Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Lao Da Không Điển Hình Và Điều Trị # Top 14 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Bệnh Lao Da Không Điển Hình Và Điều Trị # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Lao Da Không Điển Hình Và Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có khoảng hơn 15 loài vi khuẩn Lao không điển hình trong môi trường (từ nước, đất, cây, súc vật). Chúng ít gây bệnh và không là nguồn nhiễm giữa người với người. Có sự gia tăng theo dịch nhiễm HIV. cấy khó, một vài loài chỉ được phát hiện nhờ sinh học phân tử.

Các vi khuẩn Lao không điển hình chủ yếu gây tổn thương ở da và mô mềm, viêm hạch, tốn thương phổi và các thể lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch. Sự tiêm nhiễm vi khuẩn qua da do da bị rách hở vì tai nạn hay do một số điều trị như chích thuốc, phẫu thuật hoặc thứ phát bằng đường bạch huyết và máu.

LÂM SÀNG CÁC THƯƠNG TỔN LAO KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Mycobacterium abscessus

Thuộc nhóm Mycobacteria sinh sản nhanh, ít gây bệnh, hiếm khi gây áp-xe, có nguồn gốc do thuốc.

Áp-xe lan tỏa được mô tả ở những người suy giảm miễn dịch và ở người thẩm phân lọc máu.

Mycobacterium avium nội tế bào

Tiêm nhiễm ở da tạo nên nốt viêm, áp-xe hay viêm hạch.

Những ca Lupus vulgaris đã được mô tả và hệ gene của vi khuẩn đã được tìm thấy trong bệnh Sarcoidose.

Mycobacterium chelonae

Sinh sản nhanh, cho những áp-xe dạng giống Sporotrichose nguồn gốc chấn thương hay do điều trị.

Dạng nặng lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch.

Mycobacterium fortuitum

Là nguyên nhân thường gặp của Lao da không điển hình sau M. marinum.

Thương tổn đa dạng: sẩn nốt, loét, phân bố giống Sporotrichose.

Tổn thương giác mạc cũng được ghi nhận.

Mycobacterium haemophilum

Khó cấy, gây những loét, nhiều nốt, áp-xe dưới da và thương tổn lan tỏa. Vài ca viêm xương tủy được mô tả.

Mycobacterium kansasii

Gây thương tổn phổi, ở da thì hiếm, đôi khi có dạng Ban Lao sẩn hoại tử.

Mycobacterium marinum

Là nguyên nhân thường gặp trong bệnh Lao da không điển hình gây bệnh u hạt hồ bơi. Tiêm nhiễm qua da sau một chấn thương nhỏ, thường ở vùng nhô lên của xương (đầu gối, cùi chỏ, bàn tay, chân, mặt).

Thời gian ủ bệnh trung bình là 3 tuần. Thương tổn đầu tiên là những sẩn không đau diễn tiến thành nốt viêm hay những mảng vảy có thể dẫn tới loét, phân bố giống bệnh Sporotri­chose dọc theo đường bạch huyết, không gây tổn thương hạch, có thể kèm theo viêm khớp hay viêm màng bao hoạt dịch (ténosynovite).

Xét nghiệm trực tiếp thường âm tính. Chẩn đoán dựa vào bệnh sử lâm sàng, mô học và cây. Thử nghiệm trong da với marinin không còn được dùng nữa.

Điều trị bằng kháng sinh kết hợp như Rifampicin 300-600mg/ngày và Ethambutol 900- 1500mg/ngày hoặc đơn hóa trị liệu bằng Co-trimoxazole 2 viên X 800/160mg/ngày hoặc Minocycline100mg/ngày. Thời gian điều trị 6 tuần hay hơn. Có thể phẫu thuật trong vài trường hợp.

Mycobacterium ulcerans

Là tác nhân gây loét Buruli (ở Uganda) hay loét Baimsdale (ở úc) điển hình là sự lan rộng thành những loét sâu, thường xảy ra ở những vùng gian chí tuyến (intertropicale) như Uganda, Cộng hòa Congo, Côte d’Ivoire, úc, Nam Mỹ.

Thường ở trẻ em không mang giày dép đi trên cỏ gần dòng nước.

Là vi khuẩn Lao độc nhất tiết độc tố gây hoại tử mỡ dưới da.

Khởi đầu là một nốt hay viêm mô tế bào (ở đùi, cánh tay, thân mình). Diễn tiến nhanh thành mảng loét hoại tử, loét khổng lồ, không đau, kết hợp biến chứng xương khớp đa dạng.

Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, dịch tễ học và mô học trong giai đoạn đầu có hoại tử quanh mô mỡ kết hợp với nhiều trực khuẩn và ở giai đoạn trễ là những u hạt dạng lao.

Cấy Mycobacterium ulcerans rất khó, đôi khi cần các xét nghiệm sinh học phân tử để xác định chẩn đoán.

Điều trị bao gồm phẫu thuật và ghép da nhất là tại những vùng khớp kết hợp với điều trị kháng sinh như Clofazimin, Rifampicin hay Trimethoprim-sulfamethoxazole.

Điều trị hỗ trợ bằng liệu pháp nhiệt.

Các loài khác

Có nhiều loài gây bệnh trong các thể lan tỏa, ở những người suy giảm miễn dịch.

Thường có biểu hiện gây sốt, tiêu chảy, nổi nhiều hạch, gan lách to và hiếm hơn là thương tổn phổi.

Các thương tổn da thì hiếm, là những nốt viêm mạn tính.

Bảng tóm tắt các bệnh Lao da không điển hình ở người:

Tóm lại, đây là những thể bệnh tương đối ít gặp, việc cấy và định danh loài vi khuẩn gây bệnh vẫn còn giới hạn trong thực hành. Biểu hiện lâm sàng ở da thường là các sẩn cục tiến triển đến loét, viêm mạn tính. Do những tiến bộ trong trị liệu, tiên lượng bệnh cũng được cải thiện tốt hơn

Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Lao Phổi

23-12-2009

Xin bác sĩ vui lòng cho tôi biết triệu chứng của bệnh lao. Tôi nghe nói bệnh này lây qua đường hô hấp, vậy trong trường hợp nghi ngờ thì tôi phải làm gì vì dạo này tôi bị ho nhiều, sụt cân và không hiểu sao khuya khi ngủ thì người cứ rượm mồ hôi dù tôi không làm gì cả. Rất mong sự hồi âm sớm của Bác sĩ.(T.M)

Trả lời: Chào bạn, trong thư bạn yêu cầu cho biết các triệu chứng của bệnh lao và các giai đoạn phát triển của bệnh, Chúng tôi xin được trả lời tóm tắt như sau:

– Bệnh lao gây ra bởi nhiễm vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis). Đây là một nhiễm trùng thường biểu hiện nhiều nhất ở phổi nhưng cũng có thể lan tới các cơ quan khác ngoài phổi và gây ra bệnh lao ở các cơ quan này như lao màng phổi, lao màng tim, lao màng não, lao xương, lao da, lao niệu sinh dục…..Mỗi thể bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

Triệu chứng điển hình của lao phổi bao gồm:

Ho khạc đàm kéo dài

Ho ra máu nhiều hoặc ít phụ thuộc vào vị trí tổn thương phổi

Sốt về chiều

Sụt ký

Đổ mồ hôi về đêm

Khó thở : Khi tổn thương lan rộng, xơ hóa và co kéo

Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào?

Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói, hắt hơi, ho… Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Do đó, mỗi khi nói chuyện, bạn nên mang khẩu trang và nên ăn uống riêng, không nên dùng chung chén, dĩa, muỗng, đũa …với người khác để tránh lây bệnh

Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí. – Thời gian tiếp xúc với vi trùng – Khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi

Ngày nay người ta phát hiện bệnh lao rất sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ. Phân loại bệnh dựa vào xét nghiệm vi trùng lao. Nếu có vi trùng cần phải điều trị ngay nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng. Việc chẩn đoán và điều trị lao phải do bác sĩ chuyên khoa đảm trách. Chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bệnh tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế có chuyên khoa Hô hấp để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thân ái chào bạn!

B.S NGUYỄN QUỐC ĐỊNHChuyên Khoa Hô Hấp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nhiễm Vi Trùng Lao Và Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Lao Phổi

10-08-2010

Xin bác sĩ vui lòng cho tôi biết triệu chứng của bệnh lao. Tôi nghe nói bệnh này lây qua đường hô hấp, vậy trong trường hợp nghi ngờ thì tôi phải làm gì vì dạo này tôi bị ho nhiều, sụt cân và không hiểu sao khuya khi ngủ thì người cứ rượm mồ hôi dù tôi không làm gì cả. Rất mong sự hồi âm sớm của Bác sĩ.(T.M)

Trả lời: Chào bạn, trong thư bạn yêu cầu cho biết các triệu chứng của bệnh lao và các giai đoạn phát triển của bệnh, chúng tôi xin phép được trả lời tóm tắt như sau:

– Bệnh lao gây ra bởi nhiễm vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis). Đây là một nhiễm trùng thường biểu hiện nhiều nhất ở phổi nhưng cũng có thể lan tới các cơ quan khác ngoài phổi và gây ra bệnh lao ở các cơ quan này như lao màng phổi, lao màng tim, lao màng não, lao xương, lao da, lao niệu sinh dục…..Mỗi thể bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

– Triệu chứng điển hình của lao phổi bao gồm:

+ Ho khạc đàm kéo dài

+ Ho ra máu nhiều hoặc ít phụ thuộc vào vị trí tổn thương phổi

+ Sốt về chiều

+ Sụt ký

+ Đổ mồ hôi về đêm

+ Khó thở : Khi tổn thương lan rộng, xơ hóa và co kéo

Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào?

Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói, hắt hơi, ho… Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Do đó, mỗi khi nói chuyện, bạn nên mang khẩu trang và nên ăn uống riêng, không nên dùng chung chén, dĩa, muỗng, đũa …với người khác để tránh lây bệnh

Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí. – Thời gian tiếp xúc với vi trùng – Khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi

Ngày nay người ta phát hiện bệnh lao rất sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ. Phân loại bệnh dựa vào xét nghiệm vi trùng lao. Nếu có vi trùng cần phải điều trị ngay nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng. Việc chẩn đoán và điều trị lao phải do bác sĩ chuyên khoa đảm trách. Chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bệnh tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế có chuyên khoa Hô hấp để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thân ái chào bạn!

B.S NGUYỄN QUỐC ĐỊNHChuyên Khoa Hô Hấp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh Lao Ở Trẻ Em, Triệu Chứng Điển Hình Và Di Chứng

Thông thường bệnh lao trẻ em được phân thành bốn loại cần phải điều trị là:

Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao khởi đầu Lao cấp tính: có lao màng não và lao kê Lao hô hấp sau sơ nhiễm: gồm lao phổi và lao màng phổi Lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu – sinh dục, lao ruột…

Lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao, dễ đưa đến tử vong nếu không biết và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ không chủng ngừa BCG, trước 2 tuổi. Lao màng não

Xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt. Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc… Lao kê

Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não. Lao đường hô hấp

Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém… Lao ngoài phổi

Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn – nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài. Chẩn đoán và điều trị lao ở trẻ em

Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đàm. Đối với lao sơ nhiễm trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán. Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh

Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng văcxin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ… Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi (hôn hít) với trẻ… Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

Theo sức khỏe đời sống

Viêm Phổi Không Điển Hình

Viêm phổi không điển hình – những thông tin cần biết

Viêm phổi là trạng nhiễm trùng gây viêm ở hai lá phổi. Trong đó, viêm phổi không điển hình là bệnh không phải do những vi khuẩn gây bệnh viêm phổi điển hình. Viêm phổi điển hình thường có xu hướng diễn biến nặng hơn viêm phổi không điển hình.

Viêm phổi không điển hình đôi khi được coi là “walking pneumonia” do những người mắc phải căn bệnh này thường ít khi phải nghỉ ngơi tại giường hay nhập viện.

Phân loại viêm phổi không điển hình

Ba chủng vi khuẩn phổ biến nhất thường gây ra viêm phổi không điển hình:

Viêm phổi do Mycoplasma

Bệnh này thường ảnh hưởng đến những người dưới 40 tuổi. Theo ước tính có ít nhất 2 triệu ca viêm phổi do Mycoplasma hàng năm. Viêm phổi dạng này thường xảy ra ở những đối tượng sinh sống hoặc làm việc tại các khu vực có mật độ dân cư đông đúc như trường học, nhà tù, khu ổ chuột và khu tập thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thể bị mắc viêm phổi do Mycoplasma mà không có yếu tố nguy cơ đặc biệt nào.

Viêm phổi do Legionella

Những người mắc viêm phổi do Legionella thường là do hít thở và tiếp xúc với những giọt nước trong không khí đã bị nhiễm khuẩn L. pneumophila. Chủng vi khuẩn này thường sinh sống trong các đường ống nước của các tòa nhà hay các tháp làm lạnh. Viêm phổi do Legionella có thể diễn biến nặng hơn so với các dạng viêm phổi không điển hình khác.

Không phải tất cả mọi người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều bị viêm phổi. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

Hút thuốc lá

Người cao tuổi

Người có hệ miễn dịch yếu

Mắc các bệnh mạn tính khác

Sốt Pontiac là một bệnh nhiễm trùng cũng do vi khuẩn này gây ra nhưng ít nghiêm trọng hơn. Những người bị sốt Pontiac không bị viêm phổi. Các triệu chứng của sốt Pontiac bao gồm đau đầu, sốt và đau nhức khắp cơ thể.

Viêm phổi do Chlamydophila

Dạng viêm phổi này có thể diễn ra quanh năm. Những người mắc bệnh này thường chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ và hiếm khi xuất hiện những ca bệnh nặng.

Viêm phổi do Chlamydophila phổ biến nhất ở đối tượng trẻ em tuổi học đường. Theo ước tính, khoảng 50% người trưởng thành đã từng mắc phải căn bệnh này trước năm 20 tuổi.

Các triệu chứng của viêm phổi không điển hình

Triệu chứng của viêm phổi không điển hình thường nhẹ, bao gồm:

Bệnh nhân bị viêm phổi do Mycoplasma có thể bị phát ban.

Đặc biệt nếu bị viêm phổi do Legionella, bạn cũng thường bị tiêu chảy và đôi khi lú lẫn.

Khi nào nên đi khám bác sỹ

Khá khó để có thể phân biệt sự khác nhau giữa cảm lạnh và viêm phổi không điển hình. Hãy đi khám bác sỹ trong trường hợp bạn có dấu hiệu của cảm lạnh nhưng tình trạng bệnh đột ngột trở nên xấu hơn và xuất hiện những cơn ho dai dẳng, sốt hay ớn lạnh. Ngoài ra bạn cũng cần đi khám trong trường hợp:

Bạn bị đau ngực khi ho và hít thở

Cảm giác khó thở

Ho khiến bạn mất ngủ

Chẩn đoán viêm phổi không điển hình

Phương pháp chụp X quang thường cho kết quả chẩn đoán khá chính xác đối với bệnh viêm phổi không điển hình. Hình ảnh X quang cũng giúp phân biệt giữa viêm phổi và các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản cấp.

Tùy theo các triệu chứng, bạn cũng có thể cần những xét nghiệm khác như:

Nuôi cấy dịch tiết từ phổi tìm vi khuẩn

Phương pháp nhuộm Gram vi khuẩn

Ngoáy lấy dịch họng (throat swab)

Đếm tế bào máu

Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu trong máu

Nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu máu

Điều trị viêm phổi không điển hình

Các kháng sinh là những lựa chọn hàng đầu để tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình. Kháng sinh đường uống được sử dụng trong những trường hợp nhẹ. Đối với trường hợp nặng, kháng sinh có thể được sử dụng đường tĩnh mạch.

Một số bệnh nhân bị viêm phổi nặng thường phải thở oxy.

Triển vọng điều trị

Phần lớn những người mắc viêm phổi không điển hình có thể hồi phục hoàn toàn bằng điều trị kháng sinh. Cần lưu ý là phải sử dụng đủ liều kháng sinh cho một đợt điều trị. Nếu ngừng kháng sinh quá sớm, nguy cơ tái phát nhiễm trùng là rất cao.

Nếu không được điều trị kịp thời, đôi khi viêm phổi không điển hình có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên Nhân Gây Lao Da Và Mô Dưới Da, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Lao Da Và Mô Dưới Da

Bệnh lao da không phải là tình trạng tổn thương đơn thuần khu trú tại da mà là một bệnh lý toàn thân do vi khuẩn lao gây ra. Ở những bệnh nhân mắc bệnh lao da, người ta ghi nhận được khoảng từ 3-40% các trường hợp mắc lao hạch và 25-30% các trường hợp mắc lao phổi kèm theo, hiếm gặp hơn là lao sinh dục.

Lao da là một bệnh lao ngoài phổi có biểu hiện phong phú, thay đổi tùy thuộc vào độc lực, số lượng của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân.

Lao da được chia thành 2 nhóm:

Lao da thực sự: bao gồm lupus thông thư­ờng hoặc lupus lao, lao hạch, lao da hạt cơm, lao loét kê da và niêm mạc. Đặc điểm chung của nhóm này là bệnh tiến triển mãn tính, có xu hư­ớng hoại tử và xét nghiệm vi khuẩn trên các tổn thương thường dương tính. Hình ảnh mô bệnh học đặc tr­ưng của nang lao cũng được ghi nhận với vùng trung tâm là các tế bào khổng lồ, trực khuẩn lao, bên ngoài là tế bào lympho và tế bào bán liên. Bệnh lao da ở nhóm này thường đi kèm với tổn thương lao ở các cơ quan khác.

Á lao: bao gồm lao sẩn hoại tử, lao dạng liken, lao da cứng. Khác với lao da thực sự, á lao thường ít có xu hướng hoại tử, hiếm khi tìm thấy vi khuẩn lao từ các bệnh phẩm, hình ảnh mô bệnh học không có nang đặc trưng và có thể có hoặc không các tổn thương lao ở các bộ phận khác trong cơ thể.

Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh lao da do vi khuẩn lao được đưa đến da từ các cơ quan bị nhiễm lao khác như lao phổi, lao xương, lao hạch thông qua các con đường:

Đư­ờng máu: mạch máu từ ổ lao ở cơ quan bị phá huỷ đưa trực khuẩn lao vào máu, lan truyền khắp nơi trong cơ thể và vào da.

Đư­ờng bạch huyết: thường xảy ra khi có tổn thương lao hạch kèm theo. Trực khuẩn lao lan theo mạch bạch huyết đến vùng da bị tổn thương.

Bệnh lao da được lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiếp xúc trực tiếp. Vi khuẩn lao xâm nhập được thông qua các vết thương trên da và niêm mạc. Ngoài ra vi khuẩn lao có thể truyền bệnh thông qua các con đường khác, tùy thuộc vào thể lao phổi và các thể lao ngoài phổi khác kèm theo.

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Đây là một loại vi khuẩn hiếu khí, cần môi trường giàu oxy để sinh sôi phát triển và phân chia rất chậm. Vi khuẩn lao được phân loại vào nhóm trực khuẩn kháng acid cồn vì khả năng giữa được màu nhuộm sau khi tẩy với acid. Quan sát dưới kính hiển vi, trực khuẩn lao có dạng hình que, màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh.

Vi khuẩn lao gây bệnh có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong nhiều tuần và chịu được các chất sát khuẩn yếu. Có 3 nhóm trực khuẩn lao chính bao gồm: trực khuẩn lao người, trực khuẩn lao bò và trực khuẩn lao từ chim.

Hình ảnh bệnh lao da trên lâm sàng khác phong phú, phụ thuộc vào tuổi, giới, vị trí da bị tổn thư­ơng và tình trạng miễn dịch và dị ứng của người bệnh. Các hình thể lâm sàng.

Lupus lao

Đây là thể lao da thư­ờng gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng từ 50 – 70 %, thường thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng là củ lao màu vàng đỏ hoặc vàng nâu kích thư­ớc có thể nhỏ như đầu đinh ghim hoặc to nh­ư hạt đậu, trơn bóng, có ít vảy, hoặc có vết chợt, loét da. Các củ lao liên kết với nhau thành đám, tạo sẹo ở giữa màu trắng. Tổn thương thường thấy ở mặt và môi trên,­ bàn tay, bàn chân, mông và đầu cũng có thể gặp nhưng hiếm hơn. Lupus lao được chia thành nhiều thể lâm sàng khác nhau:

Lupus lao phẳng: các củ lao không nổi cao lên trên bề mặt da và tiến triển chậm.

Lupus lao loét : xuất hiện nhiều ổ loét nông trên da, bờ nham nhở, đáy ổ loét có các hạt lổn nhổn kèm theo mủ. Thể lupus lao loét phá huỷ các tổ chức, có thể làm mất một cánh mũi hoặc vành tai, thủm vòm miệng, thậm chí mất ngón tay gây tàn phế nếu đi kèm với tổn thương xương.

Lupus sùi loét : các tổn thương dạng mảng cộm, hơi cao hơn mặt da, trên đó thấy các u lao. Về sau tiến triển thành các điểm loét, lan rộng tạo thành tổn thương dạng sùi.

Lupus ăn ngoạm: là thể bệnh có tổn thương loét nhanh, loét sâu, mất từng vùng ở mũi và mặt, tạo sẹo lớn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân.

Lupus sẩn cục: biểu hiện bằng các sẩn cục màu đỏ tím, phân bố rải rác

Lupus lao vẩy nến: trên bề mặt tổn thương có một lớp vảy dày.

Lupus lao mì: Tổn thương dạng sần mì như hạt cơm.

Lao cóc

Thể lao này hay gặp ở người lớn, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Vị trí hay bị tổn thương là mu bàn tay, ngón tay 1, 2 và da bàn chân. Các th­ương tổn trên da là những mảng sùi có vảy, u sừng cứng, màu xám trắng đục, xung quanh có viền đỏ, trông như da cóc. Lao ruột, lao phổi hoặc lao xương là những tổn thương lao có thể phối hợp kèm theo. Tiến triển bệnh kéo dài nhiều năm, có thể để lại sẹo nhưng không có sự phá hủy các tổ chức.

Loét lao

Triệu chứng đầu tiên là những nốt sẩn bằng đầu đinh ghim, loét nhanh, liên kết với nhau thành vết loét lớn, bờ lởm chởm nhợt nhạt hoặc hơi tím; đáy của vết loét nông, có nhiều điểm xuất huyết và rất ít mủ. Tổn thư­ơng thường xuất hiện ở môi hoặc niêm mạc má, lư­ỡi, xung quanh miệng, ở hậu môn và tầng sinh môn.

Gôm lao

Tổn thương có dạng khối, ở dưới da, khi vỡ chảy ra một chất mủ kèm nhầy máu, rồi tự bít tạo thành lỗ dò thông nhau. Một số trường hợp tổn thương gây loét, bờ nham nhở, đáy lổn nhổn màu vàng nhạt. Các gôm lao có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành nhóm, ở các vị trí có hạch, cổ, bẹn, thân mình hoặc các chi. Bệnh tiến triển âm thầm, lâu lành.

Ban củ sẩn

Ban củ sẩn thường là những tổn thương cục nằm sâu ở lớp trung bì, cứng chắc và không đau, xu hướng tạo mủ và loét hoặc hoại tử tạo thành sẹo lõm. Ban củ sẩn có nhiều dạng như ban củ sẩn cục, ban củ sẩn kê dạng trứng cá đỏ, ban củ sẩn hoại tử, ban củ nang lông dạng liken.

Lao kê

Lao kê ở da hiếm gặp, phổ biến ở những người suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV/AIDS. Trên da, xuất hiện những nốt màu đỏ, kích thước 1mm – 2mm, lấm tấm như hạt kê.

Tất cả các bệnh nhân đã được xác định mắc bệnh lao da cần được khám và phát hiện các thể lao khác. Việc điều trị bệnh lao da phải có tính toàn diện và kéo dài, không chỉ xử trí các tổn thương ở da.

Các thuốc kháng lao được khuyến cáo trong điều trị bệnh lao da tương tự với điều trị lao phổi. Các thuốc kháng lao có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và tái khám của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc.

Các phương pháp khác như cắt lọc thương tổn nhỏ trên da, phẫu thuật tạo hình ở những trường hợp sẹo xấu cũng có thể được áp dụng.

Ngoài việc tuân thủ điều trị các thuốc kháng lao, người bệnh cần chú ý cải thiện sức khỏe toàn thân, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch để tăng hiệu quả điều trị.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Lao da và mô dưới da

Để chẩn đoán xác định các tổn thương của bệnh lao da, bác sĩ cần chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như:

Phòng ngừa bệnh Lao da và mô dưới da

Các biện pháp giúp phòng tránh mắc bệnh lao nói chung, bao gồm cả lao da có thể kể đến như:

Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Thường xuyên rèn luyện thân thể, tăng sức đề kháng

Sử dụng các loại thuốc theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ

Hạn chế tiếp xúc thân mật với những người mắc bệnh lao

Tiêm vắc xin phòng bệnh lao theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng bất thường.

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh lao, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để giải quyết triệt để bệnh, tránh lây lan cho các cơ quan khác trong cơ thể hay lây truyền cho người khác.

Đối tượng nguy cơ bệnh Lao da và mô dưới da

Những người có các đặc điểm sau được xem là đối tượng nguy cơ của bệnh lao da:

Hệ miễn dịch bị suy yếu, nhiễm HIV/AIDS

Mắc các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, suy thận mãn tính và các bệnh lý ác tính

Nghiện rượu hoặc sử dụng các chất kích thích.

Suy dinh dưỡng

Dùng các loại thuốc điều trị ung thư, hay corticosteroid trong thời gian dài.

Tiếp xúc thân mật, thường xuyên với người mắc bệnh lao

Sống và làm việc hoặc du lịch đến các vùng dịch tễ của bệnh lao.

Môi trường sống kém, điều kiện y tế không đảm bảo

Copyright © 2023 – Sitemap

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Lao Da Không Điển Hình Và Điều Trị trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!