Xu Hướng 9/2023 # Các “Dấu Hiệu Của Viêm Xoang Bướm” Không Nên Bỏ Qua # Top 15 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Các “Dấu Hiệu Của Viêm Xoang Bướm” Không Nên Bỏ Qua # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các “Dấu Hiệu Của Viêm Xoang Bướm” Không Nên Bỏ Qua được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số triệu chứng bệnh viêm xoang bướm thường gặp như: giảm thị lực, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi, thân nhiệt cao…. Bệnh có biểu hiện khá giống với các bệnh cảm cúm, viêm mũi dị ứng. Do đó, nếu chủ quan, áp dụng sai biện pháp điều trị sẽ khiến bệnh nặng hơn, đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Theo bác sĩ Phương Liên – hiện đang công tác tại Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi cho biết: “Xoang bướm nằm trong thân của xương bướm, hai xoang không cân xứng. Xoang bướm thuộc nhóm xoang sau, nằm sâu dưới nền sọ, gần với hốc mắt, dây thần kinh thị giác, xoang tĩnh mạch hang và tuyến yên. Vì nằm trung gian giữa các vị trí quan trọng nên khi hốc xoang bướm bị viêm sẽ rất dễ ảnh hưởng đến khu vực trên. Viêm xoang bướm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên các vấn đề về thị giác, viêm tai, thậm chí viêm màng não.”

I. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang bướm

Viêm xoang bướm là hiện tượng lỗ xoang bị bít tắc. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn, nấm, môi trường bị ô nhiễm, lam dụng thuốc kháng sinh, cơ địa dị ứng, hoặc có thể do các chấn thương gây vẹo vách ngăn hoặc tạo ra khối u nhỏ ở mũi đều có thể là tác nhân gây ra bệnh viêm xoang bướm.

1. Chảy dịch mũi

Đối với những người mắc viêm xoang nói chung và viêm xoang bướm nói riêng, chảy dịch mũi là biểu hiện dễ nhận thấy nhất. Nhiều người bị chảy dịch mũi cho rằng mình bị viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, dịch mũi viêm xoang bướm có thể chảy ra ngoài lỗ mũi, nhưng phổ biến hơn dịch thường chảy xuống khu vực mũi, họng khiến người bệnh có cảm giảm khụt khịt mũi hoặc lờ đờ ở cổ họng do mắc chất nhầy kết dính, muốn khạc nhổ.

2. Thân nhiệt tăng cao

Do sự tấn công của vi rút gây bệnh, những người bị viêm xoang bướm thân nhiệt thường cao hơn bình thường, có khi sốt cao, nhiều khi có cảm giác rét run dù trời đang rất nóng. Những dấu hiệu trên khá dễ nhầm với cảm cúm hay sốt nhẹ nên không ít người bệnh nảy sinh tâm lí chủ quan, xem thường, tự mua thuốc điều trị, đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.

3. Thị lực bị suy giảm

Xoang bướm nằm khá gần mắt và dây thần kinh thị giác nên khi xoang bướm bị viêm rất dễ ảnh hưởng đến mắt. Không ít trường hợp viêm xoang bướm làm cho mắt mờ đi, chỉ đến khi bệnh đỡ thì mắt mới sáng lại. Một số trường hợp viêm xoang bướm chuyển sang giai đoạn nặng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mắt như: phù nền màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu ra phía trước hay mắt di chuyển khá khó khăn và thường lan nhanh qua hai bên mắt.

Khi cảm thấy thị lực có dấu hiệu suy giảm, không nên chần chừ mà đến ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị triệt để, tránh để thị lực suy giảm, có thể dẫn đến mù lòa.

4. Nhức đầu âm ỉ

Đau đầu là triệu chứng dễ bắt gặp với người bị viêm xoang bướm. Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí đỉnh đầu, âm ỉ và kéo dài đi kèm với cảm giác chóng mặt, choáng váng. Nhức đầu xuất hiện khi nhiệt độ thay đổi đột ngột như ra nắng, vào phòng máy lạnh. Đau ở đỉnh đầu dữ dội hoặc đau hai bên đầu thái dương như có vòng xiết lấy đầu, đau sâu trong ổ mắt hoặc cơn đau tỏa rộng khiến bệnh nhân không định vị chính xác chỗ đau nhức.

5. Các triệu chứng đi kèm khác

Bên cạnh các triệu chứng trên, người bị bệnh viêm xoang bướm thường xuyên cáu gắt, khó chịu, chán ăn, lười suy nghĩ. Tình trạng này diễn ra lâu dài làm sức khỏe bị giảm sút, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

II. Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị viêm xoang bướm

Viêm xoang bướm cùng những triệu chứng của nó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày, giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, khi mắc các dấu hiệu trên, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để tránh bệnh trở nên nặng hơn:

1. Giữ ấm vùng cổ, ngực, và mũi, nhất là vào mùa đông.

Viêm xoang dễ hình thành và tái phát (với những người có tiền sử mắc bệnh) trong thời tiết ẩm, lạnh, lúc giao mùa Do đó, bạn cần giữ ấm cơ thể để tránh luồng khí lạnhgây cảm cúm, hoặc sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh khác.

2. Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe

Việc luyện thập thể dục thể thao thường xuyên giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tránh xa được nhiều loại bệnh tật. Khi vận động, các cơ xương và khớp được vận động, thúc đẩy tuần hoàn máu. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng.

3. Ăn uống lành mạnh

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ, thực phẩm có lợi cho sức khỏe để bổ sung sức đề kháng. Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo vì chúng sẽ khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.

4. Giữ vệ sinh cá nhân

Ngăn chặn vi khuẩn thông qua đường mũi. Tránh để mũi nhiễm nấm khi tiếp xúc với mùi hôi thối. Đeo khẩu trang hoạt tính khi ra đường hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bận, độc hại.

Vì tai, mũi, họng thông nhau nên để hạn chế viêm xoang bướm tiến triển, bạn cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là tai, mũi. Khi các bộ phận này sạch sẽ, vi khuẩn sẽ không có nơi trú ngụ và hình thành ổ viêm, do đó không có khả năng gây bệnh.

Nên đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy hằng ngày.

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ để hạn chế tác nhân gây bệnh.

Tạo không gian làm việc, nhà ở trong lành với nhiều cây xanh, thoáng mát.

5. Đến gặp bác sĩ để được thăm khám

Bên cạnh việc xây dựng những thói quen tích cực như trên, điều quan trọng nhất là bạn cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh. Không tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị viêm xoang. Tránh dây dưa, chần chừ, chủ quan để bệnh chuyển biến nặng thêm.

Các Triệu Chứng Của Bệnh Giang Mai Mà Các Bạn Cần Chú Ý

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn, gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai. Triệu chứng của bệnh giang mai được chia thành 3 giai đoạn khác nhau, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, khiến cho người bệnh chủ quan.

Xoắn khuẩn có hình lo xo, có từ 6 đến 10 vòng xoắn. Ở môi trường thích hợp bên ngoài, chúng có thể sống đến 2 ngày. Mặc dù được đánh giá là xoắn khuẩn yếu, nhưng chúng chỉ bất động khi môi trường ngoài xuống dưới -20C và ở nhiệt độ cao là 45C chúng vẫn có thể tồn tại đến 30 phút.

Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng lây truyền qua nhiều con đường khác nhau:

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 1

Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 7-60 ngày, bệnh nhân có các biểu hiện của bệnh giang mai.

Giai đoạn đầu, triệu chứng giang mai đặc trưng chính là các săng giang mai, hình tròn đều, không ngứa, không đau, nền, hơi rắn, màu đỏ và không mủ… người bệnh không thấy đau đớn hay ngứa ngáy gì cả.

Săng giang mai xuất hiện tập trung ở vị trí đầu tiên mà giang mai xâm nhập vào cơ thể, chủ yếu là bộ phận sinh dục cùng hậu môn của cả nam và nữ như quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật, rãnh quy đầu ở nam; ở hai môi lớn bé, cổ tử cung và âm đạo của nữ.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2:

Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bệnh nhân bước vào giai đoạn 2 của giang mai với các biểu hiện toàn thân.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn này chính là các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không đau nổi cao trên bề mặt da; các sẩn và mảng sẩn, nốt phỏng nước, … tập trung chủ yếu ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng và các chi trên.

Ngoài ra, bệnh giang mai còn gây nên các triệu chứng toàn thân như sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, … xuất hiện từ 3 đến 6 tuần rồi biến mất.

Sau giai đoạn 2, bệnh nhân bước vào giai đoạn tiềm ẩn của giang mai. Trong giai đoạn này, giang mai hầu như không gây ra biểu hiện gì đặc biệt, nên bệnh nhân rất khó phát hiện mình bị bệnh.

Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 3

Đây là giai đoạn cuối của giang mai, bệnh gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mọi cơ quan trong cơ thể bệnh nhân, bao gồm hệ thần kinh, tĩnh mạch, gan, thận… Các biểu hiện của giang mai giai đoạn này bao gồm:

Gôm giang mai: Lúc đầu chắc, mềm dần và loét, chảy mủ. Khi mủ chảy hết thì ổ loét sẽ bị sẹo hóa, gây ra ổ loét tròn.

Củ giang mai: Xuất hiện gồ lên trên bề mặt da, màu hồng đỏ, đường kính khoảng 1cm, tập trung thành từng đám, xếp theo hình nhẫn, hình cung hoặc vòng vèo, ranh giới rõ ràng. Củ giang mai sẽ dần hoại tử, tạo loét, lành muộn và tạo sẹo.

Giang mai giai đoạn cuối có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Các tổn thương hầu như là không thể thay đổi.

Các Bệnh Áp Xe Gan

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Đây là loại bệnh hay gặp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn gan mật. Có hai loại amíp:

Entamoeba Vegetative Histolitica: thể này ăn hồng cầu và gây bệnh.

Entamoeba Vegetative Minuta: thể này ăn vi khuẩn và ăn thức ăn, không gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh là do thể hoạt động của amíp gây ra, thường xuất hiện sau lỵ amíp hoặc lỵ mạn tính. Amíp sống ở thành đại tràng gây ra áp xe và loét niêm mạc làm tổn thương thành mạch, theo các tĩnh mạch mạc treo rồi vào gan theo hệ thống tĩnh mạch cửa. Người ta thấy áp xe gan amíp thường thấy ở gan phải nhiều hơn bên trái vì gan phải nhận máu từ mạch mạc treo tràng trên, nhận máu từ ruột non, manh tràng, đại tràng. Đến gan, amíp làm tắc mạch nhỏ, gây nhồi máu và độc tố amíp gây hoại tử tế bào gan.

Triệu chứng bệnh áp xe gan amíp

Đau vùng gan, đau âm ỉ lan lên vai phải hoặc lan ra sau lưng. Áp xe gan trái thường có đau dưới mũi ức.

Sốt.

Gan to tuỳ vị trí và kích thước ổ áp xe. Rung gan (+),

Triệu chứng điển hình khi có tam chứng Fontan: đau hạ sườn phải, sốt, gan to

Ho, đau ngực phải khi có tràn dịch màng phổi phải.

Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng khác như: mệt mỏi, ăn kém, rối loạn tiêu hoá.

Biến chứng bệnh áp xe gan amíp

Vỡ ổ áp xe: khi ổ áp xe quá to hoặc ổ áp xe ở nông gần vỏ gan. Có thể vỡ vào các khoang thanh mạc như vỡ vào ổ bụng, vào màng tim, màng phổi, vỡ vào đại tràng, vỡ dưới vòm hoành tạo ổ áp xe dưới cơ hoành.

Suy kiệt: do nung mủ sâu kéo dài.

Bội nhiễm ổ áp xe: thông thường áp xe gan amíp vô khuẩn nhưng để lâu có thể bội nhiễm vi khuẩn thêm vào.

Chẩn đoán bệnh áp xe gan amíp

Siêu âm: đây là thăm dò có thể chẩn đoán nhanh bằng hình ảnh động hoặc tĩnh. Siêu âm rất tiện lợi, có thể làm trong chẩn đoán, điều trị, cấp cứu. Siêu âm không độc hại như tia X, giá thành rẻ so với các phương pháp khác, và có thể xác định số lượng, kích thước, vị trí ổ áp xe.

Soi mủ ổ áp xe có thể thấy amíp dạng hoạt động, tuy nhiên phải làm xét nghiệm ngay trong vòng 5 – 10 sau khi lấy bệnh phẩm.

Áp xe gan amíp thường có 1 ổ lớn bên gan phải.

Chọc hút ổ áp xe ra mủ màu Sô cô la, không mùi.

Điều trị bệnh áp xe gan amíp

Diệt amíp ở gan bằng : metronidazol, dehydroemetin, chloroquin.

Điều trị diệt kén amíp: intetrix.

Điều trị kháng sinh khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn.

Mổ khi ổ áp xe quá to hoặc có biến chứng.

Bệnh áp xe gan đường mật Nguyên nhân bệnh áp xe gan đường mật

Áp xe gan đường mật do vi khuẩn, thường ở người có tắc mật, sỏi mật.

Một số trường hợp do giun chui ống mật mang theo vi khuẩn từ đường ruột gây áp xe gan đường mật.

Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm

Đau hạ sườn phải.

Sốt: có thể sốt cao 39 – 40 độ kèm rét run khi có tình trạng nhiễm khuẩn huyết

Vàng da.

Trường hợp nặng có thể sốc nhiễm khuẩn: sốt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Xét nghiệm:

Công thức máu có bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, CRP tăng.

Tăng bilirubin máu, phosphatase kiềm.

Siêu âm, chup CT Scanner, Cộng hưởng từ thấy hình ảnh ổ áp xe, có thể kèm với sỏi mật, giun chui ống mật. Thường có nhiều ổ nhỏ khắp cả gan.

Chọc hút ổ áp xe ra mủ vàng hoặc trắng, mùi thối.

Cấy mủ có vi khuẩn.

Điều trị bệnh áp xe gan đường mật

Kháng sinh phổ rộng: nhóm cephalosporin thế hệ III, imipenem, new quinolon.

Điều trị theo kháng sinh đồ nếu có.

Phối hợp các nhóm kháng sinh. Nên phối hợp với nhóm metronidazol.

Giải quyết nguyên nhân tắc mật: lấy sỏi, lấy giun…

Bệnh áp xe gan do sán lá gan lớn Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Sán lá gan lớn là một ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò… Chu kỳ sinh sản của sán lá gan lớn cần phải có nước và vật chủ trung gian là các loại ốc nước ngọt. Các động vật ăn cỏ ăn phải ấu trùng hoặc người ăn phải các loại thức ăn có chứa ấu trùng thì sẽ mắc bệnh. Ấu trùng xâm nhập vào dạ dày, ruột rồi tự lột lớp vỏ, xuyên qua màng ruột, theo máu vào gan, phát triển trong gan rồi sau đó định hình ở ống mật.

Các Thể Của Bệnh Thalassemia

Thalassemia là bệnh do di truyền phải không, có thể điều trị khỏi được không?

Câu hỏi bởi: Thịnh Lộc

Thưa bác sĩ!

Tôi có đứa cháu mới được chẩn đoán mắc bệnh Thalassemia. Tôi nghe nói Thalassemia rất nguy hiểm. Bệnh này là do di truyền phải không bác sĩ? Liệu cháu tôi có thể điều trị khỏi hoàn toàn được không?

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

Chào anh!

Thalassemia là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầu người bệnh không bền, bị phá hủy sớm khiến người bệnh bị thiếu máu và ứ sắt.

Thalassemia có nhiều thể bệnh:

Nếu bị thể nhẹ có nghĩa là những người chỉ mang gen bệnh, không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.

Thể trung gian, người bệnh có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình; trẻ sinh ra vẫn bình thường, dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3-6 tuổi.

Ở thể nặng thì bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5-6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì người bệnh sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Ngoài ra, trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần.

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào thể bệnh. Trường hợp bị Thalassemia thể nhẹ thì không cần điều trị.

Bị ở thể trung gian người bệnh cần được theo dõi dấu hiệu thiếu máu, nếu có dấu hiệu thiếu máu nặng hoặc huyết sắc tố giảm thấp thì cho truyền hồng cầu lắng. Với thể nặng, cần được truyền máu thường xuyên để duy trì cuộc sống.

Ngoài ra, trẻ cũng cần được thải sắt vì ứ sắt sẽ ảnh hưởng tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu điều trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì trẻ sẽ phát triển được cân nặng, chiều cao và hoạt động bình thường.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bệnh thalassaemia thể trung bình dạng beta có phải truyền máu không?

Câu hỏi bởi: Lục Thị Huệ

Chào bác sĩ!

Cháu 25 tuổi, vừa rồi cháu thấy khó thở, chóng mặt, chân tay tê cứng. Cháu đi khám mới biết bị bệnh tan máu bẩm sinh thể trung bình dạng beta. Đến nay cháu mới phát hiện thì có phải thể nhẹ không? Hiện HGB là: 97. Nếu xuống dưới mức 90 thì cháu phải vào viện truyền máu phải không ạ? Theo tuổi già thì bệnh có nặng lên không? Cháu phải truyền rất hay không? Cháu có thể sống lâu không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Cháu được chẩn đoán bị bệnh tan máu bẩm sinh hay còn gọi là bệnh Thalassaemia, đây là một bệnh di truyền gây giảm sản xuất hoặc tạo ra huyết sắc tố bất thường. Đó là thành phần chứa trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy đến các cơ quan của cơ thể. Khi bị rối loạn sẽ dẫn tới tình trạng phá huỷ hồng cầu gây thiếu máu, thiếu ôxy của cơ thể và tác động tới hoạt động của cơ thể. Bệnh Thalassaemia được phân loại tuỳ thuộc vào chuỗi acid amin trong thành phần huyết sắc tố bị rối loạn, bao gồm chuỗi alpha và chuỗi beta.

Các biểu hiện của bệnh thường xuất hiện sớm trong vòng 3-6 tháng đầu đời như: thiếu máu mức độ nhẹ, vừa hoặc nghiêm trọng, xanh xao, da vàng, lách to, mệt mỏi, chậm chạp, biếng ăn, xương phì đại và dễ gãy, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, rối loạn nội tiết như chậm dậy thì, tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, suy tim, khó thở, bất thường ở gan, mật bệnh alpha thalassaemia: thường gây thiếu máu nhẹ hơn, mức độ thiếu máu rất thay đổi. Trường hợp nghiêm trọng nhất của bệnh alpha thalassemia là phù rau thai làm cho thai bị chết lưu trong tử cung hoặc chết sớm sau sinh. Bệnh beta thalassaemia: nếu chỉ mang gen đột biến thì có thể chỉ bị thiếu máu nhẹ và ít khi cần phải chữa trị.

Tuy nhiên trong tình huống cả hai gen beta đều bị đột biến thì tình trạng thiếu máu thường rất nghiêm trọng, cần phải truyền máu rất hay và chữa trị liên tục. Bệnh nhân thường triệu chứng ngay trong năm đầu đời và tiên lượng trong điều kiện y học hiện nay thường kém. Nếu không được chữa trị phù hợp lách, gan và tim sẽ giãn lớn. Xương trở nên mỏng và giòn. Sự tập trung bất thường của sắt (thứ phát sau khi hồng cầu vỡ) vào các cơ quan như tim, gan, tụy có thể làm cho các cơ quan này bị suy. Suy tim và nhiễm trùng là lí do gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân này.

Điều trị các phương pháp chữa trị hiện nay chủ yếu là truyền máu, chữa trị thải sắt ứ đọng trong cơ thể, cắt lách, ghép tủy. Phẫu thuật cắt lách giúp kéo giãn thời gian giữa các đợt truyền máu. Việc chữa trị bệnh phụ thuộc vào thể bệnh. Trường hợp bị Thalassemia thể nhẹ thì không cần chữa trị. Ở thể trung gian bệnh nhân cần được theo dõi dấu hiệu thiếu máu, nếu có dấu hiệu thiếu máu nặng hoặc huyết sắc tố giảm thấp thì cho truyền hồng cầu khối. Với thể nặng, bệnh nhân cần được truyền máu rất hay để duy trì cuộc sống, tránh cho không bị suy tim, tủy xương không hoạt động quá mức.

Ngoài ra, cũng cần phải thải sắt vì ứ sắt (do truyền máu) sẽ tác động tới chức năng tim, phổi và các cơ quan nội tạng. Nếu chữa trị truyền máu và thải sắt đúng chỉ định thì cơ thể sẽ hoạt động bình thường. Bình thường chỉ số hemoglobin (HGB) ở độ tuổi của cháu là 14-18 g/dl (với nam giới) và 12-16 g/dl (với nữ giới). Chỉ định truyền máu được tính theo chỉ số HGB như sau: trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu. Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu. Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu. Dưới 6 g/dl: cần truyền máu cấp cứu. Vì vậy, cháu sẽ được truyền máu theo chỉ định của bác sĩ chữa trị.

Chúc cháu luôn vui, khoẻ!

Bệnh Thalassemia có thể chuyển từ thể nhẹ lên trung bình hay không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Bác sĩ cho cháu hỏi, cháu là nữ, năm nay 25 tuổi, cháu vừa xét nghiệm máu được bác sĩ cho biết cháu bị Thalassemia thể nhẹ. Vậy bệnh này có thể chuyển biến xấu từ thể nhẹ lên trung bình hay không?

Cảm ơn bác sĩ!

Thalassemia là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầu bệnh nhân không bền, bị phá hủy sớm làm bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt. Thalassemia có nhiều thể bệnh. Nếu bị thể nhẹ, có nghĩa là những người chỉ mang gen bệnh, không thấy biểu hiện lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.

Ở thể trung gian, người bệnh có biểu hiện lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình; trẻ sinh ra vẫn bình thường, dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3-6 tuổi. Nhưng ở thể nặng thì bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5-6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to. Ngoài ra, trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. Việc chữa trị bệnh phụ thuộc vào thể bệnh.

Trường hợp bị Thalassemia thể nhẹ thì không cần chữa trị. Bị ở thể trung gian bệnh nhân cần được theo dõi dấu hiệu thiếu máu, nếu có dấu hiệu thiếu máu nặng hoặc huyết sắc tố giảm thấp thì cho truyền hồng cầu lắng. Với thể nặng, bệnh nhân cần được truyền máu rất hay để duy trì cuộc sống, tránh cho tim không bị suy, tủy xương không hoạt động quá mức.

Trường hợp của bạn cần lưu ý lối sống và phương pháp chữa trị tại nhà: tránh quá tải sắt: không tự uống các thuốc có chứa sắt. Chế độ ăn khỏe mạnh: chế độ ăn cân bằng giàu dinh dưỡng có thể làm cơ thể khỏe mạnh. Có thể uống acid folic để tăng tạo hồng cầu, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Để giữ cho xương vững chắc, nên bổ sung canxi, kẽm và vitamin D. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết khi nào nên dùng thuốc gì và thời gian trong bao lâu. Tránh bị nhiễm trùng: bằng rửa tay rất hay, tránh tiếp xúc với người bị ốm. Đặc biệt nếu đã bị cắt lách, bệnh nhân Thalassemia nên được dùng vaccine phòng cảm cúm, viêm não, viêm phổi, viêm gan B. Nếu bị sốt hoặc có biểu hiện nhiễm trùng nên đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời, khám bệnh định kỳ.

Bị bệnh Thalassemia thể bêta liệu có thể mang thai được không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Bác sĩ cho em hỏi, vợ em năm nay 25 tuổi, bị bệnh Thalassemia thể bêta, vừa rồi đi làm thấy chóng mặt đi khám mới biết bị bệnh. Vậy liệu bệnh của vợ em có bị nặng hơn theo tuổi già không ạ, và liệu có đẻ con được không ạ? Em lo quá. Bác sĩ giải đáp em với.

Em cảm ơn.

Bệnh Beta Thalassemia là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường. Di truyền lặn là người mang 1 gen bệnh di truyền thì không thể hiện bệnh, bệnh chỉ biểu hiện khi cùng mang 2 gen bệnh. Di truyền trội là chỉ cần mang 1 gen bệnh cũng có biểu hiện bệnh.

Bệnh có 2 thể chính:

Thể nhẹ: Thiếu máu nhược sắc trên công thức máu, thường không có triệu chứng lâm sàng, cơ thể phát triển bình thường.

Thể nặng: Biểu hiện thiếu máu nặng, phát bệnh từ nhỏ, luôn luôn phụ thuộc vào việc truyền máu và thải sắt suốt đời.

Vợ bạn 25 tuổi thấy chóng mặt mới đi khám và phát hiện ra bệnh, như vậy thuộc thể nhẹ. Bệnh không nặng lên khi tuổi già, và vẫn có thể đẻ con bình thường nếu không phải truyền máu nhiều. Có điều việc đẻ con phải cân nhắc về yếu tố di truyền để không sinh ra những đứa con bị bệnh di truyền như mẹ.

Nếu chồng bình thường không mang gen bệnh thiếu máu Thalassemia thì không sinh ra con bị bệnh thiếu máu Thlassemia, tuy nhiên các con đều mang 1 gen di truyền bệnh nhưng không biểu hiện bệnh (vì là bệnh di truyền lặn)

Nếu chồng không bị bệnh nhưng có mang 1 gen bệnh Thalassemia thì sẽ có 50% số con đẻ ra bị bệnh Thalassemia và 50% số con đẻ ra không bị bệnh nhưng mang 1 gen bệnh.

Vì vậy bạn nên đi khám kiểm tra xem có bị bệnh Thalassemia không, hoặc có mang gen bệnh không? Nếu bạn có mang gen bệnh thì sẽ có 50% số con đẻ ra bị bệnh. Như vậy bạn cần làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, bằng các xét nghiệm sinh thiết gai màng đệm vào tuần thứ 11 của thai kỳ, và chọc nước ối vào tuần 16 thai kỳ. Và tốt nhất là không nên đẻ con nếu bạn cũng mang 1 gen lặn của bệnh Thalassemia.

Các Bệnh Hệ Tuần Hoàn

NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ SINH BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA

Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn (tim và mạch máu) thường hay xảy ra ở tạng tâm can, tỳ, thận vì tâm chủ huyết mạch, can tàng huyết và chủ về sơ tiết, tỳ thông huyết, chủ khí sinh huyết, thận chủ cốt, sinh tinh tuỷ, sinh huyết.

Bệnh thuộc hệ tuần hoàn do 3 loại nguyên nhân gây ra: Thực chứng cơ địa và hư chứng, thực chứng do nhiệt độc, hoả độc và phong thấp nhiệt, cơ địa do huyết nhiệt. Hư chứng do sự hoạt động của các tạng, can, tỳ, thận bị giảm sút. Các nguyên nhân gây bệnh trên, gây ra các triệu chứng, bệnh do các sự rốì loạn về âm (âm hư) dương (dương hư, dương xung) khí (khí trệ, khí hư), huyết (huyết ứ, huyết hư) tân dịch giảm, đàm thấp.

Hay gặp ở các bệnh nhiễm trùng như thấp tim, bội nhiễm, ở bệnh bạch huyết.

Triệu chứng: Mặt đỏ, mắt đỏ, sốt cao vì tân dịch giảm gây khát nước, miệng khô, nước tiểu đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác hữu lực.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt, giải độc, tả hoả.

Thuốc: Kim ngân, liên kiêu, bồ công anh, chi tử, hạ khô thảo, chi mẫu…

Bài thuốc: Bạch hổ thang, Hoàng liên giải độc thang, Ngân kiều tán gia giảm.

Hay gặp ở bệnh viêm khớp cấp.

Triệu chứng: Ngoài triệu chứng nhiễm trùng toàn thân còn có các triệu chứng về khớp: Sưng, nóng, đỏ đau do phong thấp nhiệt làm khí huyết ở kinh lạc gân xương bị tắc lại (y học dân tộc cổ truyền gọi là chứng nhiệt tý).

Phương pháp chữa: khu phong thanh nhiệt trừ thấp.

Thuốc: kim ngân, thổ phục kinh, quế chi, hy thiêm, tang chi, tỳ giải, hoàng bá.

Bài thuốc: Quế chi bạch hổ thang, Quế chi thược dược tri mẫu thang, Nhị diệu thang.

Can hoả vượng, thấp nhiệt ở can kinh

Gặp ở những người cao huyết áp thể hưng phấn tăng.

Triệu chứng: Đau đầu dữ dội, mắt đỏ, mặt đỏ, táo bón họng đau khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, nước tiểu đỏ.

Phương pháp chữa: thanh can hoả, bình can tiềm dương.

Thuốc: hoàng cầm, chi tử, sài hồ (bình can), sinh địa, bạch thược (nhu can) mộc thông, sa tiền (tiết can nhiệt).

Bẩm tố tạng nhiệt, cơ địa dị ứng nhiễm trùng còn gọi là huyết nhiệt, hay gặp ở người bị thấp khớp cấp, chảy máu cam vô căn ở trẻ em.

Triệu chứng: tâm phiền, miệng khô, sốt nhưng về chiều nặng hơn, chất lưỡi đỏ giáng, hay chảy máu (dưới ra chảy máu cam, đái ra máu…) mạch tế sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lương huyết.

Thuốc: sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì, bạch mao căn, xích thược, ngân sài hồ v.v…

Bài thuốc: Tê giác địa hoàng thang, Địa cốt bì ẩm, Thanh dinh thang.

Hay gặp ở bệnh người già như xơ cứng động mạch, cơn đau vùng tim, nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng: hồi hộp, thở gấp, tự ra mồ hôi, vận động càng tăng, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi, tay chân lạnh, chất lưỡi đạm, mạch nhỏ yếu hay kêt lại. Nếu nhồi máu cơ tim gọi là tâm dương hư thoát (choáng, truỵ mạch). Ngoài các triệu chứng trên còn thêm, tự ra mồ hôi không ngừng, tứ chi quyết lạnh, môi tím nhợt, thở yếu gấp, mạch vi muốn tuyệt.

Phương pháp chữa: bổ tâm khí, ôn thông tâm dương, hồi dương cứu nghịch.

Bài thuốc: Dưỡng tâm thang: để bổ tâm khí (hoàng kì, phục linh, đương quy, xuyên khung, nhân sâm, nhục quế, thần khúc, cam thảo, bá tử nhân, viễn trí, ngũ vị tử).

Gặp ở những người thiếu máu, mất máu, sau khi đẻ, những người sau khi mắc bệnh nặng, rốỉ loạn thần kinh tim.

Triệu chứng: hồi hộp tâm phiền, dễ sợ mất ngủ, hay quên. Nếu tâm huyết hư kém, sốt nhẹ, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, chân nóng miệng khô, chất lưỡi đỏ ít rêu, mạch nhỏ nhanh.

Phương pháp chữa: dưỡng tâm huyết an thần (nếu tâm huyết hư). Dưỡng tâm âm, an thần định chí (nếu tâm âm hư).

Hay gặp ở các bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, thiểu năng tạo huyết của tuỷ xương.

Triệu chứng: nhức đầu chóng mạch, hoa mắt, ù tai, ngủ ít lưng gối yếu, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

Phương pháp chữa: tư dưỡng can thận âm.

Thuốc: Kỷ tử, thục địa thạch hộc, quy bản, bạch thược, đương quy, tang thầm.

Bài thuốc: Lục vị quy thược, Tả quy hoàn, Kỷ cúc địa hoàng hoàn.

Gặp ở người cao huyết áp, thiếu máu, xơ cứng mạch vành v.v…

Triệu chứng: đầu choáng, hoa mắt, thở ngắn gấp hồi hộp ít ngủ, sắc mặt trắng bệch, môi nhạt, mạch nhỏ vô lực.

Phương pháp chữa: Kiện tỳ an thần (bổ dưỡng tâm tỳ)

Thuốc: Hoàng kì, bạch truật, đảng sâm, long nhãn, táo nhân, viễn chí.

Bài thuốc: Quy tỳ thang.

Gặp ở ngường thiếu máu do thiếu năng tạo huyết của tuỷ.

Triệu chứng: sắc mặt trắng bệch, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi, ăn kém, mạch trầm tế.

Phương pháp chữa: ôn tỳ thận dương (ôn bổ tỳ thận).

Bài thuốc: Chân vũ thang, Bát chân thang gia thêm các vị thuốc trợ dương (ba kích, cao ban long, thỏ ty tử).

Triệu chứng: Gặp ở người xơ cứng, mạch vành gồm các triệu chứng của tâm dương hư, thận dương hư.

Phương pháp chữa: ôn bổ tâm thận, dùng các thuốc ôn bổ thận dương (phụ tử chế, nhục quế) bổ tâm huyết (đẳng sâm, đương quy), an thần, (viễn trí, bá tử nhân).

CÁCH CHỮA MỘT SỐ BỆNH HAY XẢY RA Ở CÁC BỆNH THUỘC HỆ TUẦN HOÀN

Gặp ở bệnh thấp tim, suy tim, xơ cứng mạch vành, nhồi máu cơ tim, chảy máu kéo dài…

Triệu chứng: người mệt mỏi, tay chân yếu, ngại nói, thở ngắn gấp tự ra mồ hôi, ăn kém, ngủ kém ít, sắc mặt trắng, chất lưỡi đạm, mạch yếu, vô lực, hay kết đại.

Phương pháp chữa: bổ khí.

Bài thuốc: Tứ quân tử thang.

Hay gặp ở người thiếu máu, suy tim.

Triệu chứng: da xanh niêm mạc nhợt, môi nhợt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ít ngủ, chất lưỡi nhạt, mạch phù sác vô lực.

Phương pháp chữa : Bổ huyết

Bài thuốc: Tứ vật thang, Quy tỳ hoàn, Đương quy bổ huyết thang.

Gặp ở người suy tim, thiếu máu ở thời kỳ cuối của bệnh bạch huyết…

Triệu chứng: gồm các triệu chứng của khí hư, huyết hư.

Phương pháp chữa: bổ khí huyết.

Bài thuốc: Bát chân thang, Nhân sâm dưỡng vinh quang.

Hay gặp ở người cao huyết áp, rốì loạn thần kinh tim, xơ cứng động mạch… là biểu hiện của tâm âm tư, can thận âm hư.

Triệu chứng: thường thể hiện ở thể âm hư dương xung hoặc âm hư hoả vượng. Nhức đầu hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ít ngủ, hay mê, mạch tế sác, họng khô, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, nếu thiên về hỏa vượng, mắt đỏ, mặt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ (nếu thiên về dương xung).

Phương pháp chữa: bổ âm nếu thiên về âm hư hoả vượng thì tư âm giáng hoả, nếu thiên về dương xung thì tư âm tiềm dương

Bài thuốc: Lục vị hoàn, Kỷ cúc địa hoàng hoàn (nếu âm hư dương xung)

Hay gặp ở người rối loạn thần kinh tim, bệnh xơ cứng động mạch vành… xuất hiện bệnh thuộc tâm dương hư, thận dương hư, tỳ dương hư.

Triệu chứng: hồi hộp, lưng lạnh mỏi, gối yếu, chân tay lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lẩn, mạch trầm tế dược.

Phương pháp chữa : ôn dương (nhẹ: trợ dương).

Bài thuốc: Bát vị quế phụ, Chân vũ thang.

Gặp ở người suy tim, cơn đau vùng tim, nhồi máu cơ tim, chảy máu do sung huyết gây thoát quản.

Phương pháp chữa: Hành khí hoạt huyết

Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang.

Đàm trọc (đàm thấp) nội sinh

Gặp ở những người cao huyết áp tạng béo, có cholesterol cao, cơn đau vùng tim do xơ cứng mạch vành.

Nguyên nhân: do tỳ hư không vận hóa được thủy cốc, ngưng tụ thành đàm.

Phương pháp chữa: kiện tỳ trừ thấp hóa đàm, tuỳ theo hàn đàm, nhiệt đàm mà dùng thuốc ôn hóa hàn đàm hay thanh hóa nhiệt đàm.

Bài thuốc: Nhị thần thang, Bán hạ trạch truật thang, Ôn đởm thang, Thương phụ đạo đàm hoàn.

Ngoài các phương pháp chữa ở trên, trong các bệnh thuộc hệ tuần hoàn như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn thần kinh tim, thiếu máu… người ta hay dùng phương pháp an thần. Tuỳ theo tình trạng nặng hay nhẹ người ta dùng các bài thuốc dưỡng tâm an thần (Viễn chí, Táo nhân, Bá tử nhân, long nhãn) hay các thuốc trọng trấn an thần (chu xa, hổ phách, thạch quyết minh, long cốt, từ thạch).

Tuỳ theo bệnh ở các tạng như tỳ hư không nuôi dưỡng được tâm, can dương không khắc được tâm hoả, người ta còn dùng các thuốc bổ tỳ, bổ huyết, Bình can, bổ thận phối hợp với các bài thuốc an thần để nâng cao tác dụng chữa bệnh.

Các Dấu Hiệu Sảy Thai 3 Tuần Đầu Các Mẹ Nên Chú Ý

Việc mẹ bầu bị bệnh khi mang thai, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp,…có thể làm tăng nguy cơ bị động thai.

Việc ra máu khi mang thai liên tục hoặc không liên tục tùy thuộc vào mỗi người. Nếu có những dấu hiệu sau, các mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:

Máu màu hồng đậm hoặc có các đốm máu đỏ tươi.

Có các cục máu đông hoặc thứ gì đó giống như mô.

Chảy máu nhiều hơn 1 lần trong khoảng 1 giờ.

Chảy máu đột ngột và rất nhiều như bị tràn.

Khi bạn bầu bì, chuyện chuột rút có vẻ rất phổ biến. Tuy vậy, nếu chứng chuột rút khi mang thai này liên tục xuất hiện đều đặn và kéo dài đi cùng dấu hiệu chảy máu và những cơn co thắt thì rất nhiều khả năng bạn bị sẩy thai.

Cơn đau tương tự như khi bạn có hành kinh nhưng cũng là một tín hiệu cho thấy chị em bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Do vậy khi mới đậu thai hoặc đột nhiên thấy đau bụng dưới âm ỉ, kết hợp với việc chảy máu âm đạo hoặc khó thở chị em cần nhanh chóng vào viện. Nếu được xử lý kịp thời bạn hoàn toàn có thể giữ được thai nhi.

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bà bầu nên tránh khói bụi thuốc lá, đồ ăn cay nóng trong quá trình mang thai hoặc các chất kích thích như là rượu, cafe.

Khi có dấu hiệu chậm kinh nên đi khám sớm để kiểm tra xem thai vào trong tử cung hay chưa. Có nhiều trường hợp tưởng dọa sảy thai nhưng thực tế lại bị chửa ngoài tử cung, rất nguy hiểm.

Kiêng làm việc nặng: làm việc lao động nặng trong khi có dấu hiệu dọa sảy sẽ tăng nguy cơ sảy thai.

Kiêng quan hệ tình dục: Việc quan hệ tình dục phải mất rất nhiều sức vận động của cơ và các hệ thần kinh, đặc biệt là cơ quan sinh sản tử cung và âm đạo. Quan hệ tình dục trong thời gian này làm tăng cao khả năng sảy thai.

Đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ

Một trong những cách phòng tránh sảy thai 3 tuần đầu tốt nhất là uống nước củ gai tươi, một bài thuốc được rất nhiều bà bầu tin dùng hiện nay.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

Các Phương Pháp Điều Trị Các Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Ở Phụ Nữ

Các phương pháp điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian cơ thể của phụ nữ thay đổi theo chu kỳ gây ra những thay đổi khá lớn về tâm sinh lý cũng như chu kì kinh nguyệt và cả sức khỏe. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi này chính là do là suy giảm các chức năng xủa buồng trứng nên dẫn đến suy giảm nội tiết tố estrogen. Ở trong giai đoạn này phụ nữ thường xuyên có cảm giác bốc hỏa, đổ mồ hôi, mệt mỏi, da dẻ xuống sắc….chính vì vậy mà rất cần các phương pháp điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ.

Các phương pháp điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ

Các phương pháp điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ

Bước sang tuổi 40 chị em phụ nữ lại phải đối mặt với cơn ác mộng khi bắt đầu chuyển hóa lần thứ 2 trong cuộc đời, đó chính là sự thay đổi về sức khỏe cũng như tâm sinh lý và được gọi là triệu chứng tiền mãn kinh. Để vượt qua gia đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất thì các chị em cần lắng nghe cơ thể của mình để phát hiện được các dấu hiệu được sớm và có các phương pháp điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ một cách đúng đắn nhất .như

Duy trì lối sống lành mạnh là một trong số các phương pháp điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ được các bác sỹ khuyên dùng để các chị em có thể quản lý và khắc phục được các triệu chứng tiền mãn kinh. Lối sống lành mạnh đó chính là luôn có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm canxi , vitamin D, B và cả ăn thật nhiều hoa quả cũng như rau xanh, uống nước nhiều để hạn chế được nguy cơ loãng xương, giảm stress và tốt cho tuần hoàn cơ thể… Bên cạnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì thường xuyên luyện tập thể dục thể thao cũng tăng cường cho sức khỏe và thể chất cũng như tinh thần. Ngoài ra luôn tạo ra tinh thần thoải mái, sống trong môi trường trong lành cũng làm giảm căng thẳng.

Đây được xem là phương pháp thay thế hormone, tuy nhiên biện pháp này nếu sử dụng lâu dài sẽ gặp các triệu chứng không mong muốn chính vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng

Đây là phương pháp khá an toàn và không để lại các di chứng khi sử dụng lâu dài nên ngày càng được ưa chuộng. Các loại thực phẩm chức năng này thường được triết xuất từ thiên thiên nên rất an toàn với cơ thể.

Phương pháp điều trị tiền mãn kinh ở phụ nữ bằng thuốc bổ sung nội tiết tố nữ Equelle Nhật Bản

Thuốc bổ sung nội tiết tố nữ Equelle Nhật Bản

Thuốc bổ sung nội tiết tố nữ Equelle Nhật Bản được xem là một trong phương pháp điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ hiệu quả nhất, được các chị em tin dùng nhất hiện nay. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thực vật thiên nhiên trong đó thành phần chính đó là mầm đậu nành lên men kết hợp với công nghệ hiện đại của Nhật Bản nên có các công dụng như:

– Làm đẹp da, duy trì độ đàn hồi, độ ẩm cho da, chống nhăn da và chống lão hóa da, giảm rụng tóc

– Cải thiện các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh

– Hỗ trợ hấp thu canxi giúp xương chắc khỏe

Để có sản phẩm ngay hôm nay các bạn chỉ cần truy cập vào http://shopnhatchatluong.com/ để đặt hàng hoặc liên hệ tới số điện thoại Hotline 1 : 0939.837.637 hoặc Hotline 2: 093.887.1057 để được tư vấn. Khi đến với chúng tôi bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm

Thuốc bổ sung nội tiết tố nữ equelle nhật bản

Cập nhật thông tin chi tiết về Các “Dấu Hiệu Của Viêm Xoang Bướm” Không Nên Bỏ Qua trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!