Bạn đang xem bài viết Biểu Hiện Của Bệnh Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là một bệnh đường hô hấp dưới hay còn gọi là sưng cuống phổi. tuy nhiên, bệnh chưa xuống phổi, chỉ là tình trạng viêm cấp tính ở niêm mạng phế quản. Khi bị viêm phế quản sẽ khiến cho trẻ ho nhiều, kèm theo đó là đau họng, sổ mũi.
Bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh, những bé sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hay các trẻ đang bị bệnh cúm, sởi, ho gà….
Nguyên nhân bé bị viêm phế quản
Nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gâybệnh viêm phế quản ở trẻ. Những vi khuẩn thường gặp là phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…Những vi khuẩn này có mặt sẵn trong khoang mũi – họng nhưng không ảnh hưởng đến trẻ do hệ miễn dịch đang hoạt động tốt. Hơn nữa, trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh được bú mẹ cũng sẽ thừa hưởng những kháng thể từ mẹ nên có thể ngăn chặn hiệu quả những vi khuẩn gây hại này. Tuy vậy, những lúc thế này cơ thể của trẻ mệt mỏi, sức đề kháng kém đi chính là lúc những vi khuẩn này phát triển, hoạt động mạnh mẽ, tăng độc tính khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
Không khí ô nhiễm cũng là một nguyên nhân gây những bệnh ở trẻ em. Trong đó, có viêm phế quản. Khi trẻ sống trong một môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá hay mùi của hóa chất như mùi sơn tường, sơn bàn ghế, nhà nhiều bụi bẩn…cũng là tác nhân không nhỏ khiến trẻ bị sưng cuống phổi.
Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh, cơ thể trẻ không thể thích nghi kịp cũng khiến cho vi trẻ dễ bị viêm phế quản.
Những bé sinh non và những trẻ đang mắc một số bệnh như sởi, ho gà, viêm amidan, hay hen suyễn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Dấu hiêu dễ nhận thấy khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản là bé có những biểu hiện như: cảm lạnh, ho, viêm mũi, viêm xoang. Nếu trẻ gặp những triệu chứng này mà không được điều trị kịp thời, sẽ lan nhanh đến 2 cuống phổi. Chúng làm cho khí quản sẽ bị sưng phồng, đỏ tấy và có dịch nhầy bị ứ đọng trong phổi. Và trong trường hợp này sẽ làm trẻ bị sốt trong vài ngày.
Kèm với dấu hiệu trẻ bị sốt là trẻ ho nhiều lên, đau rát cổ họng và xuất hiện đàm có đặc có màu xanh, vàng hoặc xám. Lúc này trẻ sẽ thấy mệt mỏi, đau ngực và sốt nhẹ.
Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản, mẹ xử lý ra sao?
Để phòng ngừa và trị bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
– Nên đảm bảo môi trường sống cho trẻ sạch sẽ, tránh cho trẻ hít phải những mùi hóa chất độc hại, nhất là không cho trẻ hít phải mùi thuốc lá độc hại.
– Hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn để mát trong tủ lạnh như nước đá, hoa quả, sữa hay các thức ăn chế biến sẵn. Bởi chúng sẽ khiến trẻ dễ bị viêm họng. Cho bé ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
– Khi trẻ nằm máy lạnh, cần chú ý tăng chỉnh nhiệt độ phù hợp, chỉ nên chênh vênh với nhiệt độ bên ngoài 2 đến 3 độ, không nên để quạt của máy điều hòa chĩa thẳng vào cơ thể trẻ và cũng không nên cho trẻ nằm lâu trong điều hòa. Đối với những trẻ nằm quạt, cha mẹ cũng cần chú ý không nên bật quạt số to và để quạt chĩa vào người trẻ, nên dùng quạt nhẹ, cho quạt quay cho không khí thoáng nhẹ.
-Giữ ấm cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa, không nên mặc quần áo quá dày, không thấm được mồ hôi làm trẻ dễ bị cảm lạnh.
-Khi trẻ bị bệnh, nên cho trẻ uống nhiều nước, nước giúp cho đường khí ẩm hơn và làm loãng đờm, để bé tống đờm ra khỏi đường hô hấp nhanh hơn. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tăng cường cho bé bú mẹ hoặc bổ sung nước cho trẻ qua sữa công thức.
– Bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm hàng ngày, thực phẩm bổ sung có chứa các thành phần như: Immune Alpha, Sữa non, FOS (chất sơ hòa tan) …giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung các khoáng chất giúp con khỏe mạnh, cứng cáp: Canxi, Vitamin D3, MK7, Magie, Mangan…để trẻ phát triển toàn diện.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, bệnh mãn tính… Chính vì vậy, mẹ cần chủ động phòng bệnh cũng như có cách xử lý khoa học để tránh bệnh diễn tiến nguy hiểm cho bé.
#1 Biểu Hiện Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Nguyên nhân đầu tiên là do thời tiết lạnh, bé bị ho, cảm cúm do phổi của bé còn yếu chưa kịp thích nghi nên dễ bị nhiễm trùng khi vi khuẩn hay virus kẹt vào phổi. Chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng.Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm.
Trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các dụng cụ, môi trường, người chăm sóc nếu không được vô trùng.
Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi do hít phải nước ối, phân su đã nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ lúc trẻ chuẩn bị chào đời.
Do thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí. Vì vậy trong quá trình mang thai, mẹ phải kiểm tra định kỳ, nhất là vào giai đoạn cuối để phát hiện sớm tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, những trẻ sơ sinh thiếu cân, sinh non thì các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên dễ bị trào ngược thực quản, dạ dày khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, gây các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái mắt. Lượng sữa hít vào càng nhiều thì triệu chứng càng nặng, có thể gây ra viêm phổi.
Trẻ sơ sinh bị các bệnh như viêm da, viêm khoang miệng, viêm dây rốn cũng có thể dẫn đến bệnh viêm phổi.
Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường rất ít, rất khó nhận biết. Vì vậy cha mẹ cần chú ý nếu thấy trẻ có những biểu hiện như:
Vào những ngày thời tiết thay đổi, giao mùa nếu thấy trẻ bỗng bú ít hơn, quấy khóc khi đang bú, thêm vào đó là có giấc ngủ bất thường, ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường thì cần theo dõi chặt chẽ.
Về cách thở, mẹ nên quan sát các bé thở qua cánh mũi. Khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng việc cần làm ngay là vén áo lên để quan sát ngực bé. Thấy bé thở mạnh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diến biến nặng.
Trẻ dưới 2 tháng tuổi được cho là thở nhanh khi bé thở từ 60 lần/phút. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần/phút. Trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút.Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú. Mẹ đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt. Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp thở.
Ngoài ra còn có một số biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh khác như:
Sốt trên 37 độ C và hoặc hạ thân nhiệt
Ho vừa đến nặng, thường là ho thành tiếng
Đau ngực, không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho của bé,thấy bé khó chịu, khó thở lúc ho.
Nôn khi bé ho hoặc sau khi bé ho.
Tím tái quanh môi và mặt do bị thiếu ôxy
Thở rít, mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có nguy hiểm không?
Nếu để tình trạng bệnh kéo dài bé bị viêm phổi nặng sẽ kéo theo những biến chứng như:
Viêm màng não để lại nhiều di chứng không thể phục hồi như rối loạn thần kinh, tổn tương não vĩnh viễn, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động…
Nhiễm trùng máu
Tràn mủ màng phổi
Tràn dịch màng tim, trụy tim
Tình trạng kháng kháng sinh
Gây còi xương
Nặng hơn nữa bé có thể tử vong
Biện pháp phòng bệnh viêm phổi hiệu quả cho em bé sơ sinh
Trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi nên được chuyển đến cơ sở y tế cấp cao dể được điều trị bằng kháng sinh và thở ôxy để mau hết bệnh.
Mẹ cần đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin Hib, DTaP, MMR, cúm, thủy đậu và phế cầu khuẩn để giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi.
Mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ và cũng lưu ý vệ sinh sạch sẽ những khu vực hoặc đồ vật bé cầm nắm có thể chứa mầm bệnh như đồ chơi, nắm cửa, tay nắm tủ lạnh,…
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu cũng góp phần tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng tránh bệnh tật, viêm phổi cũng không ngoại lệ.
Kể cả người chăm sóc cũng như các vật dùng cho bé cũng cần sạch sẽ để con không tiếp xúc với nguồn lây bệnh.
Dấu Hiệu Viêm Phế Quản Ở Trẻ Và Cách Phòng Tránh Bệnh Ở Trẻ Sơ Sinh
Viêm phế quản ở trẻ em thường là tình trạng viêm phế quản cấp tính, nếu không tập trung điều trị, các triệu chứng sẽ kéo dài dai dẳng, bệnh sẽ thường xuyên tái phát và nhanh chóng trở nặng diễn biến thành mãn tính. Do đó, để tránh những hậu quả nghiêm trọng, di chứng và biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần nắm được các kiến thức cơ bản nhất về các dấu hiệu viêm phế quản và cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ em.
Trường hợp đường thở dưới hoặc cuống phổi của trẻ bị vi khuẩn tấn công gây sưng đau, viêm nhiễm nhưng nhu mô phổi chưa bị ảnh hưởng được xác định là bệnh viêm phế quản. Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ đầu tiên thường là ho nhiều, nếu không thể kịp thời điều trị sẽ dẫn đến viêm nhiễm lan dần xuống nhu phổi dẫn đến bệnh viêm phổi.
Viêm phế quản ở trẻ em thường xảy ra cùng hoặc sau thời gian trẻ bị cảm cúm, ho gà, sởi… hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn cùng tính chất khác.
Các loại viêm phế quản ở trẻ
Phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và vị trí bị viêm, người ta chia viêm phế quản ở trẻ thành 3 dạng khác nhau:
– Viêm tiểu phế quản: đây là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi mà chủ yếu tập trung vào những trẻ từ 3-6 tháng tuổi. Viêm tiểu phế quản là bệnh lành tính, trẻ có thể sẽ tự khỏi và không có biến chứng kéo theo. Một số trường hợp nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị. Nguyên nhân chính của bệnh viêm tiểu phế quản là do vi khuẩn tấn công vào cuống phổi. Triệu chứng thường là ho và sổ mũi, đôi khi khó thở nếu vi khuẩn làm sưng phế quản, tăng tiết dịch nhày dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn. Do đó, cha mẹ nên nắm được các biện pháp vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên. Các bác sĩ khuyến cáo nên dùng tăm bông sạch để thấm hút bớt dịch nhày hoặc nhỏ bằng nước muối sinh lý. Trường hợp khẩn cấp trẻ cần được hỗ trở thở oxy.
– Viêm phế quản phổi: dạng viêm phế quản này thường xuất hiện khi bé bị nhiễm gió lạnh tác động xấu đến phổi vì thế hay bắt gặp khi trời trở lạnh hoặc ở những nơi môi trường quá ô nhiễm tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào phổi qua đường mũi họng. So với viêm tiểu phế quản thì viêm phế quản phổi có phần nguy hiểm hơn vì có thể dẫn đến các biến chứng suy hô hấp gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Để phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ nhỏ, ngay từ khi mang thai, mẹ cần chủ động chăm sóc sức khỏe cho mình và thai nhi tránh trường hợp sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng, đề kháng yếu. Ngoài ra nên đưa trẻ đi tiêm chủng định kỳ đầy đủ.
Nguyên nhân bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Như đã nói, tương tự với các bệnh hô hấp khác như viêm họng, viêm amidan, ho gà hay cảm cúm… tác nhân chính dẫn đến viêm phế quản ở trẻ là sự tấn công của virut dẫn đến bội nhiễm. Những loài vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm phế quản gồm: phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn… Khi sức đề kháng của trẻ thuyên giảm hoặc tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết, những vi khuẩn này sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, lợi dụng thời cơ tấn công hệ tai – mũi – họng gây các chứng sổ mũi, cảm lạnh, ho, viêm mũi, viêm xoang.
Ngoài tác nhân chính là sự tồn tại của vi khuẩn tồn tại sẵn trong cơ thể, các yếu tố từ bên ngoài môi trường như khói bụi, khói thuốc lá, khí độc… cũng được xem như những tác nhân thường xuyên gây viêm phế quản ở trẻ. Càng sống trong môi trường ô nhiễm, bệnh sẽ càng dễ phát triển thành mãn tính. Thêm vào đó, một số dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường xuất hiện sau khi trẻ tắm quá lâu, dùng nước lạnh, ngồi điều hòa, quạt quá lâu.
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản thường gặp nhất
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản thường không thực sự đặc trưng và rõ ràng. Những biểu hiện đầu tiên thường gặp là trẻ quấy khóc, bỏ bú, nôn ói, kém ăn thậm chí khó thở và tức ngực. càng về sau, triệu chứng ho và khó thở càng tăng nặng hơn. Nếu trẻ có xuất hiện hiện tượng sốt, ho kéo dài quá 1 tuần thì nến đưa trẻ đi khám vì khả năng mắc viêm phế quản là rất cao.
Cụ thể, dấu hiệu viêm phế quản của trẻ em khác nhau ở mỗi giai đoạn
Giai đoạn khởi phát: biểu hiện viêm phế quản ở trẻ nhỏ ở giai đoạn này là ho khan, hắt hơi, sốt nhẹ, sổ mũi, nghẹt mũi.
Giai đoạn phát triển: lúc này trẻ số cao hơn, thở khò khè, phải há miệng để thở. Da dẻ xanh xao, tim tái, rối loạn tiêu hóa nhẹ.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh được điển hình bằng biểu hiện bỏ bủ, sốt, da tím tái. Khi gặp hiện tượng này, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Cách phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ
Đối với trẻ em, viêm phế quản là bệnh tương đối nguy hiểm chính vì thế, cha mẹ cần chủ động các biện pháp phòng bệnh cho bé. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để cách phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ em, bao gồm các biện pháp sau đây:
Cho trẻ uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để tránh hiện tượng tắc nghẽn sung huyết
Mùa đông, không khí thường khô hanh, nhiều bụi bẩn và khói thuốc làm bé khó chịu, khí quản bị sưng tấy, cha mẹ nên sử dụng máy làm ẩm không khí và giữ vệ sinh nhà của, vật dụng cá nhân của bé.
Không nên lơ là và xem nhẹ những chứng ốm vặt của trẻ. Điều trị dứt điểm khi trẻ bị cảm lạnh, cúm để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này.
Vào mùa đông, nên giữ ấm cho trẻ đầy đủ, hạn chế ra đường vào sáng sớm, tối khuya, khi gió to.
Nếu thấy bé có các dấu hiệu là như mặt tái, thở dốc, ho ra máy, cha mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ em không khó nhận biết, các cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ em cũng không phải khó thực hiện, điều quan trọng là người lớn không nên chủ quan để phát hiện bệnh kịp thời, điều trị dứt điểm, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Bệnh Viêm Tiểu Phế Quản Ở Trẻ
Viêm tiểu phế quản là bệnh phổ biến ở trẻ, thường gia tăng vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết chuyển lạnh – yếu tố thuận lợi cho virut gây bệnh phát triển tấn công trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Nguyên nhân và biểu hiện
Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, thường là do các virut, đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp (virut Respiratoire Syncytial), chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh.
Viêm tiểu phế quản thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì giai đoạn này phổi và hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Biểu hiện ban đầu thường là ho, chảy nước mũi trong, sốt, sau đó trẻ có triệu chứng khò khè, thở nhanh nông, bú càng ngày càng kém… Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi xẹp phổi, viêm tai giữa.
Nếu không được điều trị bệnh sẽ diễn tiến nặng, trẻ khó thở, bỏ bú, tím tái, suy hô hấp và có thể tử vong. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch thì nguy cơ càng cao.
Cho trẻ bú mẹ ngay từ lúc mới sinh đến 2 tuổi. Điều quan trọng là người mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh nhằm đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng. Người mẹ sẽ cần ít nhất thêm 500kcal so với mức năng lượng thường ngày trong giai đoạn cho con bú. Trong suốt thời kỳ cho con bú, cần lưu ý đặc biệt tới các loại đồ ăn giàu canxi như các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên cám, rau lá xanh, các loại hạt hay các loại cá. Các chế phẩm bổ sung vitamin sẽ giúp tăng thêm nguồn vitamin trong sữa mẹ.
Chú ý dinh dưỡng cho trẻ, ăn dặm đúng cách. Tùy thể trạng từng bé, có thể tập cho trẻ ăn dặm từ từ, bắt đầu từ 5 – 6 tháng tuổi trở đi, bữa ăn của trẻ phải bao gồm đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng chính: Tinh bột; chất đạm; rau, trái cây; dầu thực vật.
Cho trẻ uống đủ nước. Chú ý mặc quần áo thích hợp cho trẻ, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm trong mùa đông, không để trẻ bị lạnh hay ra quá nhiều mồ hôi. Giữ cho môi trường trẻ ở được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ. Tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh bị viêm đường hô hấp và tiêm phòng đầy đủ.
Đối với trẻ bị bệnh tim, phổi bẩm sinh càng cần được chăm sóc và lưu ý kỹ hơn vì trẻ dễ mắc bệnh và tiến triển xấu. Đối với trẻ bình thường, khi có những biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, bú kém, bỏ bú… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Theo Suckhoedoisong
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Cập nhật thông tin chi tiết về Biểu Hiện Của Bệnh Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!