Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Xơ Gan Có Mấy Giai Đoạn? # Top 15 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Xơ Gan Có Mấy Giai Đoạn? # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Xơ Gan Có Mấy Giai Đoạn? được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xơ gan có mấy giai đoạn phát triển? Ở mỗi giai đoạn, bệnh xơ gan thường có triệu chứng gì? Cách điều trị xơ gan như thế nào? Đó là những thắc mắc cần giải đáp của nhiều người bị mắc bệnh xơ gan. Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp những câu hỏi trên của người bệnh.

Bệnh xơ gan là gì?

Xơ gan là bệnh mạn tính về gan. Bệnh này ngày càng phổ biến với tỉ lệ người mắc ngày càng tăng. Xơ gan xảy ra khi các tế bào mô gan bị thay thế bằng các mô xơ, mô sẹo khiến gan bị chai, ảnh hưởng đến chức năng của gan.

Khi các tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan bị suy giảm, từ đó dẫn tới khả năng lọc và loại bỏ các chất độc hại của gan bị ảnh hưởng. Những chất cặn bã, độc hại này sẽ bị tích tụ trong cơ thể lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh xơ gan do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chính gây bệnh đó là do: virus viêm gan, do uống nhiều bia rượu, gan nhiễm mỡ, ô nhiễm môi trường.

Xơ gan có mấy giai đoạn? Triệu chứng của từng giai đoạn

Bệnh xơ gan có mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn có biểu hiện cụ thể ra sao? Điều đó thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn bệnh. Bệnh xơ gan được chia thành 2 giai đoạn chính là: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù.

Xơ gan còn bù

Đây là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, gan vẫn hoạt động bình thường, các tế bào gan khỏe mạnh có thể bù trừ chức năng gan cho các tế bào gan bị xơ.

Khi bị xơ gan ở giai đoạn đầu, người bệnh thường khó phát hiện ra những triệu chứng bất thường nào. Bệnh thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng lâm sàng cụ thể. Người bệnh có thể bắt gặp một số dấu hiệu như: chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, bụng bị trướng, buồn nôn.

Thời gian kéo dài của giai đoạn xơ gan còn bù ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Ở một số người, thời gian chỉ khoảng vài tuần, có người vài thắng, một số trường hợp có thể kéo dài vài năm.

Tuy nhiên, các triệu chứng ở giai đoạn này thường khó nhận biết nên người bệnh thường không phát hiện ra bệnh. Do đó, bệnh tiến triển nặng hơn, việc điều trị khó khăn hơn, đặc biệt là với những bệnh nhân uống nhiều bia rượu.

Xơ gan mất bù

Đây là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, chức năng của gan đã bị suy giảm nghiêm trọng. Các tế bào gan khỏe mạnh không còn khả năng bù trừ chức năng gan cho các tế bào gan bị xơ khác. Xơ gan mất bù khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chướng bụng và khó tiêu.

Ở giai đoạn này, bệnh xơ gan đã có những triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết xơ gan mất bù thông qua những triệu chứng:

Xuất huyết tiêu hóa: Khoảng 50% người bị xơ gan có triệu chứng xuất huyết nội tạng. Ở giai đoạn này, máu bị tắc khi đi qua gan, từ đó dẫn tới giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch thực quản dễ bị vỡ nhất, từ đó máu sẽ chảy xuống ruột non, ruột già gây xuất huyết.

Cổ trướng: Khoảng 85% bệnh nhân bị xơ gan mất bù bị cổ trướng. Dịch cổ trướng tập trung tại khoang màng bụng khiến bụng bị sưng, chảy xệ.

Vàng da: Người bị xơ gan, đặc biệt là ở giai đoạn cuối sẽ xuất hiện tình trạng vàng da. Vàng da xuất phát ở mắt, móng tay sau đó lan ra toàn cơ thể.

Não gan: Người bệnh cảm thấy lơ mơ, không tỉnh táo, ngủ gật, đãng trí, tay chân run rẩy.

Điều trị bệnh xơ gan như nào?

Ở giai đoạn đầu (xơ gan còn bù) việc điều trị dễ dàng, khả năng khôi phục chức năng thận cao. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt là có thể hạn chế sự tiến triển của bệnh. Hạn chế uống bia rượu, ăn những thực phẩm giàu chất béo, cholesterol. Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Ở giai đoạn xơ gan mất bù, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bệnh sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn, điều trị đúng cách có thể giúp chức năng gan phục hồi phần nào. Việc điều trị bệnh chỉ có tác dụng ngăn chặn biến chứng của bệnh và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được chỉ định chọc dịch cổ trướng, uống các thuốc lợi tiểu hoặc sử dụng phương pháp ghép gan tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân.

Ung Thư Gan Có Mấy Giai Đoạn Dấu Hiệu Và Diễn Biến Của Mỗi Giai Đoạn

Ung thư gan có mấy giai đoạn? Bị ung thư gan giai đoạn 1, 2, 3, 4 sống được bao lâu? Triệu chứng của các giai đoạn ung thư gan. Dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu những biểu hiện của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Bệnh K gan giai đoạn cuối và những điều cần biết. Mắc ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?

Ung thư gan có mấy giai đoạn?

Ung thư gan có mấy giai đoạn bệnh? Ung thư gan là bệnh phổ biến đứng thứ 6 trên thế giới, mỗi năm chẩn đoán thêm 782.000 ca. Theo báo cáo năm 2018 từ Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN); mỗi năm thế giới có khoảng 841.000 ca bị ung thư gan mới với 781.000 người tử vong.

Theo Uỷ ban Liên kết về Ung thư của Mỹ (AJCC) quy định ung thư gan có 4 giai đoạn:

Ung thư gan giai đoạn I:

Khối u đơn lẻ, chưa xâm lấn mạch máu.

Chưa lan tới hạch bạch huyết hay vùng lân cận nào.

Ung thư gan giai đoạn II:

Khối u đơn lẻ phát triển, xâm lấn đến mạch máu lân cận.

Có thể có nhiều khối u nhỏ dưới 5cm.

Chưa xâm lấn hạch bạch huyết lân cận hay vùng ngoài gan.

Ung thư gan giai đoạn III: Ung thư gan giai đoạn IV:

Giai đoạn IVA:

Các khối u phát triển vào mạch máu, cơ quan lân cận.

Ung thư lan tới mạch máu, hạch bạch huyết lân cận.

Chưa di căn xa.

Giai đoạn IVB:

Tế bào ung thư lan rộng ra nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Ung thư gan gồm 4 thời kỳ mới mức độ nguy hiểm khác nhau. Mọi người cần thực hiện tầm soát ung thư gan 6 tháng/lần để phát hiện bệnh kịp thời.

Bị ung thư gan sống được bao lâu là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Trên thực tế, tỷ lệ sống (tiên lượng bệnh ung thư gan) còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Đó là:

Thời điểm phát hiện ra bệnh.

Mức độ bị tổn thương của gan.

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Chỉ số nồng độ AFP.

Phương pháp điều trị ung thư gan.

Trạng thái tinh thần của từng bệnh nhân.

Vậy ung thư gan giai đoạn 1, 2, 3 và 4 thì sống được bao lâu? Trung bình tuổi thọ của bệnh nhân ung thư gan từng thời kỳ như sau:

Ung thư giai đoạn II:

Cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân khoảng 19%.

Ung thư gan giai đoạn III:

Tỷ lệ sống được 5 năm chỉ còn 11%.

Mắc K gan sống được bao lâu còn tùy vị trí khối u và tuổi tác của bệnh nhân. Thông qua số liệu trên, mọi người cần ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư gan. Từ đó, kịp thời thăm khám để có liệu pháp điều trị phù hợp.

Người bị ung thư gan di căn sống được bao lâu?

Người bị ung thư gan di căn sống được bao lâu? Tế bào ung thư gan đã bắt đầu di căn, phát triển đến các mô lân cận. Ở giai đoạn này, khả năng điều trị sẽ không còn hiệu quả. Đồng thời, việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan không còn nhiều. Cụ thể như sau:

Nếu được phát hiện và điều trị:

Khoảng 7% người ung thư gan di căn sống thêm 5 năm:

Nếu không phát hiện sớm để điều trị:

Chỉ có 2% bệnh nhân K gan sống thêm 5 năm.

Ung thư di căn, tiên lượng xấu, thời gian sống khoảng 3-6 tháng.

Bệnh nhân bị bệnh K gan di căn sống được bao lâu còn tùy vào thể trạng của mỗi người. Ung thư gan giai đoạn di căn sẽ khó để điều trị khỏi. Việc điều trị ở giai đoạn này chỉ có thể kéo dài thời gian sống; làm giảm các cơn đau do ung thư gây ra. Bởi vậy, việc tầm soát ung thư để ngăn ngừa tình trạng di căn là điều cần thiết.

Triệu chứng của các giai đoạn ung thư gan

Triệu chứng của các giai đoạn ung thư trong từng không giống nhau. Bệnh nhân và người nhà cần chú ý các biểu hiện, nhất là giai đoạn đầu. Lý do bởi tại giai đoạn này, bệnh thường có những biểu hiện mơ hồ, chưa rõ ràng; dễ nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường khác. Cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết ung thư gan giai đoạn đầu (1, 2):

Cơ thể luôn thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động nhiều.

Thường xuyên chán ăn, buồn nôn và nôn không rõ nguyên nhân.

Ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi không dứt.

Nhanh no hoặc thấy đầy hơi sau mỗi lần ăn.

Thường xuyên bị sốt cao.

Da mặt bị sạm đen mặc dù không hoạt động nhiều ngoài trời.

Đau vùng bụng trên của bên phải (hạ sườn phải).

Biểu hiện của các giai đoạn ung thư sẽ khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Bởi vậy, việc tầm soát ung thư gan là điều cần thiết để phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh ung thư gan được điều trị ở giai đoạn đầu sẽ có thể loại bỏ được các tế bào ung thư.

Những biểu hiện của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Những biểu hiện của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối rất rõ rệt. Các triệu chứng sẽ nặng nề hơn, tần suất dày đặc, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe bệnh nhân: Cụ thể các triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối (giai đoạn 3, 4) như sau:

Mệt mỏi cả thể xác, cảm xúc, tinh thần; nghỉ ngơi không thấy đỡ.

Đau dữ dội (kéo dài), gây mất ngủ, khó chịu, chán ăn, stress.

Cơn đau tức hạ sườn phải ngày một tăng lên, nặng hơn.

Sốt cao từ vài ngày tới vài tháng (ít sốt nhẹ), người mất nước.

Rối loạn tiêu hóa nặng: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng,…

Thường đi đại tiện nhiều lần/ngày, phân nát, có nhiều chất nhầy.

Đi phân nhạt màu và nước tiểu bị sẫm màu.

Gan nở to hoặc thấy rõ khối u, có thể sờ thấy.

Chướng bụng (do bị tụ dịch trong bụng), phù nề, cổ chướng.

Luôn có cảm giác ngứa da khó chịu.

Vàng da, niêm mạc với kết mạc mắt bị vàng.

Chảy máu bất thường (xuất huyết dưới da, chảy máu lợi ở răng).

Sút cân đột ngột, không rõ nguyên nhân.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối cảnh báo mức độ rất nguy hiểm. Tình trạng mệt mỏi, chán ăn hay sốt kéo dài; cùng những cơn đau dữ dội sẽ khiến bệnh nhân nhanh chóng bọ suy kiệt cơ thể. Có trường hợp bệnh nhân K gan sút hơn 6kg trong gần một tháng.

Ung thư gan giai đoạn đầu có điều trị khỏi được không?

Ung thư gan giai đoạn đầu có điều trị khỏi được không? Hiện nay, ung thư gan là căn bệnh gây tử vong cao trên thế giới. Việc tầm soát phát hiệu sớm bệnh ung thư sẽ giúp tránh được những nguy hại cho sức khỏe. Thông thường biểu hiện của ung thư gan giai đoạn đầu sẽ rất khó nhận biết. Chỉ khi bệnh đã tiến triển nặng và ở giai đoạn muộn mới thấy các triệu chứng rõ rệt.

Việc phát hiện ung thư gan ở giai đoạn đầu giúp khả năng điều trị khỏi bệnh lên đến 80%. Các tế bào gan khi đó có thể tái tạo và ngăn ngừa khối u phát triển. Bệnh K gan giai đoạn đầu sẽ điều trị khỏi khi:

Các khối u mới hình thành và có kích thước nhỏ.

Khối u vẫn khu trú, chưa có dấu hiệu di căn.

Một số phương pháp điều trị K gan ở giai đoạn sớm được áp dụng mang lại hiệu quả gồm:

Phẫu thuật cắt bỏ khối u khi mới khu trú ở lá gan.

Tiến hành cấy ghép lá gan.

Thực hiện xạ trị để tiêu diệt khối u.

Phương pháp hóa trị gây ức chế tế bào ung thư phát triển.

Bệnh K gan giai đoạn đầu có thể điều trị khỏi khi phát hiện kịp thời. Người bệnh hãy tuân thủ phác đồ trị bệnh ung thư từ bác sĩ. Đồng thời, khi thấy những triệu chứng bất thường trên cơ thể nên đi khám sớm, tránh để lâu. Việc tầm soát ung thư được nhiều bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thực hiện.

Ung thư gan giai đoạn cuối và những điều cần biết

Ung thư gan giai đoạn cuối và những điều cần biết là gì? Ung thư gan giai đoạn cuối là tình trạng khối u đã di căn xa, không thể điều trị khỏi.

Có tới 22% số ca mắc ung thư gan được phát hiện ở giai đoạn này. Khi đó, quá trình điều trị ngày càng khó khăn, tiên lượng bệnh rất thấp. Nếu không phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh nhân rất dễ tử vong nhanh chóng; thậm chí là sau 1 tháng.

Nhiều người thắc mắc ung thư gan giai đoạn cuối thì có lây không? Trên thực tế, bệnh ung thư gan không lây lan. Tuy nhiên nếu bệnh nhân mắc K gan do các bệnh mãn tính về gan (viêm gan, xơ gan); thì khả năng có thể lây lan bệnh virus viêm gan B, C qua con đường ăn uống, đường máu.

Các cách điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối thường được áp dụng:

Nút hóa chất động mạch gan.

Xạ trị nhắm trúng đích.

Kết hợp thảo dược từ Đông y để hỗ trợ quá trình điều trị.

K gan thời kỳ cuối có thể điều trị dạng đa mô thức (tùy vị trí, vùng tổn thương). Sau đó, người nhà cần chăm sóc bệnh bệnh ung thư giai đoạn cuối kỹ lưỡng. Hãy chú ý các vấn đề sau:

Cách làm giảm đau tạm thời: chườm nóng ở vùng hạ sườn bên phải.

Có thể để bệnh nhân ăn theo sở thích (kiêng uống chất có cồn).

Nếu bệnh nhân khó ăn, cho ăn bằng đường tĩnh mạch.

Chia nhiều bữa ăn nhỏ (6-8 bữa/ngày), mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng.

Nên nghiền nhỏ thức ăn để người bệnh dễ tiêu hóa.

Không để người bệnh ăn đồ quá nóng, lạnh, cay.

Chế độ ăn: tăng đạm, đường và hạn chế mỡ.

Cho bệnh nhân ung thư gan ăn nhạt.

Để bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều.

Báo bác sĩ nếu bệnh nhân biểu hiện thờ ơ, thèm ngủ, ảo giác,…

Đảm bảo phòng bệnh thật thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh.

Bệnh ung thư gan giai đoạn cuối rất dễ gây tử vong. Do đó, tinh thần và ý chí bệnh nhân là yếu tố vô cùng quan trọng để chống lại bệnh tật. Người nhà hãy động viên tinh thần lạc quan cho bệnh nhân để tránh khủng hoảng, buông xuôi.

Ung thư gan giai đoạn cuối ăn gì?

Ung thư gan giai đoạn cuối ăn gì? Ở giai đoạn cuối ung thư gan, sức khỏe của người bệnh rất yếu và khó hấp thu dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn 4 cần phải chú trọng. Người bệnh có thể tham khảo những gợi ý về thực đơn dinh dưỡng như sau:

Bổ sung thực phẩm giàu Protein:

Cung cấp khoảng 1,2g Protein/kg trọng lượng cơ thể.

Sử dụng Protein có nguồn gốc từ thực vật.

Hạn chế dung nạp chất béo, Cholesterol từ động vật.

Một số thực phẩm có Protein cao:

Súp lơ xanh, ngô ngọt, măng tây.

Khoai tây, củ cải trắng.

Đậu hà lan, đậu bắp, đậu lăng.

Thực phẩm giàu Axit Amin và khoáng chất:

Axit Amin kích thích tái tạo gan hiệu quả.

Thực phẩm chứa Magie và Trytophan:

Hỗ trợ an thần, trị mất ngủ.

Thực phẩm giàu Magie như gạo lức, hoa quả khô, lúa mì, vừng,…

Thực phẩm giàu Trytophan như thịt gà, sữa, chuối tiêu,…

Bệnh ung thư gan giai đoạn muộn nên ăn những thực phẩm nêu trên. Người bệnh nên chế biến thành các món ăn loãng, dễ tiêu hóa để gan không hoạt động quả tải. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp tăng đề kháng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Cách điều trị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh. Hiện nay, căn bệnh ung thư gan ngày càng nhiều người mắc phải. Vào năm 2000, ở Việt Nam có 5700 ca ung thư gan. Tuy nhiên sau 10 năm, số người mắc K gan đã tăng lên 9400; và dự tính đến năm 2020 sẽ có khoảng 11.000 ca.

Khi phát hiện bệnh, đa phần người mắc ung thư gan đều ở giai đoạn cuối. Điều này làm cho tỷ lệ tử vong tăng cao. Điều trị K gan giai đoạn muộn chỉ hỗ trợ giảm đau, ức chế tế bào ung thư di căn. Một số phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối được áp dụng như sau:

Phẫu thuật phần gan bị ung thư.

Thực hiện ghép gan từ người khỏe mạnh.

Sử dụng hóa trị, xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư.

Áp dụng liệu pháp miễn dịch, ngăn tế bào ung thư phát triển.

Phương pháp nút mạch gan để ngăn cung cấp máu cho khối u.

Phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn di căn giúp kìm hãm tế bào K phát triển. Tuy nhiên, ở giai đoạn này khả năng điều trị bệnh hiệu quả sẽ rất thấp. Bởi khi đó, các tế bào ung thư gan đã phát triển mạnh mẽ và lan ra mô lận cận. Người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng đề tăng đề kháng cho cơ thể nhằm kéo dài tuổi thọ.

TÁC DỤNG CỦA NẤM LIM XANH TRỊ BỆNH UNG THƯ GAN

Tác dụng của nấm lim xanh rừng Tiên Phước được dùng song song cùng liệu trình Tây y nhằm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan thời kỳ đầu (cấp tính). Với ung thư gan giai đoạn cuối (mãn tính), sử dụng nấm lim xanh có tác dụng nâng cao thể trạng, phục hồi chức năng gan và sinh lực nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Đặc biệt, uống nấm lim xanh tự nhiên có công dụng phục hồi thương tổn, không trực tiếp điều trị bệnh. Bởi vậy, tác dụng nấm lim rừng Tiên Phước đã chế biến đối với quá trình điều trị ung thư gan rất an toàn.

Nấm lim xanh Tiên Phước đã được Công ty Nông lâm sản Tiên Phước chế biến theo bí quyết gia truyền “Thanh Thiết Bảo Sinh”. Phương pháp chế biến nấm lim xanh rừng Thanh Thiết Bảo Sinh có tác dụng tốt trong quá trình điều trị ung thư gan. Phương thức cổ truyền này được gìn giữ, lưu truyền từ thời “Quảng Nam nghĩa hội” (1885), tính đến nay đã được hơn 200 năm. Sản phẩm nấm lim tự nhiên chế biến theo phương pháp gia truyền giúp tăng cường các dược chất quý với hương vị đặc sắc.

Đội ngũ thợ rừng Công ty Nông lâm sản Tiên Phước phải thu hái nấm lim xanh Tiên Phước trực tiếp từ cánh rừng Tây Nguyên, Trường Sơn và Nam Lào. Công ty lập các tuyến thợ (gồm nhiều đội sơn tràng từ 3-10 người) để tìm kiếm, thu hái nấm lim xanh tại những khu vực rừng khác nhau.

Nấm lim xanh tự nhiên của Công ty Nông lâm sản Tiên Phước đã có Chứng nhận chất lượng từ Bộ Y tế (số 14477/ATTP-XNCB), Chứng nhận nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (số 4278/QĐ-SHTT), Chứng nhận về mặt khoa học của Viện Y dược cổ truyền (số 03/28/12/11/VNC/TN cấp ngày 28/12/2011), Chứng nhận của Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ (số B014205 ngày 16/03/2012).

Nấm lim xanh Công ty Nông lâm sản Tiên Phước hiện đã được phân phối tại hàng trăm đại lý trên 63 tỉnh thành. Danh sách các đại lý được công ty ủy quyền bán nấm lim xanh Tiên Phước gồm:

Hãy gọi đến hotline 0243.797.0138 hoặc truy cập vào https://namlimxanh.com của công ty để được dược sĩ tư vấn về nấm lim xanh.

Bệnh Xơ Gan Ở Giai Đoạn Đầu Có Chữa Được Không

Bệnh xơ gan ở giai đoạn đầu các biểu hiện của bệnh còn chưa được rõ ràng, kiểm tra chức năng gan vẫn hoạt động bình thường, nhưng trong mô gan đã có những chuyển biến bệnh lý rõ ràng. Bệnh xơ gan giai đoạn đầu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh xơ gan cổ trướng hoặc ung thư gan. Vậy bệnh xơ gan có chữa được không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân xơ gan quan tâm nhất hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan rất phong phú, điều trị bệnh xơ gan giai đoạn đầu cần biết được nguyên nhân gây ra bệnh, việc kịp thời ngăn chặn sự phát triển của bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân và triệu chứng của xơ gan giai đoạn đầu

Xơ gan là một trong những bệnh lý về gan có mức độ nguy hiểm bậc nhất, biểu thị bởi các tế bào gan bình thường được thay thế bởi các mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh dẫn đến là sự suy giảm chức năng gan.

Bệnh xơ gan giai đoạn đầu thông thường hầu như không có bất kỳ dấu hiệu đau đớn gì quá đau đớn, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

Xơ gan giai đoạn đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân dẫn đến. Nếu chưa trải qua kiểm tra thì rất khó có thể xác định được nguyên nhân chính xác. Nhưng thông thường, xơ gan có thể là do virus (B, C D), dinh dưỡng kém, nghiện rượu, nhiễm độc, tắc mật kéo dài, viêm xơ háo đường mật nguyên phát, suy tim….hoặc cũng có những trường hợp không rõ nguyên nhân.

Dù không mấy rõ rệt, nhưng biểu hiện xơ gan giai đoạn đầu có thể nhận biết được qua những triệu chứng như: chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng, đau vùng hạ sườn phải, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, ngứa ngáy… Những vấn đề này thường tồn tại “âm thầm” ở người bệnh, chính vì thế, phải quan sát và chú ý thật kỹ mới nhận thấy được sự biến đổi khác thường của mình.

Thời gian mắc bệnh xơ gan giai đoạn đầu thường kéo dài vài tháng cho đến vài năm sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, giai đoạn này kéo dài ngắn hay chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau (thể trạng người bệnh, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị…)

Chính vì thế, khi nhận thấy bất kỳ những triệu chứng xơ gan giai đoạn đầu như đã kể trên, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn chữa trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn cuối sẽ rất nguy hiểm và khó khăn trong chữa trị.

Bệnh xơ gan ở giai đoạn đầu có chữa được không?

Việc chữa trị xơ gan dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần đòi hỏi sự chính xác và cẩn trọng nhất. Việc sử dụng bất kỳ một phương pháp nào để chữa trị bệnh lý này cũng cần phải được sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Chính vì thế, khi thắc mắc bệnh xơ gan giai đoạn đầu có chữa được không, thì câu trả lời sẽ là “có”, nếu việc điều trị xơ gan giai đoạn đầu đảm bảo những yêu cầu sau:

Nếu nguyên nhân gây ra do rượu trong thời kì đầu, thì bệnh nhân hãy tuyệt đối cai rượu, không nên dùng bất cứ đồ uống chứa cồn, để hạn chế những tổn thương ảnh hưởng đến gan càng làm gia tăng bệnh nặng hơn. Nếu xơ gan do virus viêm gan A, B, C,.. gây nên cần sử dụng các loại thuốc và tích cực điều trị để bảo vệ gan, chặn các quá trình phát triển xơ hóa.

Nếu nguyên nhân xơ gan giai đoạn đầu do việc lạm dụng các loại thuốc thì nên dừng hẳn việc sử dụng, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kì một loại thuốc nào nhằm hạn chế sự tổn thương gan, đồng thời sử dụng các loại thuốc đông y để hỗ trợ bảo vệ gan. Việc điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh thì bệnh xơ gan giai đoạn đầu có khả năng được chữa khỏi hoàn toàn.

Điều trị bệnh xơ gan giai đoạn cuối:

Người bị xơ gan giai đoạn cuối các chức năng của gan đã bị phá hủy hoàn toàn. Gan không còn đủ khả năng tự phục hồi cũng như thực hiện nhiệm vụ giải độc cơ thể dẫn đến các triệu chứng như hôn mê gan, cũng có khả năng dẫn đến tử vong. Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh xơ gan giai đoạn cuối, các cách điều trị như chọc hút dịch cổ trướng, công nghệ tế bào, phương pháp ghép gan.

Xơ gan giai đoạn cuối là không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bằng các phương pháp điều trị tân tiến của khoa học hiện đại ngày nay được áp dụng rất phổ biến ở các bệnh viện bệnh gan uy tín đều có thể làm giảm thiểu tối đa các biến chứng của xơ gan, và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt có thể kể đến các phương pháp như : Phương pháp xung mạch tần số thấp, phương pháp Ozone tự thân truyền máu, Kỹ thuật CIL phân li virus.

Trò chuyện cùng chuyên gia chúng tôi để biết thêm thông tin và nhận được lời khuyên hữu hiệu!

♦ Phương pháp xung mạch tần số thấp

Liệu pháp này được tổ chức Y tế thế giới ghi nhận và khuyến cáo áp dụng với sự hỗ trợ của thiết bị và máy móc hiện đại. Sử dụng dòng điện từ với tần số thấp thẩm thấu thuốc vào các tế bào gan. Liệu pháp này sẽ giúp dòng điện từ kiểm soát được các kênh ion của tế bào làm gia tăng hiệu quả việc trao đổi các hạt điện tích trong và ngoài tế bào. Giúp cho thuốc tiếp cận dễ dàng vào sâu bên trong cơ thể người bệnh. Thuốc sẽ thấm vào gan trong một thời gian rất dài, ít xảy ra tình trạng kháng thuốc hoặc các tác dụng phụ của bệnh. Không chế hoạt động của virus và đồng thời tiêu diệt chúng hoàn toàn, hỗ trợ lưu thông máu, giải độc và làm mát gan.

♦ Phương pháp Ozone tự thân truyền máu

Điều trị xơ gan bằng phương pháp này sẽ lấy 100ml máu của bệnh nhân sau đó hòa thêm 100ml oxy xanh theo tỉ lệ 1:1 để cả 2 thích nghi và phản ứng với nhau sau đó truyền ngược lại cơ thể người bệnh. Lúc này, sự phản ứng sẽ làm cho các thành phần trong tế bào máu sản sinh ra nguyên tử tế bào và chuyển hóa các chất, sau đó mang khí Ozone đi khắp cơ thể bệnh nhân giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệt virus hoàn toàn và kích hoạt bạch cầu đa nhân trung tín trong cơ thể, hỗ trợ bảo vệ gan toàn diện. Việc thực hiện phương pháp này sẽ tránh được tình trạng kháng thuốc và tránh được tình trạng tái phát sau khi ngưng dùng thuốc, cải thiện các chức năng gan đáng kể, làm giảm nguy cơ xơ gan, ung thư gan.

♦ Kỹ thuật CIL phân li virus

Dựa vào nguyên lý hút nhau của điện tích trái dấu, các virus xơ gan sẽ bị giữ lại trong máy khi máu của bệnh nhân được đưa vào máy phân li. Với phương pháp này, máu của bệnh nhân sau khi đã tách virus ra đã được làm sạch và đưa ngược lại vào cơ thể người bệnh. Phương pháp này đã chứng minh nồng độ virus đã giảm xuống rất rõ rệt, chặn đứng sự nhân bản của virus, ngoài ra còn giúp phân hủy các rác thải của quá trình phân hủy tế bào cũng bị hút vào để tăng khả năng lọc sạch máu trong gan, hỗ trợ các chức năng gan phục hồi, ngăn chặn quá trình xơ gan, xơ hóa gan, không độc hại và hạn chế các tác dụng phụ hoàn toàn.

Những phương pháp trên đều là những phương pháp trị bệnh đáng tin cậy với tỉ lệ thành công rất cao và thời gian điều trị rất ngắn có thể đẩy lùi hiệu quả virus và ngăn ngừa các biến chứng xơ gan có thể xảy ra. Các phương pháp mới rất đa dạng tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện khác nhau. Được hưởng ứng mạnh mẽ của giới y học, do đó hãy để cho bệnh viện bệnh gan Hồng Phong chăm sóc toàn diện nhất cho lá gan của bạn.

Những cách phòng ngừa bệnh xơ gan giai đoạn đầu:

→ Nắm vững kiến thức về các triệu chứng bệnh xơ gan để có thể điều trị bệnh kịp thời.

→ Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe.

→ Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như tăng cường rau, hoa, quả,..

→ Không nên sử dụng nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu,..

→ Xây dựng cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh tình trạng stress, căng thẳng, hạn chế việc mỏi mắt.

→ Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn máu.

→ Nên tiêm vacin phòng ngừa virus viêm gan A, B, C,..

Hiv Có Mấy Giai Đoạn? Biểu Hiện Của Hiv Theo Từng Giai Đoạn

admin Đã đăng 15/09/2020

HIV là một loại virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Khi xâm nhập vào cơ thể và đạt đến một số lượng lớn, nó khiến cơ thể không còn khả năng chống nhiễm trùng và chống ung thư. Dần dần, người nhiễm HIV sẽ mắc nhiều bệnh lý, sức khỏe suy kiệt và tử vong. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều phương pháp để ức chế khả năng phát triển của HIV. Người nhiễm HIV, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, vẫn có thể duy trì cuộc sống lâu dài. Đó là lý do, chúng ta cần xác định được bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Cụ thể biểu hiện bệnh HIV theo các giai đoạn như sau:

Phơi nhiễm là sự tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Điều này chưa thể khẳng định được một người có nhiễm HIV hay không mà chỉ thuộc nhóm có nguy cơ bị mắc bệnh.

Những người có nguy cơ nhiễm HIV bao gồm:

Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV: Bất cứ hình thức quan hệ nào không sử dụng bao cao su đều có nguy cơ lây nhiễm HIV gồm: quan hệ qua đường miệng, đường âm đạo, hậu môn.

Dùng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai.

Dẫm chân lên bơm kim tiêm ngoài đường.

Những bác sĩ, nhân viên y tế tham gia phẫu thuật hay điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Bị dính máu hoặc chất dịch của người bị nhiễm HIV vào các vết thương hở hoặc vào mắt, mũi, miệng…

Nếu bị dính máu hoặc dịch qua vết thương hở: Nên rửa ngay vết thương nhiều lần bằng xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng và sát khuẩn. Chú ý rửa tay với xà phòng ít nhất 5 phút.

Nếu bị phơi nhiễm ở niêm mạc mắt: Nhanh chóng rửa mắt bằng nước muối sinh lý trong 5 phút.

Nếu bị phơi nhiễm qua niêm mạc mũi, miệng: Cần nhanh chóng rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý nhiều lần.

Nếu bị dẫm chân vào bơm tiêm kiêm đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc, bạn cũng phải nhanh chóng rửa sạch bằng xà phòng nhiều lần.

Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, nhanh chóng liên hệ tới các cơ sở y tế để được điều trị chống phơi nhiễm. Điều trị chống phơi nhiễm sớm sẽ ngăn ngừa được nguy cơ bị nhiễm HIV, với tỷ lệ thành công rất cao lên đến 95-99%. Hiệu quả sẽ cao nhất khi được điều trị sau vài giờ bị phơi nhiễm. Càng để lâu thì hiệu quả càng giảm và có thể không còn hiệu quả sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm.

Người bệnh cần hiểu rằng không phải cứ tiếp xúc với nguồn lây HIV thì sẽ bị nhiễm HIV. Nhưng khả năng bị lây nhiễm sẽ rất cao nếu không được điều trị phơi nhiễm. Do đó bạn cần hành động kịp thời để giảm nguy cơ mắc bệnh.

HIV có mấy giai đoạn?

Đây là giai đoạn đầu hay giai đoạn cấp tính của bệnh HIV. Sau khoảng 2-4 tuần sau khi bị phơi nhiễm, các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện.

Ở giai đoạn này, virus bắt đầu sinh sôi, gia tăng số lượng. Chúng lan đi khắp cơ thể và tấn công hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, lúc này, các triệu chứng của bệnh thường rất nhẹ khiến người bệnh không để ý. Các triệu chứng ban đầu của bệnh HIV cũng khá giống với các bệnh lý thông thường. Điều này khiến người bệnh chủ quan mà không biết rằng là giai đoạn có khả năng lây nhiễm HIV rất cao.

Cụ thể các biểu hiện ở giai đoạn 1 của bệnh HIV bao gồm:

Sốt nhẹ, ớn lạnh: Đây là triệu chứng ban đầu phổ biến nhất khi bị nhiễm HIV. Người bệnh thường sốt khoảng 37,5-38 độ.

Các triệu chứng khi hệ miễn dịch bắt đầu bị tấn công: người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, đau nhức người. Viêm họng dẫn đến đau họng cũng là một triệu chứng phổ biến mà bạn cần để ý.

Nổi hạch: người bệnh có thể bị nổi hạch ở cổ, nách, bẹn…

Rối loạn tiêu hóa: thường xuyên bị buồn nôn, tiêu chảy, giảm cân không rõ nguyên nhân…

Dễ bị nhiễm trùng: dễ bị nhiễm nấm, tưa miệng, phụ nữ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và rối loạn kinh nguyệt.

Giai đoạn 2 thường diễn ra trong một thời gian dài có thể lên đến 10 năm hoặc hơn. Những người không dùng thuốc thì bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Còn nếu được sử dụng thuốc đúng cách thì bệnh có thể trì hoãn sự phát triển trong nhiều thập kỷ.

Dù không gây ra triệu chứng nhưng ở giai đoạn 2, bệnh HIV vẫn có thể lây nhiễm. Kể cả đối với những người sử dụng thuốc để kìm hãm sự phát triển của virus thì virus HIV vẫn lây nhiễm nhưng có nguy cơ thấp hơn.

Giai đoạn 3 của bệnh HIV chính là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này người bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

Người bị nhiễm HIV phải nhiều năm sau mới chuyển sang bị AIDS. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch ở của người bệnh rất yếu, hầu như mất hoàn toàn khả năng bảo vệ cơ thể. Việc điều trị trong giai đoạn này dường như rất khó khăn, người bệnh gần như chắc chắn cầm bản án “tử hình”. Và đương nhiên, ở giai đoạn 3, virus HIV vẫn có khả năng lây nhiễm cao.

Những biểu hiện của bệnh HIV ở giai đoạn 3 bao gồm:

Vì hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng khiến người bệnh mắc nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội. Từ các bệnh viêm nhiễm thông thường như viêm họng, nhiễm nấm cho đến các bệnh nghiêm trọng như viêm nhiễm đường hô hấp, lao phổi, viêm màng não, viêm ruột thậm chí ung thư…

Ho sốt kéo dài

Người nổi hạch

Dễ bị nổi mẩn, viêm loét da

Tiêu chảy mạn tính

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không có sức

Khi bệnh phát triển nặng, người bệnh sẽ chỉ còn là một thân xác khô khốc, da bọc xương, da bị viêm loét hoại tử, khối u phát triển không ngừng…

Bệnh AIDS thường phát triển trong 2 năm trước khi khiến người bệnh tử vong. Một số loại thuốc có thể giúp người bệnh kéo dài cuộc sống thêm một thời gian ngắn.

Tuổi tác cao: Nhiễm HIV khi tuổi càng cao thì bệnh phát triển càng nhanh

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.

Các nhiễm trùng cơ hội: Nếu nhiễm trùng cơ hội là những bệnh lý nguy hiểm như lao phổi thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh.

Có tiêm chích ma túy.

Những yếu tố trên sẽ khiến bệnh HIV phát triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Còn nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus và phòng chống nhiễm trùng cơ hội, thời gian sống của người bệnh sẽ được kéo dài thêm.

Trung hình phải mất 5-10 năm hoặc lâu hơn để virus HIV tàn phá cơ thể và gây nhiễm trùng cơ hội nghiêm trọng. Vì vậy đây là giai đoạn rất quan trọng để điều trị bệnh.

Phòng ngừa HIV như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh HIV, cần tránh tiếp xúc với những nguồn lây bệnh HIV. Cụ thể để ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ này, bạn cần làm những việc sau đây:

Phòng chống lây bệnh qua đường tình dục

Chung thủy với một bạn tình, thực hiện chế độ một vợ – một chồng là biện pháp tốt nhất.

Hạn chế số lượng bạn tình, và chắc chắn họ không có nguy cơ mắc HIV

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ. Ngay cả là quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn vẫn cần sử dụng bao cao su.

Khi truyền máu phải đảm bảo mẫu máu an toàn, đã được xác nhận kiểm tra HIV.

Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác.

Đối với các nhân viên y tế: chỉ sử dụng bơm kim tiêm một lần.

Sàng lọc thật kỹ với người hiến tinh dịch.

Đảm bảo tiệt trùng các dụng cụ xăm mình, bấm lỗ tai.

Nếu người mẹ bị nhiễm virus HIV cần phải:

Điều trị kháng virus cho mẹ.

Điều trị dự phòng cho con ngay sau khi sinh.

Nên thực hiện biện pháp đẻ mổ.

Không nuôi con bằng sữa mẹ.

Ngay khi nghi ngờ mình có thể bị nhiễm HIV, bạn nên đi xét nghiệm HIV sớm nhất cơ thể. Những hành vi có nguy cơ cao bị phơi nhiễm HIV là: quan hệ tình dục không an toàn với người tiêm chích ma túy, quan hệ không an toàn với gái mại dâm, tiêm chích ma túy hoặc dùng chung bơm kim tiêm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Xơ Gan Có Mấy Giai Đoạn? trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!