Xu Hướng 10/2023 # Các Loại Bệnh Nghề Nghiệp Phổ Biến, Cách Phòng Chống # Top 14 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Các Loại Bệnh Nghề Nghiệp Phổ Biến, Cách Phòng Chống # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Loại Bệnh Nghề Nghiệp Phổ Biến, Cách Phòng Chống được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TS.BS Huỳnh Tấn Tiến – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường chúng tôi khuyến cáo người lao động (NLĐ) cần cẩn trọng để hạn chế bệnh nghề nghiệp (BNN).

Theo chúng tôi Huỳnh Tấn Tiến, BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có của nghề nghiệp tác động tới NLĐ. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính, một số BNN không thể chữa khỏi và để lại di chứng. Tuy nhiên, BNN có thể phòng tránh được và hiện có một số bệnh mà NLĐ cần cẩn trọng trong khi làm việc, điển hình là bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh bụi phổi…

Bệnh điếc nghề nghiệp

NLĐ làm việc trong các xưởng cơ khí, xưởng gỗ… nếu không được trang bị bảo hộ lao động như đeo nút chống ồn, chụp tai thường mắc bệnh điếc nghề nghiệp. Theo kết quả khám 14 BNN của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường chúng tôi hiện NLĐ mắc bệnh điếc nghề nghiệp khá cao.

Cụ thể, khoa khám BNN của Trung tâm đã khám cho 2.843 NLĐ, trong đó có 9 người mắc bệnh điếc nghề nghiệp và có đến 296 người phải theo dõi về tình trạng bệnh điếc. Trong khi đó, đối với bệnh viêm phế quản mãn tính chỉ có 2/734 người mắc bệnh và bệnh nhiễm độc chì cũng chỉ có 2/281 người mắc bệnh.

Khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân

Theo chúng tôi Huỳnh Tấn Tiến, những NLĐ làm việc ở môi trường có tiếng ồn từ 85 dBA trở lên, tiếp xúc liên tục dần dần sẽ bị giảm thính lực, nếu tiếp xúc từ 3 tháng trở lên và mỗi ngày trên 6 giờ sẽ dẫn tới điếc nghề nghiệp. Triệu chứng ban đầu của bệnh là nghe kém, người bệnh thường không biết. Bệnh thường diễn biến làm 3 giai đoạn với thời gian khác nhau tùy theo từng người.

Giai đoạn đầu xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng ồn, người bệnh cảm thấy ù tai, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tức ở hai tai, đau đầu, mất ngủ… Giai đoạn tiềm tàng: chỉ có triệu chứng duy nhất là nghe kém, nghe kém ngày càng tăng, kéo dài hàng tháng, hàng năm tùy theo mỗi người. Giai đoạn rõ rệt: người bệnh nhận thấy mình nghe kém khi giao tiếp ngôn ngữ, nghe kém cả hai tai ngày càng tăng đưa tới điếc, điếc không hồi phục.

“Để hạn chế điếc nghề nghiệp, khi làm việc trong môi trường tiếng ồn NLĐ cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ như nút tai, loa che tai… Người sử dung lao động nên bố trí thời gian làm việc hợp lý cho NLĐ, khám sức khỏe định kỳ, đo thính lực để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời” – chúng tôi Huỳnh Tấn Tiến, khuyến cáo.

Bệnh bụi phổi Silic

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hương – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu chúng tôi bệnh bụi phổi Silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít thở bụi có chứa Silic trong môi trường lao động. Tác nhân gây bệnh bụi phổi Silic là Silic tự do (SiO2). Đây là bệnh không hồi phục và hiện chưa có thuốc điều trị.

NLĐ làm công việc như: khai thác than và khoáng sản, khoan đường hầm xuyên núi đá; các nghề thường xuyên tiếp xúc với cát như: phun, trát, đánh gỉ, mài nhẵn, đánh bóng đá, thủy tinh, làm khuôn cát; trong ngành công nghiệp luyện kim, đúc; công nghệ sản xuất đá cho vật liệu xây dựng; nghề sành, sứ, đồ gốm, sản xuất gạch chịu lửa, xay khoáng sản; những nha sĩ làm răng giả… thường dễ nhiễm bệnh này và đặc biệt những người mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp mãn tính có nguy cơ nhiễm bệnh bụi phổi Silic cao hơn người bình thường.

ThS.BS Nguyễn Thị Hương cho biết triệu chứng của bệnh là khó thở khi gắng sức nhưng về sau có thể khó thở liên tục và đôi khi khó thở dạng suyễn (có co kéo lồng ngực và nghe thở khò khè). Tiếp đến bệnh nhân bị ho, lúc đầu ho khan, về sau ho có đàm. Triệu chứng ho phụ thuộc vào người bệnh và thời tiết (dễ ho khi thời tiết lạnh và ẩm thấp). Với những người hút thuốc lá nhiều hay có tiền sử bệnh phổi, ho thường hơn.

Diễn tiến bệnh bụi phổi Silic thường âm thầm, từ từ và kéo dài nhiều năm, không thể hồi phục được. Bệnh không có thuốc đặc hiệu, chỉ có thể chữa trị triệu chứng, giúp bệnh nhân bớt khó thở, bớt ho, nhiễm trùng (nếu có). Về lâu dài khi bệnh nhân bị suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở oxy. Bệnh bụi phổi Silic được phân loại làm ba thể: mãn tính (mắc bệnh sau 15-20 năm tiếp xúc với bụi Silic); bán cấp tính (sau 5-10 năm); cấp tính (dưới 5 năm).

Người bị bệnh bụi phổi Silic có thể chết trong vòng 10-20 năm sau khi khởi bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân chết thường không do bệnh bụi phổi Silic mà đa số là do biến chứng của bệnh như dễ bị bệnh lao, dễ bị viêm phổi; giãn phế quản, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi; tràn khí màng phổi, khí thủng phổi, hoại tử vô khuẩn; tim giãn nở, tim đập nhanh, suy tim, tổn thương mạch vành…

Theo ThS. BS Nguyễn Thị Hương, để phòng ngừa bệnh bụi phổi Silic thì những NLĐ làm việc trong môi trường không khí có nồng độ bụi Silic cao cần thường xuyên đeo khẩu trang ngăn bụi hoặc dùng mặt nạ lọc bụi khi tiếp xúc với bụi.

Tránh lao động gắng sức cao vì nếu hô hấp tăng làm cho bụi tăng cường xâm nhập phổi. Ngoài ra, NLĐ làm việc ở những nơi có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi Silic cao cần được khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ. Trong đợt khám sức khỏe định kỳ nên phối hợp khám BNN và tiến hành chụp X-quang cho các đối tượng có thâm niên phơi nhiễm bụi hoặc có biểu hiện bệnh lý nghi ngờ. Kết hợp chụp X-quang phổi cùng với đo chức năng hô hấp để đánh giá nguy cơ bệnh lý của người NLĐ phơi nhiễm với bụi.

(nguồn https://moitruong.com.vn/)

Phòng, Chống Bệnh Nghề Nghiệp Cho Người Lao Động

Quảng Ninh là tỉnh có nhiều ngành công nghiệp nặng như khai thác than, đá, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp đóng tàu, sản xuất điện… Đây đều là những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (NLĐ).

Anh Trần Huy Giang được các bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khám bệnh nghề nghiệp sạm da, từ đó có căn cứ để sắp xếp vị trí việc làm tại Xí nghiệp Xăng dầu K131, Công ty Xăng dầu B12.

Quảng Ninh hiện có 16.175 doanh nghiệp, trong đó có 229 doanh nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với trên 400.000 NLĐ. Theo quy định của Nhà nước, NLĐ được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, riêng NLĐ nặng nhọc, môi trường làm việc có nhiều yếu tố độc hại được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Từ năm 2014-2023, số lượng NLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được khám sức khỏe định kỳ đều tăng lên, với gần 500.000 lượt người được khám sức khỏe.

Công nhân sản xuất tại Nhà máy Sản xuất gạch không nung thuộc Công ty CP Thanh Tuyền Group (TX Đông Triều).

Tại Quảng Ninh, những năm gần đây, các doanh nghiệp trong tỉnh đã có ý thức hơn trong việc kiểm tra môi trường lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, tuy nhiên, số doanh nghiệp chủ động, thực hiện tốt công tác này chưa nhiều. Hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mới tổ chức phát hiện sớm 6 bệnh nghề nghiệp chủ yếu sau: Bụi phổi Silic, điếc, rung chuyển, lao, sạm da, nhiễm độc bezen. Từ năm 2023-2023, toàn tỉnh đã có trên 32.000 lượt NLĐ được khám 6 bệnh nghề nghiệp trên, trong đó phát hiện 1.542 người mắc bệnh nghề nghiệp. Trong các bệnh nghề nghiệp thì bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp có tỷ lệ mắc cao nhất, chiếm trên 90%.

Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh nghề nghiệp, nhưng chủ yếu được phân làm 2 nguyên nhân chính. Về khách quan bao gồm các yếu tố trong quá trình sản xuất như vật lý, hoá học, sinh học tác động trực tiếp đến NLĐ; do trong tổ chức lao động còn nhiều bất cập như người lao động làm việc quá lâu, không được nghỉ ngơi hợp lý, chế độ và cường độ lao động căng thẳng quá mức trong lao động cũng dẫn đến bệnh nghề nghiệp; cuối cùng điều kiện vệ sinh và an toàn xung quanh NLĐ. Bên cạnh đó, bản thân NLĐ trong quá trình sản xuất còn chủ quan, thờ ơ trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Phía đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động thiếu quan tâm, lỏng lẻo trong chăm sóc sức khoẻ NLĐ, chưa thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hộ lao động.

Dù không gây tổn hại trước mắt hoặc biểu hiện nhiều ra bên ngoài nhưng bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng “tàn phá” sức khoẻ, thể chất, tinh thần NLĐ.

Để công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ tại các đơn vị, doanh nghiệp thực sự hiệu quả, trước hết cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể chuyên môn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Bộ luật Lao động, hướng dẫn người sử dụng lao động và NLĐ nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện các quy định về ATVSLĐ-PCCN. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những đơn vị vi phạm.

Bác sĩ Hoàng Nam Dương cho biết thêm: Bệnh nghề nghiệp rất dễ bắt gặp ở bất cứ ngành nghề nào, chúng ta có thể phòng tránh, hạn chế bệnh bằng nhiều cách. Nhất là các đơn vị, doanh nghiệp có nhiều NLĐ có nguy cơ cao mắc bệnh nghề nghiệp, hằng năm cần tổ chức tập huấn về an toàn vệ sinh lao động; cách chăm sóc sức khỏe, sử dụng bảo hộ lao động phòng bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, ứng dụng các giải pháp an toàn nhằm cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt là chủ động phối hợp với cơ sở y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để có chế độ điều trị kịp thời cho NLĐ. Đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lương tâm của mỗi chủ doanh nghiệp đối với NLĐ.

Riêng cá nhân NLĐ có thể chủ động bảo vệ sức khoẻ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp bằng cách bảo hộ đầy đủ, nghiêm ngặt khi lao động; chủ động khám sức khoẻ định kỳ. Khi có biểu hiện nhiễm bệnh nên đến cơ sở y tế khám, tránh tự chữa trị tại nhà vì sẽ gây tác dụng phụ về sau.

Nguyễn Hoa

Vai Trò Của Sàng Lọc Trong Phòng Chống Bệnh Nghề Nghiệp

1. Tình trạng bệnh có nghiêm trọng không?

2. Bệnh có thể chữa được hay không?

3. Bệnh có thời gian ủ bệnh hay giai đoạn không triệu chứng có thể phát hiện được hay không?

4. Bệnh có phổ biến hay không?

5. Xét nghiệm sàng lọc có thể chấp nhận được, an toàn, nhạy, đặc hiệu, thực hiện dễ và có thể đáp ứng được hay không?

Sàng lọc có thể được thực hiện thông qua khám tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ. Mục đích của việc khám sức khoẻ là nhằm sàng lọc các tình trạng bệnh tật có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ khi làm việc. Do vậy quá trình này có thể được thực hiện trong nhiều công việc. Ở hầu hết các trường hợp, không có bằng chứng y khoa nào cho thấy. Tuy nhiên đối với một số nghề nhất định, sức khỏe có thể ảnh hưởng đến nghề nghiệp. Ví dụ là nghề phi công đòi hỏi phải có thể lực đặc biệt tốt. Bất kỳ sai sót nào của phi công đều ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn trong ngành hàng không. Do đó việc lựa chọn và xem xét tình trạng sức khỏe của một phi công là một quá trình liên tục và chặt chẽ.

Công việc cũng có thể tác động đến sức khỏe. Một ví dụ là làm việc trong môi trường có tiếp xúc với các yếu tố có thể gây hen như isocyanate. Trong những trường hợp như thế này, khám sức khỏe trước khi tuyển dụng phải bao gồm cả trách nhiệm cảnh báo trước với người lao động về các nguy cơ này. Kiểm tra định kỳ chức năng phổi có thể được yêu cầu nhằm tăng cường việc phát hiện sớm và quản lý hen nghề nghiệp đối với các trường hợp này.

Sàng lọc cũng có thể được sử dụng trong trường hợp người lao động quay trở lại làm việc sau một đợt nghỉ ốm kéo dài. Y học hiện đại có thể giúp phục hồi chức năng bệnh nhân thành công. Tuy vậy, trong một số trường hợp, tình trạng sức khỏe có thể thay đổi và việc đánh giá có thể được thực hiện. Ví dụ trong trường hợp của một lính cứu hỏa bình phục sau bệnh mạch vành. Anh ta phải được thực hiện việc khám kiểm tra trước khi có thể quay trở lại với nhiệm vụ cứu hỏa bình thường.

Như vậy sàng lọc có vai trò rất quan trọng trong công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Việc tăng cường chất lượng của khám tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của người lao động và hỗ trợ cho việc điều trị sớm và có hiệu quả đối với người bệnh.

(Tài liệu Dự án bảo vệ sức khỏe người lao động)

Phòng Chống Bệnh Nghề Nghiệp Trong Nhân Viên Y Tế

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Nhân viên y tế là những người lao động đang thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân tại các cơ sở y tế.Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy hại cho sức khỏe như: các yếu tố vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm); các yếu tố vật lý (các chất phóng xạ, bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tiếng ồn…); các yếu tố hóa học (thuốc, hóa chất tiệt trùng, hóa chất trong phòng xét nghiệm…); các yếu tố hóa lý, bụi: bụi trong vải, quần áo, ga; các yếu tố ecgonomi (áp lực và cường độ lao động cao, tư thế lao động).

I/ Các bệnh nghề nghiệp nhân viên y tế có thể mắc theo nhóm yếu tố tác hại

Đây là nhóm bệnh nghề nghiệp (BNN)mắc nhiều nhất trong nhân viên y tế bởi họ là những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, dịch tiết bị nhiễm bệnh (nước bọt, đờm dãi, mủ, nước tiểu, phân) thông qua các hoạt động khám, điều trị, làm các xét nghiệm, thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin,…

Các công việc hoặc khoa/phòng có thể mắc:

– Khoa chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;

– Khoa truyền nhiễm;

– Khoa lao và các bệnh phổi;

– Khoa hồi sức cấp cứu, khoa khám bệnh;

– Khoa thuộc hệ ngoại: khoa ngoại, chấn thương, sản, tai mũi họng, mắt

– Giải phẫu bệnh;

– Khoa xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tế bào, vi sinh vật;

– Tiếp xúc với các ổ dịch (nhân viên y tế đi vào làm việc tại vùng dịch; nhân viên tẩy trùng, tẩy uế các ổ dịch; nhân viên thu gom và xử lý chất thải y tế…).

– Nhân viên tại phòng thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin…

Bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam:

– Bệnh lao nghề nghiệp;

– Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp;

– Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp;

– Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

– Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

– Bệnh do virut: SAR, Ebola, cúm A/H5N1, herper, sởi, cúm, rubella, quai bị…

– Bệnh nhiễm khuẩn: lao, bạch hầu, thương hàn, liên cầu A…

– Bệnh nhiễm ký sinh trùng: bệnh sốt rét, dịch hạch, sốt xuất huyết

– Bệnh do yếu tố bức xạ ion hóa (chất phóng xạ) được quan tâm nhất trong nhóm này,gặp ở nhân viên y tế làm việc trong các khoa/phòng:

+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, SPECT-CT, PET-CT, CT- Scanner, can thiệp mạch, đo độ loãng xương…

+ Khoa Xét nghiệm, khoa xạ trị có sử dụng các chất phóng xạ để chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư

– Bệnh do yếu tố bức xạ không ion hóa: sử dụng tia laser (hồng ngoại, cực tím) trong điều trị bệnh nội khoa, da liễu, trong phẫu thuật. Sử dụng bức xạ cực tím để diệt vi khuẩn nấm mốc trong phòng phẫu thuật, vi sinh…

– Bệnh do ô nhiễm điện từ trường trong các bệnh viện chủ yếu ở các khoa/phòng phục hồi chức năng, nơi có sử dụng các máy điều trị sóng ngắn

– Bệnh do tiếp xúc với tiếng ồn cao:do máy phát điện, nồi hơi, máy giặt ở các khu vực giặt là (khoa chống nhiễm khuẩn) và khu nhà bếp…

Bệnh nghề nghiệpđược bảo hiểmở Việt Nam:

– Bệnh phóng xạ nghề nghiệp;

– Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn;

– Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp

Các công việc hoặc khoa/ phòng có thể mắc:

– Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: giặt là tiếp xúc với bụi bông vải trong quần áo, khăn, ga, bông, gạc…

– Khoa ngoại: công việc tiếp xúc với bụi talc ở găng y tế, trong bó bột điều trị gãy xương

– Khoa vi sinh, xét nghiệm, giải phẫu…tiếp xúc với hóa chất, hộ lí dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.

Các bệnh nghề nghiệpđược bảo hiểmở Việt Nam:

– Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

– Bệnh hen nghề nghiệp

Các công việc hoặc khoa/ phòng có thể mắc:

– Khoa Vi sinh; Khoa Xét nghiệm sinh hóa, huyết học; Khoa Giải phẫu bệnh; Khoa Ung bướu

– Hộ lí dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.

– Quản lý kho hóa chất, thuốc độc hại

Các bệnh nghề nghiệpđược bảo hiểmở Việt Nam:

– Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp

– Bệnh hen nghề nghiệp

– Bệnh da nghề nghiệp: viêm da tiếp xúc, dị ứng

– Bệnh hô hấp: nhiễm độc cấp tính, viêm phổi…

– Bệnh ung thư, bệnh ở hệ thần kinh, bệnh thận tiết niệu, bệnh cơ quan sinh sản…

Các bệnh nghề nghiệp do các yếu tố ecgonomi (bệnh do yếu tố tổ chức lao động không hợp lý, do căng thẳng lao động…)

Do đặc tính chất của công việc phải khám, cấp cứu, chăm sóc và điều trị bệnh nhân liên tục 24/24 h nên nhân viên y tế phải làm ca, trực đêm.Công việc đòi hỏi sự tập trung, áp lực và tránh nhiệm cao, tư thế lao động không thoải mái…dẫn đến stress trong công việc, các bệnh cơ xương khớp xuất hiện.

II/ Phòng chống mắc bệnh nghề nghiệp trong nhân viên y tế.

Đặc điểm phát sinh của nhóm bệnh này gồm 3 yếu tố: nguồn gây bệnh (tác nhân); đường lây, môi trường; vật chủ lây bệnh. Về nguyên tắc để phòng bệnh phải loại bỏ đi ít nhất một trong 3 yếu tố trên bằng biện pháp sau:

Tác động lên nguồn gây bệnh bằng các biện pháp như:

+ Cách ly, cô lập nguồn gây bệnh, biện pháp này rất quan trọng đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

+ Xử lí tiệt trùng, tẩy uế các bệnh phẩm,sinh phẩm, chất thải ( phân, nước tiểu), các đồ dùng bị nhiễm bệnh.

+ Vệ sinh, tẩy uế thường xuyên vật dụng, nhà cửa nơi làm việc.

+ Xử lí chất thải đúng nơi quy định.

+ Trong quá trình làm việc phải cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn, tuân thủ quy trình phòng chống nhiễm khuẩn và thực hành an toàn khi sử dụng vật sắc nhọn. Phòng ngừa các tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn.

+ Thường xuyên rửa và sát khuẩn tay sau khi khám bệnh, làm thủ thuật.

+ Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, mũ, găng tay, quần áo bảo hộ…

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh đảm bảo như nước uống, thức ăn và kiểm soát tốt các vật trung gian truyền bệnh.

+ Tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn vệ sinh khi làm việc.

+ Chủ động tiêm phòng vaccin phòng bệnh: tiêm vaccin phòng bệnh viêm gan B, A; lao, quai bị, rubella, sởi, thủy đậu…

– Tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc an toàn vệ sinh bức xạ. Đo kiểm tra an toàn bức xạ ion hóa định kì nơi làm việc.

– Tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng các máy phát bức xạ ion hóa, khi sử dụng nguồn hóa chất đồng vị phóng xạ.

– Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân phòng chống bức xạ ion hóa, phòng chống tiếng ồn (nút tai)

– Đeo liều kế cá nhân và kiểm tra định kì

– Thường xuyên đo kiểm tra môi trường tiếng ồn, đo bức xạ cực tím khi sử dụng để diệt khuẩn trong phòng mổ, phòng vi sinh…

– Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với chất phóng xạ chú ý khám da, khám mắt và làm xét nghiệm huyết đồ, làm thêm các xét nghiệm khác nhằm phát hiện sớm bệnh phóng xạ nghề nghiệp

– Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với tiếng ồn: khám tai mũi họng và đo thính lực …

3.Các bệnh do hóa chất, bụi.

– Nắm được quy tắc an toàn khi làm việc với hóa chất. Nhận biết các yếu tố nguy cơ và sử trí ban đầu.

– Sử dụng đầy đủ và đúng các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân.

– Biết được độc tính hóa chất khi sử dụng, đường xâm nhập, biểu hiện bệnh và biện pháp phòng ngừa

– Nắm được các biện pháp sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn.

– Thông thoáng và giữ vệ sinh nơi làm việc

4.Các bệnh do các yếu tố ecgonomi

– Cần bố trí làm việc, nghỉ ngơi hợp lí.

– Tăng cường luyện tập thể thao và tập bài tập thích hợp giữa giờ nhằm giảm đau mỏi xương khớp

Nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, sức khỏe của người lao động nhưng thực tế họ lại được hưởng ít sự chăm sóc sức khỏe tại nơi mình làm việc giống như những người lao động khác. Năm 2011-2012, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường nay đổi tên thành Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ tiến hành quan trắc tại một số bệnh viện thuộc khu vực phía Bắc, trong đó có cả bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến trung uơng và bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến tỉnh/thành kết quả cho thấy: công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế còn nhiều hạn chế. Nhiều bệnh viện không thuờng xuyên khám sức khỏe định kì hàng năm cho nhân viên y tế. Có bệnh viện không có hồ sơ sức khỏe người lao động. Cán bộ phụ trách y tế hầu như là kiêm nghiệm và thường xuyên thay đổi nên công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế chưa quan tâm. Việc khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế không được triển khai ở rất nhiều bệnh viện.

Đểgiúp cho công tác chẩn đoán cũng như công tác giám định bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế tại các cơ sở y tế thì mỗi cơ sở y tế cần:

-Có cán bộ phụ trách an toàn vệ sinh lao động, cán bộ phụ trách y tế

– Lập hồ sơ vệ sinh lao động, đo kiểm tra môi trường lao động và có đánh giá tiếp xúc đối với yếu tố vi sinh vật (báo cáo quan trắc môi trường lao động được thực hiện theo nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2023)

– Có hồ sơ sức khỏe cho từng nhân viên y tế

– Khám sức khỏe tuyển dụng cần chú ý làm các xét nghiệm như chụp X-quang tim phổi; HBsAg, anti HCV, HIV…

– Khám sức khỏe định kì hàng năm

– Khám bệnh nghề nghiệp cho một số khoa phòng có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, mẫu hồ sơ và các chỉ định khám và xét nghiệm đối với bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm theo phụ lục 4 thông tư 28/2023/BYT

– Làm tốt công tác khai báo tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi đang làm việc. Xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính

– Cần tổ chức lớp tập huấn về an toàn lao động và phòng chống BNN ở nhân viên y tế.

Một Số Nghề Nghiệp Phổ Biến Trong Lĩnh Vực Khám Chữa Bệnh

Ngành Y là ngành chuyên tổ chức việc phòng chống bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho con người và các loại động vật.

Ngành Y vô cùng rộng lớn gồm nhiều lĩnh vực. Hiện nay, y học đang phát triển, số lượng bác sỹ tại các bệnh viên, phòng khám, phòng nghiên cứu thiếu hụt. Hơn nữa, ngày càng nhiều bệnh viện phòng khám tư nhân mở ra, đòi hỏi bổ sung đội ngũ nhân lực.

1. Bác sĩ

Bác sĩ giữ vai trò chủ lực trong khám chữa bệnh, giúp bệnh nhân ngăn ngừa bệnh từ sớm, chuẩn đón bệnh,đưa ra các phương pháp điều trị.

2. Bác sĩ đa khoa

Bác sĩ đa khoa làm việc trong các bệnh viện đa khoa, các trạm y tế tổng hợp. Bác sĩ đa khoa có kiến thức rộng về các lĩnh vực của y học, đóng vai trò bác sỹ khám chung cho cơ thể của bệnh nhân

3. Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu về một bộ phận nào đó trong cơ thể con người như chuyên khoa: răng – hàm – mắt, tai – mũi – họng, mắt, chấn thương chỉnh hình, da liễu, tim mạch, tiêu hóa,nội tiết v.v… Hoặc có thể chuyên một lứa tuổi nào đấy ví dụ như khoa lão khoa.

4. Bác sĩ ngoại khoa

Tham gia phẫu thuật cơ thể bệnh nhân để cắt bỏ các ổ bệnh, chỉnh sửa, nối ghép các bộ phận bị thương tổn v.v… Bác sĩ ngoại khoa cũng thường chuyên về một lĩnh vực nào đấy như bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật não, bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật tim…

5. Bác sĩ sản phụ khoa

Công việc của bác sỹ sản phụ khoa: khám định kỳ và không định kỳ cho các sản phụ, tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật như siêu âm, xét nghiệm,vv…để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường để có tư vấn hợp lý cho sản phụ v.v… Bác sĩ sản phụ khoa cũng là người tư vấn về chế độ dinh dưỡng và hoạt động hợp lý, phù hợp với đặc điểm cơ thể, sức khỏe, tinh thần… của sản phụ và thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ sản phụ khoa tham gia vào các công việc về kế hoạch hoá gia đình, giúp các sản phụ sinh nở v.v…

6. Bác sỹ thú ý

Công việc chuẩn đoán và chữa bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau cho các loại động vật. Ngoài ra, họ cũng tiến hành nghiên cứu và phòng chống sự lanrộng của dịch bệnh trên động vật, bảo vệ đời sống của các loại động vật, tránh lây lan cho con người.

Bác sỹ thú y thường làm việc trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, trong các đơn vị quản lý về y tế, quản lý môi trường v.v… Ngoài ra, họ cũng có thể mở phòng khám của riêng mình, chuyên nhận bệnh nhân là những vật cưng của các gia đình

7. Y tá

Có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân, thực hiện những y lệnh của bác sĩ đưa ra như: tiêm, truyền, cho bệnh nhânuống thuốc. Y tá thường xuyên theo dõi tình hình của bệnh nhân và báo cho bác sĩ các trường hợp khẩn cấp, xuất hiện biến chứng v.v…

8. Hộ lý

Bằng những biện pháp nghiệp vụ, người hộ lý dọn dẹp vệ sinh nói chung trong bệnh viện. Ngoài ra, hộ lý cũng có những hỗ trợ khi cần thiết cho các bác sĩ, y tá, bệnh nhân. Thông thường, cả y tá và hộ lý đều theo dõi tình hình sức khoẻ của bệnh nhân để báo cáo kịp thời cho bác sĩ. Hộ lý cũng được đào tạo các kiến thức cơ bản về y học.

Phòng Chống Tác Hại Của Thuốc Lá Với Bệnh Nghề Nghiệp Trong Doanh Nghiệp

Chị Bùi Châu Loan, quản lý ca công ty may Sông Đà cho biết: Đối với công nhân hút thuốc lá làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các ngành nghề có tiếp xúc với các loại hạt hay bụi bông trong ngành dệt may, hay những nơi làm việc có chất gây dị ứng như platinum … sẽ rất dễ mắc các bệnh viêm phế quản mạn tính; bệnh hen suyễn; nghiêm trọng hơn, những công nhân tiếp xúc với khói diesel, các chất trong sản xuất công nghiệp (asbestos, random, arsenic..) mà hút thuốc lá sẽ rất dễ bị ung thư. Trong những năm qua, lãnh đạo công ty và tổ chức công đoàn luôn chú trọng đến vấn đề vệ sinh lao động, trong đó loại bỏ hoàn toàn khói thuốc lá trong môi trường làm việc để sức khỏe của người lao động được đảm bảo hơn.

Hiện nay, trong toàn tỉnh có hơn 500 cơ sở hoạt động sản xuất, trong đó số người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động chiếm khoảng 30%; số lao động thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp tập trung chủ yếu tại các đơn vị khai thác, chế biến đá, khai thác khoáng sản. Riêng ngành y tế tại các đơn vị khám chữa bệnh như nhân viên chụp X-Quang, nhân viên trực tiếp khám, chăm sóc bệnh nhân lao, viêm gan…

Biết được các tác hại không nhỏ của khói thuốc lá đến sức khỏe của người lao động, các đơn vị, doanh nghiệp, xưởng sản xuất đã từng bước triển khai công tác vệ sinh lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp, đặc biệt xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá. Trong đó tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên của các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tác hại của thuốc lá đến người lao động; tiếp tục triển khai thực hiện công tác giám sát môi trường lao động; quản lý công tác khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị sản xuất có sử dụng công nhân lao động trực tiếp.

Bên cạnh đó, việc quản lý và triển khai các hoạt động tăng cường thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn còn hạn chế. Ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quyết liệt trong thực hiện Luật và công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; ý thức của người lao động chưa cao; các hình thức xử phạt chưa được thực thi… Trước tình hình đó, các Doanh nghiệp, đơn vị cơ quan, đoàn thể phối hợp và ngành y tế cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá. Cùng với phòng chống bệnh nghề nghiệp, cần tăng cường truyền thông nhằm thu hút sự quan tâm của người lao động, trách nhiệm của lãnh đạo, thay đổi thái độ, hành vi hưởng ứng tích cực chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá, để môi trường lao động trong sạch không để khói thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.Hồng Dung (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hòa Bình)

(Nguồn tin: Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Hòa Bình)

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Bệnh Nghề Nghiệp Phổ Biến, Cách Phòng Chống trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!