Bạn đang xem bài viết Bị Phỏng Dạ Có Được Tắm Không? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rất nhiều cha mẹ cho rằng, khi con mắc phỏng dạ (thủy đậu) cần kiêng nước, kiêng gió, vì vậy nên hạn chế tắm cho trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quan niệm này hoàn toàn sai lầm, thay vì thắc mắc bé bị phỏng dạ có được tắm không cha mẹ nên tìm hiểu tắm cho con như thế nào để đảm bảo an toàn.Vì sao bị phỏng dạ không cần kiêng nước?
Phỏng rạ (thủy đậu) là bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus Varicella zoster gây nên. Nếu đã từng mắc bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời và không bị tái lại lần hai.
Triệu chứng của bệnh rất điển hình: Người lớn, trẻ con có thể mệt mỏi, chán ăn, bắt đầu sốt sau 24-48h, sang ngày thứ 3 trên da có hiện tượng phát ban, thường là toàn thân nhưng tập trung nhiều ở vùng đầu mặt. Ban đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng nốt sẽ nổi phồng trên da và chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong với kích thước từ 3-10mm.
Bị phỏng dạ không cần kiêng nước
Vì phỏng rạ là bệnh nhiễm trùng cấp tính nên trên da người bệnh có chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, do đó vấn đề vệ sinh da, giữ cho da luôn sạch sẽ thoáng mát là điều vô cùng quan trọng.
Trong khi đó, rất nhiều người vì nghe theo quan niệm xưa cũ của ông cha nên thắc mắc phỏng rạ có được tắm không? Các chuyên gia cho biết, quan niệm xưa cũ hoàn toàn sai lầm, nhiều người vì kiêng nước không tắm rửa nên đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển làm tình trạng bệnh nặng hơn và tăng nguy cơ bị bội nhiễm gây nguy hiểm cho người bệnh.
Do đó, câu trả lời là: Bị phỏng rạ không cần kiêng nướ c, ngược lại người bệnh cần thường xuyên vệ sinh cá nhân để tránh viêm nhiễm.
Bị phỏng rạ tắm thế nào cho an toàn?
Phỏng rạ có được tắm không? Phỏng rạ không cần kiêng nước, cần vệ sinh cơ thể hàng ngày, nhưng không có nghĩa người mắc bệnh phỏng rạ có thể tắm như người khỏe mạnh bình thường, ngược lại người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc khi tắm để đảm bảo an toàn.
Nên tắm bằng nước ấm, không dùng xà phòng, sữa tắm để tránh gây bội nhiễm
+ Không sử dụng xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất hoặc các loại lá tắm không rõ nguồn gốc vì có thể gây kích ứng, nhiễm trùng và bội nhiễm da. Thay vào đó, người bệnh nên tắm bằng nước ấm có pha Bột tắm trẻ em Nhân Hưng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn đỏ và làm sạch da, giúp hỗ trợ điều trị bệnh phỏng rạ dạ hiệu quả nhanh.
+ Không tắm nước lạnh, tắm bằng nước ấm để giảm triệu chứng kích thích tổn thương do ngứa, đồng thời làm sạch bề mặt da tránh nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn. + Không nên tắm quá lâu, cần tắm ở nơi kín gió không tắm ở nơi có gió lùa, không được chà sát, gãi làm vỡ các nốt phỏng. Nên tắm ở nơi kín gió
Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, người bệnh cần tăng cường ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng và phòng ngừa biến chứng. Nếu sốt cao, nên dùng thuốc hạ sốt bằng paracetamol, không dùng aspirin vì có nhiều tác dụng phụ. Trong trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm cần đưa người bệnh tới ngay các trung tâm y tế uy tín để kịp thời xử lý.
+ Sau khi tắm xong, người bệnh dùng khăn tắm mềm, nhẹ nhàng thấm khô nước.
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh phỏng rạ là phương pháp hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng khi trẻ được 1 tuổi.
+ Quần áo cần được thay hàng ngày, người bệnh nên mặc quần áo chất liệu cotton thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Không mặc quần áo bó sát sẽ khiến các nốt phỏng dạ bị vỡ.
Nếu Không May Bị Sởi Có Được Tắm Không?
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh vì sức đề kháng còn non yếu. Vì vậy, mọi người cần lưu ý trong phòng ngừa và điều trị sởi sớm, để từ đó có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm cho người mắc.
Các dấu hiệu bệnh sởi đầu tiên thường xuất hiện trong vòng 4 -10 ngày sau khi bạn bị nhiễm virus sởi. Cụ thể chúng có biểu hiện như:
– Các triệu chứng giống như cảm cúm: Chảy nước mũi, nước mắt, mi mắt sưng phồng, hắt hơi sổ mũi, ho khan, họng đỏ;
– Mệt mỏi, mắt cộm đỏ, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng;
– Biếng ăn, người hâm hấp sốt vài ngày rồi đột nhiên sốt hơi cao, tai lạnh hoặc ỉa lỏng, ngủ hay giật mình;
Người bị sởi có thể gặp nguy hiểm nếu không chữa trị sớm
– Sốt cao, có thể lên tới 40 độ;
– Mệt mỏi, thiếu sức sống;
– Đau mỏi người;
– Nổi ban: Các hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà/xám, quanh có viền đỏ, thường thấy xuất hiện nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên);
– Sau vài ngày, các vết ban màu đỏ nâu sẽ xuất hiện;
Người bị sởi thường ủ bệnh trong 3 ngày, nổi ban 3 ngày. Và các nốt ban thường mọc từ sau tai, mặt, cổ, lan xuống các chi. Sau đó sẽ bay đi theo thứ tự mọc với những trường hợp không xảy ra biến chứng. Còn với những người có biến chứng thì cần phải xử lý sớm để không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Với câu hỏi: Bị sởi có tắm được không? Thông thường, khi thấy người thân hoặc trẻ bị sởi, rất nhiều bạn nghĩ sẽ phải kiêng tắm, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trong suốt thời gian bị sởi, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân, thì trước hết người bệnh sẽ cảm thấy bức bối, khó chịu và nếu cơ thể không được vệ sinh tắm rửa hàng ngày sẽ khiến da dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm, các loại vi khuẩn virus có hại sẽ dễ dàng tấn công cơ thể hơn.
Tắm rửa khi bị sởi là việc bạn nên làm
Vì vậy, khi bị sởi bạn không cần phải kiêng tắm, bù lại, bạn nên vệ sinh thân thể cho sạch sẽ, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi đang bị sởi mà tắm bằng nước lạnh là không được. Bởi, cơ thể người bệnh lúc này đang yếu, vì vậy việc tắm rửa cần hết sức thận trọng nếu không dễ khiến người bệnh bị cảm và virus sởi sẽ tấn công mạnh hơn, đồng thời, bạn có thể gặp một số bệnh nguy hiểm khác mà không lường trước được.
Việc tắm rửa vệ sinh hàng ngày đối với người bị sởi là vô cùng cần thiết, để đảm bảo an toàn, mọi người cần chú ý:
– Tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió và lau khô người sau khi tắm để giảm ngứa và không gây nhiễm trùng da.
– Không tắm suồng sã, có thể thực hiện bằng cách lau từng bộ phận, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay, ngực, bụng, lưng, hai chân… Làm sạch phần nào thì thấm khô và mặc đồ rồi mới tiếp tục. Bạn nên chú ý cần nhẹ nhàng, tránh tình trạng cọ sát vào các vùng da đang bị phát ban.
Bệnh sởi không có biện pháp điều trị chuyên biệt nào cả. Cách tốt nhất để không bị bệnh là bạn nên tiêm vacxin phòng sởi ngay từ lúc nhỏ. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 – 10 ngày. Điều trị sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và phòng ngừa biến chứng. Với thể sởi lành tính, bạn có thể tới khám bác sĩ và sau đó về nhà điều trị.
Tiêm vacxin sởi là cách tốt nhất bạn nên thực hiện
Cần cách ly người bệnh tại phòng riêng, ngay khi mới sốt và viêm họng. Đảm bảo phòng phải thoáng, sáng, tránh gió lùa và không nên tiếp xúc với những người khác.
Hàng ngày vệ sinh da, răng – miệng – mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: Rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; Thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để nguội). Nên súc miệng và nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dùng thuốc nhỏ mắt, mũi chuyên dùng khoảng 3 – 4 lần/ngày.
Để tránh lây nhiễm cho mình và những người khác, khi tiếp xúc với nguồn bệnh bạn cần đeo khẩu trang. Rửa tay kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh. Rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho người bệnh.
Khi bị sởi, người bệnh nên được bổ sung nhiều rau chân vịt, củ cải trắng, cà rốt, táo, lê,… để cung cấp năng lượng và giúp da nhanh chóng hồi phục.
Không nên ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như: những loại thủy sản, cá rô, cá chép, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, những loại côn trùng như kén nhộng, rau kích thích như ớt, rau thơm, những gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải… Bổ sung protein cho người mắc sởi bằng cách uống sữa đậu nành mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh sởi bằng sản phẩm thảo dược
Với kiến thức giúp trả lời cho câu hỏi bị sởi có được tắm không, hi vọng bạn đã có cái nhìn đúng đắn trong việc chăm sóc người bị bệnh sởi. Trước những biến chứng nguy hiểm mà virus sởi gây ra, mọi người cần phải có biện pháp phòng ngừa, điều trị cho kịp thời. Để cải thiện bệnh sởi, ngoài việc lưu ý chế độ dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày thì hiện nay, trên thị trường có một loại kem bôi sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo,… được bào chế từ thảo dược tự nhiên – rất an toàn cho người dùng và được các chuyên gia đánh giá cao. Đó chính là gel Subạc .
Sản phẩm giúp cải thiện bệnh sởi hiệu quả
Gel Subạc có được tác dụng hiệu quả và an toàn như vậy là nhờ vào các thành phần có trong sản phẩm như: Nano bạc , dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ), chitosan…
Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạc và tác dụng này càng được nhân lên khi chúng được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Nano bạc có tác dụng cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn; tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nano bạc kết hợp với dịch chiết neem, chitosan có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự nhiễm trùng, đặc biệt khi dùng sản phẩm bôi lên da sẽ làm mềm, tạo cảm giác mát trên da, đặc biệt, giúp chúng có khả năng giúp tái tạo da nhanh, ngăn ngừa sẹo một cách hiệu quả, an toàn. Vì thế, gel Subạc sẽ là sự lựa chọn thông minh cho người bị sởi hay các vấn đề tổn thương ngoài da khác như: Tay chân miệng, thủy đậu, zona, vết thương do côn trùng cắn hoặc bị bỏng…
Có rất nhiều người đã sử dụng gel Subạc để hỗ trợ điều trị virus sởi, thủy đậu, tay chân miệng,… hiệu quả.
Tiêu biểu như chị Lan có con bị nhiễm dịch sởi. Nhưng chỉ sau vài ngày bôi gel Subạc, con chị đã cải thiện bệnh sởi hiệu quả. Cùng xem chia sẻ của chị Lan .
“Khi bị sởi, bạn có thể dùng gel Subạc để cải thiện tình trạng bệnh. Trước khi dùng gel bôi, chúng ta cần phải làm sạch các tổn thương” – Để hiểu rõ hơn về tác dụng của gel Subạc và cách cải thiện sởi, mời bạn nghe tư vấn từ chuyên gia Nguyễn Hồng Hải trong tại video này:
Để được tư vấn bị sởi có được tắm không và hiểu hơn về sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 – 0916757545
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Giải Đáp Bị Thủy Đậu Có Được Tắm Không?
Mục Lục
Theo các quan niệm dân gian thì người bị thủy đậu cần phải kiêng nước và kiêng gió. Thế nên, phát sinh một vấn đề bị thủy đậu có được tắm không? Nếu bạn cũng mang thắc mắc tương tự hãy theo dõi bài viết giải đáp bị thủy đậu có được tắm không,để tìm hiểu chi tiết.
Tìm hiểu về căn bệnh thủy đậu
Đa phần người mắc bệnh thủy đậu sẽ có biểu hiện lành tính và khỏi bệnh sau khoảng một đến hai tuần hỗ trợ điều trị bài bản. Thế nhưng, một số trường hợp bị biến chứng thành viêm não úng thủy đậu, xuất huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Bệnh thủy đậu có khả năng xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào trong đời người, đặc biệt là xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ từ 4 đến 9 tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm nếu điều trị bài bản thì tỷ lệ tái phát thủy đậu cực thấp, vì trong lúc chữa trị cơ thể đã tự hình thành kháng thể miễn bệnh và ngăn ngừa nguy cơ virus xâm nhập về sau.
Phân biệt bệnh thủy đậu với các loại bệnh khác
Trên thực tế, bệnh thủy đầu có một số biểu hiện trên da tương tự như các bệnh đậu mùa, chốc lở hay tay chân miệng ở trẻ em, nên gây ra nhiều khó khăn trong việc phân biệt. Do đó, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt bệnh thủy đậu với các loại bệnh khác qua thông tin sau:
► Thủy đậu vs bệnh đậu mùa: Virus gây bệnh đậu mùa là Varioka; còn thủy đậu là Varicella Zoster. Thủy đậu có khả năng truyền bệnh ngay từ lúc ủ bệnh và chưa hề xuất hiện các nốt mụn, ngược lại đậu mùa chỉ lây lan khi mụn đã xuất hiện cho đến khi hết hẳn các nốt mụn.
Với bệnh đậu mùa khi phát hiện thường xuất hiện các chấm nhỏ trên lưỡi và miệng; trong khi bệnh nhân thủy đậu thì lại không thấy. Nếu các nốt mụn của bệnh đầu mùa nằm rải rác toàn thân, thì bệnh thủy đậu nốt mụn chỉ tập trung nhiều ở phần thân trên, lưng, cánh tay,…
► Thủy đậu vs chốc lở: Bệnh chốc lở do nhiễm trùng các vết thương trên da như trầy xước, ghẻ, bị chàm, dị ứng, mà không phải các loại virus nguy hiểm và không thể lây lan. Mụn bong bóng do chốc lở sẽ hóa đục, đóng vảy và lên da non, không hề có nguy cơ lây lan rộng trên da như bệnh thủy đậu.
► Thủy đậu vs bệnh tay chân miệng: Đa phần bệnh tay chân miệng lây nhiễm bởi nhiễm virus đường ruột chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh này có các biểu hiện như các nốt mụn nước nhỏ ở trong khoang miệng và khắp tay chân; kèm phát sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy,…
Qua những so sánh trên, người bệnh muốn biết chắc bản thân có mắc bệnh thủy đậu hay không hãy đến trung tâm chuyên khoa để được thăm khám ngay.
Biến chứng nguy hiểm mà bệnh thủy đậu gây ra
Đa phần các ca nhiễm thủy đậu hầu hết đều có biểu hiện lành tính, nhưng biến chứng của bệnh vẫn có thể xảy ra, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách. Theo bác sĩ cho hay các loại biến chứng thủy đậu có thể được chia thành 2 nhóm sớm và muộn:
Viêm phổi thủy đậu: Bệnh viêm nhiễm này thường gặp ở người lớn vào thời điểm vào ngày thứ 3 đến 5 với các biểu hiện như ho nhiều thậm chí ho ra máu, đau tức ngực, khó thở, phát sốt. Ngoài ra, một số trường hợp nguy hiểm dễ gây phù phổi, tràn dịch màng phổi.
Liệu rằng bị thủy đậu có được tắm không?
Như đã đề cập, bệnh thủy đậu là một bệnh ngoài da lành tính gây ra do virus Varicella Zoster, thời gian mắc bệnh kéo dài khoảng 15 đến 20 ngày nhưng sẽ rút ngắn nếu chữa trị đúng cách. Một số ý kiến trong việc chăm sóc sức khỏe khi bị thủy đậu cần kiêng nước, kiêng ra gió, không nằm quạt để tránh nhiễm hàn. Thế nhưng, theo hướng dẫn từ Viện Pasteur thì nguyên tắc chữa thủy đậu là điều trị triệu chứng và ngừa nhiễm trùng, nên việc vệ sinh cơ thể khi bị bệnh cũng là 1 yếu tố tiên quyết để tránh tai biến do bội nhiễm. Do đó, vấn đề được đặt ra liệu bị thủy đậu có được tắm không?
Bác sĩ cho biết, căn nguyên của thủy đậu chính là nhiễm khuẩn nấm và virus. Chính chúng làm cho da của người bệnh nổi lên các mụn nước dạng phát ban có chứa vi khuẩn.
Các nốt mụn gây ra cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, nếu trong điều kiện bị đổ mồ hôi, nóng bức, không sạch sẽ do kiêng tắm sẽ tạo điều kiện tốt để vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và phát triển thêm. Do đó, câu trả lời cho đáp án bị thủy đậu có được tắm không? thì người bệnh cần phải tắm rửa sạch sẽ để có thể loại trừ các loại vi khuẩn có trên da, từ đó bệnh sẽ được cải thiện tốt.
Ngoài vấn đề bị thủy đậu có được tắm không? thì nhiều bậc cha mẹ không trang bị đủ kiến thức về thủy đậu đã để con mình quá mức tránh gió. Điều này khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn khi các nốt viêm nhiễm vỡ ra làm lây lan dịch tiết sang các vùng da lành. Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu các nốt ban bị nhiễm khuẩn gồm: nhiễm trùng máu, viêm da, viêm màng não, viêm phổi… Chính vì thế, khi bạn vô tình mắc phải thủy đậu đừng tránh việc vệ sinh thân thể sạch sẽ kết hợp cùng tắm lá thảo dược để diệt trừ vi khuẩn, đồng thời sử dụng thuốc đặc trị theo đơn để từ đó đẩy lùi tình trạng bệnh hiệu quả.
Sốt Xuất Huyết Có Được Tắm Không
Tác giả : Như Bích
Tham vấn y khoa : BS Hà Văn Hương
Các chuyên gia y tế cho biết, vấn đề chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết vô cùng quan trọng. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhận thường có rất nhiều thắc mắc như: sốt xuất huyết có tắm được không?, có phải kiêng gió không? Sốt xuất huyết có lây không?
Sốt xuất huyết có được tắm không? – Những thông tin tổng quát về bệnh sốt xuất huyết
Các chuyên gia y tế cho biết, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Nên biểu hiện đầu tiên và điển hình của bệnh là sốt. Sốt trong sốt xuất huyết thường là sốt cao, sốt thành cơn. Có khi có những cơn rét run, nổi gai ốc. Nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể đạt 39 – 40 độ C.
Những ngày tiếp theo, người bệnh sẽ thấy có hiện tượng xuất huyết. Xảy ra sớm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3, kéo dài 3 ngày nếu bệnh nhẹ.
Trường hợp sốt xuất huyết nặng, người bệnh nhân sẽ bị xuất huyết kéo dài. Thời gian xuất huyết có thể kéo dài trên 2 tuần. Mức độ xuất huyết có thể ở mức độ nhẹ (xuất huyết da) hoặc nặng (xuất huyết cùng lúc ở nhiều vị trí hoặc cơ quan).
Sốt xuất huyết có được tắm không? Có được gội đầu không?
Sốt xuất huyết có được tắm không? Là câu hỏi được rất nhiều người bận quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cần kiêng tắm. Thay vào đó chỉ nên lau người bằng nước ấm. Bởi cơ thể còn đang mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Bên cạnh đó, khi bị sốt xuất huyết, nếu bệnh nhân tắm nước nóng hoặc xông hơi. Sẽ làm cho mạch bị dãn ra mạnh và xuất huyết nặng thêm. Ngoài ra, tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để tắm vì nước lạnh làm co mạch ngoài da nhưng lại làm dãn mạch trong nội tạng. Điều này là nguy cơ chính gây ra tử vong.
Sốt xuất huyết có phải kiêng gió không?
Như chúng ta đã biết, bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường có dấu hiệu sốt cao, có thể lên đến 39 đến 40 độ C.
Nếu như bệnh nhân chỉ có sốt nhẹ, dưới khoảng 38 độ c. Không có biểu hiện gì lạ thì người bệnh có thể ở nhà, nghỉ ngơi và theo dõi.
Bệnh sốt xuất huyết có phải kiêng gió không? Câu trả lời là có. Tốt nhất bạn nên kiêng gió, hạn chế để bệnh nhân tiếp xúc với gió ngoài trời. Để tránh bệnh nhân bị nặng hơn hoặc có thể để lại những triệu chứng nặng nề, không ngờ tới.
Đối với người xưa thì bệnh sốt xuất huyết kiêng gió, kiêng nước vì lo ngại bệnh nhân đang bị sốt, ra gió, gặp nước có thể bị lạnh đột ngột. Điều này khiến bệnh nhân có thể bị cảm mạo hoặc bị tai biến nặng thêm.
Sốt xuất huyết có lây không? – Sốt xuất huyết khi nào khỏi?
Bệnh sốt xuất huyết có lây không? Giải đáp cho câu hỏi này, ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp. Cũng không lây qua dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus. Sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”.
Như vậy, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người bệnh sốt xuất huyết không làm lây bệnh. Do đó, người nhà có thể yên tâm chăm sóc bệnh nhân.
Và để phòng tránh lây nhiễm sốt xuất huyết. Hãy dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, để loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi. Buông màn khi đi ngủ.
Theo các bác sĩ, bệnh sốt xuất huyết có diễn biến tự khỏi. Các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu để điều trị triệu chứng như: hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn.
Những lưu ý khi bị sốt xuất huyết
Ngoài những lưu ý về tắm gội, nghỉ ngơi. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, người bệnh nên tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
Cần tránh không ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích của việc này là để không bị nhầm lẫn dấu hiệu xuất huyết khi người bệnh bị nôn ói có màu xám, thâm đen bất thường. Sẽ khó phân biệt được đó có phải là do xuất huyết tiêu hóa không hay là màu thực phẩm?
Người bị sốt xuất huyết cần kiêng đồ ăn cay vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Những đồ ăn cay như gừng, ớt, mù tạt… sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Tránh xa các loại nước nhiều đường, giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc khi bị sốt xuất huyết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Phỏng Dạ Có Được Tắm Không? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!