Bạn đang xem bài viết Bệnh Herpesvirus Trên Mèo (Fhv) Là Gì? Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tương tự như Calicillin virus, herpesvirus trên mèo là một trong những loài vi rút gây bệnh viêm đường hô hấp cho mèo. Tuy nhiên, loại vi rút này có thể lây sang người và vật nuôi khác. 1. Bệnh herpesvirus trên mèo là gì?Bệnh herpesvirus trên mèo, còn được gọi là viêm mũi khí quản truyền nhiễm (FVR) , được gây ra bởi virus herpes Feline herpesvirus (FHV, FHV-1). Đây là một loại vi rút rất dễ lây lan, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) hoặc cúm ở mèo. Virus này có mặt khắp nơi, đặc biệt là ở mèo hoang.
2. FHV lây lan như thế nào?Herpes virus mèo (FHV) dễ dàng lây truyền giữa những em mèo thông qua:
Tiếp xúc trực tiếp – thông qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mắt hoặc mũi.
Hít phải những giọt hắt hơi.
Dùng chung bát thức ăn và khay vệ sinh cho mèo.
Môi trường bị ô nhiễm (bao gồm cả giường và dụng cụ chải chuốt). Dù vậy lý do này không nghiêm trọng như bệnh FCV, bởi FHV chỉ tồn tại trong môi trường từ 1-2 ngày.
Với FHV, sau khi nhiễm bệnh, hầu như tất cả mèo sẽ bị nhiễm lại (virus vẫn tồn tại trong các tế bào thần kinh). Điều này có nghĩa là những em mèo bị nhiễm bệnh có khả năng phải mang virus suốt đời.
Ở những con mèo khác, điều này không xảy ra. Chúng không tái nhiễm vi rút nên không gây nguy hiểm cho các con khác. Tuy nhiên, một số em mèo sẽ liên tục bị nhiễm virus lại và điều này càng phổ biến hơn khi mèo căng thẳng hoặc khi hệ thống miễn dịch của chúng bị ức chế (ví dụ, sau khi sử dụng corticosteroid).
Virus FHV có thể lây lan sang người và các vật nuôi khác. Tuy không gây nguy hiểm cho người nhưng bệnh gây ngứa và chảy nước mắt.
3. Dấu hiệu bệnh herpesvirusCác triệu chứng, biểu hiện herpesvirus trên mèo bao gồm:
– Nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI) cấp tính là biểu hiện phổ biến nhất của nhiễm FCV. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng hô hấp ở mèo: viêm kết mạc, chảy nước mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước miếng, viêm họng, lờ đờ, vô cảm, sốt và đôi khi ho.
Các dấu hiệu của bệnh hô hấp ở mèo kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và tình trạng nhiễm virus thường tiếp diễn trong khoảng 3 tuần. Bệnh lâm sàng với FHV thường nặng hơn so với FCV. Tả Pí Lù
– Viêm kết mạc và viêm giác mạc (nhiễm trùng và viêm giác mạc – phần ở phía trước mắt): tương đối hiếm gặp. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc nhưng bệnh FHV ở mèo gây ra sự phát triển của nhiều vết loét giác mạc phân nhánh nhỏ (gọi là viêm giác mạc đuôi gai).
4. Làm thế nào chẩn đoán nhiễm FHV?Trong hầu hết các trường hợp, một chẩn đoán cụ thể về nhiễm FHV sẽ không cần thiết. Sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm hô hấp ở mèo (URI như trên) là đủ để chẩn đoán nhiễm FHV (và/hoặc bệnh FCV). Tả Pí Lù
Nếu cần chẩn đoán cụ thể, có thể gửi gạc mắt hoặc miệng đến phòng thí nghiệm thú y nơi virus có thể được nuôi cấy hoặc thông thường hơn là phát hiện bằng PCR (một kỹ thuật phân tử để phát hiện vật liệu di truyền của virus).
– Nhiễm FCV thường phức tạp do nhiễm vi khuẩn thứ cấp, vì vậy điều trị hỗ trợ bằng kháng sinh thường được áp dụng.
– Chăm sóc điều dưỡng là rất quan trọng. Mèo có thể cần phải nhập viện để điều trị truyền dịch và hỗ trợ dinh dưỡng trong trường hợp nặng.
Cách chữa trị bệnh herpesvirus trên mèo:
– Xông mũi hoặc xông hơi có thể được dùng trong trường hợp mèo bị nghẹt mũi nghiêm trọng. Do không thể ngửi thấy thức ăn tốt, bạn nên cho mèo ăn thức ăn đóng hộp (pate) được làm ấm nhẹ. Tả Pí Lù
– Không giống như FCV, với nhiễm FHV, một số loại thuốc chống vi rút có thể giúp ích trong việc kiểm soát các biểu hiện lâm sàng của bệnh:
Thuốc kháng vi-rút toàn thân: Famciclovir là một loại thuốc chống vi-rút herpes ở người đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả ở mèo. Nó có thể kiểm soát nhiễm trùng cấp tính nghiêm trọng.
Thuốc kháng vi-rút tại chỗ: idoxuridine, trifluridine và cidofovir. Đây đều là những thuốc chống vi-rút ở người có thể được sử dụng để chữa trị triệu chứng viêm kết mạc và viêm giác mạc do FHV(thuốc nhỏ mắt) . Một số loại thuốc này phải được dùng rất thường xuyên (vài lần mỗi ngày) và chúng có thể được kết hợp với interferon tại chỗ để tăng cường hiệu quả.
– Nếu bạn nuôi nhiều hơn 1 con mèo, hãy cách ly hoàn toàn mèo bị nhiễm FHV để tránh lây lan. Phải đảm bảo vệ sinh nghiêm ngặt bằng cách khử trùng, sử dụng bát đựng thức ăn riêng, hộp đi vệ sinh, dụng cụ …riêng. Hãy rửa tay cẩn thận, thay quần áo tắm rửa sạch sẽ sau khi tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh. Tả Pí Lù
6. Cách phòng ngừa bệnh herpesvirus trên mèo– Cách phòng ngừa bệnh FHV ở mèo tốt nhất là tiêm ngừa. Hiện nay ở Việt Nam có vaccine phòng 4 bệnh (bao gồm bệnh FHV) là phổ biến nhất. Để vaccine phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên cho mèo chích ngừa khi chúng trên 3 tháng tuôi. Các lưu ý khi chích ngừa cho mèo.
Lưu ý rắng việc tiêm vắc-xin không hoàn toàn ngăn ngừa nhiễm trùng trên mèo, nhưng sẽ làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh. Không giống như FCV, cho đến hiện tại chỉ có một chủng FHV, do đó việc tiêm phòng không phức tạp bởi sự tồn tại của các chủng khác nhau. Tả Pí Lù
– Tránh cho mèo bạn đi hoang, tiếp xúc với mèo mà bạn không rõ là có mang virus không hoặc gửi mèo tại những chỗ không có uy tín.
– Tóm lại, herpesvirus trên mèo có thể chữa trị, tuy nhiên phần lớn mèo sẽ tái nhiễm về sau, bệnh FHV ở mèo có khả năng lây lan qua thú cưng khác, bạn cần cách ly mèo nhiễm bệnh ngay lập tức và lau chùi vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm.
Bệnh Lao Da Là Gì Và Cách Phòng Ngừa?
Bệnh lao da là một bệnh lý toàn thân, bệnh do vi khuẩn lao gây ra. Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết bệnh lao da là gì? Nên hôm nay, trong bài viết này chuyên gia sẽ đưa thông tin đầy đủ về bệnh lý này giúp mọi người hiểu đúng bệnh.
Khái niệm về bệnh lao da là gì?Bệnh lao da là gì đó là bệnh nhiễm khuẩn da mạn tính tương đối phổ biến, do trực khuẩn lao (tên khoa học gọi là Mycobacterium tuberculosis) và bệnh lao da cũng có thể do trực khuẩn Calmette-Guerin gây nên. Bệnh thường gây ra và để lại nhiều tổn thương sâu sắc cho cơ thể người bệnh, với những nước kém phát triển, có môi trường sống ô nhiễm hoặc ở những đối tượng bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch kém…. sẽ dễ mắc phải bệnh lý lao da hơn.
Lao da cũng thuộc là một bệnh lao, nhưng đây là một bệnh lao ngoài phổi. Bệnh lao da có biểu hiện khá phong phú, chúng thay đổi tùy thuộc vào số lượng trực khuẩn lao, độc lực và sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân. Nên thông thường với những đối tượng có sức đề kháng tốt thường khó mắc phải bệnh lý lao da.
Ngoài việc nắm rõ về khái niệm bệnh lao da là gì, người bệnh cần phải biết rằng bệnh lao da còn được chia thành 2 nhóm như sau:
Ở nhóm này bao gồm lupus thông thường hoặc lupus lao, lao da hạt cơm, lao hạch, lao niêm mạc và lao loét kê da. Đặc điểm chung của nhóm lao này đó là bệnh tình chuyển biến nặng, tiến triển sang mãn tính, có xu hướng gây hoại tử. Nên khi có thực hiện xét nghiệm trên các tổn thương sẽ nhận thấy vi khuẩn thường dương tính. Mô bệnh học điển hình của nang lao là tế bào khổng lồ, trực khuẩn Koch, xung quanh là tế bào lympho và có tế bào bán liên ở bên ngoài. Bệnh lao ở nhóm lao da thực sự thường đi kèm với những tổn hại, tổn thương lao ở nhiều cơ quan khác.
Ở nhóm này bao gồm lao sẩn hoại tử, lao da cứng, lao dạng liken. Á lao khác với nhóm lao da thực sự ở chỗ thường ít hoặc hiếm có xu hướng hoại tử, khó có thể tìm thấy vi khuẩn lao từ các xét nghiệm bệnh phẩm. Còn về phần hình ảnh mô bệnh học sẽ không có nang đặc trưng và thêm một yếu tố khác nữa đó là có thể có hoặc không có các tổn thương lao ở các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh.
Liệu bệnh lao da có lây nhiễm không?Ngoài thắc mắc về bệnh lao da là gì, thì vấn đề bệnh lao da có lây nhiễm không cũng đã trở thành yếu tố được người bệnh quan tâm hàng đầu. Thấu hiểu được nỗi lo lắng trên, nên bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giải đáp cụ thể như sau: Bệnh lao được biết đó là một dạng phát triển từ trực khuẩn và chúng di chuyển từ các cơ quan nội tạng đến da, rất hiếm có trường hợp xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài. Nói cách dễ hiểu hơn, bệnh lao da đó chính là sự biến thể từ nhiều thể lao khác như: lao hạch, lao phổi, lao xương… Đối với dạng lao da nguyên phát là rất hiếm. Nên bệnh lao sẽ có sự lây truyền qua một số con đường như sau:
Bệnh lao da có thể lây nhiễm nên mọi người cần chú ý phòng tránh
Đường tiếp xúcPhần trên đã giúp người bệnh biết rõ bệnh lao da là gì? thì đến phần này chuyên gia giúp người bệnh nắm rõ được những con đường lây nhiễm bệnh. Và qua tiếp xúc cũng là một trong những con đường chính lây nhiễm bệnh lao dao.
Tức là, trực khuẩn lao đưa đến da và gây lao da đa phần là từ cơ quan nội tạng lao phổi, lao xương, lao hạch lympho. Hoặc trường hợp là từ bên ngoài như: người bị lupus lao ở dái tai có thể là do người xâu tai để đeo khuyên là một bệnh nhân lao phổi, thì khả năng người bị xâu khuyên tai sẽ bị nhiễm bệnh lao da do người xâu. Thế nên, lao da luôn là biểu hiện thứ phát của nhiễm khuẩn lao và rất hiếm trường hợp bị lao da nguyên phát.
Đường máuBệnh lao da là gì, đó là bệnh nhiễm khuẩn da mạn tính và bệnh lao da có thể lây nhiễm bệnh qua đường máu. Những mạch máu trong ổ lao tại cơ quan nội tạng bị phá hủy, sẽ tạo cơ hội khiến cho trực khuẩn lao lan truyền trực tiếp vào máu. Tiếp tục, trực khuẩn lan truyền nhiễm vào khắp cơ thể và vào đến da. Con đường lan truyền này thường gặp trong lupus lao, lao sẩn hoại tử, lao hạch và một số thể lao khác.
Đường bạch huyếtCon đường lây nhiễm bệnh lao này thường xảy ra khi có những tổn thương lao hạch kèm theo. Trực khuẩn lao sẽ lan nhiễm theo mạch bạch huyết đến vùng da bị tổn thương khác trên cơ thể người bệnh.
Đường tiếp cậnĐây chính là quá trình lao lan truyền dần sang các tổ chức lân cận và sau cùng là sự lây nhiễm đến một vùng da nào đó. Cách lan truyền tiếp cận thường gặp trong lao xương và lao hạch lympho.
Đường tự tiêm truyềnKhi một ổ lao nào đó ở phủ tạng đang tiến triển nặng và có nhiều trực khuẩn, thì những trực khuẩn này sẽ lây nhiễm cho vùng da và niêm mạc. Ví dụ: khi bị lao phổi nặng, trực khuẩn lao có thể gây ra lao ở niêm mạc môi và mũi. Lao thận có thể sẽ dẫn đến lao da và lao cơ quan sinh dục…
Như vậy, có thể thấy rằng việc nắm rõ khái niệm về bệnh lao da là gì cũng như biết rõ những con đường lây nhiễm bệnh lao. Điều này không chỉ giúp người bệnh có thêm kiến thức, hơn thế giúp mọi người có cách phòng tránh bệnh lao da lây nhiễm và ngăn chặn không cho bệnh lao da chuyển biến nghiêm trọng hơn.
[Chia sẻ] Cách phòng ngừa bệnh lao da tốt nhấtNhiều người đang không biết bệnh lao da là gì, bệnh có nguy hiểm không, đâu là còn đường lây nhiễm bệnh, bệnh có chữa được không hay đơn giản đâu là cách phòng tránh bệnh an toàn…. thì tốt nhất người bệnh có thể đến trực tiếp được vị y khoa uy tín hoặc gọi ngay để Hotline 037 891 5690 để được bác sĩ giỏi tư vấn, giải đáp cụ thể mọi thắc mắc từ phía người bệnh. Hoặc tốt hơn người bệnh cần chủ động thực hiện khám chữa bệnh ngay, nếu nhận thấy da của bản thân có những dấu hiệu bất thường xảy ra.
Tiêm chủng vắc-xin BCG là cách phòng tránh bệnh lao da tốt nhất
Bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tại Phòng Khám Thái Dương cho biết, đến hiện tại, việc tiêm phòng vắc-xin BCG chính là cách phòng tránh, phòng ngừa bệnh lao da nói riêng và lao nói chung hiệu quả tốt nhất.
Vắc-xin BCG (Bacille Calmette-Guerin) là một loại vắc-xin phòng ngừa bệnh lao tốt nhất, được chuyên gia khuyến khích tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi loại vắc-xin này đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiều hình thái khác của bệnh lao nguy hiểm. Trường hợp những người trường thành chưa từng được tiêm chủng vắc-xin ngừa lao trước đây, thì ngay bây giờ cũng nên thực hiện tiêm chủng để phòng ngừa bệnh.
Bên cạnh việc tiêm chủng vắc-xin ra, người bệnh cũng cần phải thay đổi lối sống sao cho lành mạnh, thực hiện thêm một số vấn đề khác để phòng tránh bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất như:
Sốt Siêu Vi Là Gì? Phòng Ngừa Và Chữa Trị Thế Nào?
Hỏi: Con tôi năm nay 3 tuổi, thường hay bị nóng sốt thất thường, cứ mỗi lần bị bệnh là sốt lên đến 39-40 độ , mỗi khi con tôi sốt cao như thế cho uống thuốc hạ sốt thì cơn sốt có giảm đi dần dần nhưng chỉ khoảng 3-4 giờ sau khi uống thuốc là sốt lại, kéo dài khoảng 3-4 ngày thì hết. Tôi có đưa cháu đi bác sĩ, chẩn đoán “sốt siêu vi”. Vậy “sốt siêu vi” là gì? Cách phòng ngừa và phương pháp chữa trị như thế nào?
Trả lời: Chào bạn, sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.
Sốt siêu vi là gì?Sốt siêu vi hay còn được gọi là sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm phải các loại virus khác nhau. Đây là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu.
Có rất nhiều loại virus gây ra tình trạng sốt siêu vi, trong đó điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm,… Tùy theo loại virus bị nhiễm mà gây ra các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có thể do những loại virus khác nhau nhưng người bệnh lại có những biểu hiện giống nhau.
Sốt siêu vi thường gặp vào thời điểm giao mùa, bởi đây là thời điểm mà thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, thường không nguy hiểm, khi được điều trị tích cực bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, bởi vì bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu viSốt siêu vi ở trẻ có triệu chứng khá giống với các bệnh cảm sốt thông thường và có sự tương đồng về biểu hiện trong giai đoạn ủ bệnh như:
Đau nhức, mệt mỏi và sốt
Sốt trong bệnh sốt siêu vi có thể biểu hiện nhẹ hoặc rất cao (từ 38-39°C hoặc có trường hợp lên tới 40°C), sốt có thể diễn ra với tần suất liên tục hoặc ngắt quãng
Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo có thể là: viêm đỏ hầu họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đỏ mắt, đau khớp và có thể nổi cả ban ở da
Khi mới chớm bị sốt siêu vi, triệu chứng có thể không rõ ràng và dễ nhầm lẫn nên mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ.
Ở giai đoạn phát triển của bệnh, bệnh có những dấu hiệu đặc trưng như:
Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…
Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.
Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.
Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Đặc biệt cần lưu ý đến một số triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ mà cần đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay đó là:
Sốt cao liên tục trên 2 ngày có kèm theo chân tay run rẩy bất thường
Nổi ban toàn thân
Đau bụng hay nôn ói
Đi ngoài thấy phân đen hoặc lẫn máu
Thường xuyên giật mình, hoảng hốt
Cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu viCác bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:
➤ Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.
➤ Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
➤ Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
➤ Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
➤ Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
➤ Dinh dưỡng: Nếu con trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn mềm và lỏng như súp, bột. Khi khỏe hơn, bạn có thể cho bé ăn các thức ăn đặc như rau quả nghiền hoặc cháo.
➤ Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
➤ Cung cấp đầy đủ nước: Bé sẽ mất nước khá nhiều do bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc cảm lạnh. Nếu vẫn đang cho con bú, bạn nên để cho bé bú mẹ thường xuyên khi bé muốn.
➤ Rửa tay trước khi tiếp xúc với con: Hãy chắc chắn rằng mình đã rửa tay trước và sau khi chạm vào con. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.
➤ Chú ý đến không khí trong nhà: Đảm bảo không khí lưu thông trong nhà. Mở cửa sổ và cửa chính một số thời điểm trong ngày. Điều này giúp không khí trong nhà được lưu thông, làm loại bỏ vi khuẩn gây hại. Bạn cũng cần giữ cho ngôi nhà thông thoáng, khô ráo và sạch sẽ để ngăn chặn nấm mốc.
➤ Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.
Các biện pháp phòng ngừa sốt siêu viMọi người đều biết rằng phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, vậy làm sao để có thểphòng ngừa sốt siêu vi, đặc biệt là với trẻ em? Để phòng bệnh sốt siêu vi, mọi người cần làm các việc sau đây:
✔ Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
✔ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh cho sạch sẽ, thoáng mát, ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.
✔ Mỗi người cần phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với trẻ em cần hạn chế cho trẻ đưa đồ chơi, cho tay vào miệng.
✔ Mọi người, đặc biệt là trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ.
✔ Không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, không nên đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh tràn lan.
✔ Khi hắt hơi, ho, sổ mũi mọi người nên dùng khăn giấy hoặc dùng tay che miệng lại. Người lớn cũng cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ thực hiện điều này.
Bất kỳ ai khi có biểu hiện sốt siêu vi đặc biệt là trẻ nhỏ cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị và theo dõi tại nhà, không nhất định phải nằm viện.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bệnh Sán Chó Là Gì? Cách Phòng Ngừa Và Trị Bệnh Sán Chó
Bệnh sán chó là gì?
Bệnh sán chó là loại bệnh do loại ký sinh trùnng trong ruột chó gây ra. Các chú chó thường thường có thích chạy nhảy khắp nơi. Vì thế các loại vi khuẩn, vi trùng ở ngoài thường bám vào cơ thể chó, sau đó theo vào ruột và sống ký sinh. Loại sán này đẻ trứng trong ruột chó, sinh sôi và nảy nở với tốc độ cực nhanh.
Biểu hiện của căn bệnh sán chó là thú cưng thường mệt mỏi, chán ăn, lông xỉn màu và bụng sưng to. Ngoài ra, chó còn bị tiêu chảy, phân có máu hoặc chứa nhiều sán dây màu trắng. Bệnh sán chó nếu mắc phải trong thời gian dài sẽ nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng. Vì thế, tìm hiểu về loại bệnh này để có cách chữa trị kjp thời là điều rất cần thiết.
Phòng ngừa và trị bệnh sán chó như thế nào?Để phòng ngừa cho thú cưng tránh khỏi bệnh sán chó, bạn nên đưa chúng đi khám và uống thuốc giun định kỳ. Đây là cách giúp phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống sạch sẽ cho thú cưng. Đồng thời thường xuyên dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, nơi ở của chó để tránh ký sinh trùng có cơ hội phát triển.
Khi phát hiện chú chó của mình nhiễm sán chó, bạn hãy tiến hành tẩy giun cho chúng ngay tức khắc. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đặc trị sán, bạn có thể mua về để cho chó uống. Các loại thuốc có thể sử dụng để trị bệnh sán chó như Thiabendazole, Advocate, Fenbendaorle hay chúng tôi nhiên, lời khuyên tốt nhất là bạn nên cho chó đi đến gặp bác sĩ. Những người có chuyên môn về thú y sẽ điều trị bệnh cho chó hiệu quả hơn.
Địa chỉ Shop: Số 59, Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
Trại sinh sản 1:Ngõ 310 Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
Trại sinh sản 2: 521 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 0888.08.3388
website : https://azpet.com.vn
Bệnh Bụi Phổi Silic Là Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh
Bệnh bụi phổi silic tiếng anh là silicosis, là bệnh xảy ra do hít phải bụi có chứa silic ở trong môi trường lao động trong nhiều năm. Đây là bệnh phổi tiến triển, không thể chữa khỏi. Bệnh có đặc điểm xơ hóa, phát triển hạt ở hai phổi gây ra tình trạng khó thở, quan sát hình ảnh X-quang phổi thấy tổn thương đặc biệt.
Dấu hiệu, triệu chứngGiai đoạn sơ phát bệnh tổn thương hạt nhỏ nên thường không có dấu hiệu, biểu hiện ra bên ngoài. Bệnh chỉ có thể được phát hiện qua chụp X-quang.
Ở giai đoạn nặng hơn, triệu chứng bệnh bụi phổi silic gồm:
Khó thở khi gắng sức, sau trở thành thường xuyên
Ho khạc đờm, đờm lỏng hoặc có màu đen
Ho ra máu
Đau tức ngực
Thể trạng giảm sút
Trường hợp bệnh bụi phổi silic cấp tính: Khó thở xuất hiện đột ngột và nặng dần. Không kèm sốt, ngoại trừ trường hợp bội nhiễm. Bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng trong vài tháng đến 1 năm.
Nguyên nhânTinh thể silic tự do SiO2 là khoáng chất gặp rất nhiều trong vỏ trái đất. Được tìm thấy ở trong cát, các loại đá lửa, sa thạch, granite, đá phiến, kim loại, quặng than. Khi không may hít phải tinh thể SiO2 từ bụi nghề nghiệp cũng là tác nhân gây bệnh. Bệnh bụi phổi silic là bệnh mãn tính do tiếp xúc trong thời gian dài từ 5 – 10 năm.
Những yếu tố nguy cơ gây bệnh bụi phổi silic
Công việc đúc phải tiếp xúc với bụi cát khuôn, làm sạch vật đúc
Đẽo mài đá, khai thác quặng có chứa tinh thể silic tự do
Sản xuất, chế biến đồ gốm, gạch chịu lửa, thủy tinh
Tán nghiền, sàng quặng đá chứa tinh thể silic tự do
Làm sạch, làm nhẵn vật bằng tia cát
Lao phổi
Viêm phổi
Tràn khí màng phổi, viêm mủ màng phổi, khí thủng phổi
Viêm phế quản, giãn phế quản
Hoại tử vô khuẩn
Tim đập nhanh, tim giãn nở, suy tim tổn thương mạch vành
Tử vong
Chẩn đoán bệnh bụi phổi silicNhững người tiếp xúc với bụi có nồng độ, kích thước hạt, số lượng, hàm lượng SiO2 vượt quá giới hạn cho phép sẽ được xét chẩn đoán bệnh bụi phổi silic.
Thời gian tiếp xúc với bụi silic ít nhất 5 năm, một số ít dưới 5 năm cần phải được hội chẩn giữa các bác sĩ chuyên khoa.
Hình ảnh X-quang có tổn thương, có hạt silicon
Dấu hiệu triệu chứng khác: Khó thở khi gắng sức, tắc nghẽn phổi, đau tức ngực, hội chứng hạn chế.
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh bụi phổi silic hiệu quả mà chỉ làm giảm dấu hiệu, triệu chứng. Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng các loại thuốc sau:
Thuốc chống viêm
Thuốc giảm xơ hóa phổi
Các loại thuốc bao bọc xung quanh hạt bụi silic để bảo vệ đại thực bào
Rửa phế nang, hút hết bụi và thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp
Sử dụng ống hít có thể giúp người bệnh dễ thở hơn. Một số trường hợp người bệnh cần đeo mặt nạ oxy để tăng oxy trong máu.
Cách phòng ngừa bệnh bụi phổi silicBiện pháp cá nhân
Đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi làm việc
Dùng mặt nạ lọc bụi nhẹ, hít thở dễ dàng, tránh cọ xát, vật liệu làm mặt nạ không gây dị ứng, kích thích da
Biện pháp kỹ thuật
Tìm vật liệu thay thế, tránh dùng vật liệu chứa bụi phổi silic
Sản xuất trong chu trình kín, có hệ thống hút gió tại chỗ để tránh bụi bay tung lên
Xây dựng hệ thống thông khí, thoáng gió, che đậy những loại máy móc phát sinh bụi
Cơ giới hóa sản xuất, không làm việc gắng sức, hô hấp tăng lên làm bụi xâm nhập vào phổi tăng
Biện pháp y tế
Kiểm tra môi trường lao động định kỳ
Tổ chức khám định kỳ hàng năm cho người lao động
Khám định kỳ 6 tháng một lần đối với nơi có hàm lượng SiO2 cao, công nhân làm sạch, phun cát đánh bóng, xay khoáng sản.
Chàm Bìu Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Ra Sao
Chàm bìu là một loại bệnh da liễu thường gặp ở nam giới với những dấu hiệu đặc trưng như ngứa ngáy, da bong vảy, dày sừng,… Triệu chứng bệnh lý sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và có thể tái phát nhiều lần nếu không điều trị dứt điểm hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại nhà.
Chàm bìu là bệnh gì?Chàm bìu là một dạng tổn thương ngoài da mãn tính ở nam giới. Bệnh lý có các biểu hiện như da dày sừng, ngứa ngáy theo cấp độ từ âm ỉ đến dữ dội, cơn ngứa kéo dài dai dẳng, bong vảy, đỏ rát hoặc thậm chí là lichen hóa nếu bệnh nhân cào gãi liên tục.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc yếu tố về mặt tâm lý bên trong. Ngoài ra bệnh còn có thể do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng của bệnh lý nội khoa.
Cấu trúc da vùng bìu khá mỏng, có nhiều mao mạch máu và dây thần kinh nên sẽ có xu hướng sưng đỏ, phù nề khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc có hiện tượng ma sát. Hiện tượng này gây cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh buộc phải cào gãi để giảm ngứa.
Một số tác động cơ học có thể khiến tế bào tiết ra một lượng chất trung gian hóa học gây cảm giác ngứa ngáy, viêm đỏ, kích thích phản ứng cào gãi của người bệnh. Vòng bệnh diễn ra liên tục sẽ gây hiện tượng lichen hóa, ngứa ngáy dự dỗi, bỏng rát và khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm.
Chàm bìu không thể chữa khỏi hoàn toàn, các biện pháp điều trị chỉ có thể giúp làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Các bác sĩ và chuyên gia đã cảnh báo về những đối tượng có nguy cơ cao bị chàm bìu:
Người có bệnh lý nền tiểu đường và suy thận mãn tính.
Người có chế độ dinh dưỡng phản khoa học.
Nam giới sinh hoạt tình dục quá độ và không đảm bảo sự an toàn.
Người vệ sinh vùng kín kém.
Người thường xuyên làm việc trong môi trường có dầu nhờn, dầu khóa hoặc diesel cao.
Triệu chứng của chàm bìu là gì?Chàm bìu được phân chia thành 4 type, mỗi loại sẽ có một mức độ với những biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Biểu hiện chàm bìu type 1:
Lúc này, bệnh lý vẫn đang ở cấp độ nhẹ, vùng da tổn thương có ranh giới rõ ràng.
Triệu chứng bệnh thể hiện rõ hơn khi căng da bìu.
Người mắc bệnh chàm bìu có cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát. Biểu hiện bệnh lý kéo dài từ vài ngày đến vài tuần sau đó sẽ tự khỏi.
Biểu hiện chàm bìu type 2:
Vùng da bìu có dấu hiệu đỏ sáng, sắc tố sẽ giảm dần kèm theo đó là các biểu hiện như ngứa ngáy, bỏng và bong vay.
Vùng da bị tổn thương có thể lan rộng đến dương vật và đùi.
Biểu hiện chàm bìu type 3:
Đây là giai đoạn chàm bìu mãn tính, lúc này da bìu và da mặt trong của đùi sẽ có dấu hiệu bị ẩm.
Người bệnh sẽ có những mảng da màu trắng xuất hiện, nứt nẻ gây hiện tượng rỉ nước, các mao mạch có thể bị giãn gây cảm giác đau đớn.
Biểu hiện của chàm bìu type 4:
Vùng da bìu của người bệnh có thể bị sưng nề, nứt nẻ hoặc loét chảy dịch và mủ.
Bệnh nhân có cảm giác đau nhức dữ dội, thậm chí có thể gây hoại tử.
Nguyên nhân gây bệnh chàm bìuNguyên nhân gây chàm bìu thường khó xác định do các yếu tố này rất phức tạp. Tuy nhiên các bác sĩ và chuyên gia đã chỉ ra một số tác nhân có thể gây bệnh như sau:
Do môi trường bị ô nhiễm, nam giới phải làm việc trong môi trường này thường xuyên, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng như chất tẩy rửa, bột giặt, chất nhuộm trong quần áo,… khiến da bìu chịu sự tác động gây bệnh.
Do cơ thể mắc phải một bệnh lý nền nào đó như suy thận, vảy nến, đái tháo đường, nhiễm trùng da.
Do di truyền từ người trong gia đình có tiền sử mắc một loại bệnh da liễu nào đó như eczema, viêm da cơ địa.
Do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm bìu.
Do cơ địa nhạy cảm, khi người bệnh tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh nào đó sẽ tạo điều kiện khiến triệu chứng chàm bìu bùng phát.
Do hệ miễn dịch suy yếu, khiến các dị nguyên dễ tấn công, gây bùng phát các triệu chứng.
Chàm bìu có lây không? Có gây nguy hiểm gì không?Bệnh chàm bìu có lây không, có gây nguy hiểm gì đến sức khỏe hay không là vấn đề rất được quan tâm đến hiện nay. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập đến chi tiết trong phần này.
Chàm bìu là dạng bệnh da liễu lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Khả năng điều trị triệt để bệnh lý là không thể tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các loại thuốc, hạn chế nguy cơ tái nhiễm và biến chứng.
Người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị và chăm sóc đúng cách bởi có thể gây tổn thương nghiêm trọng, gây phù nề nặng, lở loét và hoại tử da. Vùng da bìu khá nhạy cảm nên có thể bị ma sát dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn và nấm men hơn các khu vực khác.
Về mức độ ảnh hưởng, chàm bìu không gây hại gì đến tính mạng nhưng sẽ khiến bệnh nhân gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng về chuyện chăn gối và chất lượng cuộc sống. Vòng xoắn của bệnh có thể dẫn đến một số vấn đề tâm lý của nam giới như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lo âu.
Nếu bệnh không được xử lý kịp thời, chữa trị sai cách có thể dẫn đến một số biến chứng như:
Viêm tinh hoàn do vùng da bìu khá mỏng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong.
Thoát vị bẹn do bệnh nhân không áp dụng biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách.
Ung thư tinh hoàn là biến chứng nguy hiểm nhất của chàm bìu, tỉ lệ phát sinh biến chứng này không cao tuy nhiên bạn không được chủ quan.
Tần suất tổn thương ở vùng da nhạy cảm do bệnh lý gây ra khiến nhiều người nhầm lẫn với nguy cơ lây nhiễm cao. Vậy chàm bìu có lây không, câu trả lời là không kể cả khi tiếp xúc trực tiếp.
Triệu chứng bệnh diễn ra liên tục gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và giấc ngủ.
Bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc sốt cao.
Thời gian bùng phát bệnh giữa các đợt ngày càng ngắn.
Triệu chứng chàm bìu ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có dấu hiệu lây lan.
Cách chữa bệnh chàm bìu Chữa chàm bìu bằng thuốc TâyMột trong những biện pháp điều trị bệnh nhanh chóng mang đến hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất hiện nay đó chính là thuốc Tây. Các loại thuốc tân dược được điều chế khắc phục nhanh các triệu chứng, hiệu quả nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc Tây người bệnh phải chú ý tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ bởi nếu lạm dụng hoặc tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có sự chỉ định sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Vậy, người bị chàm bìu bôi thuốc gì, uống thuốc nào để kiểm soát triệu chứng?
Thuốc bôi đặc trị chàm bìu steroid giảm nhanh các phản ứng viêm. Loại này có hiệu quả tại chỗ có thể dùng riêng hoặc kết hợp với liệu pháp ánh sáng để cải thiện triệu chứng cho những trường hợp bị bệnh mức độ trung bình đến nặng. Thuốc bôi có thể gây một số phản ứng phụ như bào mòn da, sạm da, khiến da bị sần sùi,…
Thuốc corticosteroid dạng uống dùng cho những trường hợp bị chàm bìu mức độ trung bình đến cấp độ nặng. Thuốc có công dụng cải thiện nhanh các triệu chứng, giảm viêm trong thời gian ngắn. Tác dụng phụ người bệnh cần biết khi dùng thuốc là tăng đường huyết, tăng huyết áp, xuất huyết dưới da,…
Thuốc kháng histamin giúp ức chế các thụ thể histamin giải phóng trong cơ thể, giảm viêm và cảm giác ngứa. Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến và có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, buồn ngủ,…
Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ giúp can thiệp vào các hợp chất gây viêm, giảm viêm và cảm giác ngứa. Loại thuốc này thường được dùng cho những trường hợp bị chàm có nếp gấp như bìu. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như kích ứng mắt, châm chích, khô da nếu dùng quá liều.
Thuốc tiêm dùng riêng cho những trường hợp bị chàm bìu. Tác dụng phụ của loại thuốc này là gây viêm kết mạc, loét hoặc viêm mí mắt,…vậy nên, người bệnh chỉ được sử dụng 2 lần 1 tuần dưới sự giám sát của bác sĩ.
Ngoài dùng thuốc bôi chàm bìu, thuốc dạng uống, tiêm thì bệnh nhân có thể áp dụng quang trị liệu để chấm dứt các triệu chứng ngoài da. Phương pháp này sử dụng tia cực tím để chiếu lên vùng da bị bệnh và chỉ có thể áp dụng trong trường hợp bị bệnh mức độ trung bình và nặng.
Cách chữa bệnh chàm theo Đông yĐiều trị chàm bìu theo Đông y là một trong những phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh chàm bìu là do huyết nhiệt kết hợp trạng thái can, thận kém, chức năng giải độc cơ thể bị ảnh hưởng khiến các yếu tố phong hàn, ngoại tà dễ xâm nhập và gây bệnh.
Với nguyên tắc điều trị tác động kép, kết hợp thuốc bôi và uống, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, cải thiện triệu chứng và phục hồi da bên ngoài nên các bài thuốc chữa bệnh Đông y có hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh mà không gây hại cho sức khỏe.
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị các loại thảo dược gồm sơn chi, long đờm thảo, hoàng cầm, khổ sâm, sinh địa, mộc thông, xà tiền tử, trạch tá với định lượng vừa đủ.
Làm sạch các loại thảo dược sau đó tán nhuyễn thành bột để dùng, vo lại thành từng viên nhỏ như hạt đậu để dùng dần.
Mỗi ngày lấy khoảng 1 đến 2 viên để uống sau khi ăn.
Sử dụng viên uống mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm và biến mất dần.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị các thảo dược gồm đại phục bì, đương quy, lá ngải, hoàng cầm, nhân trần, chi tử, mộc qua, đại hoàng và kinh giới.
Làm sạch các loại thảo dược rồi cho vào ấm nấu cùng lượng nước vừa phải dùng để xông rửa ngày 2 lần.
Sau khi xông rửa xong hãy lau khô, để thoáng 30 phút rồi mặc quần áo vào. Thực hiện bài thuốc liên tục trong một thời gian bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Mẹo chữa bệnh chàm cho nam thể nhẹ tại nhàNhững trường hợp bị chàm bìu cấp độ nhẹ, triệu chứng chỉ mới dừng lại ở ngứa ngáy, hơi bỏng rát bạn có thể áp dụng một số mẹo điều trị dân gian như sau:
Mẹo chữa bệnh từ trà xanh: Chuẩn bị 1 lượng lá trà xanh vừa đủ dùng, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng. Giã nát dược liệu để lấy nước cốt thoa lên vùng da đã được làm sạch, để nguyên 20 phút rồi rửa lại với nước mát là được. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần bạn sẽ thấy các triệu chứng được giảm nhanh trông thấy.
Mẹo chữa bệnh từ lá ổi: Ngoài trà xanh, bạn có thể sử dụng lá ổi để chữa bệnh chàm theo cách làm tương tự như trên. Mỗi ngày thực hiện vài lần, chỉ sau 1 tháng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Mẹo chữa bệnh từ dầu olive: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bìu, lau khô bằng khăn mềm sau đó lấy một lượng nhỏ dầu oliu thoa lên vùng cần điều trị, giữ như vậy trong vòng 60 phút sau đó vệ sinh lại với nước.
Mẹo chữa dân gian giúp cải thiện triệu chứng nhưng hiệu quả phát huy khá chậm vì vậy người bệnh cần kiên trì áp dụng mỗi ngày để phát huy tốt các công dụng.
Cách chăm sóc và phòng bệnh da liễu cho nam giới
Người bệnh nên kiểm soát các hoạt động cào gãi, ma sát lên quần áo,… để hạn chế quá trình giải phóng chất trung gian hóa học làm tăng mức độ ngứa ngáy và tổn thương da.
Thường xuyên vệ sinh vùng kín với nước ấm và lau khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục.
Chỉ nên mặc quần áo vừa kích cỡ, chất liệu cotton đảm bảo khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây hiện tượng dị ứng, kích ứng.
Nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm như gel bôi trơn, sữa tắm, bao cao su,…
Có thời gian biểu hợp lý, cân đối về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tránh căng thẳng quá mức để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát triệu chứng tốt hơn.
Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng và các bệnh lý khác.
Nam giới cần luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch.
Không nên sử dụng chất tẩy rửa, sữa tắm có mùi thơm và chất tẩy rửa mạnh.
Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, tránh để da khô vào mùa đông, hạn chế vận động tiết ra nhiều mồ hôi sẽ khiến bệnh chàm bìu dễ hình thành và tiến triển nghiêm trọng hơn.
Chàm bìu tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể tái phát nhiều lần vì vậy bạn nên can thiệp điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và tái phát bệnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Herpesvirus Trên Mèo (Fhv) Là Gì? Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa trên website Zqnx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!