Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ (Clonorchis Sinensis) # Top 10 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ (Clonorchis Sinensis) # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ (Clonorchis Sinensis) được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người mắc bệnh này do ăn cá gỏi (trong cá có vĩ ấu trùng sán lá sống)

1. Triệu chứng học: a. Loại Clonrchis & Opistorchis:

Sau ăn cá gỏi có ấu trùng sán lá 15-20 ngày sán theo đường dẫn mật lên gan, gây ra cá dấu hiệu:

Đau vùng thượng vị, nôn, sốt.

Các triệu chứng về gan: đau vùng gan, sốt kiểu sốt rét cơn, vàng da, gan to, lách

Dần dần gầy, sốt, phù thũng.

Có khi dẫn tới sơ gan, ung thư

b. Loại Fasciola hepatica:

Có 2 thời kỳ:

* Thời kỳ xâm nhiễm (3-4 tháng sau khi nhiễm sán):

+ Có hội chứng nhiễm trùng máu (sán còn ở máu), sốt cơn tái liên tiếp, vã mồ hôi, đau cơ vùng gáy, vùng gan.

+ Có khi phát ban

+ Sờ thấy gan to, ấn đau.

+ Xét nghiệm: HC giảm, BC tăng (ái toan lên tới 75-77%)

* Thời kỳ toàn phát (sán lên gan đẻ trứng):

+ Toàn thân: mệt, hoa mắt chóng mặt, gầy hay sốt. Có hội chứng vàng da tắc mật (vàng da, gan to, phân bạc màu). Xét nghiệm HC giảm.

+ Triệu chứng gan: đau vùng gan âm ỉ hoặc đau quặn gan. Gan to 2-3cm. Vàng da tuỳ mức độ, có khi vàng xẫm.

Triệu chứng khác: đau thượng vị, ợ hơi ứa nước dãi, miệng đắng, sợ mỡ, lợm giọng, nôn, đôi khi nôn ra máu, ỉa táo lỏng. Dần dần dẫn tới cổ trướng, phù chân.

2. Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định dựa vào:

Tìm thấy trứng sán trong phân, dịch tá tràng, dịch mật.

Dùng kháng nguyên chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt:

* Thời kỳ xâm nhiễm của bệnh dễ nhầm:

+ Sốt rét: điều trị thử bằng quinin (nếu sốt rét thì đỡ)

+ Bệnh giun xoắn (Trichinella-spivalis): không có triệu chứng gan chỉ có sốt, BC tăng (ái toan tăng cao).

+ Bệnh kalaaza: tăng lympho. Chọc tuỷ xương tìm leishmania.

* Thời kỳ toàn phát nhầm với:

+ Xơ gan: vì có cổ ctrướng, chẩn đoán nhờ soi ổ bụng.

+ Sỏi mật: đau sốt vàng da, chẩn đoán nhờ soi siêu âm.

3. Điều trị:

Cloroquin diphosphate: ngày 0,5 trong 4 tuần (theo Edelgan 1949). Hoặc 1g trong 3 ngày, tiếp đó 0,5 x 20 ngày (Basnuevo 1949).

Chú ý: thuốc có thể gây đau đầu, mờ mắt, ngứa, mệt, do vậy khi thuốc dùng thêm vitamin B1 100mg/24 giờ.

Hexachloroparaxylol: 50mg/kg/24 giờ một liều hoặc cách ngày với sữa vào các bữa ăn. Uống trong 3-4 ngày.

Praziquantel: 10mg/1kg/tổng liều (thuốc tốt nhưng đắt).

Dương xỉ đực

Phòng bệnh không ăn cải xoong sống, không ăn cá gỏi.

Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ

Bệnh sán lá gan nhỏ là nhiễm trùng do Clonorchis sinensis. Nhiễm trùng có được bằng cách ăn cá nước ngọt chưa nấu chín. Các triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, đau thượng vị, gan sưng to mềm, tiêu chảy và vàng da nhẹ. Chẩn đoán bằng cách xác định trứng trong phân hoặc dịch tá tràng Điều trị bằng praziquantel hoặc albendazole.

Sán lá là sán dẹt gây bệnh ở nhiều phần của cơ thể (ví dụ như mạch máu, đường tiêu hóa, phổi, gan) tùy thuộc vào loài.

Clonorchis có dịch tễ ở vùng Đông Á, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và miền Nam Trung Quốc, và nhiễm trùng xảy ra ở những nơi khác do những người nhập cư và những người ăn cá du nhập từ vùng dịch tễ.

C. sinensis trưởng thành sống trong ống mật. Trứng được thải ra phân và ăn bởi ốc sên. Dạng ấu trùng có đuôi (ấu trùng bơi tự do) được thả ra từ ốc bị nhiễm bệnh sau đó lây nhiễm sang một số loài cá nước ngọt. Con người bị nhiễm trùng bởi ăncá sống, chưa được nấu chín, sấy khô, ướp muối hoặc ngâm mắm, do còn chứa ấu trùng dạng nang (giai đoạn nghỉ hoặc già hoá). Ấu trùng dạng nang được giải phóng ra trong tá tràng, đi vào đường mật qua bóng Vater, và di chuyển đến những ống mật trong gan nhỏ hơn (hoặc đôi khi là túi mật và ống tụy), nơi chúng trưởng thành sau khoảng 1 tháng. Con trưởng thành có thể sống ≥ 20 năm và phát triển khoảng 10 đến 25 mm từ 3 đến 5 mm.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Nhiễm trùng nhẹ thường không có triệu chứng. Trong giai đoạn cấp tính, nhiễm trùng nặng hơn có thể gây sốt, ớn lạnh, đau thượng vị, gan to mềm, vàng da nhẹ và tăng bạch cầu ái toan. Sau đó, tiêu chảy có thể xảy ra. Viêm đường mật mạn tính trong nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến teo nhu mô gan, xơ tĩnh mạch cửa và xơ gan. có thể xuất hiện vàng da nếu một khối do sán gây tắc nghẽn đường mật. Các biến chứng khác bao gồm viêm mủ đường mật, sỏi mật, viêm tuỵ, và muộn hơn là ung thư đường mật.

Chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ bằng tìm trứng trong phân hoặc trong chất dịch tá tràng Khó phân biệt giữa các loại Opisthorchis nếu chỉ dựa vào phân Thỉnh thoảng, chẩn đoán được thực hiện bằng cách xác định sán trưởng thành trong các mẫu phẫu thuật hoặc lấy qua đường mật qua da .

Các xét nghiệm khác không chẩn đoán nhưng có thể không bình thường;phosphatase kiềm, bilirubin và bạch cầu ái toan có thể tăng lên.

Một chụp X quang bụng đôi khi cho thấy canxi hoá trong gan. Xét nghiệm siêu âm gan, CT, MRI, ERCP, hoặc chụp xquang đường mật có thể cho thấy biểu mô không đồng đều và các dấu hiệu của sẹo.

Điều trị bệnh sán lá gan nhỏ với praziquantel 25 mg / kg uống 2 lần trong 2 ngày hoặc albendazole 10 mg / kg uống một lần / ngày trong 7 ngày.

Tắc nghẽn đường mật có thể phải phẫu thuật

Phòng ngừa bao gồm nấu kỹ cá nước ngọt từ các vùng nước có dịch và không ăn thịt cá tươi, ngâm mắm hoặc ngâm rượu.

Hướng Dẫn Điều Trị Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ Ở Chó Mèo

Bệnh sán lá gan nhỏ do sán Clonorchis sinensis thuộc họ Opisthorchidae kí sinh ở nhiều loài động vật và cả con người. Bệnh phân bố chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam.

Tổng quan về bệnh sán lá gan nhỏ

Sán trưởng thành chủ yếu ký sinh trong ống dẫn mật của mèo, chó, người và động vật ăn thịt khác; đôi khi chúng ký sinh trong ống dẫn tuyến tụy và ruột non.

Những năm gần đây, bệnh gặp chủ yếu ở đồng bằng ven biển Bắc bộ và Bắc trung bộ, nơi mà cư dân có thói quen ăn gỏi cá sống.

Ở những người ăn gỏi cá sống, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Sán trưởng thành có thể sống tới 8 năm trong ống mật, nên tuổi vật chủ càng cao tỷ lệ nhiễm sán càng tăng.

Vòng đời sán lá gan nhỏ

Sán trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của người và động vặt ăn thịt khác, đẻ trứng.

Trong trứng miracidium được hình thành và phát triển, trứng chứa miracidium theo phân ra ngoài môi trường.

Nếu trứng rơi vào nước, các loài ốc nước ngọt nuốt phải trứng trở thành ký chủ trung gian của sán.

Chỉ trong ruột của ký chủ trung gian, miracidium mới chui ra khỏi trứng.

Đến giai đoạn cuối cùng ấu trùng có đuôi, có mắt (Cercaria) rời khỏi ốc, tập trung xuống gần đáy của hồ nước, chuyển động theo kiểu trườn, khi phát hiện ra những xung động của cá ở gần, ấu trùng sẽ bơi theo hướng cá.

Cercaria tiếp xúc với da cá, xâm nhập vào trong nó, rồi dịch chuyển vào mô cơ và cơ quan nội tạng. Tại đây chúng kết nang, trong vòng 6 tuần sẽ trở thành metasercaria có khả năng gây nhiễm.

Metasercaria ở trong cá, chủ yếu bám ở mô cơ, mang, vây, thành ruột, trứng.

Người, chó, mèo và các loài động vật ăn thịt khác khi ăn phải cá nhiễm metasercaria không nấu chín trở thành ký chủ cuối cùng.

Vòng đời phát triển của bệnh sán lá gan nhỏ

Triệu chứng bệnh sán lá gan nhỏ ở chó

Khi ký sinh ở ống dẫn mật, sán lá gan nhỏ gây ra kích thích cơ giới đối với niêm mạc của ống dẫn mật, dẫn đến viêm mạn tính ống dẫn mật, cuối cùng gây ra xơ gan.

Sản phẩm trao đổi chất của sán gây ra nhiễm độc và dị ứng cho cơ thể vật chủ.

Chó mắc bệnh với cường độ nhiễm lớn, có biểu hiện hoàng đản, rối loạn hoạt động dạ dày, ruột (táo bón xen kẽ tiêu chảy), giảm tính ngon miệng, con vật gầy còm – xơ xác, suy kiệt, sốt cao

Sờ, nắn vùng gan, bệnh súc cảm nhận được sự đau, đôi khi thấy gan sưng.

Bệnh kéo dài một vài tháng đến 2 – 3 năm.

Khi nhiễm sán ở mức độ thấp, bệnh không biểu hiện những triệu chứng lâm sàng rõ rệt.

Khi mổ khám xác bệnh súc chết, thấy rõ sự suy kiệt của chúng, mô liên kết dưới da có sắc thái vàng, tích nước trong xoang bụng.

Gan sưng, chắc lại, rìa gan tù.

Ống dẫn mật nhô lên dạng sợi trắng.

Ỗng dẫn mật giãn rộng, với thành rất dày do tăng sinh mô liên kết, chứa đựng chất sền sệt màu vàng – xanh với khối lượng lớn dịch nhầy, trong có sán lá gan nhỏ trưởng thành.

Chẩn đoán sán Clonorchis sinensis

Chẩn đoán bệnh sán lá gan nhỏ khi vật còn sống, cần dựa vào những dẫn liệu dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng của bệnh và xét nghiệm phân tìm trứng sán.

Trứng sán nhỏ, có màu ánh vàng với nắp đậy trên một cực và gò nhỏ trên cực khác.

Hình trứng sán lá gan nhỏ

Các biện pháp phòng bệnh sán lá gan nhỏ ở chó

Từ bỏ thói quen ăn gỏi cá nước ngọt sống, các món cá rán, lẩu, hấp nên nấu chín hoàn toàn.

Ở những vùng không an toàn về sán lá gan nhỏ không nên cho chó mèo ăn cá nước ngọt còn tươi sống, chỉ cho chúng ăn cá ở dạng đã được nấu chín.

Điều trị triệt để cho người và động vật mắc bệnh.

Quản lý chặt chẽ phân của người và động vật mắc bệnh, dùng các biện pháp hữu hiệu để diệt trứng sán (ủ phân sinh học, bể biogas).

Điều trị bệnh sán lá gan nhỏ ở chó

Dùng một trong những phương pháp sau để tẩy sán cho chó.

Hexochol: thuốc dạng phân tán li ti của hexachlorparaxilol, dùng liều 0.2g/1kg thể trọng.

Polytrem: 0.15g/1kg thể trọng.

Praziquanten: liều dùng 0.1g/1kg thể trọng.

Các loại thuốc trên, trộn với thịt băm, cho ăn 1 lần.

Khi nhiễm sán lá mức độ nặng cho uống Hexichol với liều chia nhỏ 0.1g/1kg thể trọng, uống 2 ngày liên tiếp.

Tẩy sán cho những con chó cái có chửa, tiến hành không muộn hơn 1 tháng trước khi đẻ.

Tẩy cho chó con sau 3 tháng tuổi.

Bệnh Sán Lá Gan Ở Trâu Bò

Bệnh sán lá gan ở trâu bò

Tin đăng ngày: 18/3/2023 – Xem: 493

Bệnh sán lá gan là một bệnh khá phổ biến ở trâu, bò. Bệnh thường ở thể mãn tính nên chỉ làm cho trâu, bò gầy yếu, chậm lớn mà không gây ốm cấp tính hoặc quỵ ngã ngay. Ở nước ta, trâu bò bị nhiễm sán lá gan quanh năm và xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi vẫn chưa quan tâm nhiều đến căn bệnh này và chưa có các biện pháp phòng chống bệnh cho đàn trâu, bò một cách có hiệu quả.

Để giúp các hộ chăn nuôi trâu, bò chủ động nắm bắt và xử lý tốt bệnh sán lá gan, chúng tôi xin nêu cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp phòng và điều trị bệnh này như sau:*Nguyên nhân: Bệnh sán lá gan ở trâu, bò do hai loài sán lá: Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra.– Hình thái: Sán Fasciola gigantica: Cơ thể dẹp, hình lá, màu đỏ nâu; có 2 giác bám: Giác miệng và giác bụng. Sán Fasciola hepatica: hình dạng và màu sắc giống loài trên nhưng ngắn hơn, sau đầu có hai vai phình rộng ra.– Vòng đời: Sán lá trưởng thành sống trong các ống dẫn mật, đẻ trứng. Trứng theo ống dẫn mật về ruột rồi thải ra ngoài theo phân. Khi trứng gặp được các điều kiện thuận lợi như: rơi vào nước, thời tiết nóng ẩm thì trứng sẽ nở thành mao ấu, di chuyển trong nước. Mao ấu tìm và chui vào cơ thể ký chủ trung gian là các loài ốc nhỏ, không có nắp, sống phổ biến ở ao hồ, mương máng, ruộng trũng. Trong ốc mao ấu phát triển thành vĩ ấu và chui ra khỏi ốc. Vĩ ấu ra ngoài tự nhiên, rụng đuôi, biến thành “kén” tức ấu trùng cảm nhiễm. Kén trôi nổi trong nước hoặc bám vào các loài cây thủy sinh, khi gia súc uống nước, ăn phải cỏ, rau có kén sẽ nhiễm sán lá gan. Vào cơ thể ký chủ màng kén bị phân hủy và giải phóng ấu trùng. Ấu trùng tiếp tục di chuyển đến ống dẫn mật, ở lại đó và phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Thời gian từ khi trâu, bò nuốt phải kén đến khi thành sán trưởng thành khoảng 3 tháng. Một sán lá trưởng thành có thể sống trong ống dẫn mật của gan khoảng 3 – 11 năm.

*Đặc điểm dịch tễ: Bệnh xảy ra ở tất cả các loài nhai lại. Trâu, bò bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng khoảng 40 – 70 %. Bê, nghé non bị bội nhiễm sẽ phát bệnh ở thể cấp tính. Với điều kiện khí hậu ở nước ta, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Hầu hết tất cả các trâu, bò nhập nội đều mắc bệnh sán lá gan, kể cả bò sữa. Trâu, bò nhiễm sán lá gan khi gặp điều kiện không thuận lợi như: làm việc nặng, thiếu thức ăn thô xanh, thời tiết lạnh vào vụ Đông – Xuân sẽ dễ phát bệnh và người chăn nuôi thường nhầm lẫn là bệnh truyền nhiễm.*Triệu chứng:– Thể cấp tính: Trâu, bò bỏ ăn, chướng hơi dạ cỏ, sau đó ỉa chảy dữ dội, phân lỏng màu vàng xám, mùi tanh. Chỉ vài ngày sau, súc vật bệnh nằm bệt không đi lại được, nếu không được điều trị kịp thời con vật có thể chết trong tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức. Hiện tượng này thường xảy ra ở bê, nghé dưới 1 năm tuổi.– Thể mãn tính: Trâu, bò bị bệnh sẽ gầy dần, cơ thể suy nhược, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, dễ rụng, thường thủy thũng ở mi mắt, yếm ngực, nhai lại yếu, thiếu máu, chướng bụng nhẹ, ỉa chảy kéo dài, có khi ỉa táo bón, đôi khi có triệu chứng thần kinh. Gia súc cái mất dần khả năng sinh sản và cho sữa. Trâu, bò cho sữa bị bệnh thì lượng sữa giảm tới 20 – 50%. Trâu, bò có thể chết do kiệt sức. Người chăn nuôi cũng cần phân biệt các triệu chứng trên với bệnh ký sinh trùng đường máu đó là: trâu bò mắc bệnh ký sinh trùng đường máu cũng có các biểu hiện như: gầy yếu, thiếu máu, sản lượng sữa giảm, hoàng đản, tiêu chảy. Nhưng bệnh ký sinh trùng đường máu trâu, bò thường sốt 40 – 420C, khi sốt cao thường thể hiện triệu chứng thần kinh: quay cuồng, đi vòng tròn, run rẩy từng cơn. Trong khi bệnh sán lá gan trâu, bò thường ỉa chảy kéo dài, viêm ruột, phân lỏng xám có mùi tanh. *Bệnh lý: Sán non trong quá trình di hành làm tổn thương mô gan, viêm gan nhiễm khuẩn, gây hiện tượng viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, tổn thương niêm mạc ruột non. Sán lá trưởng thành sống trong các ống dẫn mật, thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật, mật bị ứ lại thấm vào máu gây chứng hoàng đản. Ngoài việc gây tổn thương gan, sán trưởng thành hút chất dinh dưỡng, hút máu trâu, bò để lớn, đồng thời tiết độc tố gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trâu, bò và dẫn đến tử vong do kiệt sức.*Phòng bệnh: Người chăn nuôi cần làm tốt công tác vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng chuồng trại; diệt mầm bệnh ở trong môi trường tự nhiên: ủ phân để diệt trứng sán lá gan. Định kỳ kỳ tẩy sán lá gan 2 lần/năm cho toàn đàn trâu, bò vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm. Kết hợp có các biện pháp diệt ốc là ký chủ trung gian truyền lây bệnh này như: Dùng sulfat đồng (CuSO4) nồng độ 3 – 4‰ phun trên đồng cỏ và cây thủy sinh để diệt ốc, cắt đứt giai đoạn phát triển của sán lá ở thời kỳ ấu trùng hoặc nuôi vịt và cá để diệt ốc. Khi cắt cỏ cho trâu bò ăn, không cắt phần chìm trong nước, cỏ thu cắt từ vùng trũng, ngập nước cần được rửa sạch. Không nên chăn thả trâu bò tại các vùng đầm lầy, bờ kênh, mương, khu vực đọng nước. Đối với trâu bò mới nhập đàn cần kiểm soát tốt nguồn thức ăn, nước uống, những vùng bị nhiễm nặng không chăn thả tự do để tránh nguy cơ nhiễm sán lá gan. Đồng thời phải theo dõi, kiểm tra và tẩy sán lá gan kịp thời cho những con đang bị mắc bệnh. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt trâu, bò để nâng cao thể trọng và sức đề kháng với bệnh sán lá gan và các bệnh giun sán khác.*Điều trị: Khi phát hiện trâu bò mắc bệnh người chăn nuôi cần tiến hành điều trị kịp thời cho con vật bằng một trong các loại thuốc sau: – Sử dụng thuốc Fasinex: Liều dùng 12mg/kg thể trọng. Cách dùng: cho uống, hoặc trộn vào thức ăn. Thuốc này có hiệu quả rất tốt đối với cả sán lá gan dạng non và trưởng thành hoặc đang di hành trong nhu mô gan. – Sử dụng thuốc Dertil – B của Hanvet, dạng viên nén tròn, có màu hồng. Liều dùng 1 viên dùng cho 50 kg thể trọng. Tốt nhất là cho trâu, bò uống vào buổi sáng, uống xong có thể cho trâu, bò đi chăn thả bình thường. Có thể dùng cỏ, lá chuối non để gói viên thuốc và đưa sâu vào miệng cho con vật nuốt ăn cùng. Thuốc diệt sán lá gan trưởng thành, sán lá non đang di hành trong nhu mô gan. – Sử dụng thuốc Benvet 600 của công ty thuốc thú y xanh Việt Nam, dạng viên nén bầu dục, màu trắng. Liều dùng: 1 viên dùng cho 60 kg thể trọng, cho uống vào sáng sớm trước khi đi chăn thả.Ngoài ra, có thể tẩy sán lá gan cho trâu, bò bằng thuốc Fasciolid, Tolzan F, Okazan.Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh cần sử dụng thêm thuốc bồi bổ, tăng sức đề kháng cho trâu, bò như: VTM C, B1, B12 tiêm theo liệu trình từ 3 – 5 ngày và có chế độ dinh dưỡng tốt để nhanh hồi phục sức khỏe.Có thể nói phát triển chăn nuôi đàn gia súc nhai lại nói chung và trâu, bò nói riêng đang có nhiều ưu điểm và lợi thế so với động vật dạ dày đơn đó là nhờ vào khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà giúp chúng có thể sử dụng và chuyển hóa những nguồn thức ăn thô, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa thành những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế như thịt, sữa. Vì vậy, trâu bò là đối tượng vật nuôi được nhiều người chăn nuôi lựa chọn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo có tính bền vững và hiệu quả. Để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của loại vật nuôi này, người chăn nuôi ngoài việc chọn giống có năng suất cao, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm thì cần quan tâm xử lý tốt các bệnh do ký sinh trùng gây ra, trong đó có bệnh bệnh sán lá gan sẽ giúp vật nuôi sống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao nhất./

Nguồn:

Từ khóa:

Chăn nuôi khác:

Nhận Biết Bệnh Sán Lá Gan Ở Gia Súc

Bệnh sán lá gan xảy ra ở hầu hết các loài gia súc và có thể lây sang người qua đường ăn uống. Vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh… là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Bệnh do 2 loài sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica gây ra, chúng ký sinh ở gan, mật và tác động xấu đến vật nuôi.

Vòng đời của sán lá gan đi qua hai loại ký chủ là động vật máu nóng như trâu, bò, dê… và ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt (lymnae). Sán trưởng thành thải trứng qua phân, dưới điều kiện thích hợp của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) trứng phát triển thành ấu trùng (gọi là miracidium). Miracidium sẽ chui vào ốc ký chủ trung gian là các loài ốc lymnae và sinh sản trong ốc sau đó ra khỏi ốc, bơi lội trong nước và bám vào các cây thủy sinh hình thành kén bao bọc bên ngoài. Gia súc, người ăn phải rau, cỏ dính kén vào đường tiêu hóa sẽ chui qua vách ruột non vào xoang bụng, xâm nhập vào gan và sống ở gan trong 6 – 7 tuần trước khi phát triển thành sán lá trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật. Chu kỳ kéo dài 3 – 4 tháng từ lúc trâu bò ăn phải kén đến khi sán lá gan trưởng thành. Một sán lá trưởng thành có thể sống trong ống dẫn mật của gan khoảng 3 – 11 năm.

Triệu chứng bệnh sán lá gan ở gia súc

Thể mãn tính: Gia súc bị bệnh có cơ thể gầy còm, suy nhược, thiếu máu, bị tiêu chảy kéo dài làm cho chúng mất dần khả năng cày kéo và khả năng sinh sản.

Thể cấp tính: Gia súc bị bệnh bỏ ăn, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân loãng màu xám, có mùi tanh. Sau vài ngày mắc bệnh, chúng yếu dần rồi nằm một chỗ, không đi được và chết do mất nước, kiệt sức. Thể bệnh này thường gặp ở bê, nghé dưới 6 tháng tuổi do bị nhiễm thứ phát các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong dạ dày và ruột như Salmonella, E.coli… Cũng có một số trường hợp, trâu, bò chết cấp tính mà không biểu hiệu triệu chứng gì bên ngoài.

Đặc điểm dịch tễ

Bệnh xảy ra ở tất cả các loài nhai lại, kể cả người. Trâu bò bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở mọi lứa tuổi đều bị. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm bệnh ở miền núi khoảng 30 – 35 %, vùng đồng bằng khoảng 40 – 70 %.

Bê, nghé non bị bội nhiễm sẽ phát bệnh ở thể cấp tính. Với điều kiện khí hậu ở nước ta, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Bởi, thời tiết ấm áp và ẩm ướt trên mặt đất làm cho ốc ký chủ phát triển mạnh, từ đó làm vật trung gian truyền ấu trùng sán cho gia súc. Hầu hết tất cả các trâu bò nhập nội đều mắc bệnh sán lá gan, kể cả bò sữa. Trâu bò nhiễm sán khi gặp điều kiện không thuận lợi vào vụ đông và đầu vụ xuân (làm việc nặng, thời tiết lạnh, thiếu thức ăn xanh) sẽ phát bệnh hàng loạt dẫn đến chết, vì thế mà người nuôi thường nhầm lẫn là bệnh truyền nhiễm.

Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng: Phương pháp này thường gặp khó khăn do các dấu hiệu thường không điển hình. Người nuôi có thể dựa vào một số triệu chứng như: Hiện tượng thiếu máu đi cùng với tính vô cảm, ăn kém ngon miệng, gầy, da hơi vàng; Xuất hiện ỉa chảy và cuối cùng, trong những trường hợp trầm trọng, phát triển phù thũng và gia súc yếu dần. Khi sờ vào sườn bên phải gây ra cảm giác đau rõ ràng.

Kiểm tra phân: Nhằm phát hiện những trứng đặc trưng của sán lá gan trong phân. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng trong trường hợp gia súc bị bệnh ở thể mãn tính. Hơn nữa, việc sản sinh ra trứng ngắt quãng, không liên tục, tùy thuộc vào việc thải dịch từ túi mật và sinh học của ký sinh trùng. Vì vậy, nên lặp lại kiểm tra để chẩn đoán bệnh theo cách này và lấy mẫu đại diện một số gia súc trong cùng một đàn.

Kiểm tra huyết thanh học: Gần đây những kỹ thuật huyết thanh học đã được phát triển và áp dụng để chẩn đoán, nghiên cứu dịch tễ bệnh sán lá gan. Chủ yếu là xét nghiệm ELISA để phát hiện các kháng thể lưu hành. Phương pháp này giúp phát hiện được gia súc bị nhiễm bệnh trong thời kỳ trước khi sán trưởng thành, trước khi trứng được bài tiết ra và khả năng kiểm tra một số lượng mẫu lớn. Một số khó khăn của phương pháp này là chi phí, thiết bị cần thiết, thiếu độ mẫn cảm và sự tồn lưu kháng thể sau khi điều trị.

Chẩn đoán qua việc mổ khám: Sự có mặt của các sán lá gan trong ống mật, các tổn thương do các sán lá non di chuyển gây ra là những tổn thương đặc trưng của bệnh sán lá gan.

BiotechVET tổng hợp

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Bệnh Sán Lá Gan Lớn

Tác nhân dẫn tới người mắc bệnh là do ăn sống các loại rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng Sán lá gan lớn chưa nấu chín. có hai loài đó là: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.

Phương thức lây nhiễm bệnh:

Ở người, sán , có thể trong cơ, dưới da… Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật → ruột → ra ngoài.

Trứng sán khi xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi → rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước.

Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống phải nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm Sán lá gan lớn.

Phân bố: Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Fasciola gigantica ở Châu Á.

Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, có sốt hoặc không, thiếu máu da xanh, niêm mạc nhợt…

Đau bụng, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.

Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau và có dấu hiệu ấn kẽ liên sườn.

Trong máu bạch cầu ái toan tăng cao.

Siêu âm thấy gan có những ổ âm hỗn hợp hình tổ o­ng hoặc có hình ảnh tụ dịch dưới bao gan.

Có kháng thể kháng Sán lá gan lớn.

Xét nghiệm phân tìm trứng sán.

Lâm sàng: có một hoặc nhiều triệu chứng nêu trên.

Cận lâm sàng: bạch cầu ái toan tăng cao trong máu.

Thử ELISA để phát hiện kháng thể.

Xét nghiêm phân hoặc dịch mật tìm trứng sán.

Điều trị bệnh: thuốc đặc hiệu Triclabendazole.

Không ăn sống các loại rau mọc ở dưới nước, không uống nước lã. Khi nghi ngờ nhiễm Sán lá gan lớn phải đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Sán Lá Gan Nhỏ (Clonorchis Sinensis) trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!