh sốt phát ban có cần phải nhập viện không?
Bệnh sốt phát ban có thể điều trị tại nhà bằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có sốt, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần mang trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sốt phát ban?
Cần cách ly trẻ bệnh, nhưng cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa:
Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng Rubella được chích chung với quai bị và sởi trong cùng 1 lần khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Có nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn cho trẻ bị sốt phát ban hay không?
Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.
Theo Benh
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Sốt Phát Ban Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với dấu hiệu nhận biết là các nốt ban đỏ ở trên da. Bệnh phát ban tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng.
Cha mẹ hãy theo dõi bài viết này để biết được sốt phát ban là bệnh gì, biểu hiện của sốt phát ban, cách phòng và điều trị sốt phát ban đúng cách để trẻ nhỏ được khỏe mạnh.
Tìm hiểu sốt phát ban là bệnh gì
Sốt phát ban là một loại bệnh nhiễm trùng do chủng virus Herpes gây ra. Đặc trưng của bệnh này cũng chính là cái tên của nó, đó là những cơn sốt và các nốt ban đỏ trên da.
Sốt phát ban được chia là 2 loại. Một loại là phá ban đỏ còn một loại là phát ban đào. Cho dù là phát ban nào thì cũng đều lành tính và không có nhiều nguy hiểm đáng ngại.
Bệnh sốt phát ban nếu được chăm sóc tốt và đúng cách sẽ rất nhanh hồi phục. Ngược lại, nếu điều trị chưa đúng dẫn đến triệu chứng nặng thì cũng có thể gặp phải một vài biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Nguyên nhân sốt phát ban
Ở trẻ em, hệ miễn dịch còn non kém chưa được phát triển toàn diện nên dễ bị virus Herpes tấn công. Một trẻ bị mắc phát ban sẽ rất dễ dàng lây sang những trẻ khác thông qua sự tiếp xúc cơ thể. Ngoài ra khi sử dụng chung đồ vật, dụng cụ với người bị phát ban cũng có thể bị lây nhiễm virus phát ban Herpes.
Vì đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, hiếm gặp ở người lớn nên môi trường lây nhiễm thường là nhà trẻ, khu vui chơi giải trí,…
Bên cạnh nguyên nhân trên, nguyên nhân sốt phát ban còn có thể do:
– Do chấy rận cắn gây nhiễm vi trùng gây sốt phát ban
– Do chuột cắn gây phát ban vì chuột là loài động vật bẩn thỉu nên chúng mang trong mình nhiều chủng virus, vi khuẩn
– Do mò mạt ở trong bụi rậm nên cần tránh vui chơi, sinh hoạt ở các khu vực này.
Biểu hiện của sốt phát ban
Virus Herpes có thời gian ủ bệnh khoảng 1-2 tuần trước khi phát ban. Sau thời gian ủ bệnh, dấu hiệu phát ban mới nhận diện rõ.
– Người bệnh bị sốt cao khoảng 39 đến 40 độ. Sốt sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày kèm theo những dấu hiệu khó chịu khác như nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, viêm họng,…
– Nhận biết biểu hiện sốt phan ban còn thông qua các dấu hiệu viêm, sưng to hạch bạch huyết, cổ và hàm bị nổi hạch,…
Dấu hiệu khác của sốt phát ban
– Nhận biết dấu hiệu bệnh sốt phát ban qua biểu hiện tiêu chảy nhẹ
– Người bị sốt phát ban mất cảm giác thèm ăn, rơi vào chán ăn
– Mí mắt sưng nề
– Trẻ bị sốt phát ban quấy khóc nhiều
Đây là những dấu hiệu phổ biến nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc này cần dựa vào hiện tượng phát ban để có thể nhận định bệnh sốt phát ban.
Triệu chứng sốt phát ban nặng
Bệnh sốt phát ban vốn không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu người bệnh có các triệu chứng bệnh sốt phát ban nặng thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt:
– Dấu hiệu sốt cao kéo dài, đã sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả
– Thời gian nổi ban kéo dài mãi không hết, quá 3-4 ngày mà bạn chưa lặn
– Sức khỏe suy yếu, có dấu hiệu sốt phát ban nặng hơn
– Bệnh nhi bị sốt phát ban ở độ tuổi sơ sinh hoặc nhỏ hơn 6 tháng tuổi
– Bệnh nhân có dấu hiệu của sốt phát ban nguy hiểm như: Tiêu chảy, khó thở và bị co giật,…
Dấu hiệu bệnh sốt phát ban sắp khỏi
Đối với trẻ em, phát ban bao giờ lặn còn phụ thuộc phần lớn vào thể trạng. Nếu trẻ bị phát ban có dấu hiệu sau thì là sắp khỏi bệnh:
– Các triệu chứng bệnh sốt phát ban không còn và biến mất sau 5-7 ngày
– Sức khỏe hồi phục, hết sốt, hết phát ban
– Nhịp tim và hô hấp trở về trạng thái bình thường
– Trẻ không còn lừ đừ và ít quấy khóc hơn
Đối với người lớn, thể trạng tốt nên thời gian khỏi bệnh sẽ khoảng 3 – 5 ngày, ngắn hơn so với trẻ em.
Dấu hiệu của sốt phát ban sắp khỏi ở người lớn là:
– Các triệu chứng đau giảm dần. Không còn đau đầu, đau cơ, đau mắt,…
– Hiện tượng sốt cao đã hết hẳn
– Không còn hiện tượng xuất huyết ở họng
– Các nốt ban lặn xuống
– Nốt hạch tuy vẫn còn nhưng không đau đớn nữa
Cách phòng bệnh sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban không giống như sởi bởi hiện nay sởi có vacxin phòng còn phát ban thì không. Vì thế cách tốt nhất để hạn chế sốt phát ban là thực hiện tốt những lưu ý sau:
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
– Khi tiếp xúc cộng đồng cần có những biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, sát khuẩn chân tay sau tiếp xúc,…
– Giữ vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát
Điều trị sốt phát ban như thế nào?
Nếu bạn đã hiểu sốt phát ban là bệnh gì thì chắc hẳn bạn sẽ biết đây là bệnh lành tính, mà đã lành tính thì nó có thể tự khỏi sau vài ngày nếu các triệu chứng bệnh sốt phát ban nhẹ và được chăm sóc tốt. Tuy nhiên vẫn cần phải làm những việc sau:
Nếu bệnh nhân sốt cao cần hạ sốt đúng cách. Cho sử dụng paracetamol liều lượng 10 – 15 mg/kg thể trọng với 2 – 3 lần/ngày. Nếu sốt cao kéo dài nhưng không được điều trị sẽ dẫn biến chứng về thần kinh và tim mạch.
– Nếu bệnh nhân bị ho, đau họng, nghẹt mũi có thể sử dụng thuốc điều trị
– Bổ sung vitamin cần thiết như A, C và các dưỡng chất cần thiết
– Bù nước, điện giải trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy dẫn đến mất nước
– Điều trị dứt điểm các biến chứng nếu bệnh nhân bị sốt phát ban gặp phải
Lưu ý khi điều trị sốt phát ban
– Nên lựa chọn các loại đồ ăn dễ tiêu hóa và nhiều vitamin, khoáng chất
– Chú ý vệ sinh da thường xuyên bằng nước ấm sạch
– Không nên kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn
– Phát hiện dấu hiệu phát ban sớm để điều trị kịp thời và ít để lại biến chứng
– Chăm sóc đúng cách là yếu tố quyết định sự phục hồi nhanh chóng của bệnh nhân bị sốt phát ban.
Để nhận nhiều hơn thông tin về sức khỏe, độc giả vui lòng truy cập chúng tôi tham khảo và nhận tư vấn miễn phí.
Phát Ban Đỏ Không Sốt: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Phát ban đỏ không sốt là hiện tượng da bị kích ứng, da có hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ kèm theo đó có thể bị sốt hoặc không. Đây có thể là triệu chứng nhận biết một loại bệnh da liễu nào đó hoặc cơ thể phản ứng tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng.
Phát ban đỏ nhưng không sốt thường do quá trình chăm sóc và vệ sinh da sai cách hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài. Không chỉ vậy, bệnh lý còn có thể xuất hiện do một số yếu tố sau tác động đến:
Do quá trình vệ sinh da sai cách, không sạch sẽ dẫn đến hiện tượng bí tắc lỗ chân lông, bụi bẩn và bã nhờn ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển hình thành ban đỏ.
Do yếu tố thời tiết tác động đến đặc biệt là tình trạng nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến da nhất là người có cơ địa nhạy cảm và trẻ nhỏ.
Do dị ứng với thực phẩm, thuốc, côn trùng, mùi hương,…
Do bị mắc bệnh viêm da cấp tính hoặc mãn tính trước đó.
Do cơ thể đã mắc bệnh lý nền trong cơ thể như bệnh cường tuyến giáp,…khiến độc tố tích tụ lại, gây nóng trong và dẫn đến phát ban.
Đối tượng thường bị phát ban đỏ không sốt
Bất kỳ ai cũng có thể bị nổi phát ban đỏ không ngứa, trong đó người lớn có cơ địa nhạy cảm và trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Đối với trẻ bị phát ban đỏ nhưng không sốt khi mắc bệnh có thể đang gặp phải những tình trạng như:
Trẻ bị nổi rôm sảy do thời tiết đặc biệt khi nhiệt độ tăng, nắng nóng, độ ẩm cao. Da của bé rất yếu, nhạy cảm nếu gặp phải điều kiện thời tiết này thì càng dễ bị nổi mụn nhọt hơn.
Trẻ bị viêm da tiếp xúc do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, côn trùng,… Khi bé bị dị ứng da sẽ bị tổn thương, có mụn hồng, mụn nước xuất hiện kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhưng không sốt.
Trẻ bị hăm tã ở vùng bẹn, mông do nổi mụn nước nhỏ gây ngứa rát, khó chịu khi tiếp xúc với tã, quần.
Trẻ bị chàm sữa ban đầu sẽ xuất hiện những vết ban màu hồng sau đó nổi mụn nước nhỏ li ti gây cảm giác ngứa, đau rát. Sau một thời gian nếu không áp dụng điều trị các mụn nước sẽ vỡ ra, đóng vảy, bong tróc.
Trẻ bị dị ứng thực phẩm do cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện chức năng. Những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao ở các bé là hải sản, đậu phộng, trứng,… Khi bị dị ứng con sẽ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhưng không sốt. Những trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ nhỏ rất dễ bị phát ban đỏ không sốt vì vậy các mẹ cần chú ý để chăm sóc con. Hãy chủ động để bé tránh xa những tác nhân dễ gây phát ban.
Người lớn có thể bị phát ban đỏ không ngứa do đang mắc phải những căn bệnh như:
Do nổi rôm sảy, tình trạng này rất phổ biến vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra nhiều khiến lỗ chân lông bị bít tắc dẫn đến hiện tượng nổi mẩn.
Do căng thẳng, stress kéo dài khiến não tiết nhiều serotonin và norepinephrine. Các hoạt chất này có tác dụng giống với histamin gây nổi ban đỏ.
Do cơ thể bị dị ứng khi tiếp xúc với tác nhân gây hại. Cảm giác ngứa do dị ứng không kèm sốt hoặc có thể bị sốt nhẹ và tự biến mất sau 2 đến 5 giờ.
Do mắc bệnh nội tạng về gan, thận,…độc tố tích tụ trong cơ thể, không thoát ra ngoài được dẫn đến phát ban.
Triệu chứng của nổi ban đỏ là gì?
Cơ thể có hiện tượng phát ban đỏ nhưng không gây ngứa.
Da bị phát ban, nổi mẩn đỏ ngứa hoặc có mụn nước ở trên da.
Các vết phát ban có thể lan và gây ngứa toàn thân kèm theo cảm giác đau rát.
Có thể xuất hiện mủ ở vùng da bị phát ban đỏ.
Vùng da bị phát ban đỏ sẽ dày hơn những vùng da bình thường, lớp sừng tăng lên, gây khô và tróc vảy.
Bệnh nhân bị phát ban không có triệu chứng sốt.
Người lớn hay trẻ em mắc bệnh đều có những triệu chứng trên. Bệnh ở cấp độ nhẹ chỉ gây ngứa rát, ban đỏ có thể tự hết sau một vài giờ. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, hoặc xuất hiện biến chứng sẽ có mụn nước xuất hiện, bị vỡ, loét da, ngứa rát kéo dài.
Nếu có những triệu chứng nặng bệnh nhân cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và được bác sĩ tư vấn. Đối với người lớn khi bị phát ban đỏ cần chú ý điều trị gấp, không nên để kéo dài bởi có thể do chức năng gan, thận suy yếu gây nên.
Vậy khi nào người bệnh bị phát ban đỏ cần đi khám bác sĩ?
Da xuất hiện các tổn thương thứ phát như dày sừng, viêm loét, có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, đau đớn.
Diện tích phát ban lớn ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ.
Tình trạng phát ban đỏ không sốt kéo dài trên 3 ngày và không có biểu hiện thuyên giảm.
Người bệnh bị phát ban ở miệng, họng, lưỡi kèm theo đó là các biểu hiện tụt huyết áp và khó thở.
Nổi phát ban đỏ không ngứa, không sốt có nguy hiểm không?
Phát ban đỏ không sốt không gây nguy hiểm nghiêm trọng với những trường hợp do tiếp xúc với nắng nóng, lông động vật, phân hoa,… Nếu bị nổi ban do các nguyên nhân trên các vết đỏ sẽ tự giảm và hết sau một giờ.
Ngược lại, nếu bị nổi phát ban đỏ không sốt do những nguyên nhân khác và kéo dài hơn 1 giờ kèm theo biểu hiện ngày càng lan rộng thì sẽ nguy hiểm hơn. Các trường hợp này nếu không điều trị gấp có thể gây biến chứng.
Cách điều trị phát ban đỏ không sốt
Ngay khi có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám. Tùy theo kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp chữa bệnh đang áp dụng hiện nay là:
Sử dụng thuốc Tây chữa phát ban
Cách điều trị và chấm dứt ngay các biểu hiện phát ban đỏ không sốt được nhiều người sử dụng hiện nay chính là thuốc Tây. Thành phần trong thuốc tân dược có thể cắt nhanh cơn ngứa, làm tan các vết mẩn đỏ trên da.
Một số loại thuốc được sử dụng khi bệnh nhân bị nổi phát ban đỏ là:
Thuốc kháng histamin dùng trong trường hợp người bệnh bị phát ban không sốt do nổi mề đay và dị ứng. Thường bác sĩ dùng các loại thuốc như hydroxyzine, cetirizine, clorpheniramin,… để người bệnh sử dụng.
Thuốc có chứa corticoid ức chế hệ miễn dịch, kháng viêm, giảm nhanh các triệu chứng do phát ban đỏ. Những loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như hydrocortisone, fluocinolone,…
Một số loại thuốc bôi khi bị phát ban do dị ứng, mày đay như eumovate, phenergan,…
Ưu điểm của thuốc Tây là giúp cải thiện nhanh triệu chứng nhưng có thể để lại tác dụng phụ nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng. Vì vậy người bệnh cần chú ý dùng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn.
Đọc Ngay: Nổi mề đay vào ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Thuốc Đông y chữa bệnh nổi ban đỏ hiệu quả nhất hiện nay
Phát ban đỏ không sốt có thể tái phát nhiều lần nếu bạn không điều trị dứt điểm. Nếu dùng thuốc tân dược quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận vì vậy nhiều bệnh nhân chọn cách điều trị bằng thuốc Đông y.
Bài thuốc Đông y chữa phát ban đỏ không sốt hiện được nhiều người lựa chọn và tin dùng nhất hiện nay đó chính là An Bì Thang – Được nghiên cứu và cho ra đời bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam: ” Phát ban đỏ không sốt là do cơ thể bị yếu tố ngoại tà xâm nhập dẫn đến suy yếu tạng phủ, âm dương bị mất cân bằng. Để điều trị dứt điểm, một bài thuốc cổ truyền cần có tác động 2 chiều, loại bỏ căn nguyên gây bệnh bên trong kết hợp cải thiện triệu chứng bên ngoài. Đó là lý do An Bì Thang ra đời với 3 chế phẩm nhằm mang lại hiệu quả điều trị toàn diện”.
Sau một thời gian ứng dụng điều trị trong cộng đồng, bài thuốc An Bì Thang đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía chuyên môn và người dùng, bởi những ưu điểm vượt trội trong điều trị bệnh da liễu bằng Y học cổ truyền.
Cơ chế tác động đa chiều: Vận dụng nguyên lý điều trị “Từ gốc đến ngọn” trong Đông y, bài thuốc An Bì Thang gồm 3 chế phẩm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa. Người bệnh sử dụng 3 chế phẩm kết hợp vừa giải quyết nguyên nhân gây bệnh bên trong vừa cải thiện triệu chứng bên ngoài. Đồng thời, chế phẩm thuốc uống giúp người bệnh thải độc gan, lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng tạng phủ, ổn định hệ miễn dịch, ngăn ngừa tái phát.
Tìm hiểu ngay: Tiêu chuẩn chất lượng và quy trình bào chế dược liệu đạt chuẩn của bài thuốc An Bì Thang
Bào chế hiện đại, tiện lợi: Các chế phẩm được bào chế dưới dạng cao cô đặc, đảm bảo về dược tính đồng thời giúp người bệnh cắt giảm thời gian, tối ưu cách thức sử dụng, thay vì đun sắc lích kích, mất thời gian như phương thức cổ xưa.
Phác đồ cá nhân hoá, hiệu quả toàn diện: Bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ riêng với mỗi trường hợp, phụ thuộc vào mức độ triệu chứng và cơ địa. Như vậy, quá trình điều trị được cá nhân hoá, hiệu quả sát sao, tiến triển chắc chắn qua từng giai đoạn. Với đặc điểm “mưa dầm thấm lâu”, người bệnh sẽ đạt được kết quả toàn diện, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
An toàn tuyệt đối: Đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng dược liệu cũng như quy trình bào chế, bài thuốc An Bì Thang được công nhận đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO và GMP-WHO. 100% dược liệu được nuôi trồng và thu hoạch tại các vườn dược liệu do chính Trung tâm Da liễu Đông y phát triển, nói không với giả dược, dược liệu pha tạp. Vì vậy, bài thuốc an toàn với mọi đối tượng, bao gồm trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Trên thực tế, bài thuốc đã được chứng minh hiệu quả điều trị qua khảo sát trên 500 người dùng viêm da cấp và mãn tính. Kết quả sau quá trình kiên trì sử dụng thuốc được ghi nhận vô cùng ấn tượng.
Quý độc giả có nhu cầu thăm khám và điều trị phát ban đỏ không sốt, hoặc các bệnh viêm da khác bằng bài thuốc An Bì Thang vui lòng liên hệ tới đơn vị cung ứng độc quyền sản phẩm Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam theo hotline: 0972 196 616 (Hà Nội) – 0964 129 962 (TP.HCM) để được hỗ trợ nhanh nhất!
Mẹo dân gian chữa phát ban đỏ
Ngoài việc áp dụng phương pháp Đông – Tây y chữa phát ban đỏ không sốt bạn có thể sử dụng mẹo dân gian tại nhà để điều trị.
Mẹo chữa mề đay phát ban tại nhà sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn kết hợp theo kinh nghiệm dân gian giúp cải thiện triệu chứng. Phương pháp điều trị này khá an toàn, hiệu quả trong những trường hợp mắc bệnh nhẹ.
Mẹo tắm nước cây sả chữa phát ban: Hãy chuẩn bị khoảng 6 đến 8 củ sả, 1 nắm lá ổi tươi, 1 nắm lá đinh hương làm sạch thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn. Cho các nguyên liệu vào nồi nấu sôi sau đó vặn nhỏ lửa, nấu thêm 5 đến 10 phút sau đó tắt bếp. Đợi nước nguội bớt hoặc pha thêm nước mát để tắm, ngâm rửa.
Mẹo tắm nước lá khế: Tương tự với mẹo dùng sả để tắm, hãy chuẩn bị lá khế tươi để nấu nước tắm. Phần bã có lại có thể dùng để chà nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương nhằm phát huy tác dụng.
Mẹo uống nước lá tía tô: Mỗi ngày dùng một nắm lá tía tô để nấu nước uống, kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy các triệu chứng được thuyên giảm dần.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà để làm dịu cơn ngứa do phát ban như sau:
Lưu ý phòng ngừa bệnh phát ban đỏ
Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
Tránh không cào gãi, tác động mạnh lên các vị trí bị phát ban.
Tránh không tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng, phát ban.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, kiêng sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao và bổ sung nhiều rau xanh cho chế độ dinh dưỡng.
Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 đến 3 lít tùy theo cơ địa của từng người, nên uống thêm nước ép hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây phát ban như bụi bẩn, lông động vật, mủ thực vật, mỹ phẩm, hải sản,…
Những sản phẩm chăm sóc và vệ sinh da trọn loại dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo độ an toàn cho da.
Trẻ nhỏ khi dùng tã nên chọn loại có chất liệu mềm mịn, thấm hút và chú ý thay tã thường xuyên cho bé.
Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế tình trạng da bị bít tắc.
Nếu bị phát ban đỏ không sốt do dị ứng với thời tiết lạnh chú ý giữ ấm cơ thể thường xuyên để tránh mắc bệnh.
Hạn chế di chuyển ra ngoài trời, chú ý bảo vệ da nếu có cần việc cần phải tiếp xúc với nắng.
Uống trà xanh, trà hoa cúc thường xuyên vừa có tác dụng lợi tiểu vừa giúp đào thải độc tố.
Không nên tắm quá lâu sẽ khiến da mất cân bằng độ ẩm tự nhiên, thời gian tắm hợp lý nhất là dưới 20 phút với mức nhiệt độ của nước là từ 32 đến 36 độ.
Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể bớt mẫn cảm với những thứ xung quanh.
Để đảm bảo phương pháp điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt, bên cạnh việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần chú ý thêm một số vấn đề khác như sau:
Bài Viết Hay:
Các Triệu Chứng Của Bệnh Nhiệt Phát Ban
Nhiệt phát ban – còn được gọi là nhiệt gai và bệnh kê (miliaria),không chỉ dành cho trẻ sơ sinh. Mặc dù nó thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhiệt phát ban có thể ảnh hưởng tới người lớn, đặc biệt là trong thời tiết nóng ẩm.
Nhiệt phát ban phát triển khi các ống dẫn đổ mồ hôi bị tắc và đổ mồ hôi bị mắc kẹt dưới da . Triệu chứng có từ mụn nước bề ngoài đến vùng sâu, đỏ cục. Một số hình thức phát ban nhiệt có thể cảm giác mạnh mẽ ngứa hoặc gai.
Nhiệt phát ban thường tự hết. Hình thức nặng phát ban nhiệt có thể cần được chăm sóc y tế, nhưng cách tốt nhất để làm giảm triệu chứng là làm mát da và ngăn chặn đổ mồ hôi.
I. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA NHIỆT PHÁT BAN – RÔM SẢY:
Người lớn thường xuất phát ban nhiệt trong các nếp da và quần áo ma sát gây ra bất cứ nơi nào. Ở trẻ sơ sinh, phát ban là chủ yếu được tìm thấy trên cổ, vai và ngực, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nách, khuỷu tay và nếp nhăn bẹn.
Có ba loại miliaria, được phân loại theo nơi mà các ống dẫn mồ hôi bị tắc. Các dấu hiệu và triệu chứng đối với từng loại khác nhau.
Miliaria crystallina
Các hình thức ôn hòa nhất của ban nhiệt ảnh hưởng đến các ống dẫn mồ hôi trong lớp trên cùng của da. crystallina Miliaria được đánh dấu bằng:
Nhỏ xíu nhưng rõ ràng, bề ngoài và rộp da gà (papules) mà phá vỡ một cách dễ dàng.
Các mụn nước xảy ra với crystallina miliaria không ngứa hoặc đau đớn. Đây là loại nhiệt phát ban thường tự hết, nhưng có thể quay lại nếu nóng, ẩm, thời tiết vẫn còn. Và mặc dù đó là thông thường ở trẻ sơ sinh, người lớn có thể phát triển nó.
Miliaria rubra
Xảy ra sâu sắc hơn trong lớp ngoài của da (biểu bì), miliaria rubra đôi khi được gọi là nhiệt gai. Người lớn thường phát triển rubra miliaria sau khi chúng tiếp xúc với thời tiết nóng ẩm, hoặc nếu phần thân tiếp xúc với giường. Trẻ sơ sinh thường phát triển loại hình này – phát ban nhiệt giữa những tuần đầu tiên và thứ ba của cuộc sống. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm:
Đỏ da gà.
Ngứa hoặc cảm thấy gai trong khu vực bị ảnh hưởng.
Đổ mồ hôi ít hoặc không có tại các khu vực bị ảnh hưởng (anhidrosis).
Miliaria profunda
Một dạng phát ban ít phổ biến của nhiệt, miliaria profunda xảy ra chủ yếu ở người lớn những người đã có những cơn tái rubra miliaria. Nó ảnh hưởng đến lớp hạ bì, lớp sâu của da, và xuất hiện ngay sau khi tập thể dục hay hoạt động gây ra mồ hôi. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Mảng lớn, màu da tổn thương tương tự như rung.
Thiếu mồ hôi, có thể dẫn đến các triệu chứng kiệt sức, như chóng mặt, buồn nôn và xung nhanh chóng.
Đến gặp bác sĩ khi
Nhiệt phát ban thường lành và tự hết, và không cần chăm sóc y tế. Khám bác sĩ nếu có các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, phát ban có vẻ nặng thêm, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như:
Tăng đau, sưng, tấy đỏ hoặc hơi ấm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
Mủ chảy từ các tổn thương.
Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng.
Sốt hoặc ớn lạnh.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỆT PHÁT BAN – RÔM SẢY:
Nhiệt phát ban phát triển khi một số các ống dẫn mồ hôi trở nên bị tắc. Thay vì bốc hơi, đổ mồ hôi vẫn còn bị mắc kẹt bên dưới da, gây viêm và phát ban.
Nó không phải luôn luôn rõ ràng lý do tại sao các ống mồ hôi bị tắc, nhưng một số yếu tố dường như đóng một vai trò, bao gồm:
Chưa trưởng thành ống dẫn mồ hôi. Bởi vì ống mồ hôi của trẻ sơ sinh không phát triển đầy đủ, có thể vỡ dễ dàng hơn tạo bẫy mồ hôi dưới da. Điều này thường xảy ra trong thời tiết nóng, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trẻ được mặc quần áo quá nóng nhiệt. Trẻ sơ sinh có sốt cao hay đang ở trong lồng ấp cũng có thể phát triển ống dẫn mồ hôi bị tắc.
Khí hậu nhiệt đới. Nóng, ẩm, thời tiết đặc biệt thuận lợi cho miliaria.
Hoạt động thể chất. Tập thể dục cường độ cao, công việc khó khăn hoặc hoạt động nào đó làm cho đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến nhiệt phát ban.
Một số loại vải. Có thể phát triển nổi nóng nếu thường xuyên mặc quần áo không cho phép mồ hôi bốc hơi bình thường.
Quá nóng. Quá nhiệt nói chung – sưởi quá nóng vào mùa đông, ngủ dưới một tấm chăn điện – có thể dẫn đến nhiệt phát ban.
Kem và thuốc mỡ. Những sản phẩm này có thể chặn các ống dẫn mồ hôi.
Nhiệt phát ban cũng có thể xảy ra ở những người được giới hạn trong một bệnh viện trong thời gian dài, đặc biệt là nếu họ có một cơn sốt.
III. YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA NHIỆT PHÁT BAN – RÔM SẢY:
Các yếu tố làm cho dễ bị phát ban nhiệt bao gồm:
Là một trẻ sơ sinh. Mặc dù nhiệt phát ban có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, trẻ sơ sinh dễ bị nhất.
Đang trong một khí hậu nhiệt đới. Những người sống ở vùng nhiệt đới nhiều khả năng có phát ban nhiệt hơn so với những người ở vùng khí hậu ôn đới.
Tham gia vào các hoạt động thể chất cường độ cao. Bất cứ điều gì làm cho đổ mồ hôi đầm đìa, đặc biệt là nếu không mặc quần áo hút ẩm, có thể gây phát ban nhiệt.
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA NHIỆT PHÁT BAN – RÔM SẢY:
Nhiệt phát ban thường được chữa lành không có vấn đề, nhưng đôi khi xảy ra biến chứng, như:
Nhiễm trùng. Đôi khi, phát ban nhiệt bị nhiễm vi khuẩn, gây ra mụn viêm và ngứa. Điều này có thể xảy ra ở trẻ em trong tã, nhưng không nên nhầm lẫn với hăm tã, mà kết quả là kích ứng da, không phải từ chặn lỗ chân lông.
Nhiệt kiệt sức. Trong thời tiết nóng, những người có profunda miliaria có nguy cơ bị kiệt sức, bởi vì các ống dẫn đổ mồ hôi bị tắc. Nhiệt kiệt sức có thể gây hạ huyết áp, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và mạch nhanh chóng. Không được xử lý nhiệt kiệt sức có thể dẫn đến say nắng, một tình trạng đe dọa tính mạng.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
Không có bài kiểm tra cần thiết để chẩn đoán bệnh phát ban nhiệt, bác sĩ có thể xác định vấn đề với một bài kiểm tra trực quan.
IV. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỆT PHÁT BAN – RÔM SẢY:
Giảm ra mồ hôi
Việc điều trị tốt nhất cho bất kỳ hình thức phát ban nhiệt là giảm tiết mồ hôi bằng cách ở lại trong các tòa nhà có máy lạnh, hoặc khi đó là không thể bằng cách sử dụng quạt lưu thông không khí, mặc quần áo nhẹ làm bằng vải và hạn chế hoạt động thể chất. Khi làn da mát mẻ, nhiệt phát ban có xu hướng thoái lui rõ ràng nhanh chóng.
Nhiệt phát ban nhẹ không cần điều trị khác.
Đề tài liệu pháp
Các hình thức khác, nghiêm trọng của nhiệt phát ban có thể yêu cầu phương pháp điều trị tại chỗ để làm giảm sự khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Chuyên đề phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Calamine lotion để làm dịu ngứa.
Khan lanolin, có thể giúp ngăn ngừa tắc nghẽn ống và ngăn chặn các tổn thương mới hình thành.
Steroid trong các trường hợp nghiêm trọng nhất.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục
Trong thời tiết nóng, ăn mặc quần áo rộng nhẹ, có độ ẩm bấc từ làn da.
Dành nhiều thời gian nhất có thể trong các tòa nhà có máy lạnh.
Sau khi tắm rửa, để cho không khí làm da khô, thay vì khăn tắm.
Sử dụng kem dưỡng da hoặc nén calamin mát để làm dịu ngứa, da bị kích thích.
Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ, có thể chặn lỗ chân lông hơn.
Nếu giữ cho làn da khô mát, nhiệt phát ban thường sẽ thoái lui rõ ràng trong bảy đến 10 ngày.
PHÒNG CHỐNG:
Để giúp bảo vệ bản thân hoặc con từ ban nhiệt:
Vào mùa hè, trang phục trong mềm, quần áo cotton nhẹ. Và tránh mặc quá nhiều trong mùa đông – trẻ em nên mặc cùng một số lượng quần áo người lớn sẽ mang đến nghỉ thoải mái.
Tránh quần áo chặt có thể gây kích ứng da.
Khi trời nóng, ở trong bóng râm hoặc trong một tòa nhà có máy lạnh hoặc đặt quạt tại một khoảng cách an toàn để nhẹ nhàng lưu thông không khí.
Giữ cho khu vực ngủ mát và thông gió tốt.
Tắm trong nước lạnh với xà phòng không khô da, không chứa nước hoa hoặc thuốc nhuộm.
Tránh sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ – Không ngăn nổi nóng và có thể chặn lỗ chân lông.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Bệnh Sốt Phát Ban trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!