Bạn đang xem bài viết Các Phòng Bệnh Sưng Khớp ( Gout ) Trên Gà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày xưa việc chăn nuôi gà được người dân chú trọng rất kĩ từ việc chuồng trại không gian đến thức ăn nước uống. Nhưng do hiện nay nhu cầu thị trường tăng cao nên việc chăn nuôi có phần thay đổi, gà được nuôi với quy mô lớn, diện tích chăn nuôi giảm lại, chật hẹp và thức ăn thường chủ yếu là thức ăn công nghiệp. Chính vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh trên gà, đặc biệt là bệnh GOUT trên gà tăng khá cao.
Bệnh gout là một dạng viêm khớp thể hiện qua các cơn đau, sưng khớp làm gà khó di chuyển, cử động.
1. Cơ chế gây bệnh Do chọn giống ban đầu chưa đạt chất lượng. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thức ăn kém vệ sinh. Việc chăm sóc chưa tốt, đặc biệt là để gà thiếu nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc tạo ra bệnh gout. Do những bệnh truyền nhiễm gây ra. Chế độ quản ý thuốc, hóa chất quá liều ảnh hưởng đến việc đào thải độc tố ở thận.
2. Nguyên nhân gây bệnh Do các acid uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thế urac tích tụ ở nội tạng và khớp. Các tinh thể urac tích tụ ở nội tạng như tim, gân, thận, ruột… Đây là dạng cấp tính và gây ra tỉ lệ tử vọng khá cao từ 15-30%. Còn ở dạng mãn tính, các tinh thể urac tích tụ ở khớp làm khớp, gân sưng lên, đỏ và làm cho gà khó cử động, di chuyển
3. Triệu chứng của bệnh Gà ủ rũ, giảm ăn, lông xù, gầy sơ xác. Di chuyển không được bình thường. Chân gà sưng to. Mệt mỏi. Cặn urat nổi những mụn trắng rất nhỏ như mũi kim trên thận. Cặn urat hình thành màng trắng trên gan, tim.
4. Cách phòng bệnh – Chọn những giống ở những trang trại có chất lượng uy tín.
– Chuồng trại đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn.
– Nhiệt độ trong chuồng phải chuẩn xác.
– Thông gió cho chuồng trại mát mẽ.
– Quản lí tốt thức ăn tránh ẩm mốc.
– Nước uống phải quản lí tốt vì thiếu nước là một việc rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thận.
– Quản lí tốt các mầm bệnh bằng cách tiêm thuốc đúng quy định, đúng liều lượng, đúng thời điểm, hóa chất không quá liều sẽ làm ảnh hưởng đến việc đào thải độc tố của thận.
– Tiêm thuốc đề kháng, chất điện giải, vitamin.
5. Điều trị bệnh – Thường xuyên cung cấp nước cho gà, tránh trường hợp thiếu nước.
– Giảm lượng thức ăn xuống và cho ăn rải rác trong ngày.
– Bổ sung chất điện giải gan thận.
– Sử dụng các loại acid hữu cơ như giấm, KCL, NH4CL … pha với thức ăn hoặc nước uống từ 3-5 ngày, tránh urat hình thành trong tim, gan, thận…
Sản Phẩm Bao gồm các loại: gà giống, vịt giống, ngan giống, ngỗng giống Địa ChỉThôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam
Thu Hà là một trong những địa chỉ đang được bà con chăn nuôi khắp cả nước tin cậy và mua con giống. Thu Hà được đánh giá có con giống tốt và chất lượng và dịch vụ khá tốt. Đặc biệt với những bà con ở xa có thể yên tâm khi mua giống vì có chính sách bảo hành trong quá trình vận chuyển
Phòng Và Trị Bệnh Gout Trên Gà
– Do dinh dưỡng
– Chất lượng con giống hoặc công tác quản lý chưa tốt
– Yếu tố di truyền
– Các nguyên nhân khác
Phân loại bệnh gout trên gà
Bệnh Gout trên gà được chia thành 2 loại:
– Gout khớp: Các tinh thể urat tích tụ ở khớp, dây chằng và màng gân làm cho các khớp sưng tấy gây đau đớn, khó chịu. Đây là dạng mãn tính.
– Gout nội tạng: Các tinh thể urat tích tụ trong cơ quan nội tạng như thận, gan, tim và ruột. Đây là dạng cấp tính của bệnh và thường gặp trên gia cầm non. Gout nội tạng gây ra tỷ lệ tử vong khá cao, khoảng 15 – 35%.
Triệu chứng bệnh Gout trên gà
Gà bị gout thường có một số biểu hiện như: ủ rũ, giảm ăn, lông xù, gầy xơ xác, di chuyển không bình thường… Những dấu hiệu này thường rất chung và không điển hình.
BiotechVET – Bệnh gout trên gà Điều trị bệnh Gout trên gà
– Giảm tổng lượng thức ăn xuống và cho ăn làm nhiều lần/ngày.
– Bổ sung thuốc giải độc gan thận cho toàn đàn: Pha nước uống trong 3 – 5 ngày.
– Sử dụng các loại acid hữu cơ như giấm, KCL, NH4CL, (NH4)2So4 pha vào nước cho toàn đàn uống trong 3 – 5 ngày để acid hóa nước tiểu, ngăn chặn không cho tích tụ urat trong thận thêm nữa. Hoặc có thể dùng Poutry Mac để uống với liều 1ml/2-3l nước uống.
– Điều trị các triệu chứng kế phát như: Hạ sốt, chống viêm (đặc biệt trong trường hợp nặng dễ xảy ra viêm khớp cấp), khó thở…
– Cần điều chỉnh và theo dõi tỷ lệ Canxi-Phospho trong thức ăn phải ở mức cân bằng, hợp lý.
– Cung cấp nước tự do cả ngày
Phòng bệnh Gout trên gà
– Chọn con giống ở những trang trại có chất lượng uy tín.
– Chuồng trại đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn. Nhiệt độ, độ ẩm và thông gió hợp lý.
– Cung cấp đủ nước sạch cho gà uống
– Quản lý tốt thức ăn tránh ẩm mốc.
– Đối với những đàn có tiền sử về Gout, lượng protein trong thức ăn không nên vượt quá mức cho phép.
– Sử dụng đúng, hợp lý thuốc kháng sinh, thuốc khử trùng, hóa chất, thuốc diệt cầu trùng…
Phòng Trị Bệnh Viêm Khớp Ms Trên Gà
Hầu hết các gia cầm đều mẫn cảm với bệnh này. Đặc biệt là gà tây, gà lôi và gà thương phẩm nuôi theo hướng công nghiệp có tỷ lệ bệnh lây lan rất nhanh.
Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma synoviae gây nên.
– Truyền qua phôi từ những gà bố mẹ bị bệnh.
– truyền qua chất thải trong chuồng đã nhiễm bệnh vào cơ thể qua thức ăn, nước uống và không khí.
– Qua nhiều nhân tố trung gian khác nhau như ở bệnh CRD.
Mần bệnh có thể tồn tại trong bầy gà mà không có thể hiện một triệu chứng nào. Khi bị nhiễm từ 5-15% mới thể hiện một số triệu chứng.
– Mào nhợt nhạt, lờ đờ, phát triển chậm.
– Khớp sưng. Ở khớp gối và bàn chân bên trong khớp có dịch nhầy sền sệt giống như mật ong. Nếu bệnh để lâu không được chữa trị thì chất dịch nhầy bị cazein hóa màu trắng.
– Một số con bị què và đi lại khó khăn.
+ Trong giai đoạn mới mổ thấy:
– Lách sưng to, gan sưng to và có chấm đốm trắng đục.
– Thận sưng màu hơi nhạt và có chấm đốm trắng.
– Đôi khi trong ống khí quản có dịch nhầy sền sệt.
– Trong ổ khớp gối và bàn chân có chất dịch viêm màu kem xám.
+ Trong giai đoạn cuối của bệnh mổ thấy:
– Ở khớp có chất bã đậu trắng.
– Túi khí vùng ngực bị viêm xuất huyết lấm tấm hoặc có màu trắng đục.
– Dựa vào triệu chứng và bệnh tích trên.
– Phân lập và giám định vi khuẩn.
– Làm phản ứng huyết thanh lọc bằng phản ứng ngưng kết để phân biệt Serotype gây bệnh.
Phòng bệnh này cần phòng tốt các bệnh khác như: bệnh Hen khẹc, Tụ huyết trùng, để mầm bệnh không gây nhiễm trùng vào máu di căn vào khớp. Vệ sinh trứngvà lò ấp trứng để mầm bệnh không lây nhiễm từ trứng vào phôi hoặc vào gia cầm non sau khi đậu, cho uống kháng sinh định kỳ, dùng kháng sinh tổng hợp cho gia cầm uống mỗi tháng 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 ngày liên tục theo liều khuyến cáo phòng bệnh của nhà sản xuất.
Dùng các loại kháng sinh đề phòng và trị bệnh như trong phòng và trị bệnh CRD. Trong trường hợp đã bị bệnh thì tiêm kháng sinh điều trị 3-5 ngày. Có thể tiêm một phần trong liều điều trị ngay thẳng vào những ổ khớp viêm, kết quả trị bệnh sẽ khỏi nhanh hơn.
Gà Bị Gout (Phần 1): Những Hiểu Biết Cơ Bản Về Bệnh Gout Trên Gà
Nguyên nhân gây ra bệnh gout trên gà là do các acid uric có trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat. Tùy thuộc vào vị trí lắng đọng, tích tụ của các tinh thể urat mà bệnh gout trên gà được chia thành 2 loại:
– Gout khớp: Các tinh thể urat tích tụ ở khớp, dây chằng và màng gân làm cho các khớp sưng tấy gây đau đớn, khó chịu, cử động vất vả. Đây là dạng mãn tính của gout và có thể do một số yếu tố di truyền gây nên.
– Gout nội tạng: Các tinh thể urat tích tụ trong cơ quan nội tạng như thận, gan, tim và ruột. Đây là dạng cấp tính của bệnh và thường gặp trên gia cầm non. Gout nội tạng gây ra tỷ lệ tử vong khá cao từ 15-35%.
Trong cả 2 dạng bệnh gout trên gà trên thì các hạt cặn urat đều là các hạt màu trắng nhỏ li ti như đầu mũi kim. Những con gà bị bệnh gout có nồng độ acid uric trong máu có thể lên tới 44mg/100ml máu so với 5-7mg/100ml máu như những con gà bình thường khác.
Cơ chế gây ra bệnh Gout trên gàLưu ý: Gout là 1 hội chứng gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong cơ chế trên chúng tôi không nói rõ nguyên nhân gây bệnh vì nó rất dài nên chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần 2 của bài viết.
Triệu chứng, bệnh tích bệnh gout trên gà.Các triệu chứng bệnh thường chung chung và không điển hình như: gà ủ rũ, giảm ăn, lông xù, gầy xơ xác, di chuyển không bình thường…Bởi vậy nên đối với bệnh này, nếu muốn chẩn đoán bệnh chính xác thì bắt buộc chúng ta phải mổ khám xem bệnh tích.
Cặn urat tích tụ cả trên màng bao của cá cơ quan nội tạng và màng phúc mạc Cặn urat tích tụ thành các màng trắng bao bọc gan, timĐể tìm hiểu kỹ hơn về hội chứng này, mời các bạn đón đọc phần 2: nguyên nhân và hướng khắc phục khi gà bị Gout. Ở đó, chúng tôi sẽ giải thích rõ ràng, chi tiết toàn bộ nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này trên gà cũng như cách phòng trị bệnh như thế nào.
Hoàng chúng tôi
Đau Và Sưng Khớp Ngón Chân Có Phải Tôi Đã Bị Gout
Thứ Năm, 01-12-2023
” Thưa bác sĩ, bị đau sưng khớp ngón chân có phải tôi đã bị gout không ạ. Cách đay 1 tháng tôi hay bị đau khớp ngón chân và khớp gối cứ tưởng bệnh xương khớp nên tôi không đi khám mà chỉ dùng thuốc xoa bóp ở bên ngoài. Cho tới hơn 1 tuần nay bệnh không khỏi mà có dấu hiệu sưng khớp đỏ, ấn vào thấy đau nhức khiến việc đi lại của tôi rất khó khăn. Không biết những biểu hiện trên có phải tôi đã bị gout không ạ. Rât mong bác sĩ tư vấn giùm tôi xin chân thành cảm ơn! “
Theo đó thông thường bệnh gout thường gây nên một số biểu hiện bên ngoài cho người bệnh như:
Đau nhức khớp xương: Đầu gối, các khớp tay, chân ..Cơn đau thường xuất hiện liên tục và đau nhiều về đêm, chỉ cần củ động nhẹ thôi cũng gây nên những cơn đau nhức nặng. Đau có thể giảm sau 3-7 ngày sau đó.
Thay đổi màu da tại các khớp: Da bị đỏ ửng hoặc bị tím do tình trạng tụ máu tại các khớp do các tinh thể tophi làm cản trở lưu thông máu gây tím bầm gần giống như tình trạng nhiễm trùng.
Giới hạn vận động, đi lại khó khăn.
Mặc dù suy đoán là bệnh gout nhưng chúng tôi không được trực tiếp thăm khám bệnh tình cho bác nên không thể kết luận vội, tốt nhất bác vẫn nên tới các cơ sở y tế để khám và thực hiện các xét nghiệm máu để biết chính xác nồng độ acid uric trong máu từ đó cho kết luận bệnh chính xác nhất.
Các xét nghiệm chuẩn đoán chính xác bệnh goutMuốn biết chính xác mình có bị bệnh gout hay không thì bạn cần thực hiện một số xét nghiệm như sau:
Xét nghiệm acid uric trong máu: Chỉ số này rất quan trọng trong việc phát hiện và tiên lượng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Xét nghiệm AU niệu 24h: Việc xét nghiện chỉ số AU nhằm theo dõi tính trạng bài tiết acid uric qua đường nước tiểu.
Xét nghiệm số lượng bạch cầu: biết được mức độ của bệnh gout cấp khi chỉ số bạch cầu tăng.
Xét nghiệm dịch khớp: Giúp xác định tình trạng viêm do gout, cũng như phát đoán chính xác được tinh thể urat cho phép trong dịch khớp tiên đoán mức độ bệnh gout.
Chụp X-Quang để quan sát tình trạng tổn thương khớp xương do gout gây ra.
Có thể nói bệnh gout là một căn bệnh gây ra những ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới cơ thể nên việc phát hiện gout sớm giúp hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị. Do vậy để biết tình trạng bị đau và sưng khớp ngón chân có phải bị gout không thì tốt nhất người bệnh nên đi kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín để biết chính xác bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh để điều trị.
Chúc bác sớm chữa khỏi bệnh!
CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT THÊM:
Báo Động Bệnh Viêm Khớp Ms Trên Gà
Đang thực hiện
Phòng bệnhBáo động bệnh viêm khớp MS trên gà
Vài năm trở lại đây, bệnh viêm khớp (Mycoplasma Synoviae – MS) trên gà bùng phát trên diện rộng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Sau khi hoành hành tại miền Bắc, bệnh viêm khớp MS lan rộng vào Nam với tỉ lệ nhiễm tới 50 – 70%, thậm chí có vùng gà thả vườn tỷ lệ mắc trên 90%.
Khảo sát các vùng chăn nuôi gà hàng hóa quy mô lớn, chúng tôi đều ghi nhận bệnh viêm khớp MS đã trở nên phổ biến. Viêm khớp MS xảy ra ở hầu hết các giống gà, từ gà lông màu, lông trắng đến gà đẻ trứng, đặc biệt bùng phát mạnh trên gà lông màu thả vườn.
Ông Nguyễn Văn Đông ở xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng tỏ ra ngán ngẩm khi đang phải xử lý đàn gà 1.000 con bị bệnh viêm khớp. Cách đây hơn 4 tháng, ông Đông mua 1.000 gà của một doanh nghiệp tại Nghệ An. Nuôi được khoảng 25 ngày gà xuất hiện triệu chứng bị què.
Đón bác sĩ thú y vào chuẩn đoán ông Đông mới biết gà mắc bệnh viêm khớp, chữa trị mất hơn chục triệu nhưng kết quả không khả quan, đàn gà vẫn chết 10 – 15%, số còn lại còi cọc, gầy, chậm lớn, con nặng nhất chỉ được 1,5kg, còn đa phần 1,2 – 1,3kg. Gà bị viêm khớp sau khi chữa trị bị hoa lông xơ xác rất xấu mã, xuất bán gần nửa tháng chưa hết đàn.
Cùng chung hoàn cảnh, anh Năng Văn Hùng ở xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc cho biết, đàn gà của anh bị mắc viêm khớp lên tới 60%. Anh Hùng chia sẻ, nếu không may nuôi phải đàn gà mắc bệnh viêm khớp coi như chấp nhận thua lỗ, bởi chi phí chữa trị rất tốn kém, hiệu quả lại không cao.
Bản thân anh Hùng đã dùng rất nhiều thuốc, kháng sinh của nhiều công ty thuốc thú y để chữa trị nhưng gà vẫn chết, số còn sống cũng còi cọc, chậm lớn, xấu mã vừa không đạt cân lại mất giá.
Là chuyên gia thú y thường xuyên tiếp xúc, tư vấn, trả lời bà con chăn nuôi, chúng tôi Phạm Ngọc Thạch, Học viện Nông nghiệp Việt Nam xác nhận, bệnh viêm khớp MS đã càn quét hầu hết các vùng nuôi gà của nước ta gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Đây là một trong những bệnh phổ biến trên gia cầm của thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước đã khống chế được dịch. Nước ta chưa có vắc xin phòng bệnh.
“Bệnh viêm khớp thường xảy ra khi gà được 25 – 30 ngày tuổi với triệu chứng ban đầu là bỏ ăn, sốt cao, què rồi chết. Nếu không chữa trị kịp thời, tỉ lệ chết rất cao, còn bình thường nếu mắc phải bệnh viêm khớp tỷ lệ chết cũng lên tới 15 – 20%”, ông Thạch chia sẻ.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi – thú y, nguyên nhân khiến bệnh viêm khớp MS bùng phát tại nước ta rất có thể đến từ gà nhập lậu biên giới Trung Quốc. Bởi cách đây khoảng 5 năm, hệ thống thú y quốc tế có nhiều tài liệu ghi nhận tại Trung Quốc bùng phát dịch bệnh viêm khớp trên gia cầm. Tuy nhiên, đến năm 2014 Trung Quốc đã có kết quả trong việc nghiên cứu thành công vắc xin MS dạng dung dịch dầu. Ngành chăn nuôi nước này cho tiêm phòng trên diện rộng. Hiện Trung Quốc cơ bản đã được khống chế được dịch.
Nhưng có lẽ nguyên nhân khiến bệnh viêm khớp MS trên gia cầm tồn tại dai dẳng nhiều năm qua chưa có giải pháp loại bỏ tận gốc bởi ta chưa có vắc xin phòng ngừa. Trong khi đó, những năm qua chăn nuôi gà lông màu phát triển quá nóng. Việc quản lý, kiểm soát chất lượng nguồn giống cũng như hoạt động tiêu thụ buôn bán gia cầm chưa bài bản, quy củ khi vẫn để gà lậu tràn vào nội địa, cộng chủ trương loại bỏ kháng sinh trong TĂCN khiến bệnh viêm khớp MS có điều kiện thuận lợi bùng phát.
Viêm khớp MS khiến gà bị què và tỉ lệ chết cao
Thực tế, trên thế giới đã có một số doanh nghiệp và quốc gia đã nghiên cứu, bào chế thành công vắc xin phòng ngừa bệnh viêm khớp MS cả dạng đông khô và dung dịch dầu. Nhưng Việt Nam chưa có bất cứ loại vắc xin phòng bệnh viêm khớp MS nào được phép lưu hành.
Trả lời về thực trạng dịch bệnh Mycoplasma synoviae (viêm khớp MS) bùng phát trên gia cầm tại Việt Nam, Phòng Dịch tễ thú y (Cục Thú y) cho biết, do số liệu báo cáo của các địa phương về dịch bệnh này không đầy đủ nên các thông tin còn hạn chế. Các thông tin có được ở thời điểm hiện tại chủ yếu thông qua các kết quả nghiên cứu (?).
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết có vài doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký lên Cục Thú y xin chủ trương, lộ trình, thủ tục để nhập khẩu vắc xin viêm khớp MS từ nhiều năm qua, nhưng không rõ vì lí do gì mà đến thời điểm hiện tại chưa được cấp phép, trong khi đó viêm khớp MS đang ngày một lan rộng gây thiệt hại lớn…
Bệnh viêm khớp MS được xác định là bệnh phổ biến, nguy hiểm thứ hai trên gà sau MG. Việc chữa trị viêm khớp MS với người chăn nuôi là rất khó khăn, tốn kém. Bệnh rất nhanh nhờn thuốc nên phải thay thuốc thường xuyên, trong khi chưa có vắc xin phòng bệnh. Viêm khớp MS vô cùng nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới chăn nuôi gà.
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Phòng Bệnh Sưng Khớp ( Gout ) Trên Gà trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!