Xu Hướng 5/2023 # Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Sơ Sinh # Top 14 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Sơ Sinh # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Sơ Sinh được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm xoang là bệnh đường hô hấp không khó gặp và không bỏ sót một ai, từ người già đến trẻ em. Khác với người lớn, bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh thường dễ bị nhầm lẫn sang một số bệnh cảm mạo, cảm cúm thông thường.

Xoang là khoang chứa không khí nằm ở hai bên mũi, trên và dưới mắt. Bên trong xoang có độ ẩm, tối tăm nên tạp điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây bệnh, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ trở thành đối tượng tấn công của chúng. Tham khảo ngay bài viết để biết được một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh để có biện pháp ứng phó kịp thời. Tránh để lâu bệnh sẽ gây một số biến chứng nguy hiểm.

I. Tại sao trẻ sơ sinh bị bệnh viêm xoang?

Do cấu tạo cơ thể chưa hoàn thiện nên hệ thống xoang của trẻ sơ sinh có nhiều điểm khác biệt so với xoang mũi của người lớn. Trong các xoang mũi, chỉ có xoang sàng khi ra đời đã có, xoang hàm hình thành khi bé lên 3-4 tuổi, xoang bướm, xoang sàng trước và xoang sàng sau được hình thành khi trẻ bước qua độ tuổi 7- 8 tuổi. Như vậy có thể thấy, mặc dù xoang chưa phát triển đầy đủ và chỉ có thể được hoàn thiện khi trẻ đã trưởng thành, song trẻ sơ sinh vẫn có khả năng mắc bệnh viêm xoang và viêm xoang chỉ diễn ra ở hệ thống xoang sàng sau.

Kích thướt xoang của trẻ sơ sinh không lớn như của người lớn, đôi khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh vì triệu chứng không điển hình. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng lên đường hô hấp như: viêm thanh quản, viêm họng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

I. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh

Vì trẻ sơ sinh còn quá bé nên việc chẩn đoán chính xác bệnh đường hô hấp mà trẻ đang mắc gặp phải nhiều khó khăn vì bệnh có biểu hiện khá tương đồng với những bệnh hô hấp thông thường như: cảm cúm, viêm mũi dị ứng.

Theo các bác sĩ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, nếu như trẻ sơ sinh chỉ bị bệnh cảm thông thường thì những triệu chứng bệnh sẽ biến mất chỉ trong vòng 1 tuần, không có biến chứng nguy hiểm gì thêm nhưng nếu các triệu chứng được hình thành do viêm xoang, chúng sẽ có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể:

Chảy dịch mũi: Đây là một trong những triệu chứng dễ bắt gặp nhất ở đối tượng trẻ sơ sinh bị viêm xoang xoang cũng dễ gây nhầm lẫn với những bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu để ý, bố mẹ vẫn có thể phân biệt được thông qua màu sắc của dịch mũi. Nước mũi do viêm xoang gây ra có thường có màu vàng đục hay xanh nhẹ, có mùi hôi.

Sưng quanh mắt: Do đặc điểm cấu tạo bao quanh hốc mắc nên xoang chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mũi ngăn cách với mắt chỉ bằng một vách xương rất mỏng, còn xoang sàng sau thì nằm ngay cạnh mắt. Do đó, khi trẻ sơ sinh bị viêm xoang, bệnh sẽ kéo theo một số biểu hiện ở mắt. Cụ thể, vùng quanh mắt của trẻ sẽ bị sưng, ửng đỏ.

Ho: Hầu hết những triệu chứng của bệnh viêm xoang giống cảm cúm như ho, nghẹt mũi, ho khan. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện trên kéo dài hơn 10 ngày thì khả năng cao trẻ bị bệnh viêm xoang. Dịch mũi chảy xuống họng nên gây ho. Những cơn ho thường xuất hiện vào ban đêm, thỉnh thoảng trẻ ho vào ban ngày. Trẻ không bú được dài hơi như khi đang khỏe mạnh bởi tắc mũi.

Trẻ sốt nhẹ: Trẻ có phát sốt nhẹ, quấy khóc, khó chịu , người nóng ran, sau 3 – 4 ngày thân nhiệt mới hạ.

II. Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm xoang, bố mẹ cần làm gì?

Khi cha mẹ phát hiện trẻ xuất hiện những triệu chứng trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và trị bệnh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.

Hầu hết những trường hợp đến thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ vào những biểu hiện lâm sàn kết hợp với soi khám đèn tại khu vực tai, mũi, họng, day ấn một số điểm trên mặt bệnh nhi nhằm xác định điểm sưng tấy, đau nhức. Bằng một số dụng cụ y khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ xem xét hốc mũi để xác định bệnh. Một số xét nghiệm cần thiết như cấy chất nhầy vào xoang, cấy mủ sẽ giúp tìm vi khuẩn gây bệnh và chẩn đoán chính xác. Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cắt cắt lớp vi tính để phát hiện tổn thương do viêm xoang gây nên.

Trong thời gian điều trị bệnh cho trẻ, bố mẹ cần chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lí để cải thiện tình trạng bệnh, lưu ý giữ xoang mũi của trẻ luôn ẩm. Ngoài ra, bố mẹ cần cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C.

Bên cạnh đó, bố mẹ tránh tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Với một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang ở trẻ sơ sinh cùng hướng giải quyết khi phát hiện trẻ bị mắc phải tình trạng trên, hy vọng bố mẹ có thể chủ động hơn khi chăm sóc trẻ, tránh những tình huống không đáng có do thiếu hiểu biết gây nên.

Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi, đây là loại bệnh nặng có thể gây tử vong cho trẻ, nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng nên nhiều trường hợp đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng. Do đó cha mẹ cần hết sức chú ý những biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, bỏ bú, quấy khóc… đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để phòng bệnh viêm phổi. : MH

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu

Bệnh thường xuất hiện sớm, sau đẻ từ 12 giờ đến vài ngày, diễn tiến nhanh và nặng. Không giống viêm phổi ở trẻ lớn với những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều, nghe lưng có thể thấy tiếng “rít”. Với trẻ sơ sinh do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng dễ bị bỏ qua.

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường có các dấu hiệu như: Bú kém hoặc bỏ bú; Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt; Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở. Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái… Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ có biểu hiện sốt bỏ bú, thở nhanh… phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng viêm phổi nặng.

Phòng bệnh như thế nào?

Trong quá trình mang thai các thai phụ phải đi kiểm tra thai định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời khi xảy ra những bất thường của thai nhi; Sinh con tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho sản phụ và trẻ sơ sinh; Cần chăm sóc tốt cho bà mẹ và trẻ sau khi sinh; Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, đúng cách để tăng sức đề kháng cho trẻ; Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn; Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã… phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh…

Dấu Hiệu Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm gây ra.

Bên cạnh đó bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ trong các trường hợp sau.

Trẻ có thể bị bệnh viêm phổi ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ.

Trong quá trình đỡ đẻ, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh nếu không thực hiện vô trùng thì trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và môi trường, người chăm sóc.

Ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng viêm phổi.

Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.

Biểu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bú kém kèm những Dấu Hiệu Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh đó là

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng khoang phổi, vì thế hầu hết các trường hợp viêm phổi đều gây ra cho trẻ sơ sinh bị sốt cao. (thường ~39 độ C ).

Các cơn sốt có thể đi kèm với việc cơ bắp nhức mỏi. Em bé của các mẹ có thể thường xuyên co chân duỗi tay bất bình thường.

Viêm phổi khiến hoạt động của phổi gặp khó khăn. Trẻ dành nhiều năng lượng hơn để tăng cường hoạt động hít thở, với mục đích là cung cấp oxy cần thiết cho có thể. Vì thế, bé sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.

Biểu hiện trẻ thường nằm li bì, lười hoạt động và buồn ngủ liên tục.

Trẻ sơ sinh bị ho nhiều

Viêm phổi sẽ gây ra dịch nhầy trong khoang phổi. Lúc này bé ho được coi như một phản xạ tự nhiên để loại bỏ chất dịch này ra bên ngoài.

Trẻ có thể ho khan vào thời gian đầu, sau đó là ho có đờm. Đờm ban đầu có thể màu trắng rồi dần chuyển màu xanh hoặc vàng. Dịch nhầy cũng có thể được đào thải qua xoang khiến trẻ sơ sinh bị số mũi.

để giảm đờm và sổ mũi cho bé mẹ tham khảo bài viết này

Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Mẹ Phải Làm Gì

Khó thở hoặc thở nhanh

Phổi hoạt động với hiệu suất thấp dẫn đến tần suất hoạt động cần được tăng cao để đảm bảo duy trì mức oxy cần thiết.Nên lúc này bé sơ sinh sẽ thở nhanh, thở gấp hơn mức bình thường. Thay vì phần ngực phập phồng, giờ đây bé dùng cả vùng bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy từ bên ngoài hơn.

Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).

Nôn chớ,tiêu chảy

Viêm phổi cũng ảnh hưởng đến cả dạ dày. Trẻ có thể bị nôn trớ hoặc tiêu chảy nhẹ.

-Môi và da xanh xao nhợt nhạt.

Đây là triệu chứng nghiêm trọng. Nó cho thấy mức độ hít thở của em bé không cung cấp đủ oxy cần thiết cho cơ thể. Lúc này trẻ tái nhợt da toàn thân, nhất là da môi và da mặt.

Khi có dấu hiệu trên cha mẹ hãy đưa bé đi khám ở cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Bệnh viêm phổi có nguy hiểm không?

Viêm phổi có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh và biện pháp điều trị. Nếu như phát hiện bệnh sớm và được điều trị đúng cách thì viêm phổi không có gì đáng lo ngại.Còn phát hiện muộn, uống sai thuốc, viêm phổi gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng

Do sức đề kháng của bé còn yếu nên bệnh viêm phổi không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ để lại biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này như.

Viêm màng não

Nguyên nhân do tình trạng bệnh viêm phổi chuyển nặng, các loại vi khuẩn tấn công mạnh.

Nếu để lâu hơn, bệnh có thể để lại nhiều di chứng không thể phục hồi như rối loạn thần kinh, tổn tương não vĩnh viễn, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động…

Tràn mủ màng phổi

Không phải biến chứng thường gặp nhưng đây là lại là biến chứng nguy hiểm. Tràn mủ màng phổi điều trị vô cùng khó khăn. Hầu hết trẻ ở mức độ bệnh này đều hô hấp rất khó khăn và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

Gây nhiễm trùng máu

Vi khuẩn từ bệnh viêm phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu và biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.

Gây còi xương

Tuy khỏi bệnh nhưng trẻ có thể bị còi xương, điều này càng khiến mẹ lo lắng hơn.Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng viêm xương chũm, viêm màng não, áp-xe não.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh

Đảm bảo cho trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo qui định.

Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn thông thoáng, không ẩm thấp. Chế độ dinh dưỡng khoa học…

Nơi ở đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5 – 7°C để trẻ có thể thích ứng được.

Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…, chủ động phòng ngừa (đeo khẩu trang khi cần, rửa tay thường xuyên) là những biện pháp hữu hiệu để tránh lây bệnh.

#1 Biểu Hiện Viêm Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Nguyên nhân đầu tiên là do thời tiết lạnh, bé bị ho, cảm cúm do phổi của bé còn yếu chưa kịp thích nghi nên dễ bị nhiễm trùng khi vi khuẩn hay virus kẹt vào phổi. Chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng.Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm.

Trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các dụng cụ, môi trường, người chăm sóc nếu không được vô trùng.

Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi do hít phải nước ối, phân su đã nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ lúc trẻ chuẩn bị chào đời.

Do thai nhi trong tử cung bị thiếu dưỡng khí. Vì vậy trong quá trình mang thai, mẹ phải kiểm tra định kỳ, nhất là vào giai đoạn cuối để phát hiện sớm tình trạng này và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, những trẻ sơ sinh thiếu cân, sinh non thì các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên dễ bị trào ngược thực quản, dạ dày khiến sữa bị hít nhầm vào phổi, gây các triệu chứng thở gấp, hụt hơi, tím tái mắt. Lượng sữa hít vào càng nhiều thì triệu chứng càng nặng, có thể gây ra viêm phổi.

Trẻ sơ sinh bị các bệnh như viêm da, viêm khoang miệng, viêm dây rốn cũng có thể dẫn đến bệnh viêm phổi.

Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường rất ít, rất khó nhận biết. Vì vậy cha mẹ cần chú ý nếu thấy trẻ có những biểu hiện như:

Vào những ngày thời tiết thay đổi, giao mùa nếu thấy trẻ bỗng bú ít hơn, quấy khóc khi đang bú, thêm vào đó là có giấc ngủ bất thường, ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường thì cần theo dõi chặt chẽ.

Về cách thở, mẹ nên quan sát các bé thở qua cánh mũi. Khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng việc cần làm ngay là vén áo lên để quan sát ngực bé. Thấy bé thở mạnh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diến biến nặng.

Trẻ dưới 2 tháng tuổi được cho là thở nhanh khi bé thở từ 60 lần/phút. Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi có nhịp thở 50 lần/phút. Trẻ từ 1-5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút.Cách đếm nhịp thở đơn giản nhất là cho trẻ nằm yên, không cho bú. Mẹ đặt tay trên ngực bé hoặc quan sát bằng mắt. Mỗi lần ngực trẻ phình lên được tính là một nhịp thở.

Ngoài ra còn có một số biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh khác như:

Sốt trên 37 độ C và hoặc hạ thân nhiệt

Ho vừa đến nặng, thường là ho thành tiếng

Đau ngực, không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho của bé,thấy bé khó chịu, khó thở lúc ho.

Nôn khi bé ho hoặc sau khi bé ho.

Tím tái quanh môi và mặt do bị thiếu ôxy

Thở rít, mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng bệnh kéo dài bé bị viêm phổi nặng sẽ kéo theo những biến chứng như:

Viêm màng não để lại nhiều di chứng không thể phục hồi như rối loạn thần kinh, tổn tương não vĩnh viễn, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động…

Nhiễm trùng máu

Tràn mủ màng phổi

Tràn dịch màng tim, trụy tim

Tình trạng kháng kháng sinh

Gây còi xương

Nặng hơn nữa bé có thể tử vong

Biện pháp phòng bệnh viêm phổi hiệu quả cho em bé sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi nên được chuyển đến cơ sở y tế cấp cao dể được điều trị bằng kháng sinh và thở ôxy để mau hết bệnh.

Mẹ cần đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin Hib, DTaP, MMR, cúm, thủy đậu và phế cầu khuẩn để giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi.

Mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ và cũng lưu ý vệ sinh sạch sẽ những khu vực hoặc đồ vật bé cầm nắm có thể chứa mầm bệnh như đồ chơi, nắm cửa, tay nắm tủ lạnh,…

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu cũng góp phần tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng tránh bệnh tật, viêm phổi cũng không ngoại lệ.

Kể cả người chăm sóc cũng như các vật dùng cho bé cũng cần sạch sẽ để con không tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Sơ Sinh trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!