Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Nhân Thứ 2 Nhiễm Covid # Top 12 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Nhân Thứ 2 Nhiễm Covid # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Nhân Thứ 2 Nhiễm Covid được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ông Li Ding chính thức được xuất viện sau 21 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, sau thời gian điều trị, bệnh nhân Li Ding đã có thể trạng lâm sàng ngày càng tốt lên. Từ sáng ngày 11/2, xét nghiệm của bệnh nhân này đã cho kết quả âm tính với Covid-19.

Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TPHCM đã tiến hành xét nghiệm thêm vài lần. Đến sáng 12/2, các bác sĩ đã có thể khẳng định ông Li Ding đã được điều trị thành công, âm tính với Covid -19 và đủ điều kiện để được xuất viện.

Được biết, khi nhập viện điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân Li Ding ngoài tình trạng bị nhiễm Covid-19 còn bị nhiều bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, từng đặt stent mạch vành, từng phẫu thuật ung thư phổi. Để điều trị cho người bệnh có cơ địa vốn đã bị nhiều loại bệnh tấn công, bệnh viện đã phải huy động liên chuyên khoa gồm Bệnh Nhiệt đới, Hô hấp, Tim mạch, Nội tiết phối hợp chặt chẽ các phương án sử dụng thuốc, chăm sóc cho người bệnh.

Gia đình ông Li Ding cảm thấy may mắn khi được các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị khỏi bệnh.

Trước đó, ngày 4/2 con trai ông Li Ding là Li ZiChao (bị nhiễm bệnh từ ông Li Ding) đã được bệnh viện Chợ Rẫy cho xuất viện sau 13 ngày điều trị. Vợ ông là người đi cùng chuyến bay, sinh hoạt cùng nhưng may mắn không bị nhiễm corona. Sau khi được chăm sóc, cách ly tại Bệnh viện Quận 11 bà đã được cho xuất viện.

Ông Hoàng Hy Bình, đại diện Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM chia sẻ, đây là lần thứ 2 ông đến Bệnh viện Chợ Rẫy để đón công dân nước mình xuất viện. Điều này thể hiện rất rõ sự tận tâm của các bác sỹ Việt Nam cũng như tình cảm hữu nghị của Chính phủ Việt Nam đối với người dân Trung Quốc trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhìn nhận, đây là nỗ lực đáng khen ngợi của đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy khi điều trị khỏi một ca bệnh nhiễm Covid -19 nặng trên nền nhiều bệnh lý phức tạp. Và đây cũng chính là thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch Covid-19.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, tính đến nay Việt Nam đã có 15 người được xác định dương tính với Covid – 19 phải nhập viện điều trị, trong đó có 7 trường hợp khỏi bệnh được xuất viện, vẫn còn 8 trường hợp tiếp tục điều trị, theo dõi và đang có những tiến triển tốt

Ngày 13/1, ông Li Ding, sống ở quận Wuchang thuộc thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cùng vợ sang Việt Nam ăn tết cùng con trai. Vợ chồng họ đã từ quê nhà đến Hà Nội bằng máy bay, tiếp đó ngày 17/1 họ bay vào Nha Trang. Cùng ngày, con ông là Li ZiChao (28 tuổi) làm việc tại Long An ra Nha Trang gặp bố mẹ. Họ ở cùng nhau 4 ngày rồi cả gia đình di chuyển về TPHCM bằng tàu lửa. Ngày 17/1, ông Li Ding có biểu hiện sốt, đến ngày 20/1 thì người con phát sốt. Ngày 20/1, cả gia đình bệnh nhân cùng đón taxi về Long An. Sau đó, ngày 22/1, thấy bố sốt cao, người con trai đã đưa bố đi khám tại Bệnh viện huyện Bình Chánh và được tư vấn đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Qua khám lâm sàng và khai thác dịch tễ, các bác sĩ nghi bệnh nhân Li Ding nhiễm Covid-19 nên cách ly cả 2 cha con để theo dõi. Kết quả xét nghiệm cho thấy hai cha con ông Li nhiễm Covid-19 và được nhập viện điều trị.

Thu Dịu

Bệnh Nhân Thứ 17 Nhiễm Covid

Lúc 22h hôm nay 6/3, Hà Nội cùng Bộ Y tế họp khẩn về một cô gái 26 tuổi, dương tính với COVID-19 và là ca thứ 17 tại Việt Nam.

Theo thông tin của Sở Y tế Hà Nội, ca nhiễm COVID-19 tên N.H.N., 26 tuổi, là quản lý khách sạn, địa chỉ ở phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, vào viện ngày 5/3 tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Kim Chung.

Chị N. sang Anh từ 15/2, ở London đến 18/2 sau đó sang Ý (vùng Lombardy) để du lịch. Đây cũng là khu vực có nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Ý, nhưng thời điểm chị N. có mặt thì dịch chưa bùng phát. Rời Ý, chị N. đến Paris, Pháp và có gặp chị gái, hiện có thông tin chị gái của N. nhiễm COVID-19.

Đến 26/2, bệnh nhân quay lại London, 29/2 bệnh nhân có biểu hiện ho nhưng không đi khám, đến ngày 1/3 xuất hiện thêm triệu chứng đau mỏi người, không rõ sốt, bệnh nhân đã quay về Việt Nam trên chuyến bay của Vietnam Airlines, về nước ngày 2/3. Lúc này sức khỏe bệnh nhân không sốt.

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, bệnh nhân đã được lái xe riêng của gia đình đưa về nhà tại phố Trúc Bạch. Từ khi về nước, bệnh nhân đã chủ động cách ly, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc và không ra khỏi nhà.

Trong ngày 2/3, bệnh nhân có sốt nhẹ, ngày 5/3 sốt 38 độ, ho nhiều, có đờm, mệt mỏi, bệnh nhân đi khám tại bệnh viện Hồng Ngọc ở phố Yên Ninh, Ba Đình và được chẩn đoán viêm phổi.

Bệnh nhân được chuyển đến bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để theo dõi điều trị. Bệnh nhân nhập viện lúc 18h ngày 5/3 và đã được bệnh viện làm xét nghiệp COVID-19, kết quả dương tính.

Hiện bệnh nhân đang được cách ly, theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại phòng áp lực âm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm khẳng định.

Hà Nội cũng lập hồ sơ khoanh vùng khu vực có bệnh nhân, lập chốt tại hai đầu khu phố Trúc Bạch, đóng cửa các hàng quán tại khu vực. Sở Y tế Hà Nội cho biết, chuyến bay mà bệnh nhân này đã bay về Việt Nam có 197 hành khách và phi hành đoàn.

Tại nhà riêng của bệnh nhân tại phố Trúc Bạch, có 8 người tiếp xúc gần là bố và bác bệnh nhân, 5 người tạp vụ và 1 lái xe riêng. Hiện tại sức khỏe của những người này đều bình thường, không ai có biểu hiện sốt, ho.

Ca nhiễm COVID-19 thứ 17 đã phá vỡ chuỗi 22 ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm người nhiễm nCoV mới, trừ 16 người đã khỏi bệnh.

Theo quan sát của VnExpress, lực lượng chức năng tối nay đã dựng hàng rào chốt chặn khoảng 500 m phố Trúc Bạch (quận Ba Đình). Xe cứu thương cùng nhiều nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ xuất hiện ở đây. Khu phố này có nhiều nhà dân và trụ sở cơ quan.

Ông Hoàng Đức Thăng, Bí thư phường Trúc Bạch thông tin, trên địa bàn có một trường hợp phụ nữ trẻ vừa trở về từ châu Âu nghi nhiễm COVID-19, trú ở phố Trúc Bạch. Cơ quan chức năng lập rào chắn, khoanh vùng khu phố này để thực hiện các biện pháp theo quy định.

Trước đó, trong cuộc họp chiều nay 6/3 của Ban chỉ đạo Hà Nội, Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các ngành, quận, huyện triển khai rà soát tất cả học sinh, sinh viên là công dân của Hà Nội, đi học ở các nước châu Âu, đã về trong khoảng thời gian từ ngày 20/2 đến nay nhưng chưa thực hiện khai báo y tế.

“Đề nghị các quận, huyện, phường, xã tuyên truyền tới từng tổ dân phố, tuyên truyền tới từng hộ dân chủ động kê khai thông tin về học sinh, sinh viên, người thân đi các nước châu Âu đang có dịch, về từ ngày 20/2 đến nay, thông tin đến các cơ sở y tế”, ông Chung yêu cầu.

Tính đến chiều 6/3, Việt Nam ghi nhận 16 bệnh nhân COVID-19, cả 16 người đều đã ra viện, người cuối cùng ra viện hôm 26/2. 11/16 bệnh nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc.

48 Du Khách Trên Chuyến Bay Có Bệnh Nhân Thứ 17 Nhiễm Covid

1. Để chống lại coronavirus, hãy làm theo các mẹo phòng chống cúm

Mẹo hàng đầu: Rửa tay. Tại sao? Virus có thể lây từ người sang người qua các giọt hô hấp. Khi một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc gần có thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus có thể tồn tại trên tay nắm cửa, nút thang máy và các bề mặt khác. Nếu bạn chạm vào những bề mặt đó và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, bạn có thể bị nhiễm trùng.

“Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh; trước khi ăn; và sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi”.

Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.

Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn.

Ở nhà khi bạn bị bệnh.

Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó ném khăn giấy vào thùng rác.

Làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào bằng cách sử dụng bình xịt hoặc lau chùi thông thường trong gia đình.

2. Đừng hoảng sợ – Hãy đề phòng!

Đây không phải là lúc để hoảng loạn, nhưng đây là thời gian để chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất.

Nghĩ về mối đe dọa của một dịch bệnh có thể xảy ra trong cộng đồng của bạn theo cách bạn nghĩ về một cơn bão. Nếu nó không tàn phá, tuyệt vời. Nhưng nếu có, bạn sẽ vui mừng khi đã chuẩn bị kỹ càng.

Đừng tích trữ, nhưng hãy dự trữ tủ của bạn với một số thực phẩm bổ sung và dụng cụ vệ sinh. Mỗi lần bạn đi chợ, hãy mua thêm một vài món đồ. Các loại thực phẩm ổn định như đậu và gạo là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, sử dụng tủ đông của bạn để bảo quản mọi loại thực phẩm, từ thịt và rau đến ngũ cốc và bánh mì nấu chín. Hãy suy nghĩ về việc có đủ mọi thực phẩm trong tay để có thể sinh sống trong một vài tuần.

Kiểm tra tủ thuốc để đảm bảo bạn có các loại thuốc cơ bản như aspirin hoặc ibuprofen.

Hãy nghĩ về một kế hoạch dự phòng nếu các trường học phải đóng cửa trong khi dịch bệnh bùng phát.

Nếu bạn dùng thuốc theo toa hàng ngày, hãy chuẩn bị thuốc dự trữ càng nhiều càng tốt.

Hỏi nhà tuyển dụng của bạn về một lựa chọn làm việc tại nhà.

3. Tránh đeo mặt nạ không cần thiết

Nhìn chung, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc đeo mặt nạ có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus. Như The Thaiger đã đưa tin, mặt nạ có thể không vừa với khuôn mặt, vì vậy bạn vẫn có thể hít vào những giọt nước bị nhiễm bệnh. Đồng thời, các chuyên gia cũng lo lắng rằng mặt nạ có thể mang lại cảm giác an toàn sai lầm.

Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe được đào tạo để sử dụng khẩu trang đúng cách, và có bằng chứng cho thấy chúng có hiệu quả trong môi trường lâm sàng. Đối với những người ở nhà, CDC khuyên bạn nên sử dụng khẩu trang trong một số tình huống nhất định. Chẳng hạn, nếu bạn chăm sóc người nhiễm bệnh tại nhà, việc sử dụng khẩu trang đúng cách có thể bảo vệ người chăm sóc.

4. Hãy thông minh về việc đi du lịch

CDC khuyên rằng người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính nên cân nhắc hoãn việc đi lại không cần thiết. Du khách nên tránh tiếp xúc với người bệnh và thường xuyên rửa tay bằng cách rửa bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn với cồn 60% -95%.

Kiểm tra bảo hiểm sức khỏe của bạn để xem nếu nó bao gồm bảo hiểm du lịch quốc tế. Ngoài ra, hãy xem xét bảo hiểm y tế du lịch và bảo hiểm sơ tán y tế.

Nếu bạn đã lên kế hoạch đi tàu hoặc du lịch nước ngoài, hãy xem xét khả năng gián đoạn du lịch trong trường hợp bùng phát. Hãy nghĩ về hậu quả của việc bị bắt trên tàu hoặc qua biên giới khi các quyết định được đưa ra.

Ngoài việc tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ nhiễm hoặc đã nhiễm virus corona, bạn cũng cần lưu ý 3 triệu chứng sau để kịp thời phòng tránh bệnh:

Triệu chứng của virus corona. Nguồn: thanhnien

Dấu hiệu đầu tiên: Khó thở

Triệu chứng rõ nét và nguy hiểm nhất gây ra bởi virus corona là khó thở như: bị ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực.

Lý do là do hội chứng suy hô hấp cấp tính hoặc thậm chí suy hô hấp trong một thời gian ngắn, đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong do virus corona.

Dấu hiệu thứ hai: Ho nhiều

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm cúm thông thường cũng có thể thường gây đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khàn giọng,…

Nhưng nếu uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không đỡ, cùng triệu chứng khó thở thì có thể tổn thương đã lan đến phế quản và bên dưới.

Triệu chứng nguy hiểm thứ ba cũng là tín hiệu đầu tiên cho thấy bạn mắc virus corona là sốt. Mức độ sốt ở nhiều người nhiễm bệnh có thể khác nhau như nhiệt độ tăng cao hoặc sốt nhẹ.

Đặc biệt nếu bạn và người thân từng đến khu vực Vũ Hán, Hồ Bắc gần đây hoặc đã tiếp xúc gần gũi với những người từ vùng dịch, khi trở về hãy tự cách ly bản thân và tới cơ sở y tế để được xét nghiệm kịp thời.

BỘ Y TẾ và WHO KHUYẾN CÁO người dân bảo vệ bản thân, phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona nCoV 2023:

Những cách giảm nguy cơ mắc chủng virus Corona mới (nCoV-2023). Ảnh: vncdc

Giữ liên lạc với VieTiger bằng cách theo dõi Trang Facebook của chúng tôi.

Bác Bỏ Tin Đồn Về Sức Khỏe Bệnh Nhân Thứ 17 Nhiễm Covid

Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền tấm hình cho thấy sức khỏe của ca thứ 17 nhiễm Covid-19 rất trầm trọng, tuy nhiên, thực tế tình trạng người bệnh khá ổn định, mọi người không nên hoang mang và tung tin đồn thất thiệt. Tình hình sức khỏe bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 ở Hà Nội ra sao?

Trong ngày 7/3, trên MXH lan truyền hình ảnh một nữ bệnh nhân nằm trên giường bệnh, vây xung quanh là máy móc, thiết bị y tế hỗ trợ và cho rằng đó là bệnh nhân N.H.N – người thứ 17 nhiễm Covid tại Việt Nam, sống tại Hà Nội. Tuy nhiên, BS. Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết: “Bệnh nhân N.H.N (26 tuổi, trú tại Trúc Bạch, Hà Nội) không có bệnh nền, không khó thở, hiện sức khỏe bình thường, tinh thần của người bệnh ổn định. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, tình trạng viêm phổi của bệnh nhân nhẹ, không cần điều trị kháng sinh”.

Theo BS. Cấp, bệnh nhân N (26 tuổi, trú tại Trúc Bạch, Hà Nội) được đưa vào điều trị tại phòng áp lực âm. Và được các bác sĩ theo dõi thường xuyên. Trước đó, ngày 5/3 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng trạng sốt, ho, mệt mỏi. Hiện, đã có 2 người tiếp xúc gần với bệnh nhân bị lây Covid-19 cũng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cơ sở II. Với kinh nghiệm điều trị cho 5 bệnh nhân ở Vĩnh Phúc nhiễm Covid-19 và tất cả đều đã khỏi bệnh, xuất viện, các bác sĩ nơi đây hoàn toàn tự tin điều trị thành công cho ca bệnh thứ 17 nhiễm Covid-19.

Khuyến cáo của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch Covid-19

Khuyến cáo của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch Covid-19

Qua xác minh ban đầu được biết, cô gái trong bức ảnh nữ bệnh nhân nguy kịch phải dùng ống thở trên giường bệnh thực chất là một nữ bệnh nhân ở Thái Nguyên bị mắc bệnh viêm cơ tim cấp, sức khỏe rất yếu và đang phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Trước những hình ảnh và thông tin giả mạo, tin không chính xác, ông Nguyễn Đình Anh – Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân khi dùng mạng xã hội hãy bình tĩnh, khôn ngoan và trách nhiệm với cộng đồng khi chia sẻ các hình ảnh, tin tức về dịch bệnh Covid-19, tránh gây hoang mang không cần thiết.

Bác sĩ Nguyễn Đình Anh cũng khuyến cáo: “Mọi người đừng cố gắng tích trữ đồ ăn. Đừng khiến mọi siêu thị đều trở nên đông đúc và lộn xộn, dẫn tới tình trạng mất kiểm soát và lây lan bệnh cho nhau… nhanh nhất. Nếu tất cả bình tĩnh, ở nhà, chỉ mua thực phẩm gần nhà và mua đủ dùng thì tất cả sẽ có đủ đồ, không ai bị thiếu, gọi trên mạng cũng được và không dẫn tới tình cảnh mất kiểm soát. Những nhà bị cách ly sẽ được hỗ trợ. Vì thế, xin đừng cố tìm cách thoát cách ly! Hạn chế tới nơi đông người và rửa tay thường xuyên. Tự chăm sóc và nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình”.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi rút SARS-CoV-2 gây ra giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, độc giả không nên hoang mang mà cần thực hiện theo đúng sự chỉ đạo cách ly của Bộ Y tế, rửa tay thường xuyên với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang thường xuyên. Không tung tin đồn thất thiệt mà cần cập nhật thông tin Y tế ở các trang tin chính thống. Nếu có dấu hiệu ho sốt, cảm cúm cần đến trung tâm Y tế gần nhất để khai báo.

Nguồn: chúng tôi

Bệnh Nhân Số 17 Nhiễm Covid

Theo tin tức từ báo Công an Nhân dân, về trường hợp N.H.N, bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 đã đi tới nhiều quốc gia trong đó có Italia nhưng không bị phát hiện khi nhập cảnh, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chia sẻ vào chiều 11/3 cho biết: N.H.N có 2 hộ chiếu; Hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh.

Ngày 15/2, N.H.N sử dụng 2 hộ chiếu trên làm thủ tục hàng không và xuất cảnh trên chuyến bay VN0055 theo hành trình từ Nội Bài sang Anh. Ngày 2/3/2023, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài, hành khách N.H.N tiếp tục sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi đi qua khu vực kiểm dịch y tế, đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh, cán bộ, chiến sỹ Công an Cửa khẩu Nội Bài đã kiểm tra kỹ các trang của hộ chiếu, không phát hiện có dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh của Italia cho nên đã giải quyết nhập cảnh bình thường, không phát hiện được hành khách này đã đi qua vùng dịch.

N. được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Tuy nhiên, trong hộ chiếu Việt Nam của hành khách thứ 17 nhiễm Covid-19 không có dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh Italia (nước nằm trong vùng dịch Covid-19); nhiều khả năng hành khách này đã dùng hộ chiếu Anh để đi sang các nước trong khối EU mà không cần visa và không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.

Do đó, cơ quan chức năng tại sân bay Nội Bài không phát hiện được hành khách này đã đến Italia nên không có biện pháp cách ly kịp thời, dẫn đến khó khăn trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nhiều người thắc mắc liệu trường hợp một công dân sử dụng 2 hộ chiếu và khai báo gian dối về hành trình di chuyển để trốn trách cách ly Covid-19 bị xử lý thế nào?

Nhận định trên vấn đề pháp lý, trao đổi với PV Tri thức trực tuyến, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật Nguyễn Anh) cho rằng người về từ vùng dịch nhưng không khai báo y tế, khai báo không trung thực là hành vi cần bị xử nghiêm.

Theo luật sư, khai báo y tế sau khi nhập cảnh là bắt buộc để phục vụ phòng chống dịch. Điều này đòi hỏi sự tự giác của mỗi cá nhân vì sức khỏe bản thân và cộng đồng.

“Khai báo trung thực giúp phát hiện sớm, giúp cách ly khoanh vùng ổ dịch kịp thời nếu có ca bệnh, từ đó ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng”, ông Thơm nhìn nhận.

Ông Thơm cho rằng cá nhân nào khai báo gian dối khi nhập cảnh, không chấp hành việc cách ly mà cố tình né tránh các quy định phòng dịch thì cần xử lý nghiêm minh.

“Nếu kết quả xét nghiệm dương tính mà làm lây nhiễm bệnh cho người khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự”, luật sư nói và viện dẫn Điều 240 Bộ luật Hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người khác.

Cũng trao đổi về vấn đề này trên báo Dân Sinh, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh cho biết, theo khoản 3 Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì bệnh nhân thứ 17 phải khai báo kịp thời cho cơ quan chức năng là mình có đến Italia nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được diễn ra tốt nhất.

Nếu bệnh nhân cố tình lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2023, bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu việc phạm tội dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; làm chết người thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạt tù từ 10 năm đến 12 năm đối với trường hợp phạm tội đẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm chết 02 người trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quan điểm của luật sư thì khả năng bệnh nhân thứ 17 cố tình lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác là rất thấp (coi như không có). Bởi vậy, để xử lý bệnh nhân thứ 17 một cách đúng pháp luật và phù hợp với thực tiễn thì cơ quan chức năng cần xem xét đến nhiều yếu tố, như là chủ ý của bệnh nhân thứ 17 này như thế nào, tại sao không khai báo mình từng đến Italia…

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến của Bộ Công an về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 chiều 10/3, Bộ trưởng Tô Lâm đã yêu cầu cơ quan chức năng xử nghiêm theo quy định các trường hợp không khai báo, khai báo gian dối và không chấp hành cách ly y tế.

Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 9/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng cần có biện pháp quyết liệt, đồng bộ, kịp thời để ngăn chặn có hiệu quả nguồn lây cũng như xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh.

Nóng: Phát Hiện Thêm 2 Triệu Chứng Mới Khi Nhiễm Covid

Nóng: Phát hiện thêm 2 triệu chứng mới khi nhiễm Covid-19 không phải sốt và ho

Nóng: Phát hiện thêm 2 triệu chứng mới khi nhiễm Covid-19 không phải sốt và ho

Theo nguồn tin tức Y tế cập nhật, những bệnh nhân nhiễm Covid-19 không bị sốt và ho thì có thể gặp phải 2 triệu chứng dễ phát hiện đó là mất khứu giác và mất vị giác. Đây cũng là 2 triệu chứng mới nhất khi nhiễm Covid-19 được phát hiện bởi một hiệp hội tại nước Anh.

“Khu vực đầu tiên mà Covid-19 xâm nhập thường là ở vùng mũi và miệng. Nhiều người nhiễm Covid-19 có thể không biểu hiện sốt và ho nhưng chúng tôi đã xác định được các triệu chứng mới khi bị nhiễm loại virus này đó là mất khứu giác và mất vị giác”, thông báo của ENT UK nêu.

“Ở nhiều bệnh nhân trẻ tuổi, họ thường không có biểu hiện triệu chứng đáng kể nào sau khi nhiễm Covid-19, điển hình như sốt và ho. Tuy nhiên, những người không biểu hiện các triệu chứng thường gặp thì có thể sẽ bị mất khứu giác và vị giác. Điều này xảy ra khi Covid-19 xâm nhập và mũi và miệng người bệnh”, Giáo sư Nirmal Kumarm thuộc ENT UK cho biết.

Tính đến ngày 22.3, Anh ghi nhận tổng cộng 5.018 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 233 người tử vong.

Bộ Y tế công bố thêm 22 địa chỉ có thể xét nghiệm Covid-19

Theo ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật, ngoài các phòng xét nghiệm ở tuyến y tế Trung ương như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Paster chúng tôi Viện Paster Nha Trang, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương… còn có các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh và Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ. Mục tiêu của việc xét nghiệm là chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 và giám sát dịch tễ học bệnh Covid-19.

Bộ Y tế công bố thêm 22 địa chỉ có thể xét nghiệm Covid-19

Bộ Y tế yêu cầu các phòng xét nghiệm phải tuân thủ quy trình, phương pháp xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO)/Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (USCDC); đảm bảo chất lượng xét nghiệm và an toàn sinh học.

Các kỹ thuật xét nghiệm mà 22 phòng xét nghiệm này có thể thực hiện gồm: xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT-PCR) để phát hiện ARN của virus SARS-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp; Xét nghiệm nhanh đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu; Xét nghiệm miễn dịch học (ELISA…) đối với bệnh phẩm đường hô hấp, máu.

Việc thực hiện xét nghiệm khẳng định theo khuyến cáo của WHO cần sử dụng kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử để khẳng định trường hợp mắc Covid-19. Quy trình xét nghiệm theo khuyến cáo của WHO, hoặc CDC Hoa Kỳ.

Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, cơ sở xét nghiệm thông báo kết quả cho Ban Chỉ đạo địa phương và báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia.

Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính, cơ sở xét nghiệm thông báo kết quả xét nghiệm cho đơn vị gửi mẫu.

Danh sách 22 phòng xét nghiệm được giao xét nghiệm khẳng định với các ca mắc Covid-19

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Viện Pasteur chúng tôi

Viện Pasteur Nha Trang

Viện Vệ sinh dịch Tễ Tây Nguyên

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Yên Bái

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh

Bệnh Viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chúng tôi

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bệnh viện Trung ương Huế

Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi

Viện Y học dự phòng quân đội

21.Trung tâm nhiệt đới Việt Nga

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin y tế mới nhất về dịch Covid-19 ở cả trong nước và trên thế giới!

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Nhân Thứ 2 Nhiễm Covid trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!