Bạn đang xem bài viết Bệnh Lậu Xét Nghiệm Như Thế Nào được cập nhật mới nhất trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh xã hội) có tốc độ lây lan, phát triển nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Vì vậy, việc xét nghiệm bệnh lậu là vô cùng quan trọng giúp chẩn đoán đúng bệnh nhằm điều trị kịp thời và hiệu quả.
Xét nghiệm bệnh lậu là phương pháp xét nghiệm dịch niệu đạo hoặc dịch âm đạo nhuộm giemsa sau đó quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiển vi khuẩn lậu. Nếu người mắc bệnh lậu sẽ thấy trong dịch xuất hiện song cầu khuẩn giống hạt cà phê bắt màu Gram âm (-) cả trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân trung tính.
Đây là cách xét nghiệm cho kết quả chính xác khoảng 90% đối với những bệnh nhân mắc lậu cấp tính.
Khi thực hiện xét nghiệm bệnh lậu sẽ bao gồm các bước như sau:
Xét nghiệm dịch niệu đạo: Bác sĩ sẽ lấy dịch mủ ở niệu đạo trước khi bạn đi tiểu để nhuộm bệnh phẩm và tiến hành soi dưới kính hiển vi để kiểm tra vi khuẩn. Nếu thấy vi khuẩn gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân thì khả năng mắc bệnh lậu là rất cao. Lúc này, cần làm thêm xét nghiệm máu và nước tiểu để có kết quả chính xác hơn.
Xét nghiệm máu: bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để thực hiện xét nghiệm nhằm xác định xem trong máu của bệnh nhân có tồn tại vi khuẩn lậu hay không, đồng thời cũng phát hiện các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác nếu có.
Xét nghiệm nước tiểu: Lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân để xét nghiệm xem có vi khuẩn lậu trong đó hay không và kiểm tra xem có gì bất thường trong nước tiểu không.
Hiện nay các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu thường được sử dụng tại các cơ sở y tế bao gồm các phương pháp như:
Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: Là phương pháp lấy trực tiếp dịch mủ từ niệu đạo hoặc dịch âm đạo để làm xét nghiệm.
Phương pháp nuôi cấy: Là phương pháp nuôi cấy lậu cầu trong môi trường sử dụng Thayer-Martin có chứa Vancomycin để xác định bệnh lậu. Việc nuôi cấy cho kết quả dương tính với vi khuẩn lậu là mắc bệnh.
Phương pháp xét nghiệm tính nhạy cảm: Sau khi phương pháp nuôi cấy cho kết quả dương tính thì các bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm thử phản ứng của thuốc cho bệnh nhân để có kết quả chính xác hơn.
Phương pháp xét nghiệm PPNG: nếu kết quả dương tính sẽ cho kết quả là PPNG, còn nếu kết quả âm tính cho kết quả N- PPNG.
Bệnh lậu là bệnh có tốc độ lây lan và phát triển nhanh, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh, có thể gây vô sinh – hiếm muộn. Vì vậy, việc xét nghiệm bệnh lậu sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả nhằm hạn chế các biến chứng của bệnh đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.
Bên cạnh đó những triệu chứng của bệnh lậu như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu ra mủ, sưng đau và ngứa rát bộ phận sinh dục, chảy dịch ở niệu đạo hoặc âm đạo… Những triệu chứng này giống với một số bệnh lý như: nhiễn trùng đường tiểu, viêm nhiễm phụ khoa (nữ giới), viêm nhiễm nam khoa,…
Vì vậy, xét nghiệm bệnh lậu sẽ giúp các bác sĩ biết được chính xác loại bệnh bạn đang mắc phải là bệnh lậu hay các bệnh trên, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh.
Đối tượng nên xét nghiệm bệnh lậu
Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lậu rất cao và nên thực hiện xét nghiệm, sàng lọc bệnh lậu, cụ thể là:
Người có quan hệ tình dục không an toàn, những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi.
Những người có quan hệ đồng tình, quan hệ bằng đường miệng, đường hậu môn không an toàn với người có nguy cơ nhiễm bệnh lậu.
Người đã sinh hoạt, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh lậu .
Những người đã từng mắc các bệnh xã hội khác như mụn sinh dục, giang mai, sùi mào gà,… thì cũng nên thăm khám thường xuyên.
Người bị bệnh lậu thường có các dấu hiệu như đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu ra mủ, tiểu rắt, bộ phận sinh dục bị sưng đau và ngứa rát,… Vì vậy, khi có những biểu hiện này nghi ngờ mắc lậu thì người bệnh nên chủ động thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của mình nhằm có biện pháp chữa trị hiệu quả khi gặp phải.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh lậu thì người bệnh đang bị nhiễm bệnh. Vì vậy, hãy nhanh chóng điều trị ngay để tránh vi khuẩn lậu tái phát và lây lan đến các bộ phận khác gây viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.
Tuyệt đối không được âm thầm chịu đựng cũng như không được tùy tiện mua thuốc về dùng hay sử dụng các bài thuốc dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc làm này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bệnh nặng hơn, tổn thương lan rộng và kéo dài, tái phát nhiều lần, gây nhiều biến chứng cho sức khỏe, tiền mất tật mang…
Để được điều trị bệnh lậu hiệu quả, an toàn và nhanh chóng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng trường hợp cụ thể.
Phương pháp điều trị lậu hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc bao gồm thuốc kháng sinh đặc hiệu cho trường hợp cấp tính hoặc thuốc kháng sinh phối hợp cho trường hợp mãn tính giúp loại bỏ nhanh vi khuẩn lậu và làm giảm triệu chứng.
Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ được sử dụng thêm thuốc đông y giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng, đào thải độc tố, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc tây y.
Việc tầm soát bệnh lậu là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp mọi người phát hiện bệnh sớm và có cách chữa bệnh lậu hiệu quả nếu mắc bệnh.
Vì thế, sau khi có quan hệ tình dục không an toàn và có những biểu hiện nghi ngờ mắc lậu thì người bệnh nên thực hiện tầm soát bệnh lậu để có biện pháp phòng tránh cũng như can thiệp kịp thời khi mắc bệnh.
Khi thực hiện tầm soát bệnh lậu, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng dựa trên các dấu hiệu của bệnh, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh lý. Sau khi có kết quả tầm soát thì bác sĩ sẽ có tư vấn và chỉ định phù hợp cho từng trường hợp.
Mọi người cũng cần lưu ý, để phòng tránh bệnh lậu thì nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, sử dụng bao cao su khi quan hê. Bên cạnh đó, không được sử dụng chung đồ dùng với người bệnh hoặc người lạ, khi có tiếp xúc với dịch khuẩn của người bệnh thì cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng…
Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mọi người biết được bệnh lậu xét nghiệm như thế nào và hiểu rõ hơn về xét nghiệm bệnh lậu để tiến hành thực hiện sớm khi có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
Nếu còn có thắc mắc gì về bệnh lậu và các vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi điện thoại cho chúng tôi theo số: 03.56.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Khám Xét Nghiệm Bệnh Lậu Như Thế Nào? Ở Đâu Tốt?
Bệnh lậu do một loại vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae gây ra, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, ngoài ra sự tiếp xúc giữa các vết thương hở hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu.
Theo như mô tả của bạn trong thư thì có thể khẳng định khả năng bạn mắc bệnh lậu lên tới 90%. Thêm vào đó, bạn lại rất nhiều lần có quan hệ với gái mại dâm nên nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Bạn nên sắp xếp thời gian để đi thăm khám sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Vấn đề bạn quan tâm là “Xét nghiệm bệnh lậu như thế nào?”, chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh cho biết:
Xét nghiệm bệnh lậu bao gồm các bước cơ bản như sau:
– Xét nghiệm dịch niệu đạo: Bác sĩ sẽ lấy mủ ở niệu đạo của bạn trước khi bạn đi tiểu. Sau đó tiền hành nhuộm bệnh phẩm và tiến hành soi kiểm tra vi khuẩn. Nếu thấy vi khuẩn gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân thì nguy cơ mắc bệnh lậu là rất cao. Bạn cần làm thêm xét nghiệm máu và nước tiểu để biết chính xác hơn.
– Xét nghiệm máu: Đây là một trong những bước xét nghiệm phổ biến, thông qua đó bác sĩ sẽ xác định xem trong máu của bệnh nhân có tồn tại vi khuẩn gây bệnh lậu hay không. Đồng thời bước này cũng giúp phát hiện nhiều bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
– Xét nghiệm nước tiểu: Lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân vào trong một ống nhỏ rồi xét nghiệm xem có gì bất thường trong nước tiểu hoặc có vi khuẩn gây bệnh lậu trong đó hay không.
Các phương pháp khám xét nghiệm bệnh lậu cơ bản thường được sử dụng đó là:
– Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: Là phương pháp lấy trực tiếp mủ từ niệu đạo và làm xét nghiệm
– Phương pháp nuôi cấy: Là phương pháp được tổ chức y tế thế giới khuyên dùng. Tuy nhiên, phương pháp này lại khá nhạy cảm với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc đang nghi ngờ là mắc bệnh lậu.
– Phương pháp xét nghiệm tính nhạy cảm: Sau khi nuôi cấy có kết quả dương tính thì tiếp tục tiến hành xét nghiệm thử phản ứng của thuốc.
– Phương pháp xét nghiệm PPNG: Dương tính sẽ cho kết quả là PPNG, âm tính cho kết quả N- PPNG.
– Không tiêm, không mổ, không gây đau đớn
– Xâm nhập trực tiếp vùng tổn thương để điều trị triệt để, phá vỡ cấu trúc gene gây bệnh
– Tiết kiệm thời gian và kinh phí điều trị cho bệnh nhân.
Sau khi xét nghiệm bệnh lậu, nếu người bệnh bị bệnh lậu hoặc có nhu cầu khám bệnh lậu, các bác sĩ sẽ tiến hành khám bệnh lậu cho người bệnh. Người bị bệnh lậu, bị chuẩn đoán bệnh lậu sau khi xét nghiệm có kết quả, có thể lựa chọn các địa chỉ khám bệnh lậu sau:
1. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh
Địa chỉ 380 – Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội
Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là một trong những địa chỉ xét nghiệm, khám bệnh lậu uy tín tại Hà Nội. Đến với phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, người bệnh sẽ được khám chữa nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu. Hơn nữa, nếu đăng ký, đặt lịch hẹn khám trước thông qua số điện thoại: 0386-977-199 (Zalo), bạn sẽ được ưu tiên khám, xét nghiệm, cùng với gói khám ưu đãi chỉ mất 😍280.000vnd😍, giảm tiếp 30% chi phí tiểu phẫu nếu có phát sinh.
2. Phòng khám Thái Hà
Địa chỉ 11 – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Phòng khám đa khoa Thái Hà, từ lâu đã được biết đến là 1 trong những cơ sở y tế, phòng khám đa khoa tư nhân chuyên khám chữa bệnh xã hội khá uy tín.
3. Bệnh viện đa khoa Đống Đa
Địa chỉ: 180 – Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa – Hà Nội.
Đây là 1 trong những địa chỉ khám bệnh lậu công lập uy tín tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
4. Bệnh viện da liễu TƯ
Địa chỉ: 15 – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội.
Được thành lập cách đây từ khá lâu (1954), chức năng của bệnh viện là khám chữa các bệnh da liễu, bệnh xã hội… trong đó có kèm cả dịch vụ khám chữa bệnh lậu.
5. Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội.
Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối trong điều trị y tế tại khu vực phía bắc, do đó người bệnh ở đây thường là những ca nặng. Chính vì vậy, nếu tình trạng bệnh lậu của bạn đang trong giai đoạn cực kì nặng, hãy cân nhắc tới khám và chữa bệnh lậu tại địa chỉ này.
Tư vấn với bác sĩ Lê Nhân TuấnXét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào?
BSCKII. Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết
Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:
– Sốt cao 39 – 41 0 C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.
– Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.
– Đau bụng (do gan bị sưng to ra).
– Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
– Chú ý: Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?
Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.
Chi phí xét nghiệm sốt xuất huyết?
Các chi phí về xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết không quá đắt tiền, đối với các xét nghiệm chuẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể hết khoảng 500 nghìn, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu hàng ngày của bệnh nhân hết khoảng từ 100 – 200 nghìn.
Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?
Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…
Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/L.
Tại sao sốt xuất huyết lại dẫn tới giảm tiểu cầu?
Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, vô tình các kháng thể đó phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch. Thứ hai, virus nhiễm có thể gây ức chế tủy gây giảm tiểu cầu tạm thời.
Khi tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng miệng, vị trí nơi tiêm truyền…), chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…
Người bệnh có nguy cơ xuất huyết cần nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, hạn chế can thiệp các thủ thuật (tránh can thiệp vào các tĩnh mạch lớn, khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, bẹn, dưới đòn).
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bệnh sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và có các triệu chứng xuất huyết. Còn bệnh nhân không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu.
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?
Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:
– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.
– Chán ăn, tiêu hoá chậm (xuất huyết tiêu hoá), không ăn bằng miệng được (biến chứng não).
– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.
– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.
– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.
– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.
– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)
– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.
Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên:
– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.
– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây, tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của NB.
– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.
– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.
Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.
Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.
ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM SỐT XUẤT HUYẾT
Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).
Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.
Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh Lậu Là Như Thế Nào?
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm xảy ra bởi song cầu khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn ký sinh chủ yếu tại bộ phận sinh dục của người, ở những môi trường có nhiệt độ cao và ẩm ướt. Vi khuẩn lậu không chỉ được tìm thấy tại bộ phận sinh dục, mà còn được phát hiện tại mắt, miệng, hậu môn…
Triệu chứng bệnh lậu thế nào?
Lậu cầu khuẩn là loại vi khuẩn có sức sống mạnh mẽ, phát triển rất nhanh do cứ 15 phút lại phân đôi một lần. Chính vì vậy, thời gian ủ bệnh của bệnh lậu thường không dài, chỉ khoảng từ 3 – 7 ngày.
Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới sẽ có những biểu hiện như:
– Liên tục có các kích thích buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu mỏng và yếu, tiểu nhỏ giọt. Nước tiểu đục hoặc vàng sậm, có mùi hôi và có thể lẫn máu nhầy, hoặc dây lậu mủ.
– Dịch niệu đạo tiết ra nhiều, có màu trắng đục hoặc hơi xanh, khá đặc. Nhất là vào mỗi buổi sáng sớm, tình trạng chảy dịch ngày càng diễn ra nghiêm trọng.
– Lỗ niệu đạo sưng tấy, có màu đỏ kèm theo cảm giác đau, ngứa dọc niệu đạo. Nếu để bệnh kéo dài, bạn có thể đối mặt với tình trạng đau nhức tại bụng dưới.
– Đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh. Một số nam giới còn đối mặt với tình trạng xuất tinh có lẫn máu.
So với nam giới, những triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới khó nhận biết hơn. Một số dấu hiệu sau sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới:
– Rối loạn Bài tiết nước tiểu với những biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm, dòng tiểu mỏng và yếu, nước tiểu đục hoặc lẫn máu.
– Khí hư tiết ra nhiều, có màu trắng đục hoặc xanh, có mùi hôi.
– Vùng kín sưng đỏ kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Nếu tiến hành nội soi cổ tử cung và âm đạo sẽ thấy chúng bị sưng phù, tấy đỏ, khí hư bám thành từng mảng lớn.
– Đau đớn khi quan hệ tình dục.
– Suy nhược cơ thể, sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, rùng mình, ớn lạnh.
Bệnh lậu cần được khám chữa từ sớm
Tác hại của bệnh lậu là gì?
Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn bệnh lậu có thể ăn sâu vào các cơ quan trong bộ phận sinh dục của nam giới và nữ giới, gây ra các bệnh như: Viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt ở nam giới hay viêm vùng chậu, viêm tiểu khung, viêm ống dẫn trứng, viêm vòi trứng ở nữ giới. Những bệnh lý được gây ra bởi vi khuẩn lậu đều là tác nhân có khả năng dẫn tới vô sinh.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiết niệu và dễ bị lây nhiễm các bệnh xã hội khác như sùi mào gà, HIV,…
Để tránh những tác hại nguy hiểm của bệnh lậu trên thì nên tiến hành điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Các cách điều trị bệnh lậu
Hiện nay, có hai cách điều trị bệnh lậu phổ biến nhất đó chính là: điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phương pháp DHA.
– Điều trị bệnh lậu bằng thuốc: Bao gồm: Thuốc uống và thuốc tiêm. Theo đánh giá của các chuyên gia, thuốc chữa bệnh lậu là phương pháp khá đơn giản và có thể áp dụng được với những bệnh nhân bị bệnh lậu giai đoạn cấp tính.
Tuy nhiên, thuốc không có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nên sau một thời gian bệnh có thể tái phát trở lại. Ngoài ra, hiện nay xuất hiện chủng lậu cầu khuẩn mới có khả năng kháng thuốc đã khiến cho hiệu quả điều trị bệnh lậu bằng thuốc không đạt được như mong muốn.
– Điều trị bệnh lậu bằng liệu pháp DHA: Đây là phương pháp chữa trị bệnh lậu tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay được Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đưa vào điều trị bệnh lậu hiệu quả.
Ưu điểm của phương pháp DHA trong điều trị bệnh lậu đó là: Điều trị bệnh lậu nhanh chóng, không gây đau đớn, không tổn thương tới những vùng da xung quanh, không biến chứng, không ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của bệnh nhân, ngăn ngừa tái phát.
Chúc mọi người sớm khỏi bệnh và chúng tôi nhắc lại, ai bị bệnh nam khoa – bệnh xã hội – phụ khoa hoặc hậu môn trực tràng có thể để lại SĐT để được giúp đỡ 24/7
Kiểm tra sức khỏe qua Bài test
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Lậu Xét Nghiệm Như Thế Nào trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!