Bạn đang xem bài viết Bệnh Nghề Nghiệp Của Dân Văn Phòng được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việc ngồi quá lâu, tiếp xúc trực tiếp với máy tính gây ra một số bệnh với dân văn phòng
Nhưng thực tế, nếu không biết cách phòng tránh thì chính giới văn phòng sẽ dễ mắc phải một số bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Thờ ơ, chủ quan
Chị Đào Thị Lý ở xã Tuấn Hưng (Kim Thành) đã có thâm niên hơn chục năm làm việc ở văn phòng. Hằng ngày, chị làm việc trực tiếp với máy vi tính, thậm chí có ngày chị ngồi liên tục đến hơn 8 tiếng. “Tôi làm văn phòng hơn chục năm nay. Tôi thường thấy đau đầu, nhức chân tay, mỏi mắt nhưng tôi không đi khám vì nghĩ nó không ảnh hưởng nhiều lắm”, chị Lý cho biết.
Chị Phạm Thị Việt Trinh quê ở xã Đại Hợp (Tứ Kỳ) hiện đang làm chuyên viên văn phòng cũng mắc phải một số bệnh dù gắn bó với nghề chưa lâu. Do phải nhìn màn hình máy tính liên tục, chị thường mỏi cổ, đau vai, hoa mắt. Gần đây, các đợt đau nhức còn kéo từ lưng xuống chân. Chị Trinh đã tìm hiểu những bài tập massage mắt, nhỏ thuốc mắt. Ngoài ra, chị Trinh còn mua các loại thuốc giảm đau xương khớp và tích cực tập luyện thể dục vào buổi sáng.
Có khá nhiều người làm việc trong văn phòng, nhất là những người đã làm lâu năm dễ mắc phải một số bệnh lý trên. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ tới khi đau không chịu nổi mới đi khám. Thái độ thờ ơ, chủ quan, ngại đi khám sức khỏe sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc.
Chị Nguyễn Thị Loan ở xã Nghĩa An (Ninh Giang) đang làm kế toán cho một công ty. Dù “mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu”, song đầu óc chị luôn phải căng thẳng với những bản kế hoạch, báo cáo. Chưa kể ngồi làm việc liên tục với máy vi tính, điều hòa nhiệt độ… khiến chị thường xuyên bị choáng váng mỗi khi đứng dậy và đau nhức toàn thân. Cách đây 1 tháng, chị đi khám sức khỏe, bác sĩ kết luận chị bị rối loạn tiền đình. “Trong gia đình, tôi là lao động chính. Giờ chuyển nghề cũng rất khó khăn nên tôi đành chấp nhận và tìm cách chữa bệnh thôi”, chị Loan chia sẻ.
Chủ động đề phòng
Theo số liệu từ trang báo Dailymail (Anh): 62% dân văn phòng bị đau vẹo cổ, 44% bị căng thẳng mắt, 38% bị đau bàn tay, 34% bị rối loạn giấc ngủ, 74% bị đau, khô họng, 73% bị nhức đầu, 80,9% bị đau lưng.
Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần tích cực vận động, tránh ngồi lâu trong thời gian dài. Chế độ ăn uống phải phù hợp, nên bổ sung những thực phẩm chứa vitamin A, E, D như rau xanh, trái cây… Nên tạo cho bản thân tinh thần, tâm lý thoải mái khi làm việc. Nếu bị mỏi hoặc khô mắt khi làm việc thì nên để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi. Nếu mỏi lưng, đau xương khớp cần ra khỏi phòng thực hiện những động tác co duỗi đơn giản hoặc thư giãn bằng cách nghe nhạc… Có thể đi cầu thang bộ thay vì sử dụng cầu thang máy, chơi các môn thể thao để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng giờ giấc…
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tăng cường vận động, người làm việc trong văn phòng nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý sớm và kịp thời có biện pháp chữa trị.
Bệnh Nghề Nghiệp Của Dân Văn Phòng Và Cách Phòng Tránh
Do đặc thù công việc, nhân viên viên văn phòng thường xuyên làm việc bên bàn máy tính nên phần lớn thời gian cơ thể phải ở một tư thế nhất định. Các cơ luôn phải hoạt động liên tục trong thời gian dài dẫn đến tình trạng đau mỏi, co cơ, thậm chí khiến bạn không thể tiếp tục làm việc được nữa.
– Nên: Ngồi đúng tư thế, giữ cổ thẳng và không cúi gập phần đầu cổ quá lâu. Khoảng 30 lại nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng kết hợp vận động vai, gáy và cột sống cổ. Hãy bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, E, kali, canxi kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ để hỗ trợ máu lưu thông.
– Không nên: Không nên ngồi một tư thế quá lâu, không bẻ cổ để phát ra tiếng kêu vì sẽ làm thoái hóa đĩa đệm gây phản tác dụng.
Những cơn đau đầu thường đến từng đợt kèm theo tình trạng hoa mắt chóng mắt và có cảm giác có vật đang gõ vào đầu, trong người bứt rứt, đi đứng không vững. Nguyên nhân do tập trung quá nhiều vào màn hình máy tính, áp lực căng thẳng lớn, thiếu ngủ…
– Không nên: Không tự ý uống thuốc giảm đau vì cách này chỉ là giải pháp tạm thời, không những không giải quyết được triệt để cơn đau đầu mà còn có thể khiến hệ thần kinh bị tổn thương.
Việc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ từ màn hình máy tính trong điều kiện ánh sáng nhân tạo khiến tình trạng đỏ mắt, khô mắt, mỏi mắt và suy giảm thị lực ở dân văn phòng trở nên phổ biến.
– Nên: Cứ 10 phút 1 lần, bạn hãy để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn bằng cách chớp nhẹ và phóng tầm mắt qua cửa sổ. Tranh thủ giờ nghỉ trưa để ra ngoài cho mắt được hoạt động trong ánh sáng tự nhiên.
Dùng thuốc nhỏ mắt phù hợp để giữ ẩm cho đôi mắt, tránh tình trạng khô mắt. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa vitamin A như sữa, trứng, rau xanh đậm, gan… giúp mắt khỏe và sáng hơn.
– Không nên: Không nên ngồi quá sát màn hình máy tính, không để mắt phải hoạt động căng thẳng liên tục trong thời gian dài.
Đây là một trong những căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, những người làm văn phòng lại là đối tượng dễ bị trĩ nhất. Nguyên nhân cũng xuất phát từ tình trạng ngồi quá nhiều và lười vận động. Ngoài ra, những căng thẳng mệt mỏi do công việc tạo nên cũng khiến tĩnh mạch ở phần dưới trực tràng bị áp lực đè nén, gây ra bệnh trĩ.
Để không mắc phải căn bệnh khó chịu này, những nhân viên văn phòng nên tránh ngồi liên tục trong thời gian dài. Thay vào đó hãy dành khoảng 5 phút đứng dậy đi lại sau 1-2 tiếng làm việc để giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch trực tràng. Bên cạnh đó, hãy kết hợp uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Mỗi công việc đều có đặc thù và có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp riêng. Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyên của Bệnh viện Hồng Ngọc bạn nên khám sức khỏe định kỳ từ 6-12 tháng/1 lần. Đây là cách hữu hiệu giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị dứt điểm bệnh nếu có.
Bệnh Trĩ Đang Dần Trở Thành Bệnh Nghề Nghiệp Của Dân Văn Phòng
Nhiều nhân viên văn phòng bỗng bàng hoàng với kết luận bị trĩ, và một trong những nguyên nhân là do… ngồi quá nhiều trong thời gian liên tục, kéo dài. Mắc phải chứng bệnh khó nói này khiến dân văn phòng đối mặt với không ít phiền toái cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Không phải ngẫu nhiên mà nhân viên công sở và dân văn phòng thuộc đối tượng mắc bệnh này khá cao. Thời gian ngồi một chỗ lên tới 8 – 9 tiếng/ngày; 5 – 6 ngày/tuần chính là nguyên nhân sinh ra căn bệnh mà ai nhắc tới cũng ngại. Dám chắc không dưới 6/10 người cảm thấy mỏi phần hông khi ngồi làm việc, không dưới 5/10 nhân viên văn phòng đại tiện khó khăn, càng không thiếu người thấy đại tiện ra máu lại bỏ qua chẳng để ý.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN DÂN VĂN PHÒNG LÀ ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH TRĨ
Nếu bạn là một người làm văn phòng thì nên cẩn thận vì đây chính là căn bệnh mà khả năng cao bạn sẽ phải đối mặt. Bệnh hình thành khi các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng bị căng giãn quá mức, làm giảm lưu thông máu và tạo thành các búi trĩ. Do do đặc thù công việc, những thói quen sau cũng làm tăng nguy cơ mắc trĩ ở những người làm văn phòng.
Dân văn phòng phải ngồi làm việc với giấy tờ, máy tính từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày
Ngồi nhiều, ít vận động: Đặc thù công việc của dân văn phòng là phải ngồi làm việc với giấy tờ, máy tính từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Việc ngồi liên tục trong nhiều giờ liền góp phần làm tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng. Ngồi quá lâu và lười vận động là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc trĩ ở dân văn phòng.
Lười uống nước, thực đơn thiếu rau xanh: Một ngày có 3 bữa thì dân văn phòng phải ăn đến 2 bữa ở ngoài. Đồ ăn ở ngoài thì rất ít khi đảm bảo được chuyện đủ rau xanh. Thêm vào đó, thói quen ăn nhiều đồ khô, thức ăn nhanh cộng với chuyện lười uống nước sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Khi tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây áp lực lên hậu môn – trực tràng, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.
Thường xuyên uống bia, rượu sau giờ làm: Thói quen ăn nhậu sau mỗi giờ làm thường là thói quen khó bỏ của cánh đàn ông làm việc văn phòng. Việc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn và các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ (đồ nhắm) cũng gây ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Chúng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, đại tiện ra máu và làm tăng khả năng mắc trĩ.
Stress: Sự mệt mỏi sau một ngày làm việc cũng hạn chế sự vận động bên ngoài của bạn khi về nhà. Bởi khi đó chúng ta chỉ có tâm lý và nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi, xả stress theo lối sống hiện đại bằng việc ngồi ôm máy tính tán gẫu với bạn bè trên mạng xã hội và bạn lại mắc phải một sai lầm lớn trong sinh hoạt.
NHỮNG NGUY CƠ SỨC KHỎE DÂN VĂN PHÒNG PHẢI ĐỐI MẶT KHI MẮC TRĨ ?
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường không nhận biết sớm bản thân bị trĩ cho đến khi các triệu chứng như đau rát, xuất huyết và các búi trĩ đã xuất hiện rõ rệt.
Lúc này, dân văn phòng có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như:
– Đau rát, khó khăn khi ngồi: Do thời gian phát hiện bệnh thường khá muộn, các búi trĩ lúc này đã lớn và gây ra tình trạng đau rát khi ngồi. Những cơn đau gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.
– Cơ thể suy nhược vì mất máu: Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, vài tia máu rất nhỏ dính vào thỏi phân rắn, máu chỉ có khi táo bón, khi đại tiện phải rặn.
– Chức năng hậu môn bị rối loạn: Mắc trĩ lâu ngày có thể gây ra hiện tượng rò hậu môn, người bệnh lúc này sẽ phải đối mặt với tình trạng nhớp nháp, hôi hám.
– Mắc bệnh vùng kín ở nữ giới: Bệnh trĩ có thể gây ra các vấn đề ở vùng kín do vị trí giữa hậu môn và vùng kín ở nữ giới khá gần nhau.
– Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi các búi trĩ bị nghẹt. Lâu ngày, các búi trĩ này có thể bị hoại tử dẫn đến viêm nhiễm
DÂN VĂN PHÒNG CẦN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ NGUY CƠ MẮC BỆNH TRĨ?
Thực phẩm giàu chất xơ giúp ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc trĩĐể phòng tránh và khắc phục có hiệu quả bệnh trĩ ở dân văn phòng, bạn nên lưu ý và thực hiện một số điều sau:
– Tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi trong thời gian dài thì nên đứng lên 5 đến 10 phút sau khoảng một tiếng ngồi làm việc.
– Chuyển sang leo thang bộ nếu văn phòng ở tầng thấp thay vì đi thang máy để cơ thể được vận động nhiều hơn.
– Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế ăn đồ cay nóng, uống rượu bia… vì chúng sẽ gây táo bón và suy giãn tĩnh mạch. Khi có triệu chứng táo bón, cần tìm cách để chấm dứt tình trạng này, không để táo bón xuất hiện thường xuyên.
– Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
– Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng tinh chất chiết xuất từ các loại thảo dược để phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại sản phẩm hỗ trợ hồi phục chức năng hậu môn, làm bền hệ tĩnh mạch và ngăn ngừa trĩ tái phát.
Viên uống hỗ trợ điều trị Bmass với 13 thành phần tự nhiên như cao dẻ ngựa, việt quất, Rutin, Dosmin và Hesperdine, và Witch Hazel được chiết xuất từ cây phỉ, giàu hợp chất chống oxy hóa, giúp tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ nhuận tràng, giảm trĩ giúp người bệnh sinh hoạt dễ dàng hơn. Đặc biệt, hợp chất Tanin mang giúp làm săn se, hạn chế hiện tượng xung huyết búi tĩnh mạch.
với công thức đặc biệt cùng cơ chế tác động tổng hợp, tác động đồng thời lên cả nguyên nhân và các triệu chứng bệnh trĩ. Giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn bệnh tái phát trở lại.
Hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ giảm trĩ
Người bị táo bón, người bị bệnh trĩ
Liều lượng: Uống 2 viên/ ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhà sản xuất: Olympian Labs – Mỹ
Nhà nhập khẩu: Vietlink Media JSC.
Dạng bào chế: Viên nang cứng
Quy cách sản phẩm: Hộp 1 lọ x 30 viên
Sản phẩm có bán online tại chúng tôi và các nhà thuốc lớn trên toàn quốc
* Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Đình Bách – Cố vấn chuyên môn của chúng tôi
Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Đình Bách – Cố vấn chuyên môn của chúng tôi
Bệnh Khô Mắt Dân Văn Phòng Thường Gặp Phải
Bệnh khô mắt là loại bệnh lý thường gặp ở dân văn phòng đặc biệt là những người thường sử dụng máy vi tính quá nhiều. Bệnh khô mắt không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây nên những khó chịu trong cuộc sống.
Bệnh khô mắt của dân văn phòng sẽ khiến cho người mắc bệnh cảm thấy khó chịu tại mắt khiến hiệu suất làm việc bị giảm đi. Điều trị bệnh khô mắt ở dân văn phòng đúng cách sẽ làm mất đi những khó khăn này.
Màng phim mắt của chúng ta bao gồm ba lớp đó là lớp lỡ, lớp nước, lớp nhầy. Nhiệm vụ của bao lớp này chính là bảo vệ nhãn cầu tránh những yếu tố tác động tự bên ngoài. Công việc cụ thể của lớp nhầy là giúp dàn đầy lượng nước mắt ở trên giác mạc, lớp mỡ giúp hạn chế bốc hơi nước làm mắt luôn ẩm ướt. Hiện tượng khô mắt là hiện tượng mà nước bốc hơi quá nhanh và không thể dàn phẳng trên bề mặt của mắt.
Khi ba lớp này hoạt động không tốt sẽ khiến cho tốc độ bay hơi của mắt nhanh làm cho mắt bị khô. Hoặc do một số loại bệnh lý ảnh hưởng đến lớp nhầy và lớp nhờn cũng sẽ khiến cho mắt của ta bị khô.
Nhiệm vụ của những tuyến lệ bên trong và quanh mi mắt của chúng ta có nhiệm vụ đó là tiết nước mắt. Khả năng này sẽ giảm đi khi tuổi của chúng ta tăng lên hoặc khi người bệnh gặp phải một số loại bệnh lý về mắt. Cũng có một số yếu tố khác khiến mắt bị khô như tiếp xúc với những điều kiện thời tiết và môi trường bị ô nhiễm, sự tác động của gió. Đặc biệt như đã nói ở trên thì đây là loại bệnh lý rất hay gặp ở dân văn phòng khi tiếp xúc với máy tính sẽ làm cho tốc độ bay hơi của nước mắt và làm cho mắt của chúng ta bị khô.
Bệnh khô mắt là bệnh lý có triệu chứng không quá biểu hiện rõ ràng, một số người bệnh khi bị khô mắt sẽ có biểu hiện sau:
Nhức mắt nhẹ hoặc nặng khi khô mắt chuyển sang biến chứng.
Mắt bị khô và rát.
Đỏ mắt.
Mí mắt trên và mí mắt dưới thường bị dính vào nhau khi thức dậy vào buổi sáng.
Mắt nhìn mờ, chớp mắt sẽ thấy đỡ hơn.
Gặp phải chứng sợ ánh sáng.
Đau nhức phần hốc mắt.
Tăng tiết nước mắt: Nhiều người gặp phải hiện tượng này là do cơ thể bù trừ bằng cách kích thích tiết nhiều nước mắt.
Cách điều trị bệnh khô mắt
Hạn chế để cho đôi mắt của bạn tiếp xúc với khói bụi hoặc ánh sáng bằng cách đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường . Khi sử dụng quạt hay máy sấy không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với mắt.
Rèn luyện mắt bằng cách tập chớp mắt chậm và đều trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 lần một phút để giúp cho lượng nước mắt được giàn đều làm ẩm giác mạc của bạn.
Có chế độ ngủ đầy đủ, ngủ khoảng từ 7 tiếng đến 8 tiếng một ngày để mắt có thời gian được nghỉ ngơi.
Người bị khô mắt không được hút thuốc hoặc để cho khói thuốc dính vào mắt.
Bổ sung cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất là bổ sung những loại thức ăn có chứa Omega-3trong cá và Beta-Carotene có trong các loại rau củ màu đỏ hoặc vàng. Tăng cường những loại chất chống oxy hóa giúp cho đôi mắt luôn được khỏe mạnh.
Trong khi làm việc cần áp dụng những phương pháp làm việc sau:
Tạo ra khoảng cách tối thiểu giữa mắt và màn hình máy tính là 50cm.
Mắt phải cao hơn trung tâm của màn hình từ 10cm đến 20 cm.
Thường xuyên chớp mắt và chuyển động mắt để mắt không bị khô.
Mỗi khi làm việc với máy tính 20 phút thì cần để mắt nghỉ ngơi khoảng 20 giây.
Áp dụng một số phương pháp trên sẽ giúp cho đôi mắt của bạn không bị khô, khó chịu và không gây giảm năng suất làm việc.
Bệnh Nghề Nghiệp Của Thợ Điện
Thợ điện cũng biết sợ
Trong ngành điện, thợ truyền tải là một trong những người dễ mắc các bệnh nghề nghiệp nhất. Một trong những “bệnh” nghe có vẻ tréo ngoe mà đại đa số thợ điện mắc phải là “sợ bị giật”. Anh Nguyễn Phong, Công ty Điện lực Đống Đa là một thợ điện có hơn 20 năm kinh nghiệm “kéo dây” chia sẻ: Làm nghề điện càng lâu năm càng có một nỗi sợ hãi chung, đó là bị điện giật. Nguyên nhân rất đơn giản do anh em có kinh nghiệm thường phải kèm cặp những thợ điện trẻ. Mỗi khi xử lý sự cố trên cột điện vì diện tích nhỏ, không có chỗ đứng để cùng lúc thao tác nên thường chỉ có 1 thợ xử lý. Chính vì vậy, những thợ điện lâu năm đứng dưới cột chỉ đạo luôn cảm thấy “sợ” cho các thợ điện đang làm việc trên cột, nhất là những thợ trẻ. Không ít lần chỉ vì một động tác thừa, không chuẩn mà tôi đã nổi nóng đuổi “lính” mới xuống… để mình tự làm cho nhanh.
Tập cấp cứu nạn nhân bị điện giật
“Tôi cũng như nhiều anh em “thợ già” khi được phân công kèm lính mới thì cảm thấy gần như khủng hoảng”. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở những người làm việc trong môi trường căng thẳng. Người làm nghề điện không sợ bị điện giật nhưng lại sợ điện giật những đồng nghiệp của mình, bởi hơn ai hết các anh thấu hiểu chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến người thợ điện trả giá bằng một phần thân thể hoặc cả tính mạng” – anh Phong nói.
Theo tìm hiểu, ám ảnh lớn nhất của thợ đường dây là dây điện bọc chì. Trước đây dây điện cao thế, cáp điện ngầm thường bọc chì để cách điện. Các nhà khoa học đã chứng minh khi bị hồ quang điện đốt cháy, chì sẽ tỏa ra khí độc có thể gây ung thư nếu ai hít phải, nhẹ thì xây xẩm mặt mày, nặng thì ngất xỉu tại chỗ. Giới thợ điện cho rằng hầu hết những thợ điện lâu năm mắc bệnh ung thư phổi, tim mạch đều có nguyên nhân từ chì bọc dây điện.
Các đội vận hành, sửa chữa các trạm biến áp cũng “truyền tai nhau” về một “hung thần” khác là máy biến áp dầu. Trước đây, máy biến áp thường dùng dầu DO vừa để làm mát vừa để cách điện. Mỗi khi mùa nóng đến, phụ tải trên lưới trong các khu dân cư thường tăng vọt nên trên địa bàn Hà Nội và các thành phố lớn thường xuyên xảy ra sự cố chập, cháy nổ các trạm biến áp. Anh em đội sửa chữa thường “xanh mặt” khi gặp các trạm biến áp dầu bởi hồ quang điện phóng ra khi sự cố gặp dầu DO bốc cháy và tỏa khói chứa chất mônôxít cácbon (CO) cực độc. CO là chất khí không màu, không mùi cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần hít phải một lượng 0,1% CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong.
Căn bệnh quái ác
Nghề điện vẫn được cho là một nghề cực kỳ nguy hiểm, mặc dù được trang bị bảo hộ lao động rất tốt, thường xuyên được tập huấn công tác an toàn nhưng mỗi năm vẫn xảy ra những tai nạn dẫn đến thương tích hoặc chết người. Bên cạnh những tai nạn lao động, người thợ điện còn bị mắc những bệnh nghề nghiệp thông thường cũng như những bệnh “đặc thù” mà ít người biết đến như vô sinh, mất khả năng sinh dục…
Một trong những đặc trưng của ngành điện Việt Nam là sự tồn tại của những nhà máy điện, những trạm biến áp, đường dây có từ cách đây vài chục năm. Công nghệ sản xuất điện của các nhà máy, trạm biến áp và cả đường dây thời điểm đó tồn tại nhiều yếu tố độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe người thợ điện, gây ra các bệnh nghề nghiệp đặc trưng. Đơn cử như Công ty Điện lực Bình Định, dù đã nhận điện lưới quốc gia nhưng vẫn phải duy trì chế độ bảo dưỡng cho nhà máy diesel gồm 23 tổ máy. Khi còn vận hành các máy phát điện diesel này – cách đây gần 20 năm – một số bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và phải xử lý, điều trị hằng năm như bệnh ù tai, bệnh viêm da do dầu, bệnh tim mạch…
Theo các báo về công tác bảo hộ lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần đây cho thấy, đã xuất hiện các bệnh nghề nghiệp theo đặc thù nghề và vị trí công tác như áp lực, nhiệt độ ở các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện từ trường ở các trạm biến áp, đường dây cao áp 500kV… gây ra các bệnh về tim mạch và cả những bệnh kín như ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Kiên, Phó giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia điện cao áp cho biết: “Một số nghiên cứu về điện trường đã cho thấy có sự tương quan giữa những người bị vô sinh, mất khả năng sinh dục khi liên tục làm việc, sinh sống trong môi trường có điện trường vượt mức độ cho phép. Ngoài ra, nồng độ chì trong máu cao quá 53-74% microgram thì khả năng sinh dục, số lượng và sức sống của tinh trùng giảm rõ rệt, tỷ lệ dị dạng lên tới 86%. Đặc biệt vợ của thợ điện bị nhiễm độc chì có khả năng đẻ non rất cao”.
Với tốc độ phát triển nhanh của xã hội, ngành điện đang đối mặt với nhiều thử thách để phát triển và ổn định năng lượng của đất nước. Chính vì vậy, để có một đội ngũ lao động khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thì ngành điện phải luôn luôn quan tâm tới đời sống và quyền lợi của người lao động và coi đó là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Thành Công
Bệnh Nghề Nghiệp Của Mc, Ca Sĩ
Mới đây, trong chương trình Ghế không tựa, Thanh Vân đã bật khóc khi tiết lộ cô có nguy cơ phải bỏ nghề vì gặp vấn đề lớn về sức khỏe.
“Cách đây 14 năm, từng có một thời gian không nói được, đi khám thì bác sĩ nói rằng có vấn đề về dây thanh quản. Thi thoảng nó sẽ nổi lên rất nhiều hạt nhỏ, bám vào dây thanh quản khiến mình không thể nói được. Nếu mổ đi thì nó sẽ liên tục mọc đi mọc lại, nhưng nếu giữ thì sẽ bị câm”, cô tiết lộ.
Suốt 14 năm trôi qua, cô vẫn tiếp tục công việc MC mà mình yêu thích. Nhưng đến nay, tình trạng sức khỏe lại kém đi khiến Vân Hugo không khỏi phiền lòng.
PGS.TS.BS Võ Thanh Quang, Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam, cho hay tình trạng bệnh như nữ MC miêu tả chưa rõ ràng. Để xác định đúng căn bệnh cũng như hướng điều trị, bệnh nhân cần phải thăm khám trực tiếp.
Theo chuyên gia này, những hạt bám vào dây thanh như cô nói có thể là các hạt xơ dây thanh. Chúng rất hay gặp ở những người có nghề nghiệp phải nói nhiều hoặc nói to như giáo viên, ca sĩ, MC.
Bác sĩ này đã từng mổ cho rất nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nhân dân nổi tiếng có tình trạng tương tự. Họ đều có thể quay trở lại với công việc của mình.
PGS Quang miêu tả dây thanh giống như dây đàn, khi chúng hiện các nốt sần (hạt xơ – PV) sẽ làm ảnh hưởng tới giọng nói. Những hạt này có thể lành hoặc ác tính, có thể tái phát hoặc không tùy theo từng bệnh lý.
Hạt xơ dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung của dây thanh, gây rè tiếng, tạo khe hở thanh môn, làm cho hơi bị thoát nhiều ra ngoài, khi nói nhanh bị mệt.
“Trong trường hợp thông thường, chúng chỉ gây khàn giọng chứ không câm nên mọi người không nên quá lo lắng”, PGS Quang cho hay.
Về phương pháp điều trị bệnh hạt xơ dây thanh, bác sĩ Quang cho biết bệnh nhân sẽ được áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn là chính, không cần mổ.
Bệnh nhân cần hạn chế nói nhiều và luyện giọng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, phương pháp điều trị trên chỉ giúp giảm các triệu chứng mà không thể giải quyết tận gốc hạt xơ, do đó, bệnh có thể tái phát.
Trường hợp hạt xơ to, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật và chỉ thực hiện khi điều trị bảo tồn không khỏi.
Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh, khản tiếng có thể tái phát nên bệnh nhân cần hạn chế nói trong một thời gian để thanh quản được phục hồi. Trường hợp phải thường xuyên nói nhiều, người bệnh nên sử dụng các thiết bị trợ âm nhằm khuếch đại tiếng.
Theo chúng tôi
Nguồn: giadinh.net.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Nghề Nghiệp Của Dân Văn Phòng trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!