Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Thủy Đậu Khi Nào Thì Hết Lây # Top 7 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Thủy Đậu Khi Nào Thì Hết Lây # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Thủy Đậu Khi Nào Thì Hết Lây được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Thủy đậu là một trong những bệnh ngoài da rất dễ truyền nhiễm và phát tán thành dịch. Đó cũng là lý do rất nhiều người đặt ra thắc mắc liệu bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây và bao lâu thì khỏi . Nếu bạn cũng đang có chung câu hỏi như trên thì đừng bỏ lỡ bài viết sau.

– Chúng tôi sẽ mang đến những thông tin chi tiết để giúp phòng tránh căn bệnh ngoài da này hiệu quả nhất.

– Thủy đậu hình thành do virus Varicella Zoster tấn công cơ thể người với các biểu hiện trên da như: xuất hiện các nốt ban, mụn nước ửng đỏ và có thể vỡ ra bất cứ khi nào. Đây là bệnh ngoài da lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng.

– Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, thủy đậu có thể để lại sẹo lõm, vết thâm gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp biến chứng có thể gây viêm da, ảnh hưởng tới phổ và hệ thần kinh, gây nguy cơ tử vong (không thường xảy ra).

Bệnh thủy đậu khi nào thì lành

– Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ nhỏ và ai cũng gặp phải 1 lần trong đời. Vậy bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?

– Đây là khoảng thời gian ủ mầm mống gây bệnh, khi virus len lỏi và bước đầu tấn công vào cơ thể của chúng ta. Chúng kéo dài khoảng 1-2 tuần và khoảng thời gian này còn có thể rút ngắn lại tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bị.

– Với trường hợp người đang ốm yếu, hệ miễn dịch không tốt, với trẻ em, người già thì giai đoạn 1 này diễn ra nhanh hơn, dễ dàng tiến đến giai đoạn tiếp theo.

– Lúc này, virus đã tấn công vào cơ thể và đem tới những tác động đầu tiên. Bạn sẽ thấy trên làn da dẫn xuất hiện các nốt ban ửng đỏ mọc riêng lẻ với số lượng còn ít, có thể gây ngứa ngáy. Người bệnh mệt mỏi, chán ăn sốt nhẹ, trẻ em thường quấy khóc. Giai đoạn kéo dài trong khoảng 1-2 ngày.

– Đây là giai đoạn phát bệnh mạnh mẽ nhất, các nốt thủy đậu mọc dày đặc hơn, hình thành đầu mụn có nước, mủ và dịch vàng, rất dễ vỡ ra. Giai đoạn này có thể diễn ra trong vài ngày.

Các giai đoạn tiến triển bệnh củ thủy đậu

– Nếu giữ vệ sinh và bôi thuốc đúng cách, các nốt mụn sẽ nhanh chóng xẹp xuống và lành lại chỉ trong vòng 5-7 ngày. Ngược lại thời gian bệnh thủy đậu khỏi có thể kéo dài lâu hơn và dễ để lại sẹo, thâm gây mất thẩm mỹ.

– Với những chia sẻ trên, để trả lời cho câu hỏi bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi thì từ lúc ủ bệnh đến khi phát bệnh và lành lại có thể kéo dài vài tuần – 1 tháng. Điều bạn cần làm là phát hiện bệnh nhanh chóng, có các biện pháp phòng ngừa và chữa trị, chú ý chăm sóc da và nâng cao sức đề kháng để bệnh nhanh lành hơn.

– Điểm đặc biệt khiến bệnh này trở nên nguy hiểm đó chính là thủy đậu rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

– Thông thường, bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc trực tiếp với các nốt ban, mụn nước. Vì vậy, không chỉ trong khi bị thủy đậu mà sau khi khỏi bệnh một thời gian, hãy hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

– Bởi lúc này, người bị vẫn có thể chứa mầm mống virus gây thủy đậu. Vậy bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây?

– Các chuyên gia da liễu cho rằng thời gian có khả năng lây bệnh thủy đậu là khoảng 4 ngày trước khi các nốt ban ửng đỏ xuất hiện kéo dài cho tới 7 ngày sau khi các nốt này đóng vảy và khô lại.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây

– Nhiều người cho rằng, khi nốt thủy đậu đã vỡ, lành lại và đóng vảy hay bong tróc thì mầm mống bệnh đã bị tiêu diệt hết. Tuy nhiên, theo ghi nhận, một số trường hợp có thể xuất hiện các nốt mụn mới ngay trên các vết đã lành lại, chứng tỏ vẫn còn khả năng lây lan cho người khác.

– Vì vậy, để đảm bảo an toàn hãy tránh tiếp xúc một thời gian sau khi lành bệnh. Bên cạnh đó, người bị thủy đậu cũng đừng chủ quan khi thấy các nốt thủy đậu đã đóng vảy. Nguy cơ nhiễm khuẩn và bùng phát bệnh trở lại vẫn có thể xảy ra.

– Đừng quên tiến hành các chế độ kiêng cữ, chăm sóc và dinh dưỡng để loại bỏ hoàn toàn virus gây hại ra khỏi cơ thể.

Hotline: 1900.636.654 – 028.73.081.281

Địa chỉ: 278/8 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, chúng tôi

Bệnh Thủy Đậu Có Lây Không? Thời Điểm Nào Thì Hết Lây?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây cao và dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC.

Theo thống kê hàng năm của Bộ Y tế, thủy đậu có xu hướng gia tăng vào những tháng đầu xuân, đầu hè. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cảnh báo, thời tiết giao mùa là yếu tố khiến bệnh thủy đậu bùng phát mạnh, số ca mắc bệnh tăng cao. Theo thống kê từ Hội Y học Dự phòng, chỉ tính riêng năm 2018, nước ta đã ghi nhận hơn 31.000 trường hợp mắc thủy đậu, 90% người bị nhiễm bệnh là trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậu có khả năng lan lan rất nhanh từ người này sang người khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% người chưa mắc thủy đậu, hoặc chưa tiêm vắc xin sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với những giọt nước bọt bắn ra ngoài khi bệnh nhân ho, hắt hơi, hay tiếp xúc chất dịch từ nốt phỏng thủy đậu của người đang nhiễm bệnh.

Virus Varicella Zoster – tác nhân gây thủy đậu có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu trước khi bong ra tồn tại trong không khí. Người mắc thủy đậu thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân.

Trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân sẽ bị sốt, mệt mỏi nhẹ toàn thân trong khoảng 2 – 3 ngày. Nếu thời gian sốt kéo dài hơn, trẻ nhỏ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ kèm thở khó khăn, co giật, người lớn sốt trên 39,5 độ thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Vì rất có thể bệnh đã biến chứng, rất cần được can thiệp và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc sau này.

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100-500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4-5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5-10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Thủy đậu có khả năng lây nhiễm trong thời gian từ 1 – 2 ngày trước khi các nốt ban, mụn nước xuất hiện và thường không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên (Sự lây truyền có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch). Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng đau đầu và đau cơ tại thời điểm đó. Sau khi phát ban, bệnh vẫn tiếp tục lây lan cho đến khi các mụn nước cuối cùng khô lại và các vảy bong tróc ra. Phương thức lây truyền thủy đậu chủ yếu bằng 3 con đường sau:

Lây trực tiếp qua đường hô hấp: Virus gây bệnh tồn tại trong các giọt nước bọt li ti rất nhỏ có trong không khí, phát ra từ người nhiễm bệnh khi người này nói chuyện, ho, hắt hơi. Tình trạng này được gọi là nhiễm trùng giọt bắn.

Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (bằng cách chạm vào vật dụng cá nhân, quần áo của người bệnh).

Đồng thời, bệnh còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây sau khi sinh nở.

Mặt khác, khi tiếp xúc người bị bệnh zona (giời leo hay herpes zoster), người bình thường cũng có thể mắc thủy đậu. Những ai từng bị thủy đậu sẽ có nguy cơ mắc zona vào thời điểm vài năm sau hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau, vì virus có thể tồn tại ở hệ thần kinh rất dai dẳng.

Trong thời gian ủ bệnh thủy đậu có lây không?

Nghiên cứu dịch tễ cho thấy, thủy đậu thường xuất hiện và bùng phát mạnh vào mùa đông và đầu xuân. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2-3 tuần, thông thường là 14 -16 ngày. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Đáng lo ngại, nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng trong khoảng thời gian ủ bệnh thì bệnh sẽ không lây nhiễm. Nhưng KHÔNG! Ở giai đoạn ủ bệnh, mức độ lây nhiễm thủy đậu vẫn xảy ra. Trước khi phát ban 1-2 ngày, bệnh đã có thể lây nhiễm.

Vậy thủy đậu lây lúc nào là mạnh nhất? Theo các nghiên cứu, trong giai đoạn phát bệnh và toàn phát khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước khắp cơ thể, khả năng lây nhiễm sang người khác là cao nhất. Sau giai đoạn này, mức độ lây nhiễm sẽ giảm xuống, tuy nhiên nếu người bệnh không sớm hồi phục thì khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.

Sau thời gian ủ bệnh, bệnh bắt đầu tiến vào giai đoạn khởi phát với những biểu hiện của thủy đậu thường gặp như: Sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban… Trong một số trường hợp, nhất là ở trẻ em không có dấu hiệu bị thủy đậu rõ ràng.

Ở giai đoạn toàn phát, triệu chứng của bệnh thủy đậu thường là sốt cao, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ. Những mụn nước với đường kính 1-3mm xuất hiện toàn thân thậm chí xuất hiện cả trong niêm mạc miệng, gây ngứa rát, khó chịu cho người bệnh. Trong những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn. Khi nhiễm trùng, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Varicella Zoster là loại virus có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể sau lần đầu tiên nhiễm bệnh và sẵn sàng hoạt động trở lại ngay khi có điều kiện thuận lợi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thủy đậu chỉ không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác khi các nốt thủy đậu đã khô, đóng vảy, rồi bắt đầu bong tróc và không xuất hiện thêm một mụn nước nào mới trên cơ thể (thường không quá 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên nhưng có thể lâu hơn).

Người bệnh lúc này có thể ra ngoài vui chơi, học tập, công tác bình thường vì bệnh chỉ có nguy cơ lây nhiễm cao trước 1-2 ngày phát ban đến khi các vảy phát ban bong tróc hoàn toàn. Để giúp vảy thủy đậu nhanh bong hơn, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý, thuốc xanh methylen nhằm giúp làm mềm vảy. Khi các vảy thủy đậu mềm đi sẽ dễ bóc ra khỏi bề mặt da. Tuy nhiên, lúc này vảy thủy đậu vẫn còn dính chắc, nếu cố gắng khiến chúng bong ra sẽ rất dễ làm da tổn thương và để lại sẹo.

Ngoài ra, quá trình lây truyền thủy đậu có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch. Tỷ lệ tấn công thứ phát đối với những người có hệ miễn dịch yếu, sống cùng trong gia đình là 70 – 90%.

Trẻ sơ sinh có thể bị lây thủy đậu không?

Không chỉ trẻ em và người lớn, mà trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ bị lây nhiễm thủy đậu. Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nó cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Phụ nữ khi mang thai nếu mắc thủy đậu có thể lây nhiễm và ảnh hưởng đến trẻ tùy thuộc vào tuổi thai mẹ đang mang.

Mẹ bầu mắc thủy đậu trước tuần 28 thai kỳ: có tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh mắc bệnh lý bào thai do virus (tổn thương da, mắt, não, ruột, và bàng quang).

Mẹ bầu mắc thủy đậu từ tuần 28 – 36 thai kỳ: virus có thể tồn tại trong cơ thể thai nhi nhưng không gây triệu chứng. Tuy nhiên, virus có thể hoạt động trở lại vài năm sau đó.

Mẹ bầu mắc thủy đậu sau 36 tuần: trẻ sinh ra có thể bị thủy đậu.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc thủy đậu cao nhất nếu mẹ bị thủy đậu trong vòng 3 tuần cuối của thai kỳ cho đến vài ngày sau sinh, có đến 50% trẻ sinh có nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong lên tới 30%. Biểu hiện thủy đậu ở trẻ sơ sinh có thể khởi phát ngay sau sinh cho đến khi trẻ được 10-12 ngày tuổi.

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc thủy đậu nên được cách ly với mẹ, không cho bú mẹ cho đến khi các tổn thương trên da của mẹ khô và lành. Đồng thời, trẻ sơ sinh bị thủy đậu hoặc có tiếp xúc (phơi nhiễm) với người mắc thủy đậu, nên được cách ly. Trường hợp trẻ phơi nhiễm nên xuất viện trước 10 ngày sau phơi nhiễm nếu có thể. Ngoài ra, trẻ bị thủy đậu từ trong bào thai không cần phải cách ly nếu trẻ không có tổn thương đang tiến triển.

Các phòng tránh lây bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh dễ mắc phải và lây lan nhanh chóng, vì thế cách phòng tránh lây lan thủy đậu là thắc mắc của không ít người. Những người tiếp xúc gần với người mắc thủy đậu là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất. Do đó, để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm thủy đậu, người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và nên lưu ý những điều sau:

Ngoài ra, nếu trong gia đình hoặc bạn bè có người mắc bệnh thì cần thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh bệnh lây lan:

Cách ly người bị nhiễm bệnh với những người xung quanh từ 7-10 ngày kể từ ngày phát bệnh, tốt nhất nên để người bệnh ở trong phòng riêng, đặc biệt không tới những chỗ đông người để hạn chế lây lan diện rộng.

Trẻ em bị thủy đậu không được đến trường hoặc nhà trẻ, phải luôn cắt tỉa móng tay trẻ gọn gàng. Đeo bao tay cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nhằm hạn chế bé cào/gãi không kiểm soát.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, cốc chén, quần áo…

Vệ sinh thân thể cho người bệnh hàng ngày, không nên kiêng nước, kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian. Nên tắm bằng nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh để người bệnh nhanh khỏi bệnh, hạn chế lây lan bệnh.

Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý khi có tiếp xúc gần với người bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị là xanh Methylen bôi ngoài da. Bên cạnh đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thuốc hạ sốt khi có biểu hiện sốt cao trên 38.5 độ C và tránh dùng aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye.

Để tránh lây nhiễm, người bệnh không tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng, tránh làm vỡ vì có thể gây bội nhiễm và thành sẹo.

Đồng thời, đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi… và chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại virus.

Bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo: “Những người chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Thủy đậu không loại trừ độ tuổi, có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… là những đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu có nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên, dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não… có thể tử vong. Chính vì vậy, tiêm vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.”

Khi tiêm chủng phòng bệnh, tỷ lệ bảo vệ với những người được tiêm chủng lên tới 97%. Tỷ lệ khoảng 3% còn lại vẫn có thể mắc bệnh nếu hệ miễn dịch quá yếu nhưng hầu hết các trường hợp này mắc với triệu chứng rất nhẹ và nguy cơ xảy ra biến chứng cũng thấp hơn, Bác sĩ Chính cho biết thêm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị nên tiêm vắc xin thủy đậu cho tất cả trẻ em. WHO khuyến cáo trẻ cần được tiêm mũi vắc xin đầu tiên trong độ tuổi từ 11-14 tháng và mũi thứ 2 trong độ tuổi từ 15-23 tháng. Đồng thời, nên tiêm cho trẻ thêm loại vắc xin kết hợp chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella (MMRII) để phòng ngừa bệnh, do thủy đậu và sởi có những triệu chứng lâm sàng tương đối giống nhau, khiến phụ huynh dễ nhầm lẫn.

Ngoài ra, thanh thiếu niên chưa có miễn dịch với thủy đậu, phụ nữ đang có kế hoạch mang thai và những người đang bị một số bệnh khác, chẳng hạn như bệnh chàm nghiêm trọng cũng được khuyến cáo nên chủ động tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, tạo hệ miễn dịch phòng ngừa virus.

Hiện tại, Việt Nam đang có 3 loại vắc xin phòng Thủy đậu gồm: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) phác đồ tiêm chủng cụ thể như sau:

Đối với vắc xin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc)

* Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm 2 mũi:

Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.

Mũi 2: Sau mũi 1 là 3 tháng.

* Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 4 – 8 tuần.

Đối với vắc xin Varilrix (Bỉ)

* Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Lịch tiêm 2 mũi:

Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.

Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 3 tháng.

* Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Lịch tiêm 2 mũi:

Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.

Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 1 tháng (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).

Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC luôn nỗ lực cung cấp đủ vắc xin phòng thủy đậu cho trẻ em và người lớn, đến nay các loại vắc xin này đã được chứng minh tính hiệu quả và an toàn tại hơn 100 quốc gia. Để đăng ký tiêm phòng vắc xin phòng thủy đậu hoặc nhiều loại vắc xin quan trọng khác, quý khách có thể gọi hotline 028.7300.6595, inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.

An Nhiên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Thủy Đậu Sau Bao Lâu Thì Hết Lây Nhiễm?

Thời gian bị bệnh kéo dài nhưng thủy đậu không dễ nhận biết ngay từ đầu. Thông thường, người mắc bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh thủy đậu thường không khởi phát ngay mà sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh, đó là lúc virus gây bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể, có thể kéo dài dưới 2 tuần hoặc ngắn hơn tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh. Ở giai đoạn này người bệnh gần như không phát hiện thấy biểu hiện gì bất thường, và chưa biết bản thân đã bị nhiễm bệnh.

Giai đoạn toàn phát là lúc bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm nhất

+ Giai đoạn khởi phát: Cảm giác ớn lạnh, sốt, chán ăn, nổi mẩn đỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể trong vòng 1-2 ngày là những biểu hiện của giai đoạn khởi phát.

+ Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất và cũng là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất khi người bệnh bắt đầu xuất hiện mụn nước mọc khắp cơ thể, các nốt mụn chứa dịch màu trắng trong, sau 24h sẽ hóa đục.

+ Giai đoạn khỏi bệnh: Giai đoạn này kéo dài 10-13 ngày, lúc này các mụn bắt đầu đóng vảy và biến mất. Nếu điều trị đúng và kịp thời sẽ không để lại sẹo, tuy nhiên nếu điều trị không nghiêm túc có thể để lại sẹo lồi hoặc lõm trên da.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây?

Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên và có tính lây lan cao. Với những người chưa từng mắc thủy đậu nếu chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu, nguy cơ lây nhiễm có thể lên tới 90%.

Thủy đậu lây trực tiếp từ người sang người

Thủy đậu lây như thế nào? Thủy đậu chủ yếu lây nhiễm qua 3 phương thức: Lây trực tiếp từ người sang người thông qua nói chuyện, hắt hơi; Lây nhiễm qua việc dùng chung đồ đạc cá nhân như: quần áo, khăn mặt, cốc chén…; và thủy đậu có thể lây qua đường không khí khi ở chung phòng.

Bệnh thủy đâu bao lâu thì hết lây? Như đã nói, giai đoạn toàn phát khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước khắp cơ thể, khả năng lây nhiễm sang người khác là cao nhất. Sau giai đoạn này, mức độ lây nhiễm sẽ giảm xuống, tuy nhiên nếu người bệnh không sớm hồi phục thì khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.

Do đó, rất khó để đoán định chính xác khi nào thủy đậu hết lây nhiễm vì phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian lành bệnh của người mắc phải. Những người thân xung quanh người bệnh vì thế không nên chủ quan, cần cách ly với người bệnh cho tới khi nào bệnh khỏi hẳn thì thôi.

Cách chăm sóc người bệnh giúp ngăn ngừa khả năng lây nhiễm

Những người thân xung quanh người bệnh là đối tượng dễ bị lây nhiễm thủy đậu. Do đó, để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm, người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Cụ thể như sau:

+ Cách ly người bệnh với những người xung quanh, nên để người bệnh ở phòng riêng, người bệnh không tới chỗ đông người để tránh lây lan diện rộng.

+ Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: khăn mặt, cốc chén, quần áo…

Người bị thủy đậu cần được chăm sóc đặc biệt để tránh lây nhiễm

+ Người bệnh cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày, không nên kiêng nước, kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian. Nên tắm bằng nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên sử dụng Bột tắm Nhân Hưng từ thảo dược để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm mụn, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

+ Sử dụng thuốc điều trị, phổ biến nhất hiện nay là Xanh Metylen bôi ngoài da. Bên cạnh đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt khi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C.

+ Để tránh thủy đậu lây nhiễm, người bệnh không tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng, tránh làm vỡ vì có thể gây bội nhiễm và thành sẹo.

+ Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi… đồng thời kiêng khem những thực phẩm không có lợi khiến mụn nước mưng mủ như: hải sản, đồ tanh, thịt gà, đồ nếp…

Xanh Metylen là thuốc chữa thủy đậu phổ biến

Người nhà bệnh nhân nếu thấy hiện tượng bất thường cần tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra xem có khả năng bị lây nhiễm không, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Đọc Thêm:

Bệnh Thủy Đậu Là Gì Bao Lâu Thì Hết?

Thủy đậu có lẽ là căn bệnh không còn quá xa lạ với hầu hết chúng ta nhưng nhiều người còn chưa hiểu rõ bệnh thủy đậu là gì và bệnh thủy đậu bao lâu thì hết.

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ là căn bệnh lây nhiễm do virus có tên Varicella Zoster gây nên, đây là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người đang mắc bệnh thủy đậu thực hiện các hành vi nói, ho, hắt hơi… thì virus theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Bệnh rất dễ truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm ,ngay cả khi đi Wc nước tiểu bám vào thành cầu người không bị nhiễm bệnh khi ngồi lên thành cầu cũng bị nhiễm bệnh. Bệnh thủy đậu cũng có thể lây qua đường tiếp xúc với áo quần bị nhiễm chất dịch từ ban ngứa hay từ miệng của người bị bệnh. Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Bệnh thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy. Những bệnh nhân hệ miễn dịch yếu ớt bị thủy đậu có thể phải mất một thời gian lâu hơn để lành bệnh. Khoảng 90% những người nào chưa từng bị thủy đậu trong gia đình sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người thân bị nhiễm bệnh.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết?

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây là thắc mắc của nhiều người khi thấy người thân, bạn bè của mình đang mắc bệnh thủy đậu. Trước khi những mụn nước bắt đầu nổi lên từ 5 đến 7 ngày và thời điểm sau khi đã nổi mụn nước 3 ngày thì nguy cơ nhiễm bệnh từ người mắc thủy đậu rất cao. Sau khoảng thời gian kể trên thì mức độ lây nhiễm bệnh thủy đậu sẽ giảm xuống và bệnh thủy đậu hết lây sau đó. Nhưng nếu không cẩn thận thì khả năng lây bệnh thủy đậu cũng vẫn có thể xảy ra vào giai đoạn hồi phục của người bệnh.

Sẹo của bệnh thủy đậu bao lâu thì hết?

Một vấn đề khá phổ biến đối với những người mắc bệnh thủy đậu là bệnh thủy đậu có thể để lại sẹo làm mất thẩm mỹ. Vậy sẹo bệnh thủy đậu bao lâu thì hết? Trên thực tế, người bị thủy đậu thường để lại sẹo xấu nếu không biết chăm sóc đúng cách. Thông thường các nốt sẹo bệnh thủy đậu này sẽ tự khô và lành, chúng có thể để lại sẹo mờ, hoặc sẹo lõm rõ.

Bệnh thủy đậu là gì và bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Thủy Đậu Khi Nào Thì Hết Lây trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!