Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Thủy Đậu Có Miễn Dịch Không? Các Vấn Đề Liên Quan Bạn Nên Biết # Top 15 View | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Thủy Đậu Có Miễn Dịch Không? Các Vấn Đề Liên Quan Bạn Nên Biết # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Thủy Đậu Có Miễn Dịch Không? Các Vấn Đề Liên Quan Bạn Nên Biết được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh thủy đậu có miễn dịch không và bệnh lây lan như thế nào?

Trước khi tìm hiểu vấn đề bệnh thủy đậu có miễn dịch không chúng ta cùng tìm hiểu bệnh thủy đậu lây lan như thế nà. Thủy đậu rất dễ bị lây từ người này sang người khác, nó lây qua đường hô hấp hoặc trực tiếp tiếp xúc qua da của người bình thường với dịch nốt đậu bị vỡ của người thủy đậu. Chính vì thế quan hệ khi bị thủy đậu không bị lây, vì thủy đậu không lây qua đường tình dục.

Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh và khả năng ấy bệnh qua đường hô hấp cũng như tiếp xúc qua da thì không nên quan hệ tình dục khi 1 trong hai người bị thuỷ thuỷ đậu. Bệnh thuỷ đậu có thời gian phát bệnh và lành lại cũng không quá dài, nên có thể đợi hết thuỷ đậu rồi hãy quan hệ cho an toàn.

Vậy bệnh thủy đậu có miễn dịch không ?

Có rất nhiều người thắc mắc bệnh thủy đậu có miễn dịch không? Qua nhiều nghiên cứu cho thấy người bị thủy đậu rồi sẽ không bị lại lần thứ 2 do đã được miễn dịch suốt đời với căn bệnh này.

Theo rất nhiều thống kê, trên thế giới chưa tìm ra trường hợp nào bị thủy đậu 2 lần trong đời. Nhiều người nhầm lẫn bệnh thủy đậu với nhiều căn bệnh ngoài da khác.

Thực tế bị thủy đậu thì cơ thể đã sản sinh ra kháng sinh có thể miễn dịch cả đời với bệnh này. Tuy nhiên loài virus gây ra bệnh thủy đậu Varicella zoster lại không thể loại bỏ.

Chúng tồn tại ở gần tuyến dây thần kinh dưới da trong trạng thái “ngủ đông”. Nếu hệ miễn dịch hay sức khỏe của người bệnh bị suy yếu thì chúng có thể hoạt động và gây ra bệnh zona thần kinh. Bệnh thủy đậu có thể tấn công cơ thể một người nhiều lần nhưng chúng chỉ gây bệnh thủy đậu một lần.

Các Vấn Đề Liên Quan Đến Thiếu Máu Ở Trẻ: Bệnh Thalassemia

Thiếu máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng như: da xanh xao, thể trạng suy dinh dưỡng, chậm tăng cân,… Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, thiếu chất sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày và bệnh lí di truyền “Thalassemia” là một trong những nguyên nhân phổ biến.

Bệnh thalassemia là một bệnh lí di truyền do rối loạn quá trình sản xuất Hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần của các tế bào hồng cầu (tế bào máu) mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Khi một đứa trẻ bị bệnh thalassemia (thiếu máu ở trẻ nhỏ). Các tế bào hồng cầu sẽ nhanh chóng bị phá vỡ hơn tế bào hồng cầu bình thường, vì thế gây ra tình trạng thiếu máu.

Bệnh thalassemia phổ biến nhất ở những người gốc Địa Trung Hải, như người Ý và người Hy Lạp. Bệnh cũng được phát hiện trong số những người từ Bán đảo Ả Rập, Iran, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.

Đây là bệnh lí di truyền, có nghĩa là nó được truyền từ cha hoặc mẹ sang con thông qua gen. Các gen này nằm bên trong mỗi tế bào của cơ thể. Có thể cha mẹ chỉ mang gen nhưng không biểu hiện bệnh, nên đôi khi chỉ có thiếu máu nhẹ, không cần điều trị gì.

Bệnh thalassemia được gây ra do bất thường các gen tạo ra Hemoglobin. Có nhiều dạng khác nhau của bệnh thalassemia, tùy thuộc vào gen nào bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng phụ thuộc vào thể bệnh thalassemia và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số trẻ không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Trong khi những trẻ khác thiếu máu rất nghiêm trọng và có thể mất trước hoặc ngay sau khi sinh. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ như:

Trẻ sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra. Tiền sử mắc bệnh của các thành viên trong gia đình cũng có thể giúp chẩn đoán.

Đối với trẻ có yếu tố nguy cơ như mẹ thiếu máu hay có tiền căn sảy thai, gia đình có người mang gen bệnh, xét nghiệm DNA trong khi mang thai với lấy mẫu nước ối có thể chẩn đoán cho trẻ về mức độ nghiêm trọng của thiếu máu cũng như nguy cơ mắc bệnh thalassemia.

Điều trị cho trẻ phụ thuộc vào thể bệnh thalassemia và mức độ nghiêm trọng của nó, bao gồm truyền máu, điều trị thải sắt hoặc ghép tủy xương. Nếu thiếu máu ở trẻ có mức độ nặng, trẻ cần phải:

Truyền máu thường xuyên (có thể mỗi tháng một lần) để cung cấp cho trẻ đầy đủ các tế bào máu khỏe mạnh từ những người hiến máu.

Liệu pháp thải sắt, đây là loại thuốc được sử dụng để loại bỏ lượng sắt dư thừa ra khỏi cơ thể (trẻ bị bệnh thalassemia có thể bị quá tải sắt, vì cở thể trẻ không thể tự thải sắt ra ngoài như một đứa trẻ bình thường).

Cấy ghép tủy xương.

Nếu không điều trị, trẻ bị bệnh thalassemia mức độ nặng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim và gan.

Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc trong quá trình điều trị theo hướng dẫn của Bác sĩ, bạn cần:

Hãy đảm bảo cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống lành mạnh. Trẻ có thể cần bổ sung thêm axit folic.

Không cho trẻ thêm các chất có nhiều sắt, vì nguyên nhân thiếu máu ở trẻ không phải do thiếu sắt.

Trẻ bị bệnh thalassemia tăng nguy cơ mắc các bệnh lí nhiễm trùng. Hãy cho trẻ đi tiêm phòng cúm và vắc-xin phế cầu hàng năm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Làm thế nào và khi nào trẻ cần phải kiểm tra sức khỏe.

Những hoạt động nào trẻ nên tránh và khi nào trẻ có thể trở lại hoạt động bình thường.

Cách chăm sóc cho trẻ tại nhà.

Những triệu chứng hoặc vấn đề bạn nên theo dõi và cách xử trí.

Thiếu máu ở trẻ là bệnh lý khá nguy hiểm. Cha mẹ cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện và triệu chứng của bệnh để bảo vệ sức khỏe của trẻ an toàn nhất.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Bệnh Thủy Đậu Có Quan Hệ Được Không?

Bệnh thủy đậu dễ lây qua tiếp xúc

Bệnh thủy đậu có quan hệ được không?

Thủy đậu hay còn gọi là phỏng dạ là bệnh lành tính thường lây qua tiếp xúc trực tiếp và qua đường hô hấp. Nên sẽ không có chuyện bệnh thủy đâu lại lây qua đường tình dục. Khi bệnh thủy đậu không nên quan hệ tình dục vì đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, nên để khỏi hẳn. Bệnh thủy đậu nếu điều trị đúng cách thì sẽ khỏi trong thời gian rất ngắn vì vậy tốt nhất đợi các vết phỏng bong hẳn rồi quan hệ tình dục. Vậy bệnh thủy đậu có quan hệ được không thì câu trả lời là có, nhưng không nên quan hệ trong lúc đang bị bệnh.

Với câu hỏi đặt ra ở tiêu đề “bệnh thủy đậu có quan hệ được không?” sẽ đưa chúng ta đến vấn đề bị thủy đậu cần kiêng khem những gì để mau khỏi và không để lại những biến chững cho cơ thể người mắc phải.

Nên để các vết phỏng bong hết mới quan hệ

Những điều nên tránh khi bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu cần kiêng chỗ đông đúc: Bệnh thủy đậu lây qua do tiếp xúc từ người này với người kia do vậy khi bị bệnh tốt nhất nên ở nhà nghỉ ngơi và tránh xa chỗ đông người.

Đồ dùng cá nhân: Khi bị mắc bệnh thủy đậu không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân tránh bị lây lan diện rộng: khăn mặ, cốc, bát đũa…

Làm vỡ: các nốt ban sẽ làm cho người mắc bệnh ngứa ngáy khó chịu và chỉ muốn gãi, nhưng tuyệt đối không được gãi và làm vỡ nốt thủy đậu vì sẽ gây ra sẹo làm rỗ da cũng sẽ làm lây lan sang vùng da khác.

Thực phẩm tanh: Khi bị thủy đậu thì tuyệt đối người bệnh không được dùng những thực phẩm tanh như hả sản, gà, vịt, những thực phẩm gây nóng.

Vệ sinh: Khi bị thủy đậu cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ tránh ngâm mình trong nước, nhất định phải giữ cơ thể khô thoáng

Quần áo: tránh mặc những đồ bó sát làm cọ sát vỡ các nốt phỏng làm lở loét da.

90% người chưa tiêm phòng bệnh thủy đậu sẽ bị nhiễm sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh

Những người mắc bệnh thủy đậu nếu không được chữa trị đúng cách kiêng khem cẩn thận thì sẽ đãn đến lở loét da dẻ, để lại sẹo lồi hay lõm là điều khó tránh khỏi. Nhiễm trùng huyết cũng là một biến chứng của người mắc bệnh thủy đậu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Biến chứng viêm não, chậm phát triển thần kinh đây đều là những biến chứng có thể gây ra gánh nặng cho người nhà và cho xã hội. Ở trẻ em còn có một số trường hợp bị viêm phổi do biến chứng từ việc bệnh thủy đậu. Vì vậy mỗi cá nhân bị thủy đậu cần có ý thức vệ sinh thân thể và phòng ở, kiêng khem cẩn thận để tránh mọi biến chứng có thể gây ra.

Bị Bệnh Thủy Đậu Có Nên Tắm Không?

Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh.

Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay. Với trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Bên cạnh đó cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng. Ban bị phỏng do thủy đậu có thể mọc trong miệng vỡ ra, gây bội nhiễm làm trẻ không ăn được. Khi đó nên tư vấn bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật.

Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì thế, kiêng tắm cho trẻ trong những ngày mắc bệnh có khi còn gây thêm sự nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nhiều phụ huynh có con nhiễm bệnh thủy đậu sai lầm khi kiêng tắm, kiêng gió và mặc ấm. Đáng tiếc, đó chính là kiểu thương con không đúng cách của các ông bố bà mẹ trẻ hiện nay. Nhiều trẻ đến viện, khi vén áo lên thăm khám, các mụn bị vỡ ra, loang hết cả một vùng vì mặc nhiều quá. Nhiều trẻ, nhễ nhại mồ hôi vì bố mẹ che chắn kỹ lưỡng.

Bệnh thủy đậu là một bệnh ngoài da lành tính, kéo dài khoảng 15 ngày. Nếu chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh hoàn toàn khỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trẻ gặp những tai biến đáng tiếc như nhiễm khuẩn huyết, co giật, viêm màng não. Lý do chỉ có một: không giữ vệ sinh sạch sẽ.

Các phụ huynh tin vào cái gọi là kinh nghiệm dân gian trong điều trị thủy đậu, nên cứ con bị bất cứ bệnh ngoài da nào là nhất loạt kiêng nước, kiêng gió, kiêng cả ánh mặt trời như thế. Họ không biết rằng, nếu không tắm, lại mặc cho trẻ quá nhiều quần áo để tránh gió, chính là tạo thêm cơ hội cho các ổ virus lan rộng.

Quan điểm tránh gió và tránh nước cho trẻ khi bị thủy đậu là quan điểm dân gian lạc hậu. Vì đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trong trường hợp này rất cần thiết. Vì thế, có thể tắm cho trẻ trong phòng kín, nhanh, bằng nước sạch, vừa tạo tâm lý thoải mái, vừa làm được vệ sinh cho trẻ.

Việc cho trẻ ở trong phòng kín không có ánh nắng mặt trời, gió trời cũng không tốt. Tốt nhất, nên luôn để trẻ sống trong một không khí thoáng đãng, tất nhiên tránh gió lộng và nắng gắt.

Theo các chuyên gia điều trị bệnh thủy đậu cho biết trong thời gian bé bị thủy đậu, việc chính là giữ gìn vệ sinh cho bé như cắt móng tay và giữ sạch, không để trẻ gãi, tránh nhiễm trùng da và lây lan sang các vùng khác, bé khác. Mặc quần áo rộng và nhẹ.

Không nên xoa cho trẻ phấn rôm, phấn thơm với ý nghĩ làm cho vùng da đó mát hơn. Nếu có, chỉ bôi thuốc sát trùng lên những vẩy hoặc mụn to nhất. Bác sĩ có thể cho các cháu uống một ít thuốc an thần để cháu dễ ngủ, khỏi quấy và gãi vì ngứa.

Cẩn thận với các bài thuốc dân gian

Bệnh thủy đậu, nếu không may bị nhiễm trùng có thể để lại các vết thương sâu, gây sẹo. Trong trường hợp đó, tốt nhất không nên dùng những cách chữa sẹo theo phương pháp dân gian như dùng nghệ tươi bôi vào vết sẹo mới.

Phương pháp dân gian không hẳn không tốt và không có tác dụng. Nhưng sử dụng bất cứ cái gì giống như thuốc đều phải có liều lượng hợp lý, mà kinh nghiệm dân gian hiện nay không có liều lượng thích hợp. Có nhiều trường hợp dùng nghệ chữa sẹo, cơ địa không hợp với nghệ đã gây nên hiện tượng dị ứng, phồng mạch, càng làm cho vết thương bị tổn thương nặng nề hơn

Vì thế, thay vì sử dụng nghệ tươi bôi vào vết sẹo, nên dùng những tuýp thuốc chữa sẹo bán sẵn rất nhiều trên thị trường hiện nay theo chỉ dẫn của bác sỹ. Giá những tuýp thuốc đó chỉ chừng trên dưới 100.000 đồng.

Việc sử dụng các bài thuốc lá dân gian để tắm cho trẻ với hy vọng bệnh khỏi cũng rất đáng lo. Nếu không biết chắc dùng bao nhiêu cho đủ thì không nên dùng. Không phải cứ thấy người này dùng chân vịt, lá tre tắm khỏi ngứa là người kia cũng dùng. Cơ địa mỗi người là không giống nhau

Cũng cần nhớ, nguyên tắc điều trị các bệnh ngoài da như thủy đậu là tránh nhiễm trùng, nên tranh thủ sát trùng vết thương bằng các phương pháp hiệu quả nhất.

Thủy đậu là một trong các bệnh do virus gây nên. Hiện chưa có thuốc điều trị căn nguyên mà mới dừng lại ở điều trị triệu chứng. Vì thế, các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Bên cạnh đó, giữ vệ sinh sạch sẽ cũng là việc quan trọng để tránh nhiễm trùng

Nếu tắm nước lá mà lá không đảm bảo sạch, có khi còn gây nhiễm trùng nặng hơn, rất nguy hiểm, cần cân nhắc.

Có nên tắm lá cho bệnh nhân thủy đậu

Theo các chuyên gia, cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi, các loại lá do mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, thậm chí là có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn là rất cao.

Việc tắm lá cho trẻ nhỏ cũng như việc uống thuốc chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ. Tùy từng cơ địa của trẻ mà có thể tắm các loại lá khác nhau. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da trẻ nhỏ bị tổn thương.

Lá tre tuy không có hại nhưng cũng không nên dùng vì lá tre có lông, khiến trẻ bị ngứa, dị ứng. Ngoài ra, có những lá như trúc đào, lá han, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì các loại lá này có chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé:

Diễn biến bệnh 7-10 ngày, nếu không có biến chứng trẻ có thể tự khỏi.

Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt, ăn uống đủ chất, tăng cường sức đề kháng hạn chế biến chứng. Ăn nhiều bữa, đồ lỏng, tăng thành phần dinh dưỡng, chống lại bệnh tật, cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại. Hạ sốt bằng paracetamol, không dùng aspirin.

Nếu thấy nốt phỏng dạng nước đục chứ không có màu trong có nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn hoặc thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại mệt hơn, đau đầu, nôn, trẻ chậm chạp hơn… thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Rất có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như: viêm da, viêm phổi, viêm não-màng não.

Tiêm phòng văcxin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Văcxin được tiêm lúc trẻ được một tuổi trở lên. Cách phòng tránh biến chứng tốt nhất là hãy làm đúng như ý kiến của các chuyên gia về việc tắm và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ khi bị nhiễm bệnh thủy đậu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Thủy Đậu Có Miễn Dịch Không? Các Vấn Đề Liên Quan Bạn Nên Biết trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!