Xu Hướng 3/2023 # Bệnh U Màng Não: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị # Top 5 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh U Màng Não: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh U Màng Não: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các tên gọi khác của bệnh này:

U màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ thần kinh tủy sống (màng não). Hầu hết u màng não là u lành tính (không phải ung thư)

Điều trị

Nếu bạn có khối u màng não nhỏ, phát triển chậm và không có triệu chứng. bạn không cần điều trị đặc biệt nhưng sẽ được chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) thường xuyên để theo dõi mức độ phát triển của khối u.

U màng Não là bệnh gì?

U màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ Thần kinh tủy sống (màng não). Hầu hết u màng não là u lành tính (không phải ung thư). Khoảng 80% bệnh nhân U màng não được chữa khỏi nếu khối u được loại bỏ hoàn toàn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

Nguyên nhân gây u màng não là gì?

Nguyên nhân gây u màng não là do các tế bào bao phủ màng não, tủy sống hoặc rễ thần kinh tủy sống phát triển mất kiểm soát. Quá trình phát triển quá mức này qua một thời gian sẽ tạo thành khối u. Tuy nhiên, điều gì dẫn đến những bất thường trong quá trình tạo tế bào trên vẫn là ẩn số chưa được tìm ra.

Nguy cơ mắc bệnh Những ai thường mắc phải u màng não?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh u màng não. Trong đó, phụ nữ lớn tuổi có khả năng bị bệnh nhiều nhất. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u màng não?

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u màng não bao gồm:

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u màng não?

Nếu bạn có khối u màng não nhỏ, phát triển chậm và không có triệu chứng. bạn không cần điều trị đặc biệt nhưng sẽ được chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) thường xuyên để theo dõi mức độ phát triển của khối u.

Nếu bác sĩ thấy cần thiết, bạn sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khối u sau khi được lấy ra sẽ được kiểm tra xem có phải là u ác tính hay không. Nếu kết quả là u ác tính, bạn có thể cần xạ trị sau phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, khối u màng não nằm sâu và khó loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng dao gamma. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh trước và sau phẫu thuật để ngăn ngừa cơn động kinh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u màng não?

U màng não có thể được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cắt lớp (CT), chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) não. Bác sĩ có thể thực hiện một phương pháp khác như chụp mạch máu trong não (mạch não đồ) nếu cần phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các Cách Chữa Và Điều Trị Bệnh U Màng Não

Chữa và điều trị bệnh u màng não có thể sử dụng các biện pháp xạ trị, biện pháp nội khoa, hóa trị liệu, phẫu thuật nhằm loại bỏ đi các khối u màng não.

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

Điều trị bệnh u màng não

U màng não thường là u phát triển chậm, lành tính, vì vậy lấy toàn bộ u là một biện pháp tối ưu. Tuy nhiên có một vài u dính vào cấu trúc sinh tồn và cấu trúc mạch máu là một thách thức không nhỏ đối với các phẫu thuật viên thần kinh khi loại bỏ hoàn toàn các u này. Chọn lựa đường vào u và áp dụng kỹ thuật vi phẫu là một phương pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ hoàn toàn u nhằm cải thiện chất lượng sống tốt hơn. Vì là một u lành tính nên tỉ lệ lấy toàn bộ u từ 80%-90%. Nếu đã lấy toàn bộ u không cần xạ trị (radiotherapy) hoặc xạ phẫu (radiosurgery) sau mổ.

Kết quả xạ trị trong điều trị u màng não cũng còn nhiều hạn chế. Đối với các u màng não ác tính và hemangiopericytoma được khuyến cáo xạ trị. Xạ phẫu với liều cao phải vào đúng đích của u mới có hy vọng làm cho kích thước của u nhỏ lại hoặc ổn định kích thước. Xạ phẫu thường được dùng cho các u màng não có kích thước nhỏ, đường kính dưới 2cm đường kính. Xạ phẫu là một phương pháp có thể làm cho kích thước khối u có thể nhỏ lại hoặc thể tích u phát triển chậm khi chưa cắt bỏ hoàn toàn u. Khi chỉ định xạ phẫu cần phải xem xét và đánh giá thận trọng đối với những u màng não có kích thước thích hợp sau phẫu thuật còn để lại phần nhỏ u, hoặc những u rất nhỏ ở vị trí sâu, hoặc những người già có u màng não rất nhỏ và những u màng não tái phát nhưng không thể mổ lại.

Đối với các u màng não lành tính, xạ trị phân liều là một chỉ định cứu chữa cho những u không mổ, đối với những u còn để lại sau mổ, hoặc những u tái phát không có chỉ định mổ mà nó vượt ngoài chỉ định xạ phẫu.

Có nhiều biện pháp nội khoa được xem xét trong điều trị u màng não là chất đối kháng nội tiết cũng được sử dụng để làm ổn định thể tích u do đáp ứng một phần của chất này. Hiện nay điều trị nội khoa cũng là một chọn lựa đối với u màng não không thể cắt bỏ tận gốc và có xu hướng tái phát. Hóa trị liệu bổ xung cho các u màng não ác tính là cần thiết nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều bàn cãi.

Trong một số trường hợp, khối u màng não nằm sâu và khó loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng dao gamma. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh trước và sau phẫu thuật để ngăn ngừa cơn động kinh.

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán u não?

Khi một người có những triệu chứng gợi ý u não, bác sĩ sẽ thực hiện một hay nhiều biện pháp sau đây:

– Khám thực thể: Bác sĩ khám kiểm tra lâm sàng tổng quát.

– Khám thần kinh: Bác sĩ kiểm tra độ tỉnh táo, sức cơ, sự phối hợp động tác, các phản xạ, và đáp ứng với kích thích đau. Bác sĩ sẽ kiểm tra đáy mắt xem có phù gai thị do u chèn ép thần kinh thị giác.

– MSCT scan: Chụp đa lát cắt vùng sọ não. Chích tĩnh mạch chất cản quang để quan sát rõ hơn. Hình ảnh tổng hợp lại có thể cho thấy u não. .

– Chụp Cộng Hưởng Từ MRI: Từ trường mạnh kết nối với một máy vi tính cho thấy những hình ảnh chi tiết trong cơ thể. Hình ảnh có thể được in lại. Đôi khi phải chích chất tương phản để hình ảnh quan sát được rõ ràng hơn. Có thể thấy u não hoặc những vấn đề bất thường khác ở não.

– Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng u màng não cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

– Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;

– Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;

– Ngủ đủ giấc.

Liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Lý U Màng Não

U màng não là khối u phát triển từ lớp màng nhện của màng não, chiếm 15% trong số các loại u não. Đây là bệnh lý ở mọi lứa tuổi giới tính, tuy nhiên tỉ lệ u xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nữ nhiều hơn nam.

PGS.TS Đồng Văn Hệ – Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết: U màng não đa số tiến triển chậm, biểu hiện lâm sàng khi u phát triển kích thước đủ lớn chèn ép vào cấu trúc não hoặc dây thần kinh sọ, biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, giảm thị lực.Dấu hiệu tổn thương thần kinh sọ: mất ngửi, nhìn mờ, mất thị lực 1 phần hoặc toàn bộ, nhìn đôi,lác, ù tai, giảm thính lực, điếc, tê bì mặt, yếu hoặc liệt tăng dần, co giật. Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu khác như: thay đổi tính cách, hành vi, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.

Chụp Cộng hưởng từ sọ não là chỉ định được khuyến cáo cho các trường hợp có biểu hiện lâm sàng gợi ý trên. Phương pháp này giúp chẩn đoán xác định u não.Cắt lớp vi tính sọ não có tiêm thuốc cản quang cũng giúp chẩn đoán xác định khối u màng não.Giải phẫu bệnh lý: kết quả giải phẫu bệnh thường có sau 7 – 10 ngày sau mổ, giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng giúp tiên lượng và đưa ra kế hoạch điều trị tiếp theo sau mổ.Đa số khối u màng não đều có chỉ định phẫu thuật với mục đích cắt bỏ khối u (toàn bộ, gần toàn bộ hoặc sinh thiết một phần u) và làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước khối u, bác sỹ lựa chọn các kỹ thuật mổ như:Phẫu thuật mở nắp sọ kinh điển, phẫu thuật ít xâm lấn mở nắp sọ lỗ khoá, phẫu thuật nội soi qua xoang bướm hoặc qua não thất.

Theo dõi là một lựa chọn điều trị với một số trường hợp: Khối u màng não nhỏ không có biểu hiện lâm sàng, tình cờ phát hiện; U nằm ở vị trí vùng chức năng quan trọng như: vùng vận động, quanh mạch máu lớn như động mạch cảnh trong, xoang tĩnh mạch lớn; Khối u được theo dõi trong một thời gian tái khám nhiều lần tăng kích thước không đáng kể; Khối u đã phẫu thuật nhưng còn 1 phần tồn dư hoặc tái phát ở các vị trí khó phẫu thuật.

Tuổi cao và bệnh lý kèm theo là yếu tố cân nhắc có phẫu thuật được hay không. Chỉ định sau mổ với khối u có giải phẫu bệnh lý độ 2 trở lên hoặc khối u kích thước nhỏ dưới 3cm với các trường hợp không phẫu thuật được.Các phương pháp tia xạ sử dụng: xạ trị phân liều, xạ trị định vị, xạ trị bằng chùm proton, dao gamma (sử dụng chùm mảnh photon gamma).Mục đích nhằm giảm nguy cơ tái phát u, u tồn dư sau mổ.

Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thần kinh nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: U màng não, U thần kinh đệm, U tuyến yên, U sọ hầu, U nền sọ.

Đặc biệt, chương trình miễn phí cho 10 người đầu tiên có chỉ định chụp MRI/Cộng hưởng từ đã đăng ký qua tổng đài chăm sóc khách hàng 19001902.

Thời gian khám: Ngày 28 tháng 3 năm 2020

Địa điểm: Phòng khám 11, Tầng 2, nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Đăng ký trực tiếp qua Tổng đài CSKH 19001902

Lao Màng Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị, Phòng Bệnh

Bệnh lao (Tuberculosis) là một bệnh lây truyền qua đường không khí, thường ảnh hưởng đến phổi. Bệnh lao do một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị nhanh chóng, vi khuẩn có thể di chuyển theo đường máu để lây nhiễm sang các cơ quan và mô khác.

Đôi khi, vi khuẩn sẽ di chuyển đến màng não, là màng bao quanh não và tủy sống. Màng não bị nhiễm trùng có thể dẫn đến một tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là lao màng não. Bệnh lý này còn được gọi là viêm màng não do lao.

Bệnh lao là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm màng não ở các nước đang phát triển với tỉ lệ bệnh lao phổi cao. Tuy nhiên, bệnh lao ảnh hưởng đến dân số ở mọi quốc gia. Đồng thời, tất cả các bác sĩ thần kinh cần phải cảnh giác với những trường hợp có thể bị viêm màng não do lao đến cơ sở y tế của họ.

Xét nghiệm lao tố trên da chỉ dương tính ở khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não do lao. Ở những khu vực lưu hành bệnh lao thấp, viêm màng não do vi khuẩn lao thường được thấy nhất với bệnh lao tái hoạt động.

2. Tình hình dịch tễ của bệnh viêm màng não do lao

Có khoảng 150 – 200 trường hợp được báo cáo mỗi năm ở Anh. Viêm màng não do lao thường phát triển chậm. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao và tương tự như viêm màng não do lao. Tuy nhiên, nó có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người sống trong điều kiện tồi tệ. Chẳng hạn như người vô gia cư và những người mắc các bệnh khác, đặc biệt là nhiễm HIV.

Nhiễm trùng lao thường bắt đầu ở phổi và trong khoảng 1 – 2% trường hợp nhiễm trùng có thể tiến triển thành viêm màng não do lao. Ít nhất 20% sẽ phải chịu hậu quả lâu dài. Chúng thường nghiêm trọng và có thể bao gồm tổn thương não nghiêm trọng, động kinh, tê liệt và mất thính giác. Đáng tiếc, từ 15% đến 30% bệnh nhân sẽ tử vong, mặc dù được điều trị và chăm sóc.

3. Đặc điểm và diễn tiến của bệnh

Viêm màng não do lao có thể xảy ra như một biểu hiện duy nhất của bệnh lao hoặc đồng thời với các vị trí nhiễm trùng ngoài phổi. Lao màng não có tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt ở những bệnh nhân đồng nhiễm với HIV.

Sự chậm nhận được những chăm sóc y tế, chẩn đoán và bắt đầu điều trị là những yếu tố góp phần gây ra tỉ lệ tử vong cao của bệnh. Đặc biệt là ở các vùng hạn chế về nguồn lực. Khi được chẩn đoán kịp thời, viêm mãng não do lao có thể được chữa khỏi bằng cách dùng thuốc và điều trị hỗ trợ.

4. Viêm màng não do lao xảy ra như thế nào?

Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bằng việc một người hít phải giọt nhỏ. Tức là hít thở vi khuẩn từ sự ho hoặc hắt hơi của người bị bệnh. Vi khuẩn sinh sôi trong phổi, đi vào máu và có thể di chuyển đến các vị trí khác của cơ thể. Nếu vi khuẩn di chuyển đến màng não (các lớp bảo vệ não) và mô não, những áp xe nhỏ (các nốt lao vi mô) sẽ được hình thành.

Các ổ áp xe này có thể vỡ ra và gây viêm màng não do lao. Điều này có thể xảy ra ngay lập tức, vài tháng hoặc vài năm sau lần nhiễm trùng đầu tiên. Quá trình lây nhiễm gây ra sự gia tăng áp lực trong hộp sọ, dẫn đến tổn thương mô thần kinh và não, thường nghiêm trọng.

5. Những khu vực trên thế giới có tỉ lệ mắc bệnh cao

Một số khu vực trên thế giới có tỉ lệ mắc bệnh viêm màng não do lao hay bệnh lao nói chung khá cao bao gồm:

Những người làm việc hoặc đi du lịch trong những khu vực này nên tìm lời khuyên về việc tiêm chủng BCG. Ở các khu vực trên thế giới có tỉ lệ mắc bệnh lao cao, bệnh viêm màng não do lao phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nơi có tỉ lệ mắc lao thấp, hầu hết các trường hợp viêm màng não do lao xảy ra ở người lớn.

6. Triệu chứng của bệnh

Lúc đầu, các triệu chứng của bệnh viêm màng não do lao thường xuất hiện từ từ. Chúng trở nên nghiêm trọng hơn trong khoảng thời gian vài tuần. Trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, các triệu chứng có thể bao gồm:

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng. Các triệu chứng cổ điển của viêm màng não không phải lúc nào cũng có trong bệnh viêm màng não do lao. Chẳng hạn như cứng cổ, nhức đầu và nhạy cảm với ánh sáng. Thay vào đó, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

Bệnh tiến triển chậm nên khó chẩn đoán và thường tiến triển nặng trước khi bắt đầu điều trị.

7. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm nếu họ cho rằng bạn có những triệu chứng của bệnh viêm màng não do lao. Một số xét nghiệm điển hình bao gồm:

Chọc dò dịch não tủy (tiêu chuẩn vàng).

Sinh thiết màng não.

Xét nghiệm máu.

Chụp X Quang ngực thẳng.

Chụp CT Scan sọ não.

Xét nghiệm da cho bệnh lao (xét nghiệm da PPD).

7.1. Xét nghiệm dịch não tủy trong chẩn đoán viêm màng não do lao

Nếu biểu hiện lâm sàng gợi ý đến lao màng não, dịch não tủy nên được gửi để phân tích thường quy. Bao gồm: Số lượng tế bào và sự khác biệt, mức protein, mức glucose. Kết hợp với các xét nghiệm vi sinh để tìm vi khuẩn, nấm.

Tăng bạch cầu với ưu thế tế bào lympho. Cũng như nồng độ protein cao và nồng độ glucose thấp. Đó chính là những phát hiện đặc trưng trong dịch não tủy của bệnh nhân viêm màng não do lao.

Các phát hiện dịch não tủy được lưu ý ở trên không đặc hiệu cho viêm màng não do lao. Nó có thể thấy trong các bệnh lý khác bao gồm:

Viêm màng não do vi khuẩn không phải vi khuẩn lao. Chẳng hạn như: Não mô cầu, phế cầu, Haemophilus Influenzae.

Viêm màng não do nấm.

Carcinom màng não.

Xuất huyết dưới nhện.

Đối với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ viêm màng não do lao, các mẫu dịch não tủy nên được kiểm tra bằng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen. Mục đích là để tìm trực khuẩn lao. Nhuộm Gram để tìm vi khuẩn, chế phẩm mực India tìm nấm và xét nghiệm kháng nguyên tìm Cryptococcus neoformans.

7.2. Xét nghiệm hình ảnh

Chụp CT hoặc MRI não có chất cản quang có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán viêm màng não do lao. Bởi vì tần suất xuất hiện cao của các bất thường trên biểu hiện ban đầu.

Các phát hiện phổ biến nhất theo thứ tự giảm dần là:

Tăng cường đậm độ nhu mô màng não.

Não úng thủy.

Tăng dịch tiết nền.

Nhồi máu và u lao.

Các cơn nhồi máu xảy ra do viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch của vòng tròn Willis, các nhánh đục của động mạch não giữa và cơ xương sống.

8. Những biến chứng của bệnh

Các biến chứng của viêm màng não do lao rất đáng kể và trong một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng. Chúng bao gồm:

Tăng áp lực trong não có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và không thể phục hồi. Cần đi bác sĩ để được khám ngay lập tức nếu bạn bị thay đổi thị lực và đau đầu cùng một lúc. Đây có thể là dấu hiệu của việc tăng áp lực nội sọ.

9. Điều trị bệnh viêm màng não do lao như thế nào?

Kháng sinh theo kinh nghiệm qua đường tiêm nên được sử dụng để điều trị căn nguyên vi khuẩn không phải lao. Cho đến khi dịch não tủy và cấy máu tìm vi khuẩn âm tính trong vòng hơn 48 giờ. Hướng dẫn điều trị lao màng não ở người lớn và trẻ em đã được WHO công bố năm 2010 và Hiệp hội Nhiễm trùng Anh năm 2009. Đồng thời dựa trên các phác đồ tiêu chuẩn cho bệnh lao phổi.

9.1. Thuốc kháng lao

Bốn loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng lao:

Hướng dẫn của Hiệp hội Nhiễm trùng Anh khuyến nghị phác đồ đầu tiên là 2 tháng Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide và Ethambutol. Sau đó là 10 tháng Isoniazid và Rifampicin.

Hướng dẫn của WHO khuyến nghị phác đồ đầu tiên là 2 tháng Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide và Ethambutol (trẻ em) hoặc Streptomycin (người lớn). Sau 10 tháng dùng Isoniazid và Rifampicin.

Các phác đồ mới hơn kết hợp Fluoroquinolon với Rifampicin liều cao cho thấy hứa hẹn cải thiện kết quả ở bệnh viêm màng não do lao. Ethambutol không thâm nhập tốt qua niêm mạc của não nên đôi khi không được khuyến nghị. Một Fluoroquinolon, chẳng hạn như Moxifloxacin hoặc Levofloxacin, thường được sử dụng thay thế cho nó.

9.2. Thuốc kháng viêm

Theo nhiều nghiên cứu, điều trị bổ trợ bằng corticosteroid đối với bệnh viêm màng não do vi khuẩn sinh mủ đã cho thấy hiệu quả ở một số nhóm bệnh nhân nhất định. Một phân tích tổng hợp của Cochrane với tổng số 1.140 người tham gia. Phân tích có kết luận rằng: Corticosteroid cải thiện kết quả ở trẻ em âm tính với HIV và người lớn mắc bệnh viêm màng não do lao.

9.3. Một số thuốc khác

Nói chung, viêm màng não do lao được điều trị tối ưu bằng các thuốc kháng lao. Một vài loại thuốc hỗ trợ khác có thể được cân nhắc thêm vào bao gồm:

Thuốc chống co giật: Phenobarbital, Phenytoin.

Nhóm thuốc an thần như Diazepam, Midazolam.

ARV trong điều trị đồng nhiễm HIV/AIDS.

Thuốc kháng virus trong điều trị đồng nhiễm viêm gan B, C.

Thuốc tăng cường miễn dịch: Thymomodulin, Multivitamin…

10. Phòng bệnh

Hiện nay, có một loại vaccine phòng bệnh lao rất phổ biến có tên là BCG. Vắc xin này có hiệu quả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó giúp bảo vệ tốt khỏi các dạng bệnh lao nặng hơn, chẳng hạn như viêm màng não do lao.

Vaccine BCG từng được cung cấp cho tất cả trẻ em học cấp 2 ở Anh. Do những thay đổi trong phân bố và sự xuất hiện của bệnh lao ở Anh, vaccine hiện được cung cấp cho những người có nguy cơ cao nhất. Thuốc chủng này cũng được khuyến cáo cho các nhân viên y tế có thể tiếp xúc với bệnh lao.

Ở nước ta, vaccine BCG nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nó được tiêm miễn phí cho tất cả các trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Chậm nhất là trong vòng 30 ngày sau sinh.

Lao là một trong những nguyên nhân gây viêm màng não khó chẩn đoán nhất vì khó xác định nhanh vi khuẩn trong các mẫu dịch não tủy. Bệnh có thể gây ra những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cách tốt nhất là phòng bệnh bằng vaccine BCG. Hiện nay, vaccine này được cung cấp miễn phí cho trẻ sơ sinh ở Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh U Màng Não: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!