Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Hư Khớp Háng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị # Top 14 Xem Nhiều | Zqnx.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Hư Khớp Háng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Hư Khớp Háng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các tên gọi khác của bệnh này:

Thoái hóa khớp (hư khớp) là bệnh phổ biến nhất của khớp háng. Hậu quả của thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn. Thoái hoá khớp háng có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp ở người trên 50 tuổi, thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Thoái hóa khớp háng thứ phát hay xảy ra sau những chấn thương hoặc những biến dạng gặp phải như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng… Ở Việt Nam, thoái hóa khớp háng ít gặp hơn so với thoái hóa cột sống và khớp gối.

Triệu chứng

Đau tăng dần ở vùng bẹn lan xuống mặt trước đùi, đau vùng trên mông, lan xuống mặt sau đùi. Một số trường hợp chỉ đau ở mặt trước đùi và khớp gối mà không đau vùng háng, chân hơi co gấp, cơ đùi và mông teo.

Chẩn đoán Điều trị

Tạo điều kiện để khớp háng được nghỉ ngơi (giảm cân, hạn chế đi bộ…). Tập vật lý trị liệu theo liệu trình, tập các môn thể thao nhẹ nhàng như tập aerobic dưới nước, đi xe đạp… Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid. Điều trị bằng phẫu thuật có thể được chỉ định, phổ biến nhất là thay khớp háng.

Cũng như các khớp chịu tải khác, khớp háng cũng có nguy cơ bị “hao mòn” do quá trình thoái hóa. Thoái hóa khớp (hư khớp) là bệnh phổ biến nhất của khớp háng. Hậu quả của thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn.

Thoái hoá khớp háng có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp ở người trên 50 tuổi thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Thoái hóa khớp háng thứ phát hay xảy ra sau những chấn thương hoặc những biến dạng gặp phải như: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng…

Ở Việt Nam, thoái hóa khớp háng ít gặp hơn so với thoái hóa cột sống và khớp gối.

1. Nguyên phát:

Khoảng 50% bệnh nhân hư khớp háng là nguyên phát, tức là do quá trình thoái hóa tự nhiên.

2. Thứ phát:

Do các cấu tạo bất thường của khớp háng và chi dưới.

Chứng sai khớp bẩm sinh.

Chứng chỏm khớp dẹt là hậu quả của loạn sản sụn xương đầu xương đùi (Bệnh Legg – Perthes – Calvé ).

Chứng ổ cối lồi vào sâu, chứng chân thấp cao, chân quẹo.

Các bệnh của khớp bao gồm: Viêm khớp do thấp (Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…); viêm khớp nhiễm khuẩn (lao, mủ); bệnh khớp do chuyển hóa như đái tháo đường, Goutte, bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố, bệnh khớp do nội tiết như tuyến cận giáp, bệnh hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn, di chứng chấn thương, nghề nghiệp…

Duy trì cân nặng hợp lý: Người thừa cân, béo phì cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để giảm cân, giúp giảm sự quá tải cho hệ xương khớp, nhất là khớp gối và cột sống. Các nghiên cứu cho thấy khi cơ thể tăng thêm 1kg thì cột sống phải gánh thêm 4kg.

Không lạm dụng thuốc có Corticoide.

Tránh các chấn thương gãy cổ xương đùi, trật khớp háng.

Tránh các tư thế gây tác động mạnh đến khớp: Cần hạn chế các động tác, tư thế làm việc có hại cho khớp như xách nặng, khuân vác nặng, ngồi, đứng, làm việc không đúng tư thế quá lâu.

Luyện tập thể thao: Tập đều đặn vào buổi sáng các bài khởi động khớp hay chơi thể dục thể thao ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng tốt cho khớp và cho nhiều cơ quan khác như tim mạch, hô hấp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Viêm Khớp Háng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

là một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động đi lại và cuộc sống của người bệnh. Tùy theo cơ địa cũng như khả năng bị tổn thương mà mỗi người có mỗi cơn đau khác nhau. Vậy Viêm khớp hángbệnh viêm khớp háng là gì và cách điều trị như thế nào?

Viêm khớp háng là bệnh viêm khớp xương vùng háng, gây ra những cơn đau không báo trước không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống mà còn gây ra rất nhiều những khó khăn trong việc đi lại, vận động. Bệnh thường gặp phải ở những người có độ tuổi từ 30 – 45 và nam giới có tỉ lệ mắc bệnh rất cao gấp khoảng 8 lần nữ giới.

Viêm khớp háng gây ra những cơn đau nhức âm ỉ, khó chịu ám ảnh người bệnh và cản trở sự vận động đi lại, lao động. Người bị viêm khớp háng khó khăn trong các cử động như gập người, vặn người.

Cả phần hông và phần đùi không thể mở rộng, hoạt động như bình thường. Các cơn co khớp cũng thường xuyên xảy ra và trầm trọng nhất là biến chứng gây bại liệt, phải thay khớp háng và không còn cách nào khác.

Các cơn đau khớp háng thường xuất hiện với tần suất và cường độ rất khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh hiệu quả. Trừ một số lý do bẩm sinh thì viêm, đau khớp háng thường phát triển do những nguyên nhân sau:

Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh rất hay gặp, không chỉ khớp háng mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều khớp tại cùng một thời điểm. Bệnh sẽ gây cơn đau dữ dội, dần dần các khớp bị ăn mòn, biến dạng bởi các tác nhân gây viêm nhiễm.

Thoái hóa khớp háng thường gặp nhiều ở người cao tuổi, bào mòn khớp do thời gian, do vận động nhiều mà khớp không được bổ sung đủ dưỡng chất. Khi bệnh tiến triển, lớp sụn khớp sẽ mất dần, khe khớp hẹp lại và xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện là đau khớp háng, cứng khớp háng khiến vận động bị hạn chế.

Bề mặt khớp bị tổn thương sau chấn thương mạnh, điều trị mà vẫn không thể phục hồi. Bệnh biểu hiện tương tự thoái hóa khớp ở trên.

Tình trạng này là mạch máu nuôi chỏm xương đùi bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó, dẫn đến phần chỏm xương đùi không có máu nuôi dẫn đến bị hoại tử. Dấu hiệu là đau và hạn chế vận động háng. Trên phim xquang, chỏm xương đùi biến dạng, khe khớp hẹp và không tồn tại vi khuẩn hay các yếu tố gây viêm nhiễm.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp háng

Triệu chứng ban đầu là đau ở háng hoặc vùng trên, sau mông. Đau có thể lan xuống mặt trước đùi, đến đầu gối. Cảm giác khớp háng cứng, chặt.

Người bị viêm khớp háng sẽ có biểu hiện bị nhiễm trùng tai, mũi, họng hoặc đường tiêu hóa khoảng 3 đến 4 ngày. Sau đó mới bắt đầu thấy đau ở vùng háng, đùi, đau đầu gối, gây di chuyển khó khăn.

Những cơn đau trên không chỉ làm người bệnh khó khăn trong việc đi lại mà còn gây đau dữ dội ở hông, đùi và mông rất khó chịu.

Người bệnh không thể vặn mình, xoay chân vào, ngoài ra còn không thể cúi người về phía trước được dễ dàng.

Dễ bị cứng khớp và khi đi lại sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ trong khớp háng khi vừa ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu.

Trẻ em cũng có thể là đối tượng mắc bệnh. Khi mắc bệnh viêm khớp háng ở trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ khi mới phát bệnh và sau đó đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tại khớp mông, hông.

4. Chia sẻ các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp háng hiệu quả

Việc điều trị viêm khớp háng được bác sĩ chỉ định sau khi chẩn bệnh dựa trên kết quả chụp chiếu và xét nghiệm. Hầu hết các trường hợp bị bệnh quá nặng và nguyên nhân là do thoái hóa khớp thì phương pháp tối ưu nhất vẫn là tiến hành phẫu thuật thay khớp háng.

Điều trị viêm khớp háng theo phương pháp y học hiện đại

+ Dùng thuốc: Điều trị viêm khớp háng theo y học hiện đại chủ yếu là dùng thuốc giảm đau tác dụng nhanh, giảm đau tức thì. Thuốc để điều trị sử dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau, thuốc giãn cơ…

+ Phẫu thuật: Khi bị viêm khớp háng ở giai đoạn nặng nhát, người bệnh không thể thực hiện các cử động khớp háng. Chụp chiếu thấy phần sụn khớp bị tổn thương quá nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thay khớp cho người bệnh.

Điều trị viêm khớp háng theo phương pháp y học cổ truyền

Ngày nay, có nhiều người dùng phương pháp y học cổ truyền để điều trị bệnh viêm khớp háng thay vì các loại thuốc tây. Bởi phương pháp này gần như không có tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến vùng khớp háng bị viêm hay sức khỏe của người bệnh.

Một số bài thuốc từ thảo dược quanh ta được nhiều người bị viêm khớp háng sử dụng như sau:

Bài thuốc 1: Chữa viêm khớp háng từ cây lá lốt

Lấy 30g lá lốt, 30g rễ cây bưởi bung, 30g cỏ xước và 30g vòi voi. Đem các vị thuốc rửa sạch và cho vào sắc với 3 chén nước còn lại 1 chén, chia 3 lần uống trong ngày khi còn ấm. Sử dụng liên tục 7 ngày thì ngưng 7 ngày và dùng tiếp.

Bài thuốc 2: Chữa viêm khớp háng bằng cây trinh nữ

Với tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau, an thần, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, thông kinh hoạt lạc, cây trinh nữ là một vị thuốc chữa đau nhức khớp được sử dụng rất phổ biến. Bài thuốc: Dùng 20g rễ trinh nữ, 20g rễ cúc tần, 20g rễ bưởi bung, 10g rễ cam thảo dây, 10g rễ đinh lăng đem sắc với nước uống ngày 1 thang.

5. Các biện pháp phòng tránh bệnh viêm khớp háng hiệu quả

Ngăn chặn và điều trị những chấn thương

Những chấn thương tại vùng khớp háng, điển hình là bong phần sụn viền, giãn dây chằng,… rất có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng. Vì thế mọi người cần điều trị triệt để ngay từ khi xuất hiện những chấn thương tại vùng khớp háng.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhất

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ là cách phòng bệnh tốt nhất và hiệu nghiệm nhất. Ăn uống khoa học, đủ chất nhằm bồi bổ cơ thể, giúp xương khớp trở nên chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp háng nói riêng.

Nên bổ sung đủ nước vào cơ thể mỗi ngày. Nước chính là thành phần chính quan trọng nhất của sụn và đầu xương, nước giúp cho khớp cử động được trơn tru và dễ dàng hơn.

Tập luyện thể dục – thể thao

Tập luyện thể dục – thể thao hằng ngày sẽ giúp hệ cơ xương khớp trở nên khỏe mạnh, dẻo dai hơn, giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm về xương khớp, tiểu đường, tim mạch,…

6. Địa chỉ khám chữa bệnh viêm khớp háng uy tín

Sức khỏe là điều quý giá nhất của mỗi người chính vì thế chăm sóc, bảo vệ sức khỏe là việc tất yếu. Vậy nên tìm được địa chỉ yên tâm để điều trị là điều mà chúng tôi muốn nhắn gửi đến các bệnh nhân đang tìm kiếm cho mình một địa chỉ chữa viêm khớp háng uy tín. An Việt là một trong những bệnh viện mà bạn nên lựa chọn, bởi vì:

Các bác sỹ là những người hầu như dùng cả cuộc đời của mình trong phòng bệnh, chứng kiến hàng nghìn ca mắc bệnh u xơ tử cung cũng như cứu hàng nghìn người thoát khỏi sự dày vò của bệnh tật.

Với phương châm làm việc tận tâm – uy tín – chất lượng, bệnh viện An Việt không phụ lòng tin tưởng của tất cả bệnh nhân đã theo khám và chữa bệnh trong suốt thời gian qua với hy vọng bệnh nhân của mình nhanh chóng bình phục.

Thời gian thăm khám linh hoạt nhiều lựa chọn

Điều đặc biệt ở An Việt là bệnh nhân có thể đặt lịch khám online hoặc lựa chọn cho mình bác sỹ thăm khám mong muốn theo sự hướng dẫn của tổng đài viên.

Đối với mỗi bệnh nhân việc đi khám mà phải chờ đợi trong thời gian dài là rất mệt mỏi. Thấu hiểu những điều này bệnh viện An Việt đã cải thiện và áp dụng thành công quy trình thăm khám, tăng số lượng bác sỹ, giáo sư giỏi để bệnh nhân được thăm khám nhanh và chữa trị kịp thời.

Được đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, học hỏi nền y học tiên tiến của thế giới. An Việt hướng đến phương châm phục vụ tốt nhất cho người Việt ngay tại đất nước của mình.

Đây là 1 trong những ưu điểm mà bạn không thể cho điểm cộng khi đến bệnh viện. Vì An Việt rất chú trọng trang thiết bị, do được tích lũy kinh nghiệm từ nhiều phương pháp của các bệnh viện lớn từ các bác sỹ đầu ngành chữa trị.

Bệnh Viêm Khớp Thiếu Niên: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Các tên gọi khác của bệnh này:

Viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên là viêm khớp xảy ra trước tuổi 17 và kéo dài trong ít nhất 6 tuần

Triệu chứng

Các triệu chứng Viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên bao gồm đau khớp, sưng khớp, cứng khớp, phát ban và sốt nhẹ

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu và chụp X-quang.

Cần làm các xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh viêm khớp như nhiễm trùng và lupus ban đỏ hệ thống.

Điều trị

Điều trị hướng vào việc làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng viêm trong khớp để tránh tổn thương khớp vĩnh viễn

Viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên là Viêm khớp xảy ra trước tuổi 17 và kéo dài trong ít nhất 6 tuần. Đây là bệnh thuộc nhóm Tự miễn dịch ở trẻ em, chưa rõ nguyên nhân. Trong viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp lót bên trong khớp gây viêm và tổn thương khớp.

Triệu chứng

Các triệu chứng Viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên bao gồm đau khớp, sưng khớp, cứng khớp, phát ban và Sốt nhẹ. Các triệu chứng có thể xuất hiện, mất đi và thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và khớp bị bệnh.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu và chụp X-quang.

Cần làm các xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh viêm khớp như nhiễm trùng và Lupus ban đỏ hệ thống.

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân (ANA), xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP) và phân tích dịch khớp.

Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị hướng vào việc làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn Tình trạng viêm trong khớp để tránh tổn thương khớp vĩnh viễn. Trong trường hợp nhẹ, có thể chỉ cần dùng các thuốc chống viêm như Ibuprofen và Naproxen. Corticosteroid tiêm khớp hoặc đường uống (prednisone) có thể được sử dụng.

Nếu triệu chứng không giảm, có thể phải thay đổi loại thuốc, như Hydroxychloroquine (Plaquenil), Sulfasalazine (Azulfidine), Methotrexate hoặc sử dụng các thuốc tác nhân sinh học. Các tác nhân sinh học bao gồm Leflunomide (Arava), Adalimumab (Humira), Etanercept (Enbrel), Infliximab (Remicade) và Anakinra (Kineret). Vật lý trị liệu có thể hữu ích để duy trì chức năng khớp.

Tổn thương xương khớp tuổi thiếu niên hiện nay là nhóm bệnh rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, diễn biến phức tạp, khó nhận biết và nhìn chung vẫn còn gây rất nhiều khó khăn cho các bác sỹ lâm sàng nói chung và các bác sỹ nhi khoa nói riêng trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh.

Viêm khớp tự phát tuổi thiếu niên là một trong những nhóm bệnh hay gặp nhất. Đây là nhóm bệnh tự miễn dịch, nguyên nhân chưa biết ở trẻ em, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mãn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi. Với định nghĩa này đã loại trừ một số bệnh ở trẻ em có các biểu hiện lâm sàng tương tự như: Viêm khớp do virut, chấn thương, ban xuất huyết Scholein -Henoch, sốt thấp (còn gọi là bệnh thấp tim, thấp khớp cấp); viêm khớp nhiễm khuẩn; nhóm bệnh lý tự miễn dịch khác như lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp hay viêm da cơ khởi phát tuổi thiếu niên; một số bệnh lý ác tính có biểu hiện khớp như bệnh bạch cầu cấp và các bệnh lý máu ác tính khác; đau khớp tuổi phát triển hay một số bệnh khác như Legg- Perthes- Calve… cũng không thuộc nhóm này.

Viêm khớp tự phát thiếu niên (Juvenile Idiopathic Arthritis – JIA) là thuật ngữ do Liên đoàn quốc tế phòng chống các bệnh khớp (International League Against Rheumatic diseases- ILAR) đề xuất, nhằm thống nhất trên bình diện quốc tế về tên bệnh, phân loại nhóm bệnh viêm khớp tự miễn tuổi thiếu niên vốn có tên là viêm khớp mãn tính thiếu niên (Juvenile Chronic Arthritis – JCA) thường được dùng ở châu Âu- Anh, hay viêm khớp dạng thấp thiếu niên (Juvenile Rheumatoid Arthritis – JRA) thường được dùng ở Mỹ – Canada với những tiêu chuẩn vốn có một số khác biệt.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên còn chưa được biết rõ, tuy nhiên người ta thống nhất cho rằng bệnh có tính chất tự miễn với tình trạng nhiễm trùng làm khởi động một loạt quá trình trong hệ thống miễn dịch. Bệnh thường khởi phát sau nhiễm virut, Chlamydia, Mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella…

Về tần suất, nói chung bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên ít gặp hơn viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Ở Việt Nam chưa có thống kê về bệnh này, nhưng một số thống kê ở Mỹ và châu Âu cho thấy, lứa tuổi mắc bệnh ở khoảng từ 2-16 tuổi, với tỷ lệ 1/1000 trẻ mỗi năm, nữ gặp nhiều hơn nam. Thật may là phần lớn trong số đó thường có diễn biến nhẹ, chỉ khoảng 1/10.000 trường hợp bệnh sẽ tiến triển nặng dần.

Nguyên nhân của nhóm bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát cho đến nay vẫn còn chưa rõ. Các nghiên cứu gần đây cho phép kết luận bệnh không phải do một căn nguyên riêng lẻ gây ra, mà do nhiều yếu tố hướng khớp cùng tác động vào một cá thể mang những yếu tố di truyền nhất định. Các yếu tố môi trường, đặc biệt là các tác nhân nhiễm khuẩn; rối loạn hệ thống miễn dịch… có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học viêm khớp thiếu niên tự phát.

Khám mắt: Trẻ mắc bệnh viêm khớp mãn tính luôn cần được bác sĩ nhãn khoa khám. Tất cả trẻ em đều có thể có nguy cơ bị viêm màng bồ đào. Trẻ viêm vài khớp, có kháng thể kháng nhân dương tính cần khám và soi đáy mắt 4 tháng/lần; trẻ có kháng thể kháng nhân âm tính cần khám mắt 6 tháng/lần.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bệnh Viêm Khớp Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ở trẻ em khác so với viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Nó là một căn bệnh mãn tính kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng khoảng 75% trẻ sẽ khỏi bệnh.

Viêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là bệnh gì?

Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ở trẻ em khác so với Viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Nó là một căn bệnh mãn tính kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng khoảng 75% trẻ sẽ khỏi bệnh.

Những trẻ mắc viêm khớp ở trẻ em sẽ gặp khó khăn trong những hoạt động thường nhật như viết, mặc áo quần và mang vác đồ vật (ảnh hưởng tay, cổ tay), chơi đùa, đi đứng (ảnh hưởng hông, đầu gối, bàn chân) và xoay đầu (ảnh hưởng cổ).

Những ai thường mắc phải bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still)?

Bệnh still phổ biến ở trẻ em dưới 17 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là gì?

Những triệu chứng của viêm khớp vô căn bao gồm đau và cứng khớp, nhiều nhất vào buổi sáng nhưng đỡ hơn về cuối ngày. Ba thể Viêm khớp dạng thấp là thể viêm ít khớp, thể viêm đa khớp và thể hệ thống.

Thể viêm ít khớp ảnh hưởng chỉ một vài khớp (thông thường ít hơn 4: khớp gối, khuỷu tay và mắt cá), gặp trong khoảng 50% trẻ bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường gặp ở bé gái nhiều hơn. Bệnh về mắt (viêm và sưng) cũng có thể xảy ra.

Thể viêm đa khớp hưởng nhiều khớp, gặp ở 30% trẻ bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường gặp ở bé gái nhiều hơn. Cổ, đầu gối, mắt cá, bàn chân, cổ tay và bàn tay bị ảnh hưởng. Trẻ mắc phải thể này cũng có thể bị viêm mắt.

Thể hệ thống gặp ở 20% trẻ bị viêm khớp vô căn, cả trai và gái có tỷ lệ mắc bệnh gần như nhau. Bệnh thường bắt đầu với Sốt cao, phát ban, thay đổi tế bào máu và đau khớp.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu con bạn bị đau khớp, khớp sưng hay cứng hơn một tuần, đặc biệt là các triệu chứng đi kèm với sốt. Trong trường hợp trẻ đang được điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, hay gọi bác sĩ khi:

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, tuy nhiên vẫn chưa được xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Tự miễn nghĩa là hệ thống chống nhiễm khuẩn của cơ thể (hệ miễn dịch) tấn công các mô của chính nó. Những tác nhân di truyền và môi trường có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp. Bệnh không thể bị lây từ người khác.

Nguy cơ mắc bệnh Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still)?

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vô căn là:

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still)?

Viêm khớp vô căn ở thiếu niên có thể được hạn chế nếu bạn cho trẻ áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:

Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn;

Khuyến khích trẻ tập luyện;

Khuyến khích con bạn tham gia nhiều hoạt động cùng với những đứa trẻ khác, nhưng nên hoạt động luân phiên với nghỉ ngơi;

Nói chuyện với thầy cô và y tá của trường. Bạn nên nhờ nhà trường hỗ trợ con bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm ở trẻ em (bệnh still)?

Phương pháp tốt nhất là phối hợp thuốc, trị liệu, tập luyện, giáo dục và hoạt động đều đặn để ngăn ngừa mệt mỏi.

Thuốc điều trị viêm bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc cải thiện bệnh trạng (chẳng hạn như methotrexate) cũng có thể được thử.

Các bài tập vật lý trị liệu rất quan trọng đối với bệnh nhân viêm khớp, đặc biệt là bài tập vận động khớp và sức cơ. Bó nẹp có thể giúp khớp giảm đau và sưng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên bệnh sử, khám khớp. Bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm và chụp X-quang. Xét nghiệm protein đặc hiệu trong máu là yếu tố dạng thấp (RF) và kháng thể kháng nhân (ANA) có thể giúp chẩn đoán. Thể viêm khớp dạng thấp hệ thống khó chẩn đoán bởi vì triệu chứng viêm không xảy ra ngay từ lúc đầu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thận Âm Hư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Thận âm hư – bệnh lý gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và sinh lý ở cả nam và nữ giới. Bệnh nếu không được xử lý kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nam giới.

Thận âm hư là bệnh gì?

Thận âm là cách gọi theo quan điểm của y học cổ truyền của cơ quan bài tiết thận. Cụ thể, theo y học cổ truyền, thận không chỉ là cơ quan trong hệ bài tiết và đóng vai trò thanh lọc, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Mà thận còn là một trong năm tạng lớn quan trọng của cơ thể (tâm, can, tỳ, phế, thận), đóng vai trò điều hòa cơ thể.

Tùy theo giới tính sẽ có các biểu hiện của bệnh khác nhau. Một vài điểm đặc trưng với bệnh này ở hai giới như sau:

Thận âm hư ở nam giới: Triệu chứng điển hình của nam giới là tình trạng cơ thể suy nhược, ốm yếu, chậm phát triển (đối tượng đang trong tuổi dậy thì). Đồng thời, thận là cơ quan ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý nên thường gây các chứng bệnh như rối loạn cương dương, di tinh, mộng tinh, đau đầu, ù tai, hay cáu gắt,…

Thận âm hư ở nữ giới: Ở nữ giới, bệnh hay gặp ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh do ăn uống thiếu chất, sinh hoạt thiếu khoa học. Người mắc thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, hay cáu gắt, suy giảm ham muốn tình dục, đau nhức xương khớp và hiếm muộn.

Nguyên nhân gây bệnh thận âm hư

Tiên thiên bất túc: Nguyên nhân của tình trạng này là do tổn thương tại thận lâu ngày gây hại và dẫn đến phát dục chậm, cơ thể suy yếu, lưng đau gối mỏi, hiếm muộn,…

Âm dịch ở thận không đủ: Âm dịch trong thận suy yếu gây mất cân bằng âm dương. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương và gây ra thận âm hư. Bên cạnh các biểu hiện khác, người bệnh còn cảm nhận được cơn đau nhức hai bên hông sườn, đau đầu.

Phù dương bốc lên: Khi dương khí suy yếu sẽ khiến cho hư dương bốc lên, gây tổn thương thận âm và xuất hiện các dấu hiệu bệnh.

Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chính kể trên, tình trạng này còn có thể xuất hiện do yếu tố di truyền; bệnh lý tại thận gây biến chứng; các bệnh lý ác tính (bạch cầu lympho; đa u tủy xương;…)

Để có chẩn đoán chính xác nhất về bệnh lý này, người bệnh nên chủ động đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Không tự ý dùng các loại thuốc tại nhà khi chưa có chẩn đoán cụ thể về bệnh và các nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu đặc trưng nhận biết thận âm hư

Nhận biết thận âm hư từ sớm là biện pháp tốt nhất giúp người bệnh đưa ra phương hướng chữa trị đúng cách. Dấu hiệu ở nam và nữ mắc bệnh này cũng có những điểm khác biệt. Cụ thể phân biệt bệnh lý thận hư này ở nam và nữ như sau:

Dấu hiệu đặc trưng ở nam giới

Nếu cánh mày râu thấy các triệu chứng sau đây, cần cảnh giác vì đây có thể là triệu chứng của thận hư:

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy yếu, mất sức lực.

Đau nhức cơ thể, hay cáu gắt, đau nhức lưng và hai bên mạn sườn.

Xuất hiện tình trạng di tinh, mộng tinh hoặc hoạt tinh thường xuyên.

Tinh trùng loãng, vón cục (Điều này cho thấy sự suy giảm về số lượng và chất lượng tinh trùng).

Ăn uống không ngon miệng

Thường có cảm giác nóng bừng toàn thân, bốc hỏa.

Dấu hiệu thận âm hư ở nữ giới

Với nữ giới, các biểu hiện cũng không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số dấu hiệu sau đây:

Hít thở khó khăn, thở nông, thường xuyên cảm thấy khó thở.

Ăn uống kém, nhạt miệng, mất vị giác tạm thời.

Cơ thể suy nhược, chậm phát triển (nếu người bệnh thuộc lứa tuổi đang phát triển).

Tinh thần uể oải, hay cáu gắt, ít nói.

Chân tay lạnh, hay có biểu hiện rùng mình.

Ngoài các dấu hiệu trên, tùy từng trường hợp mà có những triệu chứng không đặc hiệu khác. Đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Thận âm hư có nguy hiểm không?

Vậy, bệnh thận âm hư có nguy hiểm không? Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp, bệnh này không quá nguy hiểm và có thể cải thiện hoàn toàn.

Tuy nhiên, đa số người bệnh không nhận ra biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu hoặc nhầm lẫn với tình trạng suy nhược. Do đó, khi phát hiện ra, bệnh có thể đã diễn tiến sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị và cần nhiều thời gian hơn.

Nhìn chung, thận âm hư trước hết gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh lý của người mắc. Thận là một trong năm tạng phủ quan trọng của cơ thể. Do đó, khi thận suy yếu có thể kéo theo các tạng phủ khác.

Nếu không xử lý kịp thời, cơ thể có thể bị suy nhược nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tiềm ẩn nguy cơ gây hiếm muộn, vô sinh ở cả hai giới.

Điều trị thận âm hư như thế nào hiệu quả? Bài thuốc cho chứng thận hư gây đau lưng

Người bệnh trong trường hợp này bị đau nhức lưng và mỏi chân dữ dội, cơn đau tăng dần khi hoạt động và cải thiện nếu nghỉ ngơi đúng cách. Cụ thể chuẩn bị bài thuốc như sau:

Nguyên liệu: Thục địa (16g); Hoài sơn (12g); Cao quy bản (12g); Thỏ ty tử (12g); Câu kỷ tử (12g); Lộc giác giao (12g); Sơn thù du (6g); Ngưu tất (4g).

Cách thực hiện: Toàn bộ các nguyên liệu rửa qua với nước, cho vào ấm đun với một lượng nước vừa đủ. Đun cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống trong ngày. Duy trì 2-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc cho chứng thận hư gây lao

Nếu người bệnh bị chứng bệnh này, có thể nhận thấy cơ bắp bị phù, người luôn bị đau nhức, mệt mỏi. Đồng thời, người bệnh mệt mỏi, cáu gắt vô cớ, bực tức trong người thường xuyên.

Nguyên liệu: Thục địa (26g); Câu kỷ tử (12g); Phục linh (12g); Đỗ trọng (12g); Thỏ ty tử (12g); Hoài sơn (12g); Sơn thù du (8g); Đương quy (8g).

Cách thực hiện: Toàn bộ nguyên liệu rửa với nước và cho vào ấm sắc với khoảng 6 bát nước. Đun cô cạn còn khoảng 3 bát nước thuốc, chia thành 3 lần uống hết trong này. Nên hâm nóng lại khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý rằng, điều trị thận âm hư theo Đông y cần thời gian kéo dài để thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng điều hòa các tạng phủ. Do đó, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc, không ngưng giữa chừng hoặc dùng thuốc không đủ lượng mỗi ngày. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy các biểu hiện có dấu hiệu tiến triển nặng lên, cần ngưng thuốc và đi thăm khám ngay.

Thận âm hư nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ điều trị hiệu quả?

Chế độ dinh dưỡng của người bị thận âm hư cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh thận âm hư nên người bệnh cần hết sức chú ý. Cụ thể, cần bổ sung và thực hiện kiêng khem như sau:

Bổ sung nhóm protein như thịt lợn, thịt vịt để tăng cường sức khỏe thận âm đồng thời cải thiện tình trạng táo bón (nếu có) ở người bệnh.

Tăng cường ăn trai, hến vì loại thực phẩm này có tính mát, chứa nhiều vitamin, chất đạm, tốt cho sức khỏe thận, giúp thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.

Bổ sung nhóm thực phẩm giàu đường và tinh bột giúp cơ thể người bệnh hồi phục nhanh chóng, đẩy lùi các biểu hiện suy kiệt, mệt mỏi khác.

Tăng cường ăn dâu tằm và các món ăn chế biến từ dâu tằm. Vì loại thực phẩm này giàu chất xơ, có tác dụng ích âm, sinh tân dịch, tốt cho người bị thận âm hư.

Hạn chế ăn cay nóng, đồ ăn mặn vì có thể gây kích ứng tại thận, lâu ngày gây tổn thương nghiêm trọng.

Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các tạng phủ trong cơ thể và sức khỏe chung.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng thận âm hư

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng thận âm hư cách hiệu quả để ngăn ngừa những biểu hiện nguy hiểm của bệnh này. Cụ thể như sau:

Đi thăm khám ngay khi thấy có dấu hiệu của tình trạng thận âm hư.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày sao cho phù hợp nhất. Hạn chế ăn mặn, ăn cay và các chất béo không tốt cho sức khỏe. Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi và bữa ăn hàng ngày, chế biến đơn giản, ít gia vị.

Dành thời gian luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý tại thận.

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh áp lực công việc và cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu được chỉ định dùng thuốc điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, tránh tự ý thay đổi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về bệnh thận âm hư. Để điều trị và phòng ngừa hiệu quả, người bệnh cần chủ động đi thăm khám và tiếp nhận chữa trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp. Đồng thời, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý, thăm khám định kỳ để hỗ trợ điều trị dứt điểm.

Bệnh Viêm Khớp Mắt Cá Chân: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Các tên gọi khác của bệnh này:

Viêm khớp là tình trạng mà khớp và mô mềm xung quanh bị nhiễm trùng và sưng lên. Viêm khớp còn được gọi là bệnh thoái hóa khớp và thường gắn liền với tuổi già.

Triệu chứng

triệu chứng như đau, cứng và sưng khớp cũng như khó khăn trong việc di chuyển và nâng vật nặng.

Viêm khớp Mắt cá chân là bệnh gì?

Viêm khớp là tình trạng mà khớp và mô mềm xung quanh bị nhiễm trùng và sưng lên. Viêm khớp còn được gọi là bệnh thoái hóa khớp và thường gắn liền với tuổi già.

Triệu chứng thường gặp Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Những người bị Viêm khớp mắt cá chân thường biểu hiện các triệu chứng như đau, cứng và sưng khớp cũng như khó khăn trong việc di chuyển và nâng vật nặng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Khi có tuổi, bạn có nhiều nguy cơ bị viêm khớp mắt cá chân do khớp sẽ hao mòn qua năm tháng.

Nguy cơ mắc phải Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Viêm xương khớp mắt cá chân?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Khi có tuổi, bạn có nhiều nguy cơ bị viêm khớp mắt cá chân do khớp sẽ hao mòn qua năm tháng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn bị viêm khớp mắt cá chân, điều quan trọng là phải điều chỉnh giày để:

Phù hợp với hình dạng bàn chân;

Có khả năng nâng đỡ cân nặng;

Có đế cao su để thực hiện chức năng đệm;

Bên cạnh đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên để giữ chân khỏe bằng các bài tập kéo căng, uốn cong ngón chân và kéo dài gân gót.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Viêm khớp mắt cá chân được chẩn đoán bằng bệnh sử, khám lâm sàng, X-quang, MRI hoặc CT scan.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm khớp mắt cá chân?

Bệnh có thể điều trị mà không cần phẫu thuật. Phương pháp điều trị không phẫu thuật hiện có gồm:

Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị viêm khớp mắt cá chân. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp tốt nhất. Hai loại phẫu thuật phổ biến nhất để điều trị là:

Phẫu thuật nối: là phẫu thuật tiến hành nối các phần xương còn lại với nhau bằng ghim, đinh vít và đĩa nối;

Phẫu thuật thay khớp viêm bằng khớp nhân tạo.

Viêm khớp mắt cá chân có thể được kiểm soát bằng các thuốc thích hợp. Mặc dù không thể hồi phục một cách hoàn toàn, bạn vẫn có thể làm chậm tiến trình cũng như kiểm soát các cơn đau và tàn tật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Hư Khớp Háng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!