Bạn đang xem bài viết Bệnh Mắt Tuyến Giáp (Ted) được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Điều này có thể làm cho mắt bị đẩy về phía trước (lồi mắt) và mắt, mí mắt bị sưng và đỏ. Trong một số trường hợp có sưng và cứng của các cơ chuyển động mắt điều này có thể gây ra song thị.
Hiếm khi TED có thể gây mù do áp lực lên dây thần kinh ở mặt sau của mắt hoặc vết loét hình thành ở phía trước mắt.
TED là một bệnh tự miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công mặt sau của mắt và gây viêm.
Triệu chứng bệnh mắt do tuyến giáp
Bệnh nhân bị tăng tuyến giáo có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
Cổ sưng lên do tuyến giáp to (bướu giáp)
Đổ mồ hôi, nóng bức
Thèm ăn, ăn nhiều nhưng lại giảm cân
Tay chân thường run
Tim đập nhanh
Mệt mỏi
Bồn chồn, lo âu và tính khí khó chịu
Một số biến chứng của bệnh tuyến giáp là mất thị lực do thị giác bị chèn ép bởi các mô xung quanh mắt. Tình trạng này có thể gây sưng mắt, lồi mắt, khiến giác mạc bị ảnh hưởng.
Lồi mắt do bướu cổ là điều không hiếm gặp. Vì thế, nếu có bệnh bướu cổ, mọi người không được chủ quan với các bệnh lý về mắt để không ảnh hưởng tới thị lực, thẩm mỹ.
Bệnh nhân cũng có thể bị chứng song thị do các cơ ở mắt bị cứng và sưng. Khi có dấu hiệu khác thường ở mắt nên đến các bệnh viện mắt gần nhất để các bác sĩ khám và chẩn đoán.
Những tổn thương mắt do tuyến giáp
Lồi mắt: Bệnh lý tuyến giáp khiến xảy ra phù nề và tăng sinh của các tổ chức trong hốc mắt, vì thế nhãn cầu bị đẩy nhô ra trước. Lồi mắt nặng làm cho mi nhắm không kín và có thể dẫn tới biến chứng viêm loét giác mạc, có trường hợp phải khoét bỏ mắt.
Co rút mi: dấu hiệu này thấy rất rõ ở mi trên. Mi co rút càng khiến có cảm giác bệnh nhân lồi mắt nặng hơn. Co rút mi cùng với lồi mắt gây hở mi khi nhắm nhẹ và khi ngủ. Hở mi, lộ giác mạc khiến người bệnh có cảm giác cộm, khô mắt, chảy nước mắt và sợ ánh sáng.
Nhìn đôi (song thị) hoặc lác: có 4 đôi cơ vận nhãn đảm bảo cho mắt một người bình thường liếc được các hướng. Bệnh tuyến giáp khiến các cơ vận nhãn này bị viêm, phù nề, phì đại và dần dần xơ hóa với mức độ khác nhau dẫn đến chứng nhìn đôi, ban đầu nhìn đôi từng lúc và về sau nặng hơn là lác.
Tăng nhãn áp: sự nề phù và tăng sinh của các tổ chức trong hốc mắt sẽ ép vào nhãn cầu từ phía sau vừa gây lồi mắt, vừa gây tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp lâu ngày sẽ đưa tới tổn hại thị lực, thị trường.
Giảm thị lực: bệnh tuyến giáp khiến các cơ vận nhãn bị phì đại chèn ép dây thần kinh thị giác ở đoạn đỉnh hốc mắt và gây giảm thị lực. Giảm thị lực còn có thể do tăng nhãn áp lâu ngày.
Điều trị bệnh mắt do tuyến giáp
-Dùng thuốc nhằm điều hòa sự bài tiết hormon của tuyến giáp về mức bình thường, Các biện pháp khác là uống chất iôt phóng xạ hoặc mổ cắt bớt tuyến giáp.
– Trong thời gian đầu dùng thuốc trị bệnh, mắt thường lồi thêm trước khi ổn định và giảm bớt. Trường hợp mắt lồi nặng, cần đi khám chuyên khoa mắt để phối hợp điều trị.
-Giữ gìn mắt bằng cách hạn chế những hoạt động căng thẳng cho mắt (như đọc sách báo hay xem tivi, máy tính nhiều…). Tránh khói thuốc lá và bụi nói chung.
-Tránh để stress.
Để phòng ngừa các biến chứng lồi mắt do mắc bệnh mắt do tuyến giáp, bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp cần tuân thủ chỉ định điều trị. Không tự ý bỏ thuốc chữa bệnh, đi khám định kỳ cả bệnh tuyến giáp lẫn khám mắt đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp
Tuyến giáp là một tuyến nằm trước cổ tiết ra hormone và được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua các mạch máu và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều… Khi bộ phận này hoạt động quá mức nó sẽ trở nên suy yếu và không tiết đủ hormone cho các tế bào cơ thể. Lúc này bạn có thể đổi mặt với một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư tuyến giáp.
1. Ung thư tuyến giáp là gì
2. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp
3. Tác hại của bệnh ung thư tuyến giáp
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp
5. Điều trị ung thư tuyến giáp
6. Phòng chống ung thư tuyến giáp
7. Bác sĩ điều trị
Tuyến giáp thực hiện chức năng sản xuất hormone điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và trọng lượng. Ung thư tuyến giáp xảy ra trong các tế bào tuyến giáp – một tuyến hình bướm nằm ở dưới cổ.
Mặc dù ung thư tuyến giáp không phổ biến nhưng tỷ lệ mắc bệnh dường như đang gia tăng. Những công nghệ mới hiện nay cho phép tìm ra các loại ung thư tuyến giáp nhỏ mà trước đây chưa từng được tìm thấy.
Tùy từng giai đoạn mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau:
Xuất hiện khối u: Người bệnh tự phát hiện ra khối u ở cổ, u to dần, di động khi nuốt, mật độ chắc và gồ ghề.
Xuất hiện hạch cổ: một số trường hợp chưa phát hiện được u qua khám lâm sàng mà đã xuất hiện hạch to ở cổ. Người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác nhằm chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với các u lành tính khác.
Xuất hiện khối u: Khối u ở giai đoạn muộn phát triển khá lớn, lấn ra phía trước, ra sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất. Tuy nhiên khám lâm sàng không phát hiện được bệnh mà cần phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Bề mặt khối u thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc nhưng có chỗ mềm. Khối u di động kém do đã phát triển, dính chặt và xâm lấn vào các mô xung quanh. Một số trường hợp ở giai đoạn muộn u gây chảy máu và bội nhiễm.
Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn: Các triệu chứng này ở các mức độ khác nhau, có thể là khàn tiếng kéo dài, khó nuốt, nuốt nghẹn kèm đau khi nuốt.
Cảm giác đau tức tại vùng cổ do bị u chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.
Xuất hiện hạch to vùng cổ, đôi khi kèm đau cũng là dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn.
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.
Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp khiến cho bệnh nhân xuất hiện những khối u ở cổ, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà các khối u này còn khiến cho người bệnh này gặp khó khăn khi nuốt, thở,…
Ở giai đoạn muộn, ung thư tuyến giáp phát triển lớn hơn, chèn ép các dây thần kinh, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, trong những trường hợp nguy hiểm hơn là chảy máu, bội nhiễm và xấu nhất đó là tử vong.
Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư tuyến giáp chưa được xác định rõ ràng nhưng các bác sĩ cũng không phủ nhận một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp như.
Bệnh lành tính tuyến giáp (bướu cổ, viêm tuyến giáp…).
Tiếp xúc với bức xạ (do bất thường ở mức cao của bức xạ trong môi trường. Ung thư tuyến giáp có thể phát triển nhiều năm sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, chỉ có một số nhỏ ung thư tuyến giáp gây ra do tiếp xúc với bức xạ.).
Đột biến gen.
Thiếu I-ốt (không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống).
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm:
Giới tính: ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới.
Tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao: bao gồm việc điều trị bức xạ ở đầu, cổ và bụi phóng xạ từ các nguồn như nhà máy điện hạt nhân hoặc thử nghiệm vũ khí.
Một số hội chứng gen di truyền: có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp tuỷ trong gia đình, tân sinh đa tuyến nội tiết và hội chứng ung thư đại tràng di truyền.
Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp bao gồm:
Khám sức khoẻ: Bác sĩ sẽ tìm kiếm các thay đổi về thể chất trong tuyến giáp của bạn và hỏi về các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như tiếp xúc quá nhiều với phóng xạ và tiền sử gia đình về các khối u tuyến giáp.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định tuyến tuyến giáp hoạt động bình thường hay không.
Lấy mẫu mô tuyến giáp: Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy các mẫu mô tuyến giáp đáng ngờ. Mẫu này được phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm các tế bào ung thư.
Xét nghiệm bằng hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp phát hiện positron (PET) hoặc siêu âm.
Xét nghiệm di truyền: Lịch sử gia đình bạn có thể khiến các bác sĩ đề nghị thử nghiệm di truyền để tìm các gen làm tăng nguy cơ ung thư của bạn.
Ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, triệt căn bằng phẫu thuật và điều trị bổ trợ với I-131 kể cả với người bệnh ở giai đoạn tiến triển.
Điều trị ung thư tuyến giáp càng sớm khả năng chữa khỏi bệnh càng cao
Phẫu thuật: Thông thường cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ chọn lọc là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật; Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bổ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật.
Điều trị I-131: Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt tốt. Vì thế, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả nhằm phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp.
Các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể do không có đặc tính bắt giữ I-131 vì thế sẽ ít chịu tác động của chất phóng xạ này. Một số người bệnh có thể bị sưng đau vùng cổ, viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, tác dụng phụ này dễ khắc phục bằng cách uống nước và nhai kẹo cao su. Nếu sử dụng I-131 liều cao cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư khác tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp.
Điều trị ung thư tuyến giáp tiến triển: Ung thư tuyến giáp thường ít khi di căn xa tuy nhiên khi đã có di căn xa thì vấn đề cần xem xét cẩn trọng. Mặc dù phẫu thuật và điều trị I-131 là phương pháp chính tuy nhiên những phương pháp này cũng có khi không hiệu quả.
Trong trường hợp này, xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác. Điều trị xạ trị có thể giúp giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Bên cạnh đó, điều trị đích cũng là một phương pháp mới bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển.
Khám và chữa trị ung thư Tuyến giáp tại Hello Doctor
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp
Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
Áp dụng bảo hiểm y tế
Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
Càng sớm phát hiện ung thư tuyến giáp, bạn càng có cơ hội chữa lành. Chính vì vậy mà ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chuẩn đoán, xác định bệnh và có cách điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Tránh tiếp xúc với tia bức xạ: Việc tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
Bổ sung trái cây và rau xanh trong bữa ăn hằng ngày, hạn chế tiêu thụ chất béo, hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn và các loại thịt đỏ.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần giúp phòng tránh nhiều bệnh ung thư.
Duy trì cân nặng phù hợp.
Không hút thuốc lá và sử dụng các đồ uống có cồn.
Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.
Bệnh Viêm Tuyến Giáp Hashimoto
Bệnh được Hashimoto mô tả từ năm 1912 với các đặc điểm: Tuyến giáp thâm nhiễm rất nhiều tế bào lympho, tuyến giáp bị xơ hoá, teo tế bào tuyến giáp, đồng thời xuất hiện nhiều tế bào ái toan mạnh. Viêm tuyến giáp Hashimoto là một biểu hiện viêm mạn tính thâm nhiễm lympho bào.
Năm 1956, Rose và Witebsky gây bệnh thực nghiệm trên thỏ. Sau đó các kháng thể kháng giáp đã được Doniach và Roitt phát hiện trong huyết tương người bệnh viêm giáp Hashimoto.
Cơ chế bệnh sinh chưa được hiểu rõ hoàn toàn, tuy nhiên tất cả các tác giả đều công nhận đây là một bệnh tự miễn. Trước đây khi chưa tìm được tự kháng thể trong máu người bệnh, bệnh thường chỉ được chẩn đoán xác định qua sinh thiết tuyến giáp.
Bệnh còn có các tên gọi khác như: Viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho mạn tính. Hiện nay các tác giả thống nhất có hai dạng:
Viêm tuyến giáp Hashimoto đối với thể kinh điển.
Các dạng viêm tuyến giáp tự miễn khác, trong đó có những biến dạng của Hashimoto, một số dạng thương tổn gần giống với Hashimoto như viêm tuyến giáp lympho trẻ em và thiếu niên, viêm tuyến giáp teo (các dạng này gây myxoedeme “vô căn”), viêm tuyến giáp teo không có triệu chứng.
Về dịch tễ học, tuy chưa có điều tra cơ bản nhưng nhiều ghi nhận cho thấy viêm giáp Hashimoto khá phổ biến, tần suất có chiều hướng gia tăng. Bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn (90%), bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp từ 30-60 tuổi, có yếu tố gia đình, có thể xảy ra cùng lúc với một số bệnh tự miễn khác như: thiếu máu ác tính, đái tháo đường, teo tuyến thượng thận vô căn, suy cận giáp vô căn, nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm gan mạn tấn công, bạch biến, bạc tóc sớm, xơ gan do mật, hội chứng Sjogren. Riêng hội chứng Schmidt bao gồm các bệnh sau: Viêm tuyến giáp Hashimoto, suy thượng thận vô căn, suy cận giáp, đái tháo đường, suy buồng trứng.
II. BỆNH NGUYÊN VÀ BỆNH SINH
Viêm tuyến giáp Hashimoto là một bệnh miễn dịch, có sự phối hợp giữa miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.
Miễn dịch tế bào: Quá trình tự miễn gây tổn thương tế bào tuyến giáp.
Tế bào tuyến giáp trở thành các tự kháng nguyên, biểu hiện trên bề mặt của tế bào. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này chưa được rõ, kháng nguyên phản ứng trong một diễn tiến phức tạp với các kháng thể đặc hiệu, với các tế bào có khả năng miễn dịch và bổ thể cuối cùng gây huỷ hoại tế bào tuyến giáp.
Bảng 1. Các loại kháng nguyên gồm:
Các kháng thể trong bệnh viêm giáp Hasimoto gồm: kháng thể kháng Thyroglobulin (Tg Ab), kháng thể kháng Thyroid peroxydase (TPO Ab), được gọi là kháng thể kháng microsom; và kháng thể kháng thụ thể TSH (TSH-R Ab). Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm giáp Hashimoto, Tg Ab tăng rõ, TPO Ab tăng vừa; sau đó Tg Ab giảm dần và có thể biến mất, nhưng TPO Ab vẫn tồn tại nhiều năm. TSH-R Ab (loại ức chế) thường chỉ tăng trong thể viêm giáp teo kèm phù niêm và ở những người mẹ sinh con không có tuyến giáp.
Sự tăng các kháng thể Tg Ab và TPO Ab rất có giá trị trong chẩn đoán viêm giáp Hashimoto, trong lúc TSI (Thyroid stimulating immunoglobulin: globulin miễn dịch kích thích giáp) và TSH-R Ab giúp chẩn đoán bệnh Basedow chỉ cần thiết khi lâm sàng không rõ.
Các tế bào có khả năng miễn dịch làm tăng sinh một cách bất thường một dòng lympho T phụ, diễn tiến này xảy ra do khiếm khuyết lympho T ức chế. Người ta biết có hai nguyên nhân góp phần trong sự tăng sinh này: các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (virus, chuyển hoá…). Khi tế bào lympho T phụ tăng sinh, chúng sẽ tác động lên lympho B sản xuất tự kháng thể (do sự kết hợp) và những lympho T tiêu huỷ (Lymphocytes T tueur) trực tiếp tấn công và tiêu huỷ tế bào tuyến giáp.
Sự hoạt hoá các lypmpho B bởi các lypmpho T phụ dẫn đến sự tăng sinh và biệt hoá lypmpho B thành tương bào. Các tương bào này có khả năng sản xuất kháng thể chống lại các thành phần của tuyến giáp. Trong viêm giáp Hashimoto, người ta thấy nồng độ các kháng thể kháng Thyroglobulin và kháng thể kháng Microsome, ngoài ra người ta cũng đã phát hiện các kháng thể chống lại các cấu chất khác của tuyến giáp (kháng mitochondrie, kháng bộ máy Golgi).
Sau hết cũng cần nhấn mạnh sự hiện diện của kháng thể chống lại các phản ứng miễn dịch, được gọi là kháng thể kháng idiotypes, các kháng thể này có khả năng chống lại các tình trạng bệnh lý.
Tương quan với bệnh Basedow: Basedow cũng là một bệnh tự miễn, có những điểm tương đồng khá rõ rệt với viêm giáp Hashimoto, không loại trừ những trường hợp Basedow có tiến triển dẫn đến một viêm giáp Hashimoto.
Giải phẫu bệnh: Có thể thấy các hình ảnh mô học khác nhau trên viêm giáp Hashimoto như sau:
Trong thể có tuyến giáp lớn, người ta thấy tuyến giáp gia tăng thể tích với lớp vỏ dày, nhu mô tuyến giáp màu vàng nhạt khá đồng chất, tế bào tuyến giáp tuy có giảm về số lượng nhưng lại phì đại về thể tích với chất keo (colloid), tế bào tuyến có những hốc nhỏ, tính acid cao với hạt nhân gia tăng sự bắt màu (gọi là tế bào Askénazie hoặc tế bào Hurthle). Điểm chủ yếu là sự thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào.
Trong thể teo tuyến giáp: Do hậu quả của sự xơ hoá chiếm ưu thế, trong lúc sự thâm nhiễm lympho và tương bào không mạnh bằng.
Ở cả hai thể, các kháng thể gắn lên tế bào màng đáy, dùng miễn dịch huỳnh quang có thể phát hiện được hiện tượng này.
Bảng 2. Phân biệt các biểu hiện miễn dịch giữa viêm giáp Hashimoto và Basedow
III. CHẨN ĐOÁN
Viêm giáp Hashimoto có thể được chẩn đoán do các biểu hiện của viêm tuyến giáp hoặc các dấu hiệu của rối loạn chức năng giáp.
Các biểu hiện viêm tại tuyến giáp: Tuyến giáp lớn gần đây, có khi kèm triệu chứng đau mơ hồ ở tuyến giáp, trong giai đoạn này có khi phát hiện một biểu hiện nhiễm độc giáp nhẹ.
Tuyến giáp có thể lớn lan toả cả hai thùy, đối xứng, theo hình dạng của tuyến giáp, mật độ đàn hồi. Cũng có thể gặp một tuyến giáp không đều đặn, có nhiếu nốt nhỏ, không đối xứng, trội lên ở một thùy, tạo một vùng cứng chắc.
Có thể gặp trường hợp tuyến giáp lớn đè ép các cơ quan lân cận gây khó nuốt nhẹ do đè ép thực quản, thay đổi giọng nói do đè ép dây thần kinh quặt ngược…
Dấu hiệu suy giáp: Một số trường hợp các biểu hiện suy giáp giúp hướng tới chẩn đoán. Tuyến giáp lớn kèm suy giáp ở người lớn rất gợi ý chẩn đoán viêm giáp Riêng ở người già, viêm giáp Hashimoto có thể gặp dưới dạng một bệnh cảnh suy giáp nặng với tuyến giáp teo, cứng (trước đây gọi là suy giáp vô căn).
2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm thường quy ít hữu ích trong chẩn đoán. Tốc độ lắng máu tăng nhẹ, điện di protein thấy gammaglobulin tăng.
Thăm dò giúp chẩn đoán: Hormon giáp giảm, TSH tăng, Thyroglobulin tăng.
Độ tập trung I131tại tuyến giáp giảm.
Xạ hình tuyến giáp thấy tuyến giáp trắng trong phần lớn các trường hợp. Chỉ nên làm xạ hình tuyến giáp trong trường hợp độ tập trung iod phóng xạ không quá thấp, hình ảnh tuyến giáp lớn thường đối xứng, không đồng chất, iod tập trung không đồng đều, từng vùng đậm nhạt khác
Siêu âm tuyến giáp là phương tiện rất có giá trị trong chẩn đoán, thấy hình ảnh tuyến giáp không đồng chất.
Xét nghiệm miễn dịch học giúp chẩn đoán xác định: TPO Ab và Tg Ab dương tính trong hầu hết các trường hợp Hashimoto, trong đó TPO Ag nhạy hơn (TPO Ab: 90- 100%, Tg Ab: 90%). Ngoài ra các kháng thể khác cũng hiện diện nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều: TBI Ab (Thyrotropin binding inhibiting antibodies) 15-20%, TGI (Thyroid growth immunoglobulin), TGBI (Thyroid growth blocking immunoglobulin), kháng thể kháng T3, T4, kháng thể kháng thụ thể TSH loại ức chế.
Chọc hút sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ cũng giúp chẩn đoán: thấy hình ảnh thâm nhiễm rất nhiều tế bào lympho và hiện diện tế bào Hurthle (là tế bào nang giáp dị sản ái toan – tế bào Hurthle cũng có thể gặp trong u giáp lành tính hoặc ác tính).
IV. . BIẾN CHỨNG
Biến chứng chính của viêm giáp Hashimoto là dẫn đến suy giáp. Ở các người bệnh trẻ chỉ có 10-15% với bệnh cảnh tuyến giáp lớn kèm suy giáp sẽ đưa đến suy giáp vĩnh viễn. Ở người già thường gặp biến chứng suy giáp vĩnh viễn hơn, với một bệnh cảnh dương tính với các test tự kháng thể và TSH tăng cần điều trị lâu dài.
Chưa tìm thấy bằng chứng adenocarcinoma giáp xảy ra nhiều hơn trên viêm giáp Hashimoto, tuy nhiên hai bệnh này có thể đồng thời xảy ra trên tuyến giáp của người bệnh. Cần nghĩ đến ung thư giáp khi có nốt cứng ở tuyến giáp không cải thiện với điều trị tích cực với hormon giáp. Cần sinh thiết bằng kim nhỏ để làm rõ chẩn đoán.
Corticoid không hiệu quả trên diễn tiến tự miễn của viêm giáp Thuốc chỉ có chỉ định trong rất ít trường hợp có viêm tại chỗ rõ.
Điều trị chủ yếu là hormon thay thế với Thyroxin liều trung bình: 80- 100µg/ngày, uống ngày 1 lần, nhằm ức chế TSH và điều chỉnh sự suy giáp. Không nên dùng T3 vì thuốc tác dụng mạnh, có thể làm người bệnh khó chịu và phải uống 2 lần/ngày.
Về phẫu thuật: Rất hiếm khi có chỉ định.
VI. . TIÊN LƯỢNG
Về phương diện tuyến giáp, có khi tuyến lớn dần gây chèn ép các cơ quan lân cận, sờ thấy tuyến giáp cứng, cần cảnh giác ung thư hoá. Có khi tuyến giáp ổn định hoặc giảm thể tích dần.
Diễn tiến đến suy giáp xảy ra gần như hầu hết viêm giáp Hashimoto, đây là giai đoạn cuối của bệnh.
Không điều trị viêm giáp Hashimoto thường dẫn đến phù niêm. Tuyến giáp lớn và phù niêm thường cải thiện tốt với điều thị hormon thay thế. Viêm giáp Hashimoto có khi trải qua giai đoạn gia tăng phóng thích T3,T4 gây triệu chứng nhiễm độc giáp thoáng qua. Biểu hiện này trước đây được gọi là “cường giáp tự khỏi” (spontanous resolving hyperthyroidism) với biểu hiện độ tập trung iod phóng xạ giảm. Tuy nhiên biểu hiện này cũng có thể gặp trong viêm giáp bán cấp: tuyến giáp không mềm, máu lắng không tăng, tự kháng thể kháng giáp dương tính mạnh, chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ thấy thâm nhiễm lympho, và tế bào Hurthle. Chỉ điều trị triệu chứng, dùng propranolol cho đến khi triệu chứng cải thiện, phụ trợ thêm T4 có khi cũng cần thiết.
Hashimoto có khi nằm trong bối cảnh bệnh lý đa nội tiết tự miễn, do đó cần theo dõi thêm các biểu hiện tự miễn khác như thiếu máu ác tính, suy thượng thận, suy giáp, hoặc đái tháo đường. Hashimoto có khi dẫn đến một bệnh Basedow với lồi mắt và thương tổn da nặng. Viêm giáp mạn tính Hashimoto có thể làm giảm triệu chứng nhiễm độc giáp do vậy bệnh Basedow trong trường hợp này thường chỉ biểu hiện tổn thương mắt và da rầm rộ mà không có nhiễm độc giáp, bệnh cảnh được gọi là Basedow bình giáp.
Bệnh Tuyến Giáp Khi Mang Thai
Theo các nghiên cứu tại Mỹ, có khoảng 3-4% các bà mẹ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy tuyến giáp. Ở Việt Nam, nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao hơn vì Việt Nam nằm trong vùng thiếu Iốt. Khi bà mẹ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. Vì thế phát hiện và xử lý kịp thời bệnh tuyến giáp khi có thai sẽ giảm được các biến chứng nguy hiểm.
1. Nguy cơ khi có thai bị bệnh tuyến giáp:
Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai.
Trong những tuần đầu có thai, là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan của thai nhi, nếu thiếu hormon sẽ gây nên những biến chứng nặng nề. Hậu quả của suy giáp gây tăng huyết áp ở mẹ, với thai nhi gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non và đặc biệt trẻ để ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. nếu bị cường tuyến giáp (ít gặp hơn) nhưng cũng có thể gây nên những biến chứng như sảy thai, thai nhẹ cân, tiền sản giật, đẻ non. Nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ có thể gây tử vong mẹ và con rất cao.
2. Cần phát hiện bệnh tuyến giáp sớm để tránh những biến chứng: Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa quan trọng, ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và con còn đảm bảo cho những đứa trẻ sinh ra hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ tốt…và giảm thiểu các biến chứng.
3. Bà mẹ nào cần được theo dõi bệnh tuyến giáp khi mang thai? Những thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp nếu:
Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp trước khi có thai như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần , bướu nhân tuyến giáp…
Có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em…) bị bệnh tuyến giáp.
Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước.
Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh…
Bị bệnh đái tháo đường, bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, luput)
Những phụ nữ bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp cần đi khám ở các khoa nội tiết ngay khi biết có thai để thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm máu (hormon FT4 , TSH), nếu nghi ngờ cần siêu âm tuyến giáp và các xét nghiệm đặc biệt.
Các bà mẹ khi mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị và theo dõi suốt trong thời kỳ mang thai nhằm đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng nhanh càng tốt.
TS,Bs Nguyễn Quang Bảy
Trong khám Nội tiết – Đái tháo đường có Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Chủ nhật hàng tuần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Mắt Tuyến Giáp (Ted) trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!